BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT SO SÁNH Đề bài Phân tích, so sánh mô hình cơ quan bảo hiến của Đức và của Mỹ, từ đó đưa ra những đề xuất cải cách mô hình bảo hiến ở Việt Nam HÀ NỘI, 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 I So sánh mô hình cơ quan bảo hiến của Đức và Mỹ 2 1 Giới thiệu chung về lịch sử hình thành cơ quan bảo hiến của Đức và của Mỹ 2 2 Điểm tương đồng trong mô hình bảo hiến của Đức và Mỹ 3 3 Điểm khác biệt trong mô hình bảo hiến của Mỹ và Đức 3 3.
Trang 1BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT SO SÁNH
0
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề bài: Phân tích, so sánh mô hình cơ quan bảo hiến của Đức và của Mỹ, từ đó đưa ra những đề xuất cải cách
mô hình bảo hiến ở Việt Nam.
HÀ NỘI, 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I So sánh mô hình cơ quan bảo hiến của Đức và Mỹ 2
1 Giới thiệu chung về lịch sử hình thành cơ quan bảo hiến của Đức và của Mỹ 2
2 Điểm tương đồng trong mô hình bảo hiến của Đức và Mỹ 3
3 Điểm khác biệt trong mô hình bảo hiến của Mỹ và Đức 3
3.1 Vị trí, vai trò của mô hình thiết chế bảo hiến 3
3.2 Cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiến 4
3.3 Phân chia nhiệm vụ trong mô hình bảo hiến 4
3.4 Thẩm quyền của thiết chế bảo hiến 5
4 Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trong mô hình bảo hiến ở Đức và Mỹ 6
4.1 Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng 6
4.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt 6
5 Đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình bảo hiến Đức và Mỹ 7
5.1 Về mô hình bảo hiến của Mỹ 7
5.2 Về Tòa án Hiến pháp liên bang Đức 8
II Đề xuất cải cách mô hình bảo hiến ở Việt Nam 8
1 Thực trạng hoạt động bảo hiến ở Việt Nam hiện nay 8
2 Đề xuất cải cách mô hình bảo hiến ở Việt Nam 9
2.1 Sự cần thiết đổi mới 9
2.2 Các mô hình đổi mới 9
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
1
Trang 3MỞ ĐẦU
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực cao nhất của một quốc gia, là cơ
sở pháp lý để ban hành các luật khác, đặt nền tảng cho việc xây dựng bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân hay nói cách khác là kim chỉ nam của đất nước, giúp đất nước đi theo đúng con đường, định hướng mà trước
đó đã đề ra, với tầm quan trọng đó hiến pháp đòi hỏi phải được chú trọng, quan tâm, được xã hội thực hiện, tôn trọng và bảo vệ Vì vậy em xin tìm hiểu đề tài
“Phân tích, so sánh mô hình cơ quan bảo hiến của Đức và của Mỹ, từ đó đưa
ra những đề xuất cải cách mô hình bảo hiến ở Việt Nam.”
NỘI DUNG
I So sánh mô hình cơ quan bảo hiến của Đức và Mỹ
1 Giới thiệu chung về lịch sử hình thành cơ quan bảo hiến của Đức và Mỹ
Mỹ là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám sát Hiến pháp của Tòa án tư pháp Việc tòa án được trao quyền phán quyết tính hợp hiến của các văn bản luật
và văn bản dưới luật xác định từ năm 1803 sau vụ án Marbury chống Madison Chánh án Tòa án tối cáo John Marshall đưa ra tuyên bố: “Hiến pháp là luật tối cao của đất nước; những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp
là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp; thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, phải tuyên bố hủy bỏ những luật lệ quy định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp.”1 Tuyên bố trên đã xác lập chức năng bảo hiến của tòa án và quyền tài phán của tòa án về các quyết định của lập pháp và hành pháp liên quan đến Hiến pháp
Còn ở Đức, đến tận thế kỷ XIX, vẫn không có một thiết chế rõ ràng về tài phán Hiến pháp Phải đến thời Cộng hòa Weimar, vào năm 1925, Tòa án đế chế Đức đã quyết định cấm các thẩm phán áp dụng các văn bản luật vi hiến và mở đường cho việc kiểm tra tính phù hợp của pháp luật tiểu bang với pháp luật liên bang Trên tinh thần đó, vấn đề hợp hiến của các văn bản pháp luật chính thức được kiểm tra bằng con đường tòa án Ngày 23/5/1949, Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức được ban hành và tại Điều 92 Tòa án hiến pháp đã được hiến
