Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
1,38 MB
Nội dung
TổngquanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lương thực, thực phẩm, đặc biệt là các nông sản chính như thóc, gạo, ngô,
khoai, sắn, đậu, đỗ và lạc là nguồn năng lượng chính nuôi sống loài người. Vì thế,
việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng nông sản là một vấn đề được các tổ chức
quốc tế cũng như các cơ quan khoa học về lương thựcthựcphẩm của thế giới đặc biệt
quan tâm.
Việc nâng cao chất lượng nông sản bao gồm các kĩ thuật bảo quản gìn giữ các
giá trị dinh dưỡng, ngăn chặn các chất độc hại nhiễm trên các nông sản đó đồng thời
chế biến nông sản thành những thựcphẩm có giá trị dinh dưỡng cao là một trong
những phần cần thiết đối với ngành nông nghiệp nước ta.
Nước ta là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho nấm
mốc phát triển. Do các hoạt động hết sức mạnh mẽ của các vi sinh vật có hại đã gây
ra tổn thất lớn cho nông sản ở giai đoạn sau thu hoạch, trong đó tổn thất gây nên do
nấm mốc chiếm một phần đáng kể.
Ngoài việc gây tổn thất về lượng cho nông sản nấm mốc còn sinh ra các độc tố
đặc biệt nguy hiểm với sức khoẻ con người và động vật. Nấm mốc phát triển trên
lương thực không những sử dụng các chất dinh dưỡng của hạt như : protein,
carbohydate, lipid và các vitamin, mà phần lớn các loại độctố do nấm mốc sản sinh
ra đều gây ra những tác hại rất lớn cho con người và động vật tiêu thụ. Những độc tố
do nấm mốc sinh ra phần lớn gây ra ung thư đối với động vật và con người. Chính vì
thế, việc tìm hiểu và đánh giá đúng tác hại của từng loại độctố đóng vai trò quan
trọng trong việc phòng chóng độctố nấm mốc. Với tầm quantrọng và ý nghĩa thực
tiễn nêu trên và được sự chấp nhận của Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học,
chúng tôi thực hiện đề tài “Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthực phẩm.”
1.2. MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu về các loại độctố nấm mốc hiện diện trên nông sản như thóc, gạo,
ngô, khoai, sắn, đậu đỗ…
Tìm hiểu các phương pháp phát hiện các độctốmycotoxintrongthực phẩm.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
SVTH: Nguyễn Văn Phước 1 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Tìm hiểu một số loại vi khuẩn gây bệnh trongthựcphẩm gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ của con người và các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn sự xâm nhập của
chúng vào thực phẩm.
Tìm hiểu một số loại mycotoxin điển hình như: Aflatoxin, Fumonisin,
Ochratoxin, Patulin và các biện pháp kiểm soát mycotoxin.
SVTH: Nguyễn Văn Phước 2 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Chương 2: TỔNGQUANVỀĐỘCTỐ MYCOTOXIN
TRONG THỰC PHẨM
2.1. TỔNGQUANVỀĐỘCTỐ VI SINH VẬT TRONGTHỰC PHẨM
2.1.1. Độctố do Staphylococcus aureus
2.1.1.1. Đặc điểm vi khuẩn
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) có hình cầu, đường kính khoảng từ 0,8 – 1,5
µm, Gram dương, không di động, không sinh nha bào, một số chủng có giáp mô, sắp
xếp không có thứ tự nhất định, thường tụ lại thành đám.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus có mặt khắp nơi trong không khí, nước, niêm
mạc mũi, họng, bàn tay. Tốc độ phát triển và khả năng sinh độctố S. aureus phụ
thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ độ ẩm. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí tuỳ nghi,
chịu được nồng độ muối và đường cao. Khi có sự cạnh tranh của các vi khuẩn khác
thì tụ cầu khuẩn này chỉ phát triển mà không sinh độc tố. Còn trong môi trường cạnh
tranh yếu như thức ăn đã nấu chín kỹ thì tụ cầu khuẩn lại phát triển và sinh độc tố
mạnh.
