4.1. KẾT LUẬN
Các độc tố nấm mốc phát triển mạnh trên các loại thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu…
Trong quá trình phát triển, các nấm mốc sản sinh ra các độc tố gây bệnh cho con người và động vật tiêu thụ. Những độc tố do nấm mốc sinh ra có khả năng gây độc cấp tính và mãn tính đến các cơ quan gan, thận. Nhưng nguy hiểm nhất là gây ra các triệu chứng xơ gan, ung thư tế bào gan nguyên phát và gây ra các đột biến DNA.
Độc tố aflatoxin xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống ở liều lượng cao trong thời gian ngắn. Gây ra triệu chứng cấp tính chuyên biệt của bệnh này bao gồm sự xuất huyết, hủy hoại gan cấp tính, phù, thay đổi trong đường tiêu hóa, hấp thu các sản phẩm trao đổi chất và chết.
Khi hấp thụ aflatoxin ở liều lượng tự thấp đến trung bình qua đường ăn uống trong thời gian kéo dài. Những ảnh hưởng này có thể là cận lâm sàng và khó có thể nhận biết. Một số triệu chứng như sự chuyển hóa thức ăn yếu, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn và có thể có xảy ra một số triệu chứng giống như ngộ độc aflatoxin cấp tính. Những triệu chứng này gây ngộ độc mãn tính trên gan có thể dẫn đến ung thư gan.
Độc tố OTA gây đột biến, ức chế miễn dịch và quái thai ở một số loài động vật và con người, các cơ quan mục tiêu của nó là những quả thận, gan. Độc tố OTA gây ức chế miễn dịch thông qua sự tác động quá trình chuyển hóa tế bào và gây tác hại cho ti thể.
Patulin là độc tố có khả năng gây ung thư cho người và động vật. Gây ra hoạt tính suy giảm miễn dịch liên quan tới các chứng xung huyết, gây loét niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc ruột, độc tố này còn gây thiệt hại cho DNA hoặc nhiễm sắc thể ở người.
Fumonisin là độc tố có độc tính mạnh có thể gây các triệu chứng nhũng não, suy gan, gây mù, gây các triệu chứng bất bình thường cho tới tử vong ở ngựa (ELEM), ung thư gan ở chuột, bệnh gan ở gà, suy tim cấp ở khỉ..
Do vậy vấn đề bảo quản lương thực thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng góp phần làm giảm tỉ lệ các bệnh mà các độc tố nấm mốc gây ra cho con người và vật nuôi.
4.2. KIẾN NGHỊ
Không nên sử dụng các thực phẩm đã bị hư hỏng, bị nhiễm nấm mốc, chúng ta nên có các biện pháp ngăn chặn nấm mốc phát triển trong quá trình thu hoạch nông sản. Trong quá trình lưu giữ các nông sản cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ, sâu mọt và khử côn trùng trong kho để hạn chế sự nhiễm mốc.
Chúng ta cần áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại, để phân tích các độc tố mycotoxin nhiễm trên nông sản, kịp thời ngăn chặn sự lây nhiễm của chúng để tránh sự thiệt hại nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.