1 Vũ Đăng Hinh, “Hệ thống chính trị Mỹ”, Nxb.KHXH, Hà Nội 2001, tr.184
2
Trang 4định Năm 1951 Luật về Tòa án Hiến pháp được công bố, tại Điều 1 của Luật, Tòa án hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức được xác định là tòa án tự chủ và độc lập với tất cả các cơ quan hiến pháp khác
2 Điểm tương đồng trong mô hình bảo hiến của Đức và Mỹ
Cả hai mô hình bảo hiến đều tuân thủ theo nguyên tắc chung của pháp luật, hướng đến mục tiêu đảm bảo Pháp luật được thực hiện trên thực tế Các thành viên trong cơ quan bảo hiến được hình thành bằng con đường bổ nhiệm
Về mục đích thiết chế bảo hiến: bảo vệ nhân quyền, bảo vệ Hiến pháp
Về quyền khởi kiện Ở Mỹ, cơ chế bảo hiến quy định quyền khởi kiện thuộc về các bên tranh chấp trong một vụ án cụ thể Đương sự phải chứng minh
nó vi hiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ Còn ở Đức, Khoản 4 Điều 19 Luật cơ bản quy định: “Bất cứ ai cho rằng quyền tự do cơ bản của mình
bị xâm hại, đều có quyền khởi kiện lại nhà nước”.2 Như vậy, điểm tương đồng là hai cơ chế bảo hiến Đức và Mỹ đều trao cho công dân quyền khởi kiện những vấn đề liên quan đến nhân quyền được Hiến pháp ghi nhận
Về phương pháp bảo hiến: Giám sát sau Ở Mỹ, Tòa án đều có quyền xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật gắn với một vụ việc cụ thể, nên đạo luật này
đã có hiệu lực áp dụng trong thực tế và gây ảnh hưởng, thiệt hại đối với lợi ích các bên tranh chấp Còn tòa án Hiến pháp Đức về mặt nguyên tắc chỉ kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật sau khi nó có hiệu lực
3 Điểm khác biệt trong mô hình bảo hiến của Mỹ và Đức
3.1 Vị trí, vai trò của mô hình thiết chế bảo hiến
Mô hình bảo hiến của Mỹ là mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Judicial review) và là mô hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional control) Trong mô hình này, thẩm quyền giám sát Hiến pháp được giao cho các Tòa án có thẩm quyền chung thực hiện Theo đó, bất kỳ Tòa án nào cũng có thể
ra phán quyết về tính hợp Hiến của các đạo luật Hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án (giám sát cụ thể).3
2 Khoản 4 Điều 19 Luật cơ bản
3 Tú Khôi (2011), “Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Mô hình phi tập trung”, https://daibieunhandan.vn/mo-hinh-bao-hien-kieu-my mo-hinh-phi-tap-trung-221609 , Ngày 30/10/2021
3
Trang 5Còn ở Đức, tòa án Hiến pháp có tên gọi là Bundesverfassungsgericht Tòa
án Hiến pháp Đức có vai trò trọng yếu, không chỉ giám sát việc thi hành Hiến pháp mà còn là cơ quan tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án của nước này và được coi là “Tòa án của các loại tòa án”.4
3.2 Cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiến
Cơ cấu tòa án Hiến pháp Hoa kỳ gồm có: 01 Tòa án tối cao, 13 tòa phúc thẩm (12 tòa phúc thẩm khu vực và 1 tòa phúc thẩm liên bang), 94 tòa án cấp quận, 02 tòa án xét xử đặc biệt Đứng đầu hệ thống tòa án là Toà án Tối cao Hoa
Kỳ Đây là cơ quan tư pháp duy nhất được lập ra theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ gồm 9 thẩm phán, một trong số đó được Tổng thống bổ nhiệm làm Chánh án Các thẩm phán của Toà án Tối cao, kể cả Chánh án do Tổng thống bổ nhiệm phải được Thượng viện phê chuẩn với nhiệm kỳ suốt đời và được hưởng một khoản lương không bị giảm sút trong suốt nhiệm kỳ của mình.5
Còn ở Đức, Tòa án hiến pháp Đức gồm 16 thẩm phán, trong đó mỗi viện của Nghị viện Liên bang bổ nhiệm một nửa số thành viên Thám phán Tòa án hiến pháp được hình thành trên hình thức bầu cử, trong đó một nửa thẩm phán
do Thượng viện liên ban bầu và nửa còn lại do do Hạ viện liên bang bầu với hai phần ba số phiếu thuận Ngoài ra, 6 người trong số họ lấy từ các thẩm phán của Tòa án Liên bang, 10 người còn lại là những nhân vật cao cấp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật Bên cạnh đó, những người được bầu phải có độ tuổi tối thiểu là 40 và tối đa là 68, với nhiệm kỳ là 12 năm