Vi khuẩn S. aureus bị tiêu diệt ở 80 – 85
0
C sau 20 – 25 phút, nhưng độctố của
tụ cầu khuẩn này rất bền với nhiệt độ, các enzyme phân giải protein chịu được môi
trường acid. Để phá huỷ độctố này phải đun sôi ít nhất 2h.
Hình 2.1: Vi khuẩn Staphylococcus aureus
2.1.1.2. Độc tố
SVTH: Nguyễn Văn Phước 3 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Trên lâm sàng việc phân biệt các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh và không
gây bệnh thường dựa vào sự hiện diện của enzyme Coagulase. Enzyme này gắn với
prothrombin trong huyết tương và hoạt hóa quá trình sinh fibrin từ tiền chất
fibrinogen. Enzyme này cùng với yếu tố kết cụm (clumping factor), một enzyme vách
vi khuẩn, giúp tụ cầu vàng tạo kết tủa fibrin trên bề mặt của nó. Tính chất này là yếu
tố sinh bệnh cực kỳ quantrọng và yếu tố cũng đóng vai trò quantrọngtrong chẩn
đoán.
Ngoài coagulase và yếu tố kết cụm, tụ cầu còn sản xuất một số độctố quan
trọng góp phần tạo nên độc lực mạnh mẽ của chủng vi khuẩn này.
a) Exfoliative toxin
Là độctố phá hủy lớp thượng bì. Độctố này gây tổn thương da tạo các bọng
nước. Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell do tụ cầu.
Cơ chế tác dụng như sau:
- ET gây ra sự phân ly bên trong lớp biểu bì giữa các lớp tế bào sống và chế làm
da phồng lên và làm mất dần đi những lớp biểu bì làm da mất nước và cứ thế tiếp tục
nhiễm trùng.
- Những độctố này có khả năng esterase và protease và nó tấn công những
prôtêin có chức năng duy trì sự nguyên vẹn của các tế bào biểu bì.
- Bệnh thường bắt đầu với sự nhiễm trùng da tại một vị trí xác định nhưng sau
đó vi khuẩn bắt đầu sinh sản độctố ảnh hưởng đến da trên toàn bộ cơ thể.
- Trẻ phát sốt, phát ban và phồng da. Phát ban bắt đầu từ miệng lan rộng đến
bụng, tay, chân. Khi vết phồng bị bể ra thì phát ban kết thúc. Lớp da ngoài cùng bị
tróc ra và bề mặt trở nên đỏ, đau giống như một vết bỏng.
b) Enterotoxin
Enterotoxine (A, B, C, D, E) bền với nhiệt. Các độctố ruột này đóng vai trò
quan trọngtrong ngộ độcthực phẩm.
Cấu trúc
Là những chuỗi protein đơn có trọng lượng phân tử 25.000 – 29.000 Da, mỗi
chuỗi có vị trí kháng nguyên chuyên biệt.
SVTH: Nguyễn Văn Phước 4 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Đặc điểm chính là có vòng cystein ở giữa làm ổn định cấu trúc phân tử và kháng
sự phân giải protein
Có các chuỗi aa, trong đó nhiều nhất là aspartic, glutamic, lysin, tyrosine.
Tính chất
SE là những protein đơn giản, hút ẩm, dễ tan trong nước và nước muối, là
những protein cơ bản, độ đẳng điện pI là 7-8,6, trừ SEG và SEH có độ đẳng điện pI
tuần tự là 5,6 và 5,7. Độ ẩm cao nhất là 277 nm, cao hơn so với những protein thông
thường. Dù có một mức độ tương đồng giữa các SE, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa
các trình tự amino acid làm cho các độctố có các vị trí kháng nguyên khác nhau
(Merlin S Bergdoll, 2000).
SE giàu lysine, acid aspartic, acid glutamid và tyrosine. Hầu hết có vòng cystine
tạo cấu trúc thích hợp có thể liên quan đến hoạt tính gây nôn. Chúng có tính ổn định
cao, kháng với hầu hết các enzyme phân hủy protein và vì thế chúng giữ được hoạt
tính trong ống tiêu hóa sau khi được ăn vào bụng. Chúng còn kháng với
chymotrypsine, rennin và papain (Yves Le Loir và ctv, 2003). Đặc biệt, tính bền nhiệt
là một trong những tính chất quantrọng nhất của các SE trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm. Chúng không bị phân hủy ở 100
o
C trong 30 phút (Trần Linh Thước, 2002),
thậm chí ở 121
o
C trong 28 phút thì những SE vẫn giữ đươc hoạt tính sinh học (khi thí
nghiệm trên mèo) (Naomi Balaban và Avraham Rasooly, 2000), tính kháng nhiệt của
SE trongthựcphẩm cao hơn so với trong môi trường nuôi cấy (Yves Le Loir và ctv,
2003).
