Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1Hà Nội - 2022
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ MINH PHƯỢNG
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Trang 2Hà Nội - 2022
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ MINH PHƯỢNG
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Nhã
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Các số liệu trong luận
án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết quả nghiêncứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào
Tác giả luận án
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 13
1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài ……… 20
Kết luận Chương 1 22
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 24
2.1 Khái niệm tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 24
2.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ……….……….34
2.3 Cơ sở, nguyên tắc và chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ……… …… …39
2.4 Nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ……… …….……….54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 64
3.1 Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ………64
3.2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ……….76
3.3 Thực trạng triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 98
3.4 Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay 115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 130
Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
……… 132
4.1 Dự báo những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 132
4.2 Quan điểm, mục tiêu, giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 162
KẾT LUẬN 164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
PHỤ LỤC 1 175
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt
Nam
2 ATM Automatic Teller Machine
3 BLHS Bộ luật Hình sự
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 Fintech Công nghệ tài chính
6 HĐND Hội đồng nhân dân
7 NHNN Ngân hàng Nhà nước
8 NHTM Ngân hàng thương mại
10 PCTP Phòng chống tội phạm
11 TCTD Tổ chức tín dụng
12 THTP Tình hình tội phạm
13 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
14 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Trang 6MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế Sự ổnđịnh, an toàn của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việcphát triển của nền kinh tế Việt Nam đã trải qua quá trình xây dựng vàhoàn thiện ngành ngân hàng theo hướng thị trường, ngày càng đápứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, gópphần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Là huyếtmạch của nền kinh tế nước nhà, thực tiễn vận hành thị trường ngânhàng cho thấy, song hành với sự phát triển của hoạt động ngân hàng,các hành vi phạm tội trong lĩnh vực này cũng xuất hiện và ngày cànggia tăng với tính chất, mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm hơn, đã để lạikhông ít những hệ lụy, tạo ra lực cản đối với sự phát triển kinh tế- xãhội nói chung
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi
tố, điều tra, truy tố và xét xử hàng ngàn vụ án, bị can là các đối tượngliên quan mật thiết đến các ngân hàng Có những vụ án các đối tượngngoài xã hội móc nối với một số cán bộ ngân hàng làm sai các quyđịnh về cho vay tín dụng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng với nhữngthủ đoạn như cho vay không đúng đối tượng, làm trái quy định vềquản lý kinh tế của Nhà nước, tham nhũng; cấp tín dụng không cóđảm bảo hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạnchế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; phát hành, cung ứng, sửdụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanhtoán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phươngtiện thanh toán giả Điển hình như: Vụ án chiếm đoạt 120.886 tỷ đồngcủa Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Việt Nga; Giám đốc Chi nhánhngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Thuận xét duyệt hồ sơ vay vốn
Trang 7kích cầu và cấp chứng thư bảo lãnh sai đối tượng làm thất thoát 200 tỷđồng…Theo báo cáo của VKSND cấp cao tại Hà Nội thì từ quá trìnhgiải quyết các vụ việc liên quan đến các vụ án hình sự trong lĩnh vựctín dụng, ngân hàng cho thấy: Vi phạm trong lĩnh vực này thườngmang tính hệ thống, diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm đượcphát hiện, xử lý nên hầu hết các vụ án đều có tính đồng phạm; nguyênnhân làm phát sinh tội phạm trong một số vụ án xuất phát từ nhiều viphạm về quy trình nghiệp vụ của Ngành ngân hàng; tính chất, hậu quảcủa tội phạm trong một số vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệthại cho Nhà nước, cho tổ chức tín dụng hàng ngàn tỷ đồng, làm ảnhhưởng đến sự lành mạnh, ổn định của thị trường tiền tệ Vì vậy, việcđấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này cần được tiến hành thườngxuyên với sự nỗ lực không ngừng không chỉ của các cơquan chuyêntrách Với trách nhiệm pháp lý của mình, ngành ngân hàng còn cầnchủ động trong việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hữu hiệu đểphòng, chống loại tội phạm này Có thể thấy, thời gian qua, công tácphòng ngừa tội phạm đã được ngành ngân hàng quan tâm, chú trọng.Điển hình như việc ngày 18/02/2021, Ngân hàng Nhà nước có côngvăn số 1007/NHNN-TTGSNH yêu cầu các ngân hàng tăng cường ápdụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật tronglĩnh vực ngân hàng, thực hiện Chỉ thị số 07/CT-NHNN về tăng cườngphòng chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ vàngân hàng Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cácngân hàng phải tổ chức quán triệt đến các cán bộ quy định của Bộ luậtHình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để ngăn chặn, phòngngừa các hành vi tiêu cực liên quan đến hành vi cấp tín dụng và cáchoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng khác; chủ động đề cao cảnhgiác, phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật trong tổ chức, đơn
Trang 8vị Bộ luật Hình sự hiện hành qui định về Tội vi phạm quy định vềhoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngânhàng cụ thể trong Điều 206, 207; nhưng thực tế còn rất nhiều các hoạtđộng nghiệp vụ khác như đầu tư, chuyển tiền, bảo lãnh, rửa tiền, các tộiliên quan đến sở hữu, các tội liên quan đến tham nhũng… là những
“khoảng trống” pháp lý mà kẻ phạm tội có thể lợi dụng để trục lợi.Thực tiễn cho thấy nhiều hành vi phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng đãxẩy ra, gây tổn thất đáng kể cho ngành ngân hàng và cho xã hội Đó là
sự phát sinh, gia tăng của các hiện tượng xã hội tiêu cực và các loạitội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và ngày càngdiễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng, mức độ thiệthại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nềnkinh tế và đời sống nhân dân
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố,điều tra, truy tố và xét xử hàng ngàn vụ án, bị can là các đối tượngliên quan mật thiết đến các ngân hàng và TCTD khác Có những vụ
án các đối tượng ngoài xã hội móc nối với một số cán bộ ngân hànglàm sai các quy định về cho vay tín dụng để chiếm đoạt tiền của ngânhàng với những thủ đoạn như cho vay không đúng đối tượng, làm tráiquy định về quản lý kinh tế của Nhà nước, tham nhũng; cấp tín dụngkhông có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng
bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; phát hành, cungứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từthanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán,phương tiện thanh toán giả Theo thống kê của TAND tối cao, trongkhoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2021, cả nước đã đưa ra xét xửhàng trăm vụ án liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng Mặc dù,sốliệu thống kê trên chưa thể phản ánh hết tình hình tội phạm trong lĩnh
Trang 9vực tín dụng ngân hàng, song đây là thực trạng đáng báo động, đòi hỏicần có những phân tích, đánh giá, luận giải về những nguyên nhân, điềukiện của tội phạm, nhất là trong bối cảnh, tình hình mới hiện nay, để từ
đó có thể lựa chọn các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tích cực đối vớiloại tội phạm này Đặc biệt, trong thời gian qua chưa có nhiều công trìnhkhoa học nghiên cứu chuyên sâu về phòng ngừa loại tội phạm tronglĩnh vực ngân hàng từ góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hoạt động phòng ngừađạt kết quả chưa cao; những hạn chế của hoạt động phòng ngừa chưađược quan tâm khắc phục kịp thời; một số nội dung, biện pháp phòngngừa không còn phù hợp với yêu cầu thực tế; các vụ án vi phạm quyđịnh về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt độngngân hàng với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra ở các ngânhàng và TCTD khác ở Việt Nam đang tạo ra những khó khăn, tháchthức không nhỏ đối với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng ngừaloại tội phạm này, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các TCTD đangtrong thời kỳ cạnh tranh, mở rộng hoạt động trên các lĩnh vực tín dụng
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính cấp thiết về lý luận và
thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài
tiến sĩ luật học Với mục đích, nghiên cứu, phân tích về những dấuhiệu pháp lý, về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là nghiên cứu lý luận và thựctiễn phòng ngừa loại tội phạm này, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp
từ hoàn thiện pháp luật đến tổ chức hoạt động phòng ngừa cho phù hợpvới tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận,
Trang 10thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ởViệt Nam trong thời gian gần đây, luận án hướng tới mục đích:
+ Về lý luận: Bổ sung và cụ thể hóa lý luận về phòng ngừa tình hìnhtội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyếtnhững nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Một là, khảo sát, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài luận án trong và ngoài nước để nắm rõ hơn kếtquả nghiên cứu, cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và thực tiễn về phòngngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, qua đó xác định được nhữngvấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án;
Hai là, trên cơ sở nền tảng lý luận về phòng ngừa tình hình tội
phạm đã có, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về phòng ngừatình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
Ba là, khảo sát, phân tích, làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó đi sâu nghiên cứu làm rõ nguyênnhân và điều kiện của tình hình tội phạm, các thiếu sót, những khókhăn, vướng mắc trong thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm tronglĩnh vực ngân hàng cũng như nguyên nhân của những thiếu sót,vướng mắc này Dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng;các yếu tố liên quan đến hiệu quả phòng ngừa tội phạm này và đề xuấtcác giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình
Trang 11hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới ở ViệtNam.
Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình thực
tế mà đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quảphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Namtrong thời gian tới
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện tại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được cơ cấu tổchức và hoạt động theo 2 cấp
- Ngân hàng cấp 1 là Ngân hàng trung ương Ngân hàng này chỉgiao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng màkhông giao dịch với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân.Hoạt động của ngân hàng trung ương không vì mục tiêu lợi nhuận, mà
vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung, của hệthống tài chính ngân hàng nói riêng Đó là Ngân hàng Nhà nước thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng vàngoại hối; phát hành tiền, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tổ chứctín dụng và làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
- Ngân hàng cấp 2: là hệ thống các ngân hàng thương mại Cácngân hàng này thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp, các tổ chức,
cá nhân trong xã hội và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Luật Các tổchức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (khoản 3, Điều1) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Vì thế nội dung của luận án xin được giới hạn về đối tượngnghiên cứu tập trung vào các quan điểm, đường lối, chính sách của
Trang 12Đảng về phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm tronglĩnh vực ngân hàng nói riêng; Các vấn đề lý luận về phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; Các quy định của pháp luật;thực tiễn tình hình phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ởViệt Nam thời gian qua của hệ thống ngân hàng cấp 2, trên cơ sởđánh giá về mặt quản lý chung của ngân hàng cấp1.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòngngừa tội phạm Tuy nhiên, do tội phạm trong lĩnh vực ngân hàngkhông phải là một tội danh cụ thể quy định trong BLHS mà là mộtkhái niệm của tội phạm học, do đó khi nghiên cứu về tình hình tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả xin giới hạn nội dung nghiêncứu gồm: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về tội vi phạm các quy định
về hoạt động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt độngngân hàng được quy định tại Điều 206, 207 BLHS Việt Nam năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và một số các tội phạm điển hìnhkhác diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng như các tội về sở hữu Điều
174, 175, 179, các tội về chức vụ Điều 354, 355, 356, 359
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của ngành ngân hàng tại ViệtNam
Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luậthình sự Việt Nam về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng từ năm
2010 đến nay, trong đó tập trung vào các quy định của BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).Thực tiễn phòng ngừa tình hình tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2020
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Trang 13Luận án được thực hiên dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, củaNhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về phòng,chống tội phạm nóichung và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng;
cơ sở lý luận của Tội phạm học, khoa học luật hình sự, các ngànhkhoa học xã hội khác Đặc biệt, cơ sở lý luận chung về phòng ngừa tộiphạm được sử dụng trong luận án như là cơ sở phương pháp luận đểluận giải các vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng Luận án cũng được nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu cácquan điểm khoa học tiến bộ về nhà nước, pháp luật; các quan điểmmới về tội phạm và phòng ngừa tội phạm nói chung, về tội phạm vàphòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng
Trên cơ sở phân tích thực trạng phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-
2020, luận án đưa ra những dự báo về tình hình, diễn biến của tộiphạm này cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động phòng ngừatrong thời gian tới, qua đó mà đề xuất các giải pháp tăng cường phòngngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, Nghiên cứu sinh đã sử dụngnhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra xã hội học(xây dựng bảng hỏi, phân tích, thống kê số liệu), phương pháp nghiêncứu tài liệu, lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp,diễn dịch, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành vàliên ngành khoa học xã hội … cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong việc tìmhiểu các văn kiện, văn bản pháp luật về ngân hàng và về phòng ngừa,
Trang 14đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; nghiên cứu cácbáo cáo tổng kết công tác năm của Ngành ngân hàng, Cục Cảnh sátphòng chống tội phạm kinh tế, Thanh tra chính phủ, VKSNDTC,TANDTC
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, làm rõ quátrình hình thành, thay đổi quan điểm trong chính sách và pháp luậtViệt Nam cũng như pháp luật quốc tế về các tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng (các Chương 1,2);
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập,đối chiếu số liệu về tình hình phát triển ngân hàng ở Việt Nam cũngnhư tình hình tội phạm và kết quả phòng ngừa, đấu tranh xử lý cáctội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của các cơ quan chức năng từ năm
2010 đến năm 2020;
Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp được sử dụng trong tất
cả các chương của Luận án, nhằm trình bày, làm sáng tỏ các quanđiểm, quan niệm về lĩnh vực ngân hàng và tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng, pháp luật Việt Nam, pháp luậtcủa các quốc gia, vùng lãnhthổ và pháp luật quốc tế về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, vềthực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàngtrong thời gian qua Trên cơ sở đó, xác định bản chất, đặc điểm củacác hiện tượng được nghiên cứu, sự phù hợp và bất cập của thựctiễn áp dụng các quy định của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng, của việc định tội danh và quyết định hình phạt (cácChương 2, 3); từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận vàkiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định có liên quan của BLHSViệt Nam hiện hành (Chương 4);
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, được sử dụng trongviệc làm rõ tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
Trang 15thời gian qua; những tích cực, tiến bộ và hạn chế trong phòng ngừatình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Chương3);
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong toàn bộ cácchương của Luận án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trongLuận án theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kếthừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêucầu đã được xác định của Luận án
Phương pháp phân tích, dự báo khoa học được sử dụng để dự báo
về diễn biến của tình hình tội phạm, các yếu tố tác động đến hoạt độngphòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và trênthế giới cũng như phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liênngành khoa học xã hội nhân văn như lịch sử, kinh tế, xã hội học, tâm lýhọc, luật học làm rõ bản chất kinh tế, xã hội, pháp lý của tình hình tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam để có sự nhìn nhận toàndiện hơn các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừatình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng (Chương 4)
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt đề tàinhằm đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam trong những giaiđoạn phát triển khác nhau cũng như so sánh với pháp luật của cácnước, để tìm ra những điểm hợp lý cũng như bất cập trong các quyđịnh pháp luật về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngânhàng ở Việt Nam
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa lý luận
Việc hoàn thành luận án có ý nghĩa trong việc làm rõ và phongphú thêm lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
Trang 16ngân hàng như khái niệm về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngânhàng, khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnhvực ngânhàng, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và chủ thể, các biện pháp phòngngừa và tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và đánh giá về thực tiễn hoạt độngphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ ra những
ưu điểm và những hạn chế, thiếu sót của hoạt động phòng ngừa, Luận
án đã đưa ra các dự báo có cơ sở khoa học và thực tiễn về tình hình tộiphạm, hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thờigian tới qua đó xây dựng, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt độngphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về phòng ngừa tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần làm phong phú thêm hệthống lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Luận án về thực tiễn phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từnăm 2010-2020 khá toàn diện và hệ thống, qua đó cho thấy rõ những
ưu điểm, những hạn chế và yếu kém trong thực tiễn phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua
Luận án là luận cứ về lý luận, thực tiễn có thể cung cấp cho cácnhà nghiên cứu, các nhà lập pháp trong việc soạn thảo các quy địnhcủa pháp luật về tội phạm, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngânhàng
Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo phục vụ chocông tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về tội phạm và phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
Trang 177. Kết cấu của luận án
Ngoài phần danh mục và tài liệu tham khảo, luận án được bốcục thành 4 chương Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứuChương 2 Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng
Chương 3 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnhvực ngân hàng Chương 4 Giải pháp tăng cường phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế toàncầu hóa, hoạt động của ngân hàng trên nhiều phương diện đã được cảithiện và mang lại rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí giao dịch, tiếtkiệm thời gian, tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch và giảmthiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, vi phạm và tội phạm
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng thì các viphạm, tội phạm trong lĩnh vực này cũng ngày một gia tăng và diễnbiến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạmtội Các tội phạm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, lộtrình hoạt động của ngân hàng, đến hiệu quả kinh doanh của các ngânhàng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế vàtội phạm không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà nó còn ảnh hưởng sâurộng đến các quốc gia khác trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Thựctrạng này được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đặcbiệt là thời gian gần đây
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm
Tim Newbukin, “Giáo trình Tội phạm học”, Vương Quốc Anh,
1998 [] Nội dung sách gồm có 6 phần và 36 chương, đề cập đếnnhững vấn đề cơ bản nhất về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.Trong đó, tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận về tộiphạm nói chung, các quan điểm về phòng ngừa tội phạm và hệ thống tưpháp hình sự trong phòng, chống tội phạm Tuy nhiên, tác giả chỉ mớidừng lại ở việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm, quan niệm, biệnpháp phòng ngừa tội phạm nói chung trên phương diện nghiên cứu các
Trang 19hiện tượng xã hội Với nội dung nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh
đã kế thừa được những kiến thức lý luận phục vụ cho quá trình nghiêncứu về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Minkovskij GM, “Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội
phạm”, Nhà xuất bản Moskva, jurid Literature, 1987[]
Về phương pháp luận: Tác giả Minkovskij G.M cho rằng tộiphạm là một hiện tượng xã hội, cần phải xác định được nguyên nhân,điều kiện và áp dụng biện pháp để loại trừ chính là phòng ngừa tộiphạm; Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm: Phải đồng bộ,
cụ thể, tổng hợp, toàn diện; Về cơ sở kinh tế - xã hội của việc phòngngừa tội phạm: Bao gồm nhiều biện pháp loại trừ các hiện tượng tiêucực trong xã hội, các điều kiện sống không thuận lợi, nâng cao trình
độ văn hóa cho người dân, đề cao tínhtích cực của giáo dục gia đình.Sách là tài liệu hữu ích trong việc cung cấp cơ sở lý luận của hoạt độngphòng ngừa tình hình tội phạm và xác định các biện pháp xã hội tronggiai đoạn hiện nay và có thể áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng
Dasetakob, “Sách chuyên khảo - Tội phạm học”, Nhà xuất bản
Trung tâm pháp lý Press, 2006 [89] Quyển sách đã chỉ rõ về cơ sở lýluận của tội phạm học và những lĩnh vực mới của tội phạm học Đềcập đến nội dung cơ sở lý luận của tội phạm học, tác giả đã xác địnhcác hành vi phạm tội phổ biến, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tộitrong xã hội.Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến hai loại tội phạm mới là:Tội phạm gia đình và tội phạm chính trị
Về biện pháp phòng ngừa tội phạm, tác giả đã chỉ ra biện phápphòng ngừa tội phạm là phải làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn đếnhành vi phạm tội Đây là công trình đề cập chuyên sâu đến những vấn
Trang 20đề lý luận cơ bản về tội phạm học, nguyên nhân làm phát sinh tộiphạm, các điều kiện tồn tại của tội phạm nói chung và các giải pháp
cơ bản có tính toàn diện, hệ thống về phòng ngừa tội phạm Nghiêncứu sinh sẽ kế thừa những tư tưởng đó trong quá trình triển khai luận
án của mình
V.Kudriavsev, “Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội
phạm”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 1987 [90] Sách đãnêu khái quát nhất về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tộiphạm, mặc dù không đề cập đến những tội phạm riêng lẻ, nhưng sẽ lànguồn tham khảo quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu về nguyênnhân, điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Jonh Graham, “Chiến lược phòng ngừa tội phạm tại Châu Âu và
Bắc Mỹ”, Viện nghiên cứu Phòng ngừa và Kiểm soát tội phạm
Helsinki, Phần Lan, 1997 [91] Quyển sách đã trình bày về thực trạng
và các biện pháp phòng ngừa tội phạm, trong đó đã đưa ra ba nhómbiện pháp cơ bản trong phòng ngừa tội phạm, cụ thể:
Nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm từ
cộng đồng; Nhóm biện pháp phòng ngừa
mang yếu tố xã hội; Nhóm biện pháp phòng
ngừa mang yếu tố tình huống
Nội dung sách có giá trị về mặt thực tiễn và lý luận đối với vấn
đề phòng ngừa tình hình tội phạm, đặc biệt giúp nghiên cứu sinhtrong quá trình nghiên cứu về các giải pháp mang tính xã hội trongphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa và giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nói
Trang 21chung và lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng
“Research Handbook on International Financial Crime”, là
cuốn Sổ tay nghiên cứu về tội phạm tài chính quốc tế do một nhómtác giả với sự chủ biên của Giáo sư Barry Rider Tập thể tác giả đãcung cấp kiến thức sâu sắc về sự gia tăng của tội phạm tài chính vàkinh tế, như gian lận, xâm phạm quản lý tài chính và thị trường, thamnhũng, rửa tiền ở một số quốc gia và khả năng phát triển của nó raphạm vi quốc tế Nhóm tác giả cũng đưa ra dự báo về tình trạng giatăng của loại tội tài chính nói chung trong từng khoảng thời gian cụthể Đây là một trong những nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trongquá trình nghiên cứu luận án của tác giả
“Computer Crimes and Counter Measures in the Nigerian
Banking Sector” (tạm dịch: Tội phạm máy tính và các biện pháp đối phó trong ngành ngân hàng Nigeria) của tác giả Olasanmi, Omoneye
Olufunke, Giảng viên khoa Quản trị, Đại học Obafemi Awolowo, Ife, Nigeria, 2010 [92]
Ile-Tác giả đã nhìn nhận, đánh giá từ nhiều khía cạnh công nghệ,cho rằng với sự gia tăng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin vàtruyền thông (ICT) như máy tính và Internet sẽ kèm theo các hoạtđộng phạm tội như spam, gian lận thẻ tín dụng, gian lận ATM, lừađảo, trộm danh tính, từ chối dịch vụ và như vậy có thể thấy rằng ICT
“đóng góp” cho tội phạm trong ngành ngân hàng Báo cáo này dự báocác tội phạm loại này không thể loại trừ hoàn toàn, nhưng có thể đượcgiảm đáng kể nếu các biện pháp kiểm soát nội bộ được sử dụng đúngđắn, phù hợp với cấu trúc tổ chức của ngân hàng hiện đại Đây là mộtcông trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong việc tìm các giải pháp làmhạn chế khả năng dẫn đến hành vi phạm tội của các ngân hàng ởNigeria Vì vậy, tác giả cũng sẽ tham khảo và học hỏi những kinh
Trang 22nghiệm cần thiết phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
“Impact of Electronic crime in Indian Banking Sector – An Overview”, Tiến sĩ
M Imran Siddique, Đại học Hồi giáo Aligarh Aligarh, U.P, Ấn Độ
2011 (Tạm dịch: Tác động của tội phạm điện tử trong ngành ngân
hàng Ấn Độ)[ 93 ].
Nghiên cứu này đưa ra khái niệm về các tội phạm có sử dụngcông nghệ đã xảy ra trong các ngân hàng ở Ấn Độ như gian lận ATM,rửa tiền và gian lận thẻ tín dụng , đồng thời đề cập đến các mối đedọa an ninh tồn tại ở khách hàng, như mối đe dọa của việc thu thậpthông tin người dùng, lừa đảo, rò rỉ thông tin cá nhân, trộm cắp thôngtin… Nghiên cứu cho thấy rằng tội phạm điện tử có thể được kéogiảmbằng cách áp dụng công nghệ cập nhật, sử dụng các nhân viên vàthiết bị đáng tin cậy Công trình này là một nỗ lực để nghiên cứu ảnhhưởng của tội phạm điện tử đối với ngành ngân hàng Ấn Độ
“White collar crime and the criminal justice system: Government response to bank fraud and corruption in China” (tạm dịch: Tội phạm cổ cồn trắng và hệ thống tư pháp hình sự: sự phản ứng của Chính phủ đối với gian lận ngân hàng và tham nhũng ở Trung Quốc) Tác giả: Hongming Cheng (Khoa Xã hội học, Đại học
Saskatchewan, Saskatoon, Canada) – Tạp chí Tội phạm Tài chính,Vol.16 Số phát hành 2, trang 166-179, 2009 [94] Công trình nghiêncứu này chỉ ra cách tiếp cận ba hướng là ngăn chặn, phòng ngừa vàgiáo dục - để giải quyết gian lận ngân hàng và tham nhũng Theo tácgiả, cần phải xây dựng lại đạo đức kinh doanh để đảm bảo tuân thủluật pháp cho cá nhân và tổ chức Nghiên cứu này có giá trị cho cácnhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý ngân hàng, các tổ chức tàichính và các nhà nghiên cứu quan tâm trong các vấn đề gian lận ngân
Trang 23hàng và tham nhũng.
Bài viết “Privatizing Economic Crime Enforcement: Exploring the Role of Private Sector Investigative Agencies in Combating Money Laundering”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Chính sách
Quốc tế số 16 năm 2006 Nghiên cứu này khám phá vai trò của các cơquan điều tra tài chính khu vực tư nhân (FIA) trong việc chống tộiphạm kinh tế và rửa tiền ở Canada và một số nước, đồng thời đề cậpđến vai trò của các tổ chức khu vực tư nhân, kế toán cung cấp cácdịch vụ hỗ trợ điều tra, quản lý rủi ro, tư vấn và hỗ trợ tranh tụng giảiquyết tội phạm kinh tế Bài viết giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cậntổng thể hơn về các chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội phạmtrong lĩnh vực ngân hàng hiện nay
- Sách “Three Decades of Researching and Combating
Economic Crime – Swedish Case” (Tạm dịch: Ba thập kỷ nghiên cứu
và chống tội phạm kinh tế - Trường hợp Thụy Điển) của tác giả
LarsKorsell, 2001 [95] Trong công trình này, tác giả đã đưa raphương pháp nghiên cứu tội phạm kinh tế, khái niệm, đặc điểm tộiphạm học của các tội phạm kinh tế qua thực tiễn Thụy Điển Sáchgiúp nghiên cứu sinh có thêm sự so sánh, đối chiếu, tham khảo về giảipháp phòng chống tội phạm kinh tế ở Thụy Điển và khai thác cáckinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam
Bài viết “Combating financial crime: regulatory versus crime
control approaches” (Tạm dịch: Chống tội phạm tài chính: Các phương pháp tiếp cận và kiểm soát tội phạm) của GS Hazel Croall, Trường Đạihọc Glasgow Caledonian, 2003 [96] Công trình này đã đánh giá các kếtquả áp dụng pháp luật và kiểm soát tội phạm tài chính; Chỉ ra cácđặcđiểm, phương thức, thủ đoạn và các giải pháp nhằm kiểm soát tộiphạm tài chính rất hữu ích cho tác giả tham khảo trong quá trình nghiên
Trang 24cứu đề tài luận án.
Bài viết “Protection of banknotes in the virtual reality” (Tạm
dịch: Bảo vệ tiền giấy trong thực tế ảo) của Silvia Lattová, Tạp chí
Luật US-CHINA số 10/2013 [97] Tác giả nêu lên sự cần thiết phải cócác biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng tiền giấy và tiền xu được lưuhành, sử dụng Cần phải có sự đổi mới và cố gắng hơn trong việc sảnxuất tiền, đặc biệt là các yếu tố kỹ thuật an toàn hơn về tiền giấy như intiền bằng các loại giấy đặc biệt, đưa vào đồng tiền những yếu tố có thểnhìn thấy chỉ dưới ánh sáng đặc biệt… Đồng thời, tác giả cho rằngcũng cần thực hiện biện pháp bảo vệ các yếu tố ghi trên đồng tiền (nhưhình ảnh đồ hoạ, biểu tượng…) như bảo vệ như các công trình sở hữutrí tuệ, gắn với các quy định về bản quyền Bài báo cũng giới thiệu một
số quy định pháp luật điều chỉnh sự phát sinh, phát triển của các loạitiền cũng như sự ra đời các yếu tố bảo mật trong các loại tiền và biệnpháp bảo vệ chống làm giả
Điểm qua một số công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài
về những vấn đề liên quan đến nội dung luận án, tác giả thấy rằng cáccông trình khoa học nêu trên chứa đựng nhiều gợi ý cho việc tổ chứccông tác phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.Tuy nhiên, việc tiếp thu như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, như: bối cảnh kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện nhà nướcpháp quyền, hệ thống pháp luật, giá trị pháp luật Việt Nam truyềnthống… Ngoài ra, việc tiếp thu những giá trị ấy còn phải bảo đảm phùhợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung củapháp luật quốc tế, nhất là trong lĩnh vực tư pháp hình sự và thực tiễn
tổ chức phòng ngừa tội phạm của Việt Nam
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trước thực trạng của tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân
Trang 25hàng ngày một gia tăng và tính chất, mức độ ngày một phức tạp, cùngvới sự chỉ đạo, định hướng từ đường lối, chủ trương, chính sách, phápluật của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng ngừa tội phạm nóichung và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, trong suốtnhững năm qua đã có nhiều nhà khoa học, chuyên gia và cán bộ thựctiễn ở trong nước công bố các công trình nghiên cứu khác nhau liênquan đến phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng Cáccông trình nghiên cứu đó được thể hiện dưới dạng giáo trình, sáchchuyên khảo, sách tham khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tàinghiên cứu khoa học các cấp, bài viết đăng trên các tạp chí và kỷ yếuhội thảo khoa học Trong quá trình thực hiện luận án của mình, nghiêncứu sinh đã tiếp cận, nghiên cứu và khái quát thành các nhóm côngtrình sau:
1.2.1. Một số công trình lý luận liên quan đến phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng
- Giáo trình “Tội phạm học”, Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, 2015 [68] Nội dung giáo trình đã xácđịnh tội phạm học là khoa học thực nghiệm nghiên cứu về tội phạmhiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằmmục đích phòng ngừa tội phạm Tài liệu là cơ sở lý luận quan trọngtrong nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung
- Giáo trình “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, GS.TS Nguyễn
Ngọc Hòa, Nhà xuất bản Tư pháp (2015) [23] Tác giả đã đặt phòngngừa tội phạm trong mối liên hệ với đấu tranh phòng chống tội phạm.Tài liệu đã trình bày vấn đề về tội phạm dưới các khía cạnh khácnhau, đặc biệt đã đề cập đến hai vấn đề lý luận liên quan đến đề tàiluận án là tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm, phân biệt sự
Trang 26khác nhau giữa tội phạm và tình hình tội phạm Đây là cơ sở nghiêncứu quan trọng trong nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội phạm.
- Giáo trình “Tội phạm học”, GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất
bản Công an nhân dân (2013) [75] Nội dung cuốn sách đề cập đếncác vấn đề lý luận về tội phạm học như khái niệm, đối tượng, nhiệm
vụ, các phương pháp nghiên cứu, vị trí của tội phạm học với cácngành khoa học khác; Tình hình tội phạm cũng như các nguyên nhân,điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân, điều kiệncủa tội phạm cụ thể, nhân thân người phạm tội Cuốn sách cũng trìnhbày và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phòng ngừa tình hình tộiphạm, dự báo tình hình tội phạm Để phòng ngừa tình hình tội phạmtrong bối cảnh toàn cầu hóa, theo tác giả cần có sự hợp tác quốc tếtrong đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm Điều này rất cần thiếtđối với việc nghiên cứu tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, vì loại tộiphạm này cũng mang tính chất toàn cầu, xuyên quốc gia
- Giáo trình “Xã hội học tội phạm”, tác giả Trần Đức Châm,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2012) gồm 7 chương, 143 trang [7].Nội dung cuốn sách ngoài các vấn đề lý luận liên quan đến xã hội họctội phạm như đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng, mốiquan hệ giữa xã hội học tội phạm và các ngành khoa học khác cònđưa ra những đặc điểm xã hội học của một số loại tội phạm cụ thểhiện nay, trong đó có tội phạm về kinh tế
- Giáo trình “Kiểm soát xã hội đối với tội phạm”, TS Trịnh Tiến
Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2014) gồm 8 chương, 298trang [78] Tác giả đã đưa ra các vấn đề lý luận liên quan đến tìnhhình tội phạm và những tác động của nó đối vớixã hội, từ đó đặt ramục tiêu kiểm soát xã hội đối với tội phạm Nội dung cuốn sách nhằmthu hút các lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm, phát động
Trang 27tinh thần trách nhiệm kiên quyết đấu tranh và chủ động tấn côngphòng, chống tội phạm của các chủ thể, tăng cường khả năng pháthiện, ngăn ngừa và xử lý tội phạm của các cơ quan chức năng Điềunày giúp nghiên cứu sinh có thể vận dụng trong việc nghiên cứu vấn
đề kiểm soát xã hội đối với tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
- Sách chuyên khảo “Tội phạm học so sánh”, PGS.TS Lê Thị
Sơn, Nhà xuất bản Tư pháp (2015) [56] Cuốn sách đã trình bàynhững vấn đề lý luận về tội phạm học so sánh, đặc biệt tác giả đãnghiên cứu so sánh về tội phạm với kiểm soát tội phạm (ở phạm vitoàn cầu, một nhóm quốc gia, hai quốc gia, đối với một số loại tộiphạm, nghiên cứu về tội phạm xuyên quốc gia) Tác giả đã đưa raquan điểm là phòng ngừa tội phạm sẽ dẫn đến kiểm soát tội phạm.Điều này giúp nghiên cứu sinh có cách nhìn về mối liên hệ giữaphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, nếu làm tốt
sẽ giúp kiểm soát tình hình tội phạm trong lĩnh vực này
- Sách“Tội phạm ở Việt Nam năm 2011 – 2012”, GS.TS Nguyễn
Xuân Yêm, Phan Văn Vĩnh, Nhà xuất bản Công an nhân dân (2012)[82] Nội dung cuốn sách phản ánh về tình hình, diễn biến, hậu quảcủa một số loại tội phạm điển hình trong đó có tội phạm về kinh tế,ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao Những nội dung có liênquan đến tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vựcngân hàng nói riêng có thể được sử dụng để nghiên cứu, dự báo vềtình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay
- Sách chuyên khảo“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phòng
ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa”, GS.TS Nguyễn Xuân
Yêm và PGS.TS Nguyễn Minh Đức chủ biên, Nhà xuất bản Công annhân dân (2011) [81] Cuốn sách làm rõ lý luận về tội phạm, phươngpháp nghiên cứu tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa; phân tích hệ
Trang 28thống pháp luật phòng chống tội phạm; làm rõ mức độ tình trạngphạm tội; quan điểm về tội phạm và chính sách đấu tranh phòngchống tội phạm của một số nước ở khu vực châu Âu, châu Á – TháiBình Dương và nước Mỹ Cuốn sách cũng đề cập đến một số quanđiểm về tội phạm kinh tế nói chung cũng như chính sách đấu tranhvới tội phạm này của một số nước, nhưng chưa đề cập đến tội phạmtrong lĩnh ngân hàng một cách riêng biệt.