3.3 Phân chia nhiệm vụ trong mô hình bảo hiến
Ở Mỹ, Giao cho hệ thống các Tòa án, kể cả Tòa án các bang và hệ thống Tòa án liên bang thẩm quyền phán quyết tính hợp hiến của một đạo luật nhưng phán quyết của Tối cao pháp viện- cấp tòa cao nhất trong hệ thống tòa án Mỹ mới có tính bắt buộc đối với các Tòa án còn lại Chỉ sau khi tòa cấp cao nhất phủ nhận tính hợp hiến của văn bản luật hoặc văn bản dưới luật thì văn bản đó sẽ mất hiệu lực áp dụng trên thực tế
4 Điều 93, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức, 1949
5 Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Hoàng Anh (2013), “Mô hình tòa án Hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam”, Tr.20
4
Trang 6Tòa án Hiến pháp Liên bang chia làm 6 hội đồng xét xử, mỗi hội đồng gồm 3 Thẩm phán, chịu trách nhiệm giải quyết phần lớn các khiếu kiện.6 Pháp luật của Đức phân định rõ những loại vụ việc được giải quyết ở Tòa án hiến pháp Đức thành hai phần lớn Theo đó, Tòa thứ nhất: nhận nhiệm vụ xét xử các
vụ việc liên quan đến việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân từ phía nhà nước gọi chung là các khiếu kiện Hiến pháp Tòa thứ hai tập trung giải quyết những vấn đề tranh chấp theo luật công, phát sinh từ mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực (Quốc hội Chính phủ), giữa các cấp quyền lực (Liên bang -tiểu bang) và các tranh chấp khác theo luật công
3.4 Thẩm quyền của thiết chế bảo hiến
Thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp Mỹ: Bất kỳ tòa án nào cũng có quyền phán quyết tính hợp hiến của một đạo luật nhưng phán quyết của Tối cao pháp viện - cấp Tòa án cao nhất của hệ thống Tòa án Mỹ mới có tính bắt buộc đối với các tòa còn lại Các Tòa án ở Mỹ có thể thực hiện tất cả các thẩm quyền: quyền xem xét và tuyên bố tính hợp hiến của các văn bản pháp luật; quyền giải thích Hiến pháp và các đạo luật; quyền xem xét và tuyên bố bất kỳ một quyết định nào đó của Tổng thống và Chính phủ là vi hiến.7 Toà án tối cao Hoa Kỳ lập nên một số nguyên tắc hạn chế Một trong những nguyên tắc đó là từ chối xem xét những vấn đề “có tính chất chính trị” Đó là những vấn đề tác động đến chính sách ngoại giao, chiến tranh, vị trí pháp lý của các bộ lạc da đỏ.8
Ở Đức, Tòa án Hiến pháp có các thẩm quyền quan trọng là Quyền tuyên
bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật cơ bản (khoản 1 Điều
100 Luật cơ bản); Quyền giải thích Hiến pháp; Quyền giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và tiểu bang; Quyền giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Liên bang (khoản 1 Điều 93 Luật cơ bản); Quyền giải quyết khiếu kiện liên quan đến bầu cử (Khoản 2 Điều 41 Luật cơ bản)9
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật So sánh”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 tr.186
7 Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang (2012), “Cơ chê giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm
quyền con người”, Nxb Hồng Đức, năm 2013, tr 61
8 Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Hoàng Anh (2013), “Mô hình tòa án Hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam”, Tr.23
9 Cơ chế bảo hiến ở Đức (2012), https://tiasang.com.vn/-dien-dan/co-che-bao-hien-o-duc-5058 , ngày 30/10/2021
5
Trang 74 Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trong mô hình bảo hiến ở Đức và Mỹ
4.1 Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng
Đức và Mỹ là hai quốc gia dân chủ tư sản với bản chất là đề cao dân chủ, nhân quyền Do đó, ở Đức và Mỹ đã hình thành nên những bản Hiến pháp từ rất sớm, đồng thời hai quốc gia này cũng lập nên cơ chế để bảo vệ hiến pháp, bảo
vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân Bởi vậy, ở cả hai nước ta thấy đều tồn tại
mô hình cơ quan bảo hiển tuy có tên gọi và cách thức hoạt động khác nhau
Bên cạnh đó, học thuyết tam quyền phân lập với cơ chế kiềm chế, đối trọng giữa ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp đã chi phối mạnh