Hoạt tính của SE
Hoạt tính siêu kháng nguyên
Hoạt tính siêu kháng nguyên là do tác động trực tiếp của SE với thụ thể kháng
nguyên tế bào T và phức hợp hòa màng của tế bào nhận diện kháng nguyên (Yves Le
Loir và ctv, 2003).
Sự nhận diện của kháng nguyên là bước đầu tiên trong đáp ứng miễn dịch tế bào
và đó cũng là vấn đề then chốt quyết định mức độ chuyên biệt của đáp ứng miễn dịch.
Một kháng nguyên thông thường nhận diện được thụ thể tế bào T bằng cách hình
thành những peptide gắn kết với phức hợp hòa màng MHC (Majon
SVTH: Nguyễn Văn Phước 5 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Histocompatibility Complex) lớp I hoặc II. Chỉ một vài tế bào T có thể nhận diện
được một kháng nguyên chuyên biệt trên phức hợp hòa màng của tế bào nhận diện
kháng nguyên (Yves Le Loir và ctv, 2003).
Trong khi đó, các độctố siêu kháng nguyên tác động trực tiếp lên nhiều tế bào T
bằng cách nhận diện các chuỗi Vβ chuyên biệt của thụ thể kháng nguyên tế bào T.
Các độctố này có thể liên kết chéo với thụ thể kháng nguyên tế bào T và phức hợp
tương đồng lớp 2 của tế bào nhận diện kháng nguyên. Chính sự liên kết chéo này dẫn
đến việc hoạt hóa không chuyên biệt làm tăng nhanh lượng tế bào T và lượng
interleukin khổng lồ là những yếu tố có thể liên quan đến cơ chế gây độc của SE
(hình 2.2). Do đó các SE có thể hoạt hóa 10% tế bào T của chuột, trong khi những
kháng nguyên thông thường kích hoạt ít hơn 1% tế bào T (Merline S Bergdoll, 2000).
Hình 2.2 Hoạt tính siêu kháng nguyên
c) Toxic shock syndrome toxin-1( TSST-1 )
Độc tố shock nhiễm độc thường gặp ở những người phụ nữ có kinh dùng bông
băng dày bẩn hoặc những người bị nhiễm trùng vết thương, hay còn gọi là nhiễm
trùng huyết. Độctố này khó phân biệt với enterotoxin F của tụ cầu vàng
Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn gram âm, các nội độctố bản chất là
polysaccharide kích thích hoạt hóa đại thực bào giải phóng TNF ( Tumor necrosis
SVTH: Nguyễn Văn Phước 6 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
factor, yếu tố hoại tử u ) và các interleukin 1,2. Các cytokine này tham gia vào cơ chế
sốc do nhiễm khuẩn huyết, cách thức gây độc y như nội độctố LPS
Trong các trường hợp nhiễm độcthức ăn do S.aureus và hội chứng sốc do
nhiễm độc lượng cytokine cao cũng gây ra những triệu chứng nhất định.
Trong hội chứng sốc nhiễm độc cũng xuất hiện các triệu chứng như của nhiễm
độc do độctố ruột như:
- Các độctố ruột hoạt dộng như những chất kích thích phân bào hoạt hóa tất cả
các tế bào T biểu hiện một họ gene Vβ (thụ thể của tế bào T).
- Các cytokine do các tế bào T giải phóng ra khi được hoạt hóa bởi các siêu
kháng nguyên SE sẽ gây nên nhiều triệu chứng sốt, tiêu chảy, sốc trong nhiễm độc
thức ăn do S.aureus.
Trong trường hợp này ngoại độctố của tụ cầu được gọi là độctố 1 gây hội
chứng sốc, hoạt động như 1 siêu kháng nguyên kích thích các tế bào T hoạt hóa đại
thực bào tiết ra nhiều TNF.
