1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY

34 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 329,97 KB

Nội dung

Qua đó cần tăng cường sựlãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đờisống người dân, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc… Chính sự biến đổi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

š

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP L04 - NHÓM 04 - HK212 NGÀY NỘP 25/2/2022

Giảng viên hướng dẫn: THS ĐOÀN VĂN RE

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH

KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)

Điểm BTL Ký tên

1 2012861 Huỳnh Ngọc Dũng 2.3 Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Namthời gian tới + Phần mở đầu 20%

2 1910955 Nguyễn Nam Duy 2.2 Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Namthời gian qua. 20%

3 2010189 Văn Bá Duy 1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, 2.1 Bạo lực gia đình và những vấn đề liên

4 1913240 Hoàng Hồng Hải 1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình + mụclục + điều chỉnh file word bìa BTL + Tóm tắt chương I 20%

5 2013098 Trịnh Thị Mỹ Hạnh Kết luận + tổng hợp Tài liệu tham khảo, Điều chỉnh nội 20%

Trang 3

dung, tổng hợp, kết luận, sửa lỗi chính tả, báo cáo

Họ và tên nhóm trưởng: Trịnh Thị Mỹ Hạnh , Số ĐT: 0908771703 Email: hanh.trinhsinobk20@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1.GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

9 1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình 9

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 12

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA

2.1 Bạo lực gia đình và những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình 17

2.1.2 Những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình 18

2.1.2.3 Tác động bạo lực gia đình đối với xây dựng gia đình việt nam tiến bộ,

2.2 Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam thời gian qua 21

2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân 21

Trang 5

2.3 Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam thời gian tới 27

2.3.1 Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội 27

2.3.2 Đối với các người trong gia đình (phụ nữ/trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Trang 6

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã được biết, gia đình là một phần của xã hội và cũng là một phầntrong cuộc sống của mỗi chúng ta, cụ thể hơn, gia đình là một hình thức cộng đồng xãhội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên hôn nhân, quan hệhuyết thống và quan hệ nuôi dưỡng Gia đình đóng vai trò cốt lõi của xã hội đồng thời

là tổ ấm mang lại niềm vui, sự hạnh phúc cho mỗi chúng ta Tầm quan trọng của giađình là vô cùng lớn, gia đình là tạo ra, nuôi dưỡng và giáo dục con người, cung cấp lựclượng lao động cho xã hội Bên cạnh đó, gia đình còn là thành phần tham gia vào quátrình sản xuất và tiêu dùng của xã hội, còn là nơi tạo ra các giá trị về tinh thần, tìnhcảm cảm xúc cho con người

Hiểu được tầm quan trọng của gia đình, vậy chúng ta cần phải xây dựng gia đìnhnhư thế nào trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay Hiện nay gia đìnhđang có sự biến đổi theo nhiều hướng cả về quy mô, kết cấu, chức năng kinh tế, chứcnăng giáo dục, thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí… Điển hình như từ kinh tế tự cấp tự túcthành kinh tế hàng hóa; từ đơn vị kinh tế sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thịtrường, sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trên mạng xã hội và nhà trường, hiệntượng trẻ em bỏ học học sớm, lang thang, nghiện ma túy, Qua đó cần tăng cường sựlãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đờisống người dân, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Chính sự biến đổi đó đã gây ra nhiều vấn đề đối với xã hội, trong đó một vấn đềquan trọng trong công cuộc xây dựng gia đình là vấn đề bạo lực gia đình Trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nạn bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và gây ảnh hưởngnghiêm trọng về nhiều mặt đối với xã hội Công tác phòng, chống bạo lực gia đình đãđược triển khai và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh đã mang lại nhiều dấu hiệu tíchcực Cụ thể trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2017, tổng số vụ bạo hànhgia đình được thống kê là 292.268 vụ Trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lựcgia đình, chưa tính những vụ việc không được phát hiện và thống kê1 Số lượng đã

1 Thư Lê (02/12/2021) Số liệu thống kê về bạo hành gia đình đáng báo động ở Việt Nam Truy cập

từ: https://benhvienvuquang.vn/so-lieu-thong-ke-ve-bao-hanh-gia-dinh/

Trang 7

được cải thiện qua nhiều năm cho thấy mức độ hiệu quả của công tác phòng, chốngbạo lực gia đình Tuy nhiên, mức độ xảy ra bạo lực gia đình cần phải được hạn chếhơn nữa Việc tiếp cận tới người dân còn nhiều hạn chế, chính sách, luật pháp cònchưa được hoàn thiện và nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu hơn nữa…

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Vấn đề ggia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.

2 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, thực trạng và giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện

nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt

Nam hiện nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; bạo lực gia đình

Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam

thời gian qua

Thứ ba, đề xuất giải pháp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt

Nam thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất làcác phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp;phương pháp lịch sử - logic;…

6 Kết cấu của đề tài

Trang 8

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2chương:

Chương 1: Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Chương 2: Thực trạng và giải pháp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình

ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

II PHẦN NỘI DUNG Chương 1 GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình

1.1.1 Khái niệm gia đình

“Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì

và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình” 2

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

1.1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xãhội Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất địnhđang sống là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển lao động

và mặt khác là trình độ phát triển của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nóirằng:”Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, giađình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình”.Chính vì vậy, quan tâmxây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là hết sức quan trọngtrong cách mạng XHCN (xã hội chủ nghĩa)

1.1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng,chăm sóc, trưởng thành và phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền

đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trởthành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mớicảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực phấn đấu trở thành con người xã hội tốt

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị

quốc gia Sự thật, tr.241.

Trang 10

1.1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xãhội Quan hệ của các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ của cácthành viên trong xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan

hệ xã hội của mỗi cá nhân và cũng là môi trường đầu tiên để mỗi cá nhân học được vàthực hiện quan hệ xã hội

Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến

cá nhân Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họtrong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cánhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình

Đặc điểm của gia đình ở mỗi chế độ xã hội có khác nhau Trong chế độ phongkiến, để củng cố, duy trì chế độ bóc lột, với quan hệ gia trưởng, độc đoán, chuyênquyền đã có những quy định rất khắt khe đối với phụ nữ, đòi hỏi người phụ nữ phảituyệt đối trung thành với người chồng, người cha – những người đàn ông trong giađình Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một xã hội thật sự bìnhđẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hônnhân một vợ, một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ”Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ

nghĩa xã hội chỉ một nửa” 3 Vì vậy, quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặcđiểm khác về chất so với các chế độ xã hội trước đó

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

1.1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế.Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị

quốc gia Sự thật, tr.245.

Trang 11

ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sứclao động và duy trì sự trường tồn của xã hội Thực hiện chức năng này liên quan chặtchẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

1.1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã

hội là chức năng, trách nhiệm của gia đình, thể hiện tình cảm thiêng liêng đối với con

cái và với xã hội Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với

sự hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi người

1.1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sảnxuất và tư liệu tiêu dùng Gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất

và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong

xã hội Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sốngcủa gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình Thực hiện tốtchức năng này không những tạo cho gia đình cơ sở để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