mẽ tới Đức và Mỹ
4.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt
Thứ nhất, Đức và Mỹ là hai quốc gia tiêu biểu đại diện cho hai dòng họ pháp luật Commom law và Civil law Vậy nên, trong văn hóa pháp lý của Đức
đề cao sự quy phạm, học thuật nhiều hơn (minh chứng từ bộ luật dân sự Đức là
bộ luật do những giáo sư luật học soạn thảo) nên ở Tòa án Hiến pháp Đức các thành viên là các thẩm phán chuyên nghiệp Trong khi ở Mỹ
Thứ hai, do hình thức chính thể ở Đức và Mỹ là khác nhau, nên mô hình bảo hiến của hai quốc gia có cơ cấu tổ chức hoạt động, quyền hạn là khác nhau Nếu Mỹ đi theo chính thể cộng hoà Tổng thống với Tổng thống do cử tri bầu ra
và độc lập với Nghị viện thì Đức đi theo chính thể cộng hòa đại Nghị, Nghị viện
do dân bầu ở vị trí trung tâm quyền lực, bầu ra Thủ tướng, Tổng thống từ thành viên trong Nghị viện Do đó nếu ở Đức, Toà án Hiến pháp có thành viên là các thẩm phán được bầu bởi Nghị viện và thực hiện chức năng chính là xét xử, thậm chí là xét xử Nguyên thủ quốc gia khi có hành vi vi phạm Hiến pháp – “Hạ viện hoặc Thượng viện Liên bang có quyền tố cáo Tổng thống Liên bang trước Toà
án Bảo hiến Liên bang vì có những hành động có suy tính vi phạm Hiến pháp hoặc luật pháp Liên bang ”.10 Thì ở Mỹ, Tổng thống có quyền chỉ định các thành viên của thẩm phán, chánh án tòa án tối cao, nhưng Thượng viện có quyền
10 Điều 61, Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức 1949
6
Trang 8phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.Nếu Tổng thống phạm vào trọng tội và đem ra xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ làm chủ tọa phiên tòa Tòa án tối cao có quyền xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các bộ luật đó vi phạm hiến pháp, vô hiệu hóa các luật lệ đó và tạo tiền lệ cho luật pháp và các phán quyết sau này
5 Đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình bảo hiến Đức và Mỹ
5.1 Về mô hình bảo hiến của Mỹ
Ưu điểm:
Thứ nhất, mô hình bảo hiến phi tập trung của Mỹ, có nhiều cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động bảo hiến – tất cả các Tòa án đều có thể tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi xem xét chúng trong một vụ việc cụ thể nên khả năng phát hiện và tiếp cận dễ dàng Thứ hai, các tòa án Liên bang Hoa Kỳ chỉ có thẩm quyền tài phán hiến pháp đối với các vụ việc cụ thể đã xảy ra và quyền lợi của các chủ thể trên thực tế đã bị xâm hại bởi các hành vi vi hiến Đây được gọi là tài phán cụ thể Điều này xuất phát từ chân lý luôn mang tính cụ thể của người
Mỹ Thứ ba, mô hình này dựa trên cơ sở của thuyết tam quyền phân lập, quyền lực được phân chia và có tính kiềm chế đối trọng giữa ba nhánh quyền Theo đó,
hệ thống các cơ quan bảo hiến không những làm nhiệm vụ xét xử các hành vi vi hiến mà còn kiểm soát được quyền lực của cơ quan lập pháp và hành pháp.11
Về nhược điểm:
Do không có sự thống nhất trong hệ thống tòa án nên dễ tạo ra tình trạng mâu thuẫn giữa các Tòa – do cách giải thích Hiến pháp của các Chánh án là khác nhau Nên việc tìm kiếm thông tin liên quan cũng gặp nhiều khó khăn – rất khó để tìm kiếm một cách nhanh chóng một đạo luật vì sao bị tuyên bố vi hiến theo phán quyết của một Tòa án nào đó trong hệ thống Tòa án ở Mỹ Hơn nữa,
do Tòa án nào cũng có thẩm quyền bảo hiến nên đòi hỏi các Chánh án phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu rộng về Hiến pháp Liên bang Bên cạnh đó, phán quyết của tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được tòa án xác định là vi Hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các
11 Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Hoàng Anh (2013), “Mô hình tòa án Hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam”, Tr.12
7
Trang 9tòa án cấp dưới Nghĩa là tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực
tế sẽ không được tòa án áp dụng.12
5.2 Về Tòa án Hiến pháp liên bang Đức
Ưu điểm cơ quan bảo hiến Đức được thể hiện ở các điểm:
Thứ nhất, việc xác định vị trí pháp lý của Tòa án Hiến pháp liên bang vừa
là cơ quan xét xử, vừa là một thiết chế hiến định độc lập đã giúp Tòa án Hiến pháp liên bang dễ dàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp Hoạt động bảo hiến vừa đảm bảo quyền lực tối cao của Hiến pháp, vừa đảm bảo sự kiểm soát quyền lực nhà nước Thứ hai, việc chia thành hai tòa xét xử khiến cho tiến độ xét xử các vụ việc liên quan đến Hiến pháp được đẩy nhanh, tính chuyên môn hóa cũng được nâng cao do mỗi Tòa phụ trách một nhóm các khiếu kiện hiến pháp độc lập.13 Ngoài hệ thống hai tòa con thì hoạt động tài phán hiến pháp còn được thực hiện bởi hội đồng thẩm phán và hệ thống các ban Điều này đảm bảo được tính chuyên sâu, tính thống nhất và tránh được sự chuyên quyền trong quá trình xét xử Thứ ba, việc quy định Thẩm phán không được đồng thời là thành viên của Hạ viện, Thượng viện, Chính phủ liên bang, cũng như bất cứ cơ quan nào của bang phản ánh đúng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước, còn khiến thẩm phán hoàn toàn vô tư và khách quan trong việc xét xử
Về nhược điểm:
Sự khó kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với tòa án Hiến pháp Vì tòa án Hiến pháp là cơ quan bảo Hiến duy nhất, nằm độc lập với ba nhánh quyền
II Đề xuất cải cách mô hình bảo hiến ở Việt Nam
1 Thực trạng hoạt động bảo hiến ở Việt Nam hiện nay
Hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phù hợp với hiến pháp, pháp luật, góp phần bảo
12 Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Hoàng Anh (2013), “Mô hình tòa án Hiến pháp của một số nước trên thế giới và vấn đề xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam”, Tr.26
13 Võ Trí Hảo, Philips Kunig (2012), “7 đặc trưng của mô hình bảo hiến CHLB Đức”, https://daibieunhandan.vn/ 7-dac-trung-cua-mo-hinh-bao-hien-chlb-duc-256151 , ngày 30/10/2021
8
Trang 10vệ lợi ích nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích của công dân Tuy nhiên, còn tồn tại một số bất cập, hạn chế: Cơ chế giám sát Hiến pháp hiện hành có nhiều chủ thể tham gia nhưng vẫn thiếu một cơ quan chuyên trách Bên cạnh đó, Quốc hội vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ Hiến pháp Điều này là không khách quan Một điểm nữa, các quy định pháp luật hiện hành không trao cho người dân có quyền khởi kiện, khiếu nại các
vi phạm Hiến pháp.14
2 Phương hướng đổi mới cơ chế bảo hiến ở nước ta hiện nay
2.1 Sự cần thiết đổi mới
Như đã nói ở trên, Việt Nam không có cơ quan bảo hiến chuyên biệt Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất Với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất, Quốc hội phải tự quyết định tính hợp hiến của một văn bản pháp luật Nếu Quốc hội trao quyền năng này cho một cơ quan khác thì khi đó, quyền lực của Quốc hội không còn là cao nhất Tuy nhiên, việc tự mình làm luật và tự mình phán quyết đạo luật đó có vi hiến hay không sẽ không đảm bảo được sự khách quan trong quá trình kiểm tra tính hợp hiến Do đó, việc thành lập một cơ quan bảo hiến độc lập để xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và văn bản dưới luật là điều rất cần thiết cho Việt Nam Vậy câu hỏi đặt ra là Việt Nam nên đi theo mô hình bảo hiến nào?
2.2 Các mô hình đổi mới
Trao quyền bảo Hiến cho Tòa án tối cao (mô hình phi tập trung)
Mô hình này là không phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay vì:
Thứ nhất, mô hình phi bảo hiến tập trung chỉ phù hợp với những quốc
gia áp dụng nguyên tắc phân quyền triệt để Với nguyên tắc này, Tòa án được xem là một nhánh quyền lực thực sự, có khả năng kiềm chế, đối trọng với lập pháp và hành pháp Ngoài ra, mô hình phi tập trung cũng không phù hợp với quy định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”.15
14 Đặng Minh Tuấn (2021), “Công lý và quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam”, https://iluatsu.com/hien-phap/tiep-can-cong-ly-va-van-de-hoan-thien-co-che-bao-hien-o-viet-nam/ , ngày 30/10/2021
15 Điều 69 Hiến pháp 2013
9