Các vi khuẩn sống bên trong tế bào thực bào có khả năng hoạt hóa tế bào T dẫn
tới phá hủy các mô. Các cytokine do các tế bào T hoạt hóa tiết ra sẽ tập trung các đại
thực bào và hoạt hóa chúng để hình thành các khối u.
Các enzyme lysosom được giải phóng từ các khối u này sẽ gây ra hoại tử đáng
kể các mô.
2.1.1.3. Khả năng gây bệnh
Các biểu hiện của ngộ độc do độctố tụ cầu khuẩn thường xuất hiện sau khoảng
từ 1 – 6h với các triệu chứng phổ biến là đau bụng quặn, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy.
Có thể đau đầu, mạch nhanh nhưng ít bị tử vong. Bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 ngày.
2.1.1.4. Các thựcphẩm liên quan
Các thựcphẩm dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn là sữa, thịt, cá… Ở chế độ thanh trùng
trong chế biến có thể tiêu diệt được vi khuẩn S. aureus nhưng không phá huỷ được
độc tố của chúng
2.1.1.5. Biện pháp phòng ngừa
SVTH: Nguyễn Văn Phước 7 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Thực phẩm bị nhiễm tụ câu khuẩn thường không có biểu hiện thay đổi các tính
chất cảm quan nên người sử dụng khó nhận biết.Vì vậy các biện pháp phòng ngừa là
rất quan trọng.
Thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh trong khâu sản xuất chế
biến và phân phối thựcphẩm nói chung, đặc biệt là các loại thựcphẩm giàu protein,
các loại bánh nhiều cream, sữa…
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người chế biến thực phẩm. Những người bị bệnh
ngoài da, viêm họng, viêm mũi không được tiếp xúc trực tiếp với thựcphẩm cho tới
khi được xác định là khỏi bệnh.
2.1.2. Độctố botulin
2.1.2.1. Đặc điểm vi khuẩn Clostridium botulinum
C.botulinum là trực khuẩn Gram dương, kỵ khí bắt buộc, tồn tại ở trong đất,
phân động vật, ruột cá. Chúng là vi khuẩn hình que sinh độctố botulin là nguyên
nhân gây tê liệt cơ. Clostridium botulinum phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 26-28
0
C.
Tiết ra độctố botulin, sinh khí hydro sulfur (H
2
S) và sinh hơi. Clostridium botulinum
không thể phát triển ở pH acid thấp hơn 4.5. Nồng độ muối trên 1% có thể ngăn cản
sự phát triển của vi khuẩn. Clostridium botulinum không thể sử dụng lactose như một
nguồn carbon chính
Vi khuẩn Clostridium sống trong đất, nước, trong ruột gia súc, ruột cá, ruột
người, trong thịt, rau quả nên thựcphẩm dễ bị nhiễm trong quá trình sản xuất. Đây là
loại vi khuẩn kị khí, chịu lạnh và cả nhiệt độ cao. Do đặc tính kị khí nên C. botulinum
sinh trưởng tốt trong đồ hộp.
SVTH: Nguyễn Văn Phước 8 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Hình 2.3: Vi khuẩn Clostridium botulinum
2.1.2.2. Độctố Botulin
a) Cấu trúc của Botulin
Độc tố botulin do Clostridium botulinum sinh ra và nó là một phức hợp protein
gồm có độctố thần kinh botulin và các protein không độc khác.
Độc tố botulin chứa một chuỗi nặng và một chuỗi nhẹ được liên kết bằng một
cầu nối disulfide.
Độc tố này được tổng hợp dưới dạng một chuỗi polypeptide đơn bất hoạt có
trọng lượng phân tử khoảng 150 kDa.
Nó chỉ trở thành dạng hoạt động khi chuỗi polypeptide này bị phân cắt thành 1
chuỗi nặng có trọng lượng phân tử 100 kDa và 1 chuỗi nhẹ có trọng lượng phân tử 50
kDa.
