1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu LUẬN VĂN: Chức năng và bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội pdf

20 666 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 322,99 KB

Nội dung

Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thành phố Hà Nội gọi tắt là Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội, trực thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập theo quyết đị

Trang 1

LUẬN VĂN:

Chức năng và bộ máy tổ chức của

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại

Thương Hà Nội

Trang 2

I) Lịch sử hình thành, chức năng và bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội

1.Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội

Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thành phố Hà Nội gọi tắt là Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội, trực thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số 177/NH.QĐ có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1984 và thay thế quyết định số 188/NH.QĐ ngày 22 tháng 9 năm 1984 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước

2.Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội

* Giúp Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối tại thành phố Hà Nội và phối hợp với Chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước thành phố Hà Nội nghiên cứu, tổng hợp và tham mưu cho cấp

uỷ, chính quyền địa phương và Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về chủ trương, chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối của Hà Nội Trên cơ sở đó, tăng cường các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ ngoại hối, tăng thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế địa phương

* Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước của Ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối tại địa phương ; xem xét và xử lý các vụ việc vi phạm điều lệ quản lý ngoại hối phát sinh tại Hà Nội, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao và thông qua

sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở địa phương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở cơ sở của thành phố Hà Nội

* Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ phục vụ khách nước ngoài ra vào thành phố Hà Nội theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

* Thực hiện quan hệ giao dịch và mở tài khoản " không cư trú " cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài thường trú tại Hà Nội thuộc đối tượng " người không cư trú " theo sự phân công của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Trang 3

* Thực hiện thanh toán quốc tế trong quan hệ giao dịch trực tiếp với Ngân hàng đại lý nước ngoài khi có điều kiện, theo sự uỷ quyền của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

về các mặt nghiệp vụ:

a) Thanh toán về xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc kim ngạch mậu dịch của trung ương hoặc địa phương

b) Thực hiện các nghiệp vụ cấp bảo lãnh tín dụng thương mại đối với các đơn vị kinh tế thuộc địa phương, theo quy chế về bảo lãnh tín dụng do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam công bố

c) Thanh toán về kiều hối, và về xuất khẩu " lao động, chuyên gia kỹ thuật " của

ta đi các nước

d) Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác về phi mậu dịch phục vụ các chỉ tiêu của các cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài và các đoàn Việt Nam đi nước ngoài

e) Thực hiện các quan hệ tài khoản với một số ngân hàng đại lý nước ngoài trong việc điều hành và quản lý vốn ngoại tệ

* Theo sự phân công của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực hiện phục vụ và quản lý các tổ chức, các đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch

vụ đối ngoại trên địa bàn Hà Nội trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán đối ngoại

; thực hiện việc phân tích và cấp quyền sử dụng ngoại tệ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trung ương và địa phương, quản lý tài khoản ngoại

tệ của các đơn vị này theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

* Theo dõi tổng hợp và kiểm tra việc thanh toán kiều hối tại các chi nhánh Ngân hàng nhà nước cơ sở thuộc thành phố Hà Nội theo quy định của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước

* Thực hiện một số công việc khác do Chủ tịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam giao

3.Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội

Trang 4

Tổ chức bộ máy của Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội theo quyết định số 287/QĐ/TCCB-ĐT ngày 27/7/2000 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam gồm có các phòng sau:

1- Phòng Tín dụng - Tổng hợp

2- Phòng Kế toán và Tài chính

3- Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu

4- Phòng Hành chính - Nhân sự

5- Phòng Ngân quỹ

6- Phòng Tin học

7- Phòng Dịch vụ Ngân hàng

8- Phòng Giao dịch số 2 Hàng Bài

9- Tổ Kiểm tra và kiểm toán nội bộ

Mỗi phòng do Trưởng phòng điều hành và có một số Phó phòng giúp việc

Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội do Giám Đốc điều hành, giúp việc cho Giám Đốc có từ 2 - 3 Phó Giám Đốc

II) Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội năm 2001

1- Công tác quản lý điều hành vốn

a) Về nguồn vốn:

Công tác huy động vốn trong năm 2001 của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã đạt kết quả tốt Ước tính đến cuối tháng 12 năm 2001 tổng nguồn vốn huy động quy VND đạt 3268 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000

Trang 5

Trong đó:

Nguồn vốn VND tăng 24% và chiếm 19,73% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngoại tệ tăng 17% và chiếm tới 80,27% tổng nguồn vốn huy động

Cụ thể huy động từ các tổ chức kinh tế (gồm vốn nội tệ và ngoại tệ) chiếm 17% tổng nguồn vốn huy độngvà tăng 38% so với năm 2000, còn huy động từ dân cư (gồm vốn nội tệ và ngoại tệ) chiếm 81% tổng nguồn vốn huy động và tăng 11,86% so với năm 2000, các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2% tổng nguồn vốn huy động và tăng 45,76% so với năm 2000

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001

So sánh chỉ tiêu

Nguồn vốn huy động

a) Đồng Việt Nam:

- Tiền gửi tổ chức kinh tế

- Tiền gửi dân cư

- Các nguồn khác

b) Ngoại tệ:

- Tiền gửi tổ chức kinh tế

- Tiền gửi dân cư

- Các nguồn khác

2.756.735

520.072

330.338 180.592 9.140

2.236.663

72.998 2.097.062 24.942

3.268.935

645.023

415.000 230.000

23

2.623.912

143.013 2.431.221 49.678

18,58

24,03

24,50 27,36 -99,75

17,31

95,91 15,93 99,17

512.200

124.951

81.662 49.408 -9.117

387.249

70.015 334.159 24.736

Trang 6

* Nhận xét:

Nhìn chung, mặc dù trong năm 2001 tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt và đa dạng theo đó là việc giảm lãi suất huy động liên tục đặc biệt là lãi suất huy động ngoại tệ tuy có gây cản trở trong việc huy động vốn nhưng các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng so với năm 2000 Đạt được kết quả đó là nhờ vào những nguyên nhân:

Về chủ quan, Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng, thay đổi phong cách phục vụ khách hàng, từng bước tìm kiếm khách hàng mới và điều đó đã tạo được niềm tin trong khách hàng đến giao dịch và tạo thế đứng vững chắc cho Chi nhánh trong xu thế phát triển chung của các Ngân hàng thương mại ở Thủ đô Mặt khác, để thay đổi cơ cấu huy động vốn toàn ngành, đáp ứng nhu cầu đầu tư thực tế theo chỉ đạo của Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương, Chi nhánh đã tiến hành huy động trái phiếu ngoại tệ Ngân Hàng Ngoại Thương (bao gồm: trái phiếu đích danh, trái phiếu ghi sổ, trái phiếu vô danh với ba loại mệnh giá khác nhau) và sau 2 tháng thực hiện, tổng số tiền huy động đạt 6,97 triệu USD

Về khách quan, do tâm lý người dân muốn gửi tiền vừa để hưởng lãi vừa bảo đảm an toàn tiền của mình vì vậy nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tăng liên tục.Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh khoảng 344 tỷ mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn lãi suất huy động nội tệ và đặc biệt là sự kiện khủng bố 11/ 9/ 2001 tại Mỹ vừa qua vì tâm lý quá tin tưởng đồng Đô la, mặt khác

do tỷ giá USD/VND còn chưa phản ánh đúng trị giá của đồng USD so với VND luôn có chiều hướng biến động không ngừng (chủ yếu là gia tăng) nên người dân ưa thích gửi UDS hơn vừa hưởng lãi tiền gửi vừa hưởng lợi do tỷ giá gia tăng

b) Sử dụng vốn:

Trang 7

Tổng sử dụng vốn sinh lời của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội chiếm 96% tổng nguồn vốn huy động và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2000

Trong đó:

Sử dụng vốn bằng đồng VND chiếm 21,8% tổng sử dụng vốn và tăng 29,74% so với năm 2000, còn sử dụng vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn tới 78,2% tổng sử dụng vốn và tăng 16,28% so với năm 2000

Cụ thể trong sử dụng vốn,tổng dư nợ cho vay (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ) chiếm 21% tổng sử dụng vốn và tăng 37% so với năm 2000, còn tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ) chiếm tỷ trọng lớn 75,4% tổng sử dụng vốn và tăng 16,57% so với năm 2000,các khoản còn lại chủ yếu là bằng VND gồm: tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD, mua công trái kho bạc và các khoản khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng vốn và thay đổi không đáng

kể

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001

So sánh chỉ tiêu

Trang 8

Sử dụng vốn

a) Đồng Việt Nam:

- Tổng dư nợ cho vay

+ Dư nợ vốn lưu động

+ Dư nợ vốn trung hạn

+ Nợ khoanh

+ Góp vốn đồng tài trợ

- T/g có kỳ hạn tại VCBTW

- T/g có kỳ hạn & kỳ phiếu

tại các TCTD

- Các khoản khác

b) Ngoại tệ:

- Tổng dư nợ cho vay

+ Dư nợ vốn lưu động

+ Dư nợ vốn trung hạn

+ Nợ khoanh

+ Góp vốn đồng tài trợ

- T/g có kỳ hạn tại VCBTW

2.596.000

518.921

263.317 245.412 17.700

204

0 130.000 115.000 10.000

604

2.077.079

210.061 112.020 69.648 28.364

0 1.867.018

3.088.474

673.225

450.204 385.000 40.000

204 25.000 111.021 100.000 10.000 2.000

2.415.249

197.795 100.861 30.108 21.990 37.635 2.217.454

18,97

29,74

70,97 56,88 125,99 0,00

-14,60 -13,04 0,00 231,13

16,28

-5,84 -9,96 -56,77 -22,47

18,77

492.474

154.304

186.887 139.588 22.300

0 25.000 -18.979 -15.000

0 1.396

338.170

-12.266 -11.159 -39.540 -6.374 37.635 350.436

Trang 9

* Nhận xét:

Nhìn chung, mặc dù hơn 96% tổng nguồn vốn huy động được sử dụng để sinh lời tuy nhiên nhìn vào các chỉ tiêu ta thấy rằng tổng dư nợ cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng vốn mà chủ yếu là dư nợ vốn lưu động Trong tổng dư nợ cho vay thì dư

nợ cho vay đối với VND chiếm tỷ trọng cao 69,44% và luôn tăng 70,97% so với năm

2000 còn dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có tỷ trọng thấp 30,56% và giảm sút 5,84% so với năm 2000.Hơn 3/4 tổng sử dụng vốn là tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương,tuy nhiên tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất lớn 95,3% và tăng 18,77% so với năm 2000 ngược lại tiền gừi bằng VND thì chiếm tỷ trọng nhỏ 4,7%

và có chiều hướng giảm 14,62% so với năm 2000 Nguyên nhân dẫn đến tình trạnh này là:

Do môi trường đầu tư chưa thuận lợi còn nhiều bất cập và thị trường chứng khoán có quy mô nhỏ ít hàng hoá khả năng hấp thụ vốn thấp nên việc sử dụng qua hình thức đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sử dụng vốn

Do tâm lý e ngại và dè dặt trong việc cho vay ngoài quốc doanh cũng như vấn đề hình sự hoá trong quan hệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên nhìn chung khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp nhà nước đã có quan hệ lâu dài tín nhiệm và có sự bảo trợ của các cơ quan nhà nước (các Bộ, các Ngành )

Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp chủ yếu là tín dụng ngắn hạn như cho vay theo hạn mức, thấu chi nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và thu hồi vốn và lãi nhanh chóng giảm thiểu thất thoát cũng như nợ khó đòi Tín dụng trung và dài hạn còn nhiều cản trở chưa thực sự được quan tâm mà chỉ tiến hành đầu tư có trọng điểm, đổi mới thiết bị máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm cho một số ngành sản xuất truyền thống xuất khẩu của thành phố

Do tâm lý tin tưởng đồng Đô la cũng như chiều hướng của tỷ giá có thể nên nhìn chung các doanh nghiệp khi vay đều muốn vay bằng đồng nội tệ với tỷ giá hiện tại để

Trang 10

khi trả nếu tỷ giá gia tăng thì sẽ không bị thiệt hại (đặc biệt đối với doanh nghiệp nhập khẩu vay nội tệ để mua ngoại tệ trả hàng nhập khẩu) Vì vậy dư nợ cho vay bằng ngoại

tệ suy giảm còn dư nợ cho vay bằng nội tệ gia tăng so với năm 2000

Do lãi suất tiền gửi trên thị trường trong nước sau nhiều lần hạ và thấp hơn so với lãi suất tiền gửi trên thị trường quốc tế vì vậy phần lớn nguồn vốn huy động của cả

hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương được chuyển gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài và một phần được sử dụng mua chứng khoán quốc tế có giá trị để hưởng phần chênh lệch giữa lãi suất huy động tiền gửi trong nước và lãi suất Libid, đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác Vậy nên, phần lớn nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh đều là tiền gửi

có kỳ hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Trung Ương và luôn có chiều hướng gia tăng

so với năm 2000

2- Công tác tín dụng

Ước tính đến hết 31/12/2001 doanh số cho vay đạt 2.199.859 triệu đồng tăng 18% so với năm 2000, tổng dư nợ cho vay là 648.270 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2000 và vượt kế hoạch 11% Năm 2001 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kết quả cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp, tuy nhiên cho vay VND tăng nhanh trong khi vay ngoại tệ giảm, doanh số cho vay bằng VND đạt 1.721.266 triệu đồng và chiếm 78% tổng doanh số cho vay và tăng 36% so với năm 2000 trong khi doanh số cho vay bằng ngoại tệ giảm 26% so với năm 2000

Tín dụng ngắn hạn: Doanh số cho vay cả năm 2001 ước đạt 2.112.862 triệu đồng tăng 17% so với năm 2000, doanh số nợ cả năm đạt 1.968.342 triệu đồng, tăng 10% so với năm trước Dư nợ cho vay ngắn hạn ước đến cuối tháng 12/2001 đạt 485.862 triệu tăng 36% so với năm 2000 vượt kế hoạch 12% trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhà nước chiếm 84% tổng dư nợ ngắn hạn

Tín dụng trung hạn: Doanh số cho vay cả năm 2001 ước đạt 86.997 triệu đồng và tăng 48% so với năm 2000, doanh số thu nợ cả năm đạt 41.289 triệu đồng và tăng 81%

Trang 11

so với năm trước Dư nợ cho vay trung và dài hạn ước đến 31/12/2001 đạt 132.743 triệu đồng tăng 15% so với năm 2000, tăng 14% so với kế hoạch đề ra, chiếm 20% tổng dư

nợ trong đó đã cho vay được 14 dự án kể cả các dự án phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các dự án đều phát huy hiệu quả Cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 78% tổng dư nợ

Tình hình giải quyết nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn 20.302 triệu đồng chiếm 3,1%

so với tổng dư nợ, là nợ quá hạn của ba đơn vị quốc doanh phát sinh từ các năm trước, giảm 10% so với năm 2000

Chỉ tiêu

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Năm

2001 (2000)

So sánh%

Năm

2001 (2000)

So sánh%

Năm

2001 (2000)

So sánh

%

Tổng số 2199859

(1815104)

17,49 2009631

(1788370)

11,01 648270

(408734)

36,95

I-T/D ngắn hạn

a) VNĐ

T/đ: Nợ quá hạn

b) Ngoại tệ

2112862 (1813615)

1657758 (1268254)

7400 (3600)

29354

16,50

30,71

105,55

-23,22

1968342 (1787466)

1513139 (1216437)

8181 (841)

30238

10,12

24,39

872,77

-24,36

485862 (357652)

385000 (245617)

4947 (5729)

6700

35,85

56,75

-13,65

-13,27

Ngày đăng: 18/02/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình giải quyết nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn 20.302 triệu đồng chiếm 3,1% so với tổng dư nợ, là nợ quá hạn của ba đơn vị quốc doanh phát sinh từ các năm trước,  giảm 10% so với năm 2000 - Tài liệu LUẬN VĂN: Chức năng và bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội pdf
nh hình giải quyết nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn 20.302 triệu đồng chiếm 3,1% so với tổng dư nợ, là nợ quá hạn của ba đơn vị quốc doanh phát sinh từ các năm trước, giảm 10% so với năm 2000 (Trang 11)
II- T/D trung dài hạn - Tài liệu LUẬN VĂN: Chức năng và bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội pdf
trung dài hạn (Trang 12)
Hoạt động đầu tư tín dụng trong năm 2001 vẫn tiếp tục đứng trước tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng: cơ chế chính sách tuy có nhiều thay đổi để đáp ứng thực  trạng kinh tế của Việt Nam song vẫn cịn nhiều vướng mắc, chưa thực sự thơng thống,  kịp - Tài liệu LUẬN VĂN: Chức năng và bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội pdf
o ạt động đầu tư tín dụng trong năm 2001 vẫn tiếp tục đứng trước tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng: cơ chế chính sách tuy có nhiều thay đổi để đáp ứng thực trạng kinh tế của Việt Nam song vẫn cịn nhiều vướng mắc, chưa thực sự thơng thống, kịp (Trang 12)
Trong năm 2001 tuy tình hình xuất nhập khẩu nói chung gặp nhiều khó khăn do nhiều biến động về thị trường bên ngoài và sự thay đổi về tỷ giá USD, nhưng tổng doanh số  XNK của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội theo ước tính vẫn đạt 327 triệu  USD,  t - Tài liệu LUẬN VĂN: Chức năng và bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội pdf
rong năm 2001 tuy tình hình xuất nhập khẩu nói chung gặp nhiều khó khăn do nhiều biến động về thị trường bên ngoài và sự thay đổi về tỷ giá USD, nhưng tổng doanh số XNK của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội theo ước tính vẫn đạt 327 triệu USD, t (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w