- Luận án tiến sĩ Luật học “ Đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ởViệt Nam”, Trần Xuân Huệ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 2016.[33, tr.116] Công trình này đã phân tích lý luận, làm rõ được thựctrạng tội phạm rửa tiền và chỉ ra những bất cậptrong qui định củapháp luật, trong thực thi pháp luật khi xác định hành vi phạm tội cũngnhư hệ thống chế tài đối với những hành vi này, vì hiện tại tội phạm
về rửa tiền và tài trợ khủng bố đang sử dụng các công cụ thanh toánqua ngân hàng như là một phương tiện hợp thức hoá nguồn tiền do viphạm pháp luật mà có Trong quá trình nghiên cứu của mình đối vớivấn đề phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng,nghiên cứu sinh kế thừa được trong việc nhân diện được các hành vi,dấu hiệu của tội rửa tiền, qua đó xác định được những thủ đoạn màchúng có thể sử dụng trong giao dịch, thanh toán qua ngân hàng củahoạt động rửa tiền, từ đó xác định cụ thể hơn những biện pháp đang
áp dụng có phù hợp với sự vận hành của thực tiễn trong hoạt động củangân hàng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay
Luận án Tiến sĩ luật học “ Đấu tranh phòng, chống tội làm, tàngtrữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ở Việt Nam hiện nay” Hoàng DiệuThuý, Viện khoa học xã hội, Hà Nội 2016 [57] Nội dung nghiên cứucủa luận án có giá trị về lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu sinh thamkhảo khi nghiên cứu và triển khai đề tài của mình với những nội dung
Trang 29liên quan đến đánh giá với mỗi loại tội cụ thể Ngoài ra, với cách tiếpcận nguyên nhân và điều kiện của THTP thông qua nghiên cứu cơ chếhành vi phạm tội của luận án giúp nhgiên cứu sinh bổ sung các quyđịnh về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong khi xâydựng hệ thống giải pháp phòng ngừa cho riêng tội này theo qui địnhtại Điều 207 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 tội này trongthời gian tới.
1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Sách chuyên khảo “Phòng, chống các loại tội phạm ở Việt nam
trong thời kỳ đổi mới”, các tác giả GS,TS Nguyễn Xuân Yêm, Nhà
xuất bản Công An nhân dân (2005) [80] Trong nội dung cuốn sáchnày, tác giả có đề cập đến phòng chống các tội xâm phạm kinh tế(Chương XI), phòng chống các tội phạm về tham nhũng (ChươngXII), phòng chống các tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiềngiả, ngân phiếu giả, công trái giả (Chương XV) Trong nội dung chínhcủa cuốn sách trên tác giả đã dày công nghiên cứu về lĩnh vực phòngchống tội phạm với giai đoạn phòng chống các loại tội trên tác giả đãđưa ra những biện pháp khác nhau phù hợp với phương thức thủ đoạnkhi tội phạm đã xảy ra và hoàn thành Qua nghiên cứu các nội dungtrên của cuốn sách nghiên cứu sinh đã tiếp thu được những kiến thức
lý luận về phòng chống các tội cụ thể và cách tiếp cận với những biệnpháp cho 3 loại tội trên để nhìn nhận và đưa ra hướng tiếp cận cụ thểcho nội dung của luận án mà mình đangtriển khai khi bổ sung nghiêncứu về các công cụ, phương tiện phạm tội và phân tích, đánh giá, dựđoán diễn biế tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, từ đó ápdụng vào nghiên cứu cho giai đoạn phòng ngừa tội phạm trong quátrình nghiên cứu của mình [80]
Trang 30Sách chuyên khảo “Phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân
hàng ở Việt nam hiện nay”, các tác giả Nguyễn San Miên Nhuận và
Nguyễn Xuân Trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2013) [41].Trong công trình này, các tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận vềphòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, thực trạng tình hìnhtội phạm, nguyên nhân của tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngânhàng và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng ở Việt Nam Tuy nhiên, thời điểm nghiên cứu trước năm
2013, các tác giả dựa trên những quy định của BLHS năm 1999, sốliệu thu được từ những năm trước 2010 Đến năm 2015, BLHS năm
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ năm 2018 với nhữngquy định mới về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, nên những nộidung về tội phạm, về thực trạng tình hình tội phạm và giải phápphòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần được đánhgiá lại, bổ sung thêm Tiếp cận công trình của 2 tác giả trên, nghiêncứu sinh đã kế thừa được những kiến thức lý luận và phương pháptiếp cận với nội dung nghiên cứu khá toàn diện như đã đề cập
Luận văn Thạc sĩ luật học"Phòng ngừa tội vi phạm quy định về
hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" của tác giả Phạm văn Hiển [25] Công trình này tác giả phân tíchphòng ngừa 1 tội phạm cụ thể theo Điều 206 của Bộ luật hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017
Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu về tìnhhình tội phạm vi phạm các qui định về hoạt động ngân hàng và cáchoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng trong thời giangần đây Khi nghiên cứu công trình này giúp cho nghiên cứu sinhcách tiếp cận nghiên cứu một tội phạm cụ thể và việc phòng ngừa tộiphạm đó, nghiên cứu sinh đã kế thừa được một vài số liệu trong quá
Trang 31trình tổng hợp của tác giả và sử dụng trong khi phân tích vào mụcđích nghiên cứu của mình để làm rõ cho nội dung nghiên cứu có tính
hệ thống hơn trên tinh thần tiếp nhận và tiếp biến để phát triển thêmnội dung nghiên cứu của mình
Luận văn Thạc sỹ Luật học “Phòng chống tội phạm trong hoạt
động ngân hàng” của Trần Thị Hằng, Đại học quốc gia – Khoa Luật,
năm 2006 [32] Luận văn đã trình bày một số vấn đề lý luận và thựctrạng tình hình tội phạm trong hoạt động ngân hàng từ năm 2000-
2006, trên cơ sở qui định của BLHS 1999 Luận văn xuấtphát từ việcnghiên cứu một số sai phạm chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng,đặc biệt là các sai phạm như: vi phạm quy định về cho vay trong hoạtđộng của các tổ chức tín dụng, cho vay không có đảm bảo trái quyđịnh pháp luật, cho vay vượt giới hạn quy định, không kiểm soát chặtchẽ trước, trong và sau khi cho vay từ đó đưa ra một số kiến nghị cụthể nhằm hoàn thiện công tác phòng, chống tội phạm trong các hoạtđộng trên của ngân hàng Do luận văn tiếp cận dưới góc độ chuyênngành luật hình sự nên chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích về nguyênnhân, điều kiện làm nảy sinh tội xâm phạm đến hoạt động ngân hàng,cũng như diễn biến của loại tội này trong thực tiễn để có thể có nhữngbiện pháp hạn chế và loại trừ nguyên nhân, điều kiện của các hành viphạm tội xâm phạm đến hoạt động ngân hàng Mặc dù vậy, đây cũng
là công trình giúp cho nghiên cứu sinh cách tiếp cận nghiên cứunhững vấn đề liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Luận văn Thạc sỹ Luật học Trần Thị Thùy Trang (2020), “Cáctội phạm trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật hình sự Việt Namhiện nay ”, , Học viện khoa học xã hội; Công trình khoa học nêu trên
đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp luật liên quan đến đề tài màtác giả nghiên cứu, nhưng dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự
Trang 32Mặc dù vậy, đây là cơ sở để tác giả kế thừa, chọn lọc phục vụ nghiêncứu đề tài của mình
Báo cáo khoa học, đề tài khoa học cấp nhà nước KX07.07 Bộ
Công an “Những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm
có tổ chức ở Việt Nam trong tình hình mới”, năm 2005 Đề tài đã đi
sâu phân tích, đánh giá và rút ra đặc điểm cơ bản của tội phạm có tổchức xâm phạm trật tự xã hội; tội phạm về ma túy; tội phạm xâm phạmtrật tự quản lý kinh tế và chức vụ ở Việt Nam; tội cho vay nặng lãi, tổchức các đường dây buôn bán hàng cấm, buôn lậu, buôn bán, tàng trữ,sản xuất ma túy, hình thành các đường dây chạy dự án, chạythầu, đồng thời, đánh giá đúng mức cả những yếu tố thành công vàchưa thành công trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức
ở nước ta hiện nay Với những đánh giá khách quan, khoa học của côngtrình trên, nghiên cứu sinh đã hình thành được cách tiếp cận tổng quan
về thực trạng của tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về kinh tế vàtội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng
Hội thảo khoa học “Thực thi pháp luật về quản trị công ty đối
với ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam”, do Học viện Ngân
hàng tổ chức ngày 5/7/2018 Trong thực tiễn quản trị công ty tronghoạt động ngân hàng ở Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế nhất định,thể hiện ở mô hình tổ chức chưa phù hợp; sự gia tăng những hành viphạm tội do người điều hành ngân hàng thực hiện; ý thức vàtráchnhiệm của người điều hành chưa gắn kết với lợi ích của chủ sởhữu và các bên có lợi ích liên quan Vì vậy trong quá trình vận hành,quản trị các ngân hàng thương mại đã tạo nhiều kẽ hở cho tội phạmtrong lĩnh vực ngân hàng lợi dụng… Nghiên cứu sinh đã kế thừanhững quan điểm lý luận về quản trị điều hành đối với loại hìnhdoanh nghiệp đặc thù là các ngân hàng thương mại để tiếp tục áp
Trang 33dụng những kiến thức, phương pháp nghiên cứu về tội phạm và phòngngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nhìn từ góc độ hoànthiện pháp luật trong quản trị nội bộ ngân hàng, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp phòng ngừa cụ thể, hiệu quả hơn.
Bài viết “Một số vấn đề pháp lý về đảm bảo bí mật thông tin
khách hàng trong hoạt động ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thị Kim
Thoa, Tạp chí Ngân hàng số 8 năm 2017 [58] Bài viết đã phân tích
một số quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của tổ chứchoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật tại một số nước trên thếgiới và so sánh với pháp luật Việt Nam Từ đó, tác giả đưa ra một sốkhuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam vềvấn đề này, đảm bảo cân bằng lợi ích của khách hàng và lợi ích củaquốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Bài viết “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với
ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh toán”, tác giả Bùi Quang Tiên, Tạp chí Ngân hàng số 08 ngày
5/6/2017[60] Bài viết đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn nhấtđịnh trong bối cảnh tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0, ngành Ngân hàng đang có nhiều cơ hội cũng như tháchthức cho sự phát triển của mình, trong đó có hoạt động thanh toán tạiViệt Nam
Bài viết “Giải pháp phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong
lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương,
Tạp chí Tài chính, 20/08/2017 [28] Bài viết đã khái quát thực trạngtội phạm công nghệ cao ở Việt Nam thời gian qua và đưa ra những dựbáo về nguy cơ đồng thời đề xuất giải pháp phòng chống tội phạmcông nghệ cao trong thời gian tới trong lĩnh vực ngân hàng
Bài viết “Tội phạm kinh tế và đấu tranh phòng chống tội phạm
Trang 34này ở Việt Nam” của TS Dương Tuyết Miên, Tạp chí Luật học Số 3
năm 2003 [39] Trong công trình này, tác giả đã phân tích và đưa rakhái niệm tội phạm kinh tế, chỉ ra những khó khăn trong việc phòngngừa tội phạm kinh tế ở Việt Nam, đề xuất một số giải pháp pháp luậthình sự nhằm đấu tranh phòng chống loại tội phạm này Mặc dù bàiviết tiếp cận với phương pháp của luật hình sự nhưng vẫn có ý nghĩacho nghiên cứu sinh trong quá trình tiếp cận phương pháp đấu tranhphòng chống tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng nói riêng
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp cơ
sở lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài phòng ngừa tội phạm xâmphạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàngnói riêng ở Việt nam hiện nay Tuy nhiên, các công trình này chỉ đềcập đến phòng ngừa tội phạm nói chung hoặc các tội cụ thể trongnhóm tội xâm phạm kinh tế mà rất ít những công trình nghiên cứu vềphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng Bên cạnh
đó, các công trình có cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận dưới góc
độ luật hình sự, điều tra tội phạm hoặc tiếp cận dưới góc độ tội phạmhọc nhưng phần lớn thời gian nghiên cứu trước khi có BLHS 2015,trong bối cảnh hiện kinh tế - xã hội nước ta cũng như pháp luật hình
sự nói riêng đã có nhiều thay đổi, kéo theo tình hình tội phạm cũngnhư các nguyên nhân và điều kiện của tình tội phạm cũng đã thay đổi
Từ đó, cần có nghiên cứu tiếp theo để đưa ra những giải pháp phòngngừa tội phạm trong trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với tình hìnhmới hiện nay
Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trang 35có liên quan đến nội dung của Luận án, Nghiên cứu sinh có nhận xét,đánh giá như sau:
1.3.1. Một là những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã tập
hợp, đúc kết được nhiều vấn đề lý luận liên quan đến tội phạm vàphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, như đã đềcập, phân tích khái niệm tội phạm, tình hình tội phạm, đặc điểm, tínhchất, nguyên nhân, điều kiện của tình hình loại tội phạm này; phân tích,đánh giá lý luận về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàngtrong nước và trên thế giới Đây là những nội dung rất quan trọng, làm
cơ sở cho phần nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạmtrong lĩnh vực ngân hàng của luận án
Thứ hai, các nghiên cứu trên, nhất là các công trình nghiên cứu ở
nước ngoài đã chỉ ra nhiều thách thức mà cơ quan tư pháp nói chung
và ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt trong thời gian tới khi mànhân loại đang tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 Đây có thể hiểu là những kinh nghiệm cho Việt Namkhông chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn là các bài học quý báu để
có thể xây dựng phương hướng hoàn thiện pháp luật, áp dụng phápluật về đấu tranh và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng trong tình hình mới
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trong nước, nhất là các công
trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm,phần nào đã chỉ ra đượcnhững thiếu sót, bất cập và nguyên nhân cầnkhắc phục trong xây dựng pháp luật và thi hành, áp dụng pháp luậttrong phòng ngừa tội phạm về kinh tế nói chung và về lĩnh vực ngânhàng nói riêng, cũng như đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để khắcphục những thiếu sót, bất cập đó Đây là những kết quả nghiên cứu
Trang 36mà tác giả luận án có thể kế thừa, phát triển.
Thứ tư, nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích kỹ một số giải
pháp đấu tranh phòng ngừa một số loại tội cụ thể liên quan đến lĩnhvực ngân hàng, như tội tham nhũng, rửa tiền, lừa đảo, tiền giả, cố ýlàm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng…, đồngthời đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đấutranh, phòng ngừa đối với từng loại tội phạm đó Điều này sẽ giúpnghiên cứu sinh có thêm cơ sở để nghiên cứu, đưa ra những đề xuấtphù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tộiphạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới
1.3.2. Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu liên quanđến hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vựcngân hàng ở trong và ngoài nước như đã nêu, tác giả luận án sẽ tiếp tụcnghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
- Tuy đã có nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đếnkhái niệm tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng do tính chấtphức tạp của vấn đề nên các tác giả chưa đi sâu vào nội dung này, Vìvậy, tác giả luận án cho rằng trước khi đi sâu phân tích lý luận và thựctiễn của tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, cần xây dựngđịnh nghĩa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và tiếp tục hoàn thiệnkhái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của tình hình tội phạm trong lĩnhvực ngân hàng Tiếp đó là lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạmtrong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam- vấn đề mà đa số các côngtrình nghiên cứu nêu trên chưa đề cập đến
- Ở trong nước, đến nay tuy đã có một số công trình tập trung nghiêncứu về pháp luật phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng,trong đó có pháp luật hình sự nhưng các công trình này chưa đưa ra
Trang 37được nội dung, đặc điểm pháp lý về loại tội phạm này So với quyđịnh về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của BLHS năm 2015 (sửađổi năm 2017) cho thấy, các quy định về tội phạm trong hoạt độngngân hàng gần như chỉ tập trung vào một hoạt động chủ yếu của ngânhàng đó là cấp tín dụng (Điều 206) Trong khi đó, hành vi được coi làtội phạm trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra rộng hơn, bao gồm cáchoạt động của ngân hàng thương mại như: Kinh doanh tiền tệ; cungứng dịch vụ thanh toán và những hoạt động trong tổ chức, quảnlý,vận hành toàn ngành ngân hàng, nên tội phạm trong lĩnh vực ngânhàng còn tính đến cả các tội khác như xâm phạm về chế độ sở hữu, tộiphạm về chức vụ Vì vậy, trong luận án của mình, tác giả sẽ làm rõhơn quan niệm về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trước khi nghiêncứu tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng,
Mặc dù một số tác giả qua các công trình nghiên cứu của mình,khi nghiên cứu về tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng
đã đưa ra một số giải pháp phòng ngừa loại tội phạm này, nhưng donhững công trình này công bố đã lâu, trong bối cảnh kinh tế - xã hộiViệt Nam và ngành ngân hàng có những biến động đáng kể, chínhsách, pháp luật hiện hành đã có nhiều thay đổi so với trước đây nênngay các giải pháp được đề xuất cũng đã bộc lộ những hạn chế nhấtđịnh, không còn phù hợp với hoàn cảnh mới
Như vậy, tổng quát vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu là:
- Đi sâu nghiên cứu, làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội phạm vàtình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và nguyên nhân, điềukiện làm phát sinh
- Phân tích, khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạmtrong lĩnh vực ngân hàng
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm
Trang 38trong lĩnh vực ngân hàng, làm rõ những kết quả đạt được, những hạnchế, thiếu sót và những nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Kết luận Chương 1
Trong chương 1 của luận án, nghiên cứu sinh đã phân tích, đánhgiá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trong đótập trung phân tích các công trình nghiên cứu tiêu biểu, điển hình ởtrong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án Với mụcđích là nghiên cứu, phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được củacác công trình nghiên cứu đã được công bố, những vấn đề mà cáccông trình này chưa nghiên cứu, chưa tiếp cận hoặc nếu có tiếp cậnnhưng chưa đầy đủ và sâu sắc, trên cơ sở đó mà rút ra những vấn đềtrọng yếu mà nghiên cứu sinh phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trongluận án của mình
Qua nghiên cứu cho thấy, các công trình được tập hợp đã tiếpcận đề tài ở nhiều khía cạnh khác nhau và có những đóng góp nhấtđịnh, nhất là góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễnphòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng Một số tácgiả đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, tác hại vànguyên nhân phát sinh, phát triển của tội phạm và thực trạng phòngngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới Ở một vài công trình nghiên cứu còn đề xuấtnhững giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật và biện pháp cụthể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh và phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
Các công trình khoa học này không chỉ giúp nghiên cứu sinh có
Trang 39cái nhìn tổng thể, khái quát về tình hình tội phạm và phòng ngừa tìnhhình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng mà còn gợi mở, đặt ra nhiềuvấn đề để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu trong luận án của mình.
Trang 40Chương 2
LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
2.1. Khái niệm tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng, theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ
sung năm 2017, “là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”[ 51 ].
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật NHNN hoặc Khoản 12Điều 4 Luật các TCTD hiện hành, khái niệm hoạt động ngân hàngtheo quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam gồm 2 nội dungchính là: Hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ thanh
toán.“Lĩnh vực ngân hàng là tổng thể các quan hệ giữa Ngân hàng
Nhà nước với các tổ chức tín dụng và với các chủ thể khác trong xã hội liên quan đến hoạt động quản lý, điều tiết, kinh doanh và cung ứng các dịch vụ ngân hàng” Tuy nhiên, với sự ra đời của các tổ chức
tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại thì trong khái niệmngân hàng còn bao hàm ngân hàng thương mại (và ngân hàng chínhsách xã hội) Từ đó, có thể nói lĩnh vực ngân hàng gồm hệ thống ngânhàng (Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và ngân hàngchính sách xã hội) với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngânhàng như nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứngcác dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật
Như vậy, lĩnh vực ngân hàng là khái niệm tương đối rộng, có nộihàm chỉ sự tồn tại của các ngân hàng và hoạt động của các ngân hàng