Độc tố thần kinh botulin gồm có 7 serotype khác nhau tên là A, B, C, D, E, F và
G. Mặc dù tất cả các serotype này ức chế sự giải phóng acetylcholine ở điểm cuối dây
thần kinh, các protein đích nội bào, cơ chế hoạt động của chúng về cơ bản là rất khác
nhau. Trong số các độctố botulin thì BT-A được nghiên cứu nhiều nhất
Hình 2.4: Cấu trúc phân tử botulin
SVTH: Nguyễn Văn Phước 9 Lớp 07CSH
Tổng quanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
b) Cơ chế tác dụng độctố Botulin
Khi hoạt động của dây thần kinh vận động tạo nên sự khử cực ở đầu cuối của
sợi trục (axon), acetylcholine sẽ được phóng thích từ tế bào chất vào khe synapse. Sự
phóng thích acetylcholine được thực hiện bởi một chuỗi protein vận chuyển, phức
hợp soluble N-ethylmaleimide-sensitive factor attachment protein receptor (SNARE)
(yếu tố có thể hòa tan nhạy với N-ethylmaleimide gắn lên thể nhận protein).
Khi BT xâm nhập vào mô đích, chuỗi nặng của độctố thần kinh botulin này sẽ
gắn chuyên biệt lên phân tử glycoprotein được tìm thấy ở điểm cuối của dây thần
kinh tác động kiểu cholin.
Sự gắn chuyên biệt này là nguyên nhân cho tính chọn lọc cao của độctố botulin
đối với synapse tác động kiểu synapse. Sau khi xâm nhập, chuỗi nhẹ của độctố thần
kinh botulin gắn chuyên biệt lên trên phức hợp SNARE. Tùy các kiểu BT khác nhau
sẽ có các protein đích khác nhau. BT-A được tách thành SNAP-25, BT-B được tách
thành VAMP.
Sự phân cắt chuỗi nhẹ của phức hợp protein SNARE ngăn cản quá trình sự
chuyển acetylcholine vào các lỗ trên bề mặt bên trongtrong màng tế bào và kết quả là
dẫn đến sự khóa chặt các lỗ hổng.
Khi mô đích là một phần cơ, xảy ra sự liệt nhẹ do xảy ra sự cắt bỏ dây thần kinh
hóa học. Khi mô đích là tuyến ngoại tiết thì sự tiết các chất ở các tuyến này bị khóa
chặt. Sự ức chế quá trình xuất bào của acetylcholine bị loại bỏ bằng cách khôi phục
lại sự thay thế của phức hợp protein SNARE.
Hình 2.5: Cơ chế hoạt động của độctố Botulin
SVTH: Nguyễn Văn Phước 10 Lớp 07CSH
[...]... mốc - Độctố do Aspergillus.flavus tổng hợp - Độctố do các Aspergillus khác - Độctố do Penicillium - Độctố do Fusarium - Đôctố do Stachybotrys - Độctố do các loài nấm khác 2.2.3.3 Theo bệnh lý - Mycotoxin gây các hội chứng ung thư, nhiễm độc gan: aflatoxin, ochratoxin, islanditoxin - Mycotoxin gây nhiễm độc thận: citrinin, ochratoxin - Mycotoxin gây hội chứng nhiễm độc tim: axit penicilic - Mycotoxin. .. penicilic - Mycotoxin gây nhiễm độc thần kinh: clavanin - Mycotoxin gây sảy thai, động đực: zearalenon - Mycotoxin gây xuất huyết Phân loại mycotoxin theo bệnh lý thường không chính xác do một độctố có thể gây nhiều hội chứng khác nhau, ngược lại, một hội chứng có thể do nhiều độctố cùng gây nên SVTH: Nguyễn Văn Phước 14 Lớp 07CSH Tổng quanvềđộc tố Mycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh Văn Thành... quản sản phẩmTrong điều kiện bảo quản tự nhiên, a w là yếu tố chủ đạo xác định thời gian bảo quản của một sản phẩm “nhanh chóng sấy khô sản phẩm và bảo quản sản phẩm khô ráo” trở thành phương pháp hiệu quả nhất đảm bảo sản phẩm không bị nấm mốc tấn công, vì vậy khả năng không bị nhiễm mycotoxin cũng được đảm bảo SVTH: Nguyễn Văn Phước 16 Lớp 07CSH TổngquanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD:... tan trong nước và bền vững với nhiệt Trong số các fumonisin, chỉ fumonisin B 1, B2 và B3 được phát hiện với hàm lượng đáng kể cả trong điều kiện tự nhiên và điều kiện phòng thí nghiệm SVTH: Nguyễn Văn Phước 29 Lớp 07CSH TổngquanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh Văn Thành Hình 2.15: Cấu trúc hoá học phân tử Fumonisin 2.3.4.2 Độc tính Fumonisin B1 là độctố có độc tính mạnh nhất trong. .. aflatoxin B2: 2%) Không phát hiện thấy aflatoxin sau 4 ngày trong sữa, sau 6 ngày trong phân và nước tiểu Việc nhiễm aflatoxin không chỉ gây nhiễm độc chuỗi thựcphẩm và những hậu quả trầm trọngtrong sức khoẻ người tiêu dùng mà còn gây ra tổn thất về kinh tế và thương mại SVTH: Nguyễn Văn Phước 19 Lớp 07CSH TổngquanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh Văn Thành Hình 2.9: Ngô bị nhiễm mốc... patulin là genotoxic, độctố này còn gây thiệt hại cho DNA hoặc nhiễm sắc thể ở người 2.3.3.3 Cơ chế gây độc của Patulin Patulin là một độctố gây tổn hại cho DNA và các nhiễm sắc thể trong một thời gian ngắn độc tính patulin ngăn cản sự hô hấp hiếu khí, làm giảm sự hoạt động của triphosphatase adenosine SVTH: Nguyễn Văn Phước 27 Lớp 07CSH TổngquanvềđộctốMycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh... Mycotoxin Nấm sợi tồn tại khắp nơi trong tự nhiên và luôn luôn hiện diện trong sản phẩm nông sản dù đã có các biện pháp kiểm soát 2.2.3 Phân loại SVTH: Nguyễn Văn Phước 13 Lớp 07CSH Tổng quanvềđộc tố Mycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh Văn Thành Có thể phân loại mycotoxin theo bản chất và cấu trúc hoá học theo tác nhân tổng hợp mycotoxin hoặc theo bệnh lý do mycotoxin gây nên 2.2.3.1 Bản chất... SVTH: Nguyễn Văn Phước 34 Lớp 07CSH Tổng quanvềđộc tố Mycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh Văn Thành Thí nghiệm chẩn đoán sự hiện diện của AF trong khuẩn lạc nấm mốc là sự phát lân quang của AF ở nhiệt độ phòng sau khi tắt đèn UV Các chủng Aspergillus không sinh aflatoxin không phát lân quang trong khi các chủng sinh AF có phát lân quang Sự phát huỳnh quang và lân quang của AF dưới tia UV không phải.. .Tổng quanvềđộc tố Mycotoxintrongthựcphẩm GVHD: KS Huỳnh Văn Thành 2.1.2.3 Khả năng gây bệnh Khi ăn thức ăn có độctố botulin, thời gian ủ bệnh và thời gian phát bệnh rất khác nhau Có thể từ vài giờ hoặc vài ngày phụ thuộc vào lượng độctố vào cơ thể Độctố botulin tác động trực tiếp đến thần kinh trung ương làm giảm sự điều... vật khác Trong số các nấm mốc, có nhóm nấm mốc thuộc vào nhóm sinh vật ưa khô Một vài loài nấm mốc có khả năng phát triển ở aw = 0,75 hoặc thấp hơn trong vòng sáu tháng Như vậy các thựcphẩm nông sản nếu được bảo quảntrong không khí 75% hoặc 85% ẩm có thể bị nấm mốc ưa khô tấn công trong điều kiện bảo quản bình thường SVTH: Nguyễn Văn Phước 15 Lớp 07CSH Tổng quanvềđộc tố Mycotoxintrongthựcphẩm GVHD: . quan về độc tố Mycotoxin trong thực phẩm GVHD: KS. Huỳnh Văn Thành
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỘC TỐ MYCOTOXIN
TRONG THỰC PHẨM
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỘC TỐ VI SINH. hiện các độc tố mycotoxin trong thực phẩm.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
SVTH: Nguyễn Văn Phước 1 Lớp 07CSH
Tổng quan về độc tố Mycotoxin trong thực phẩm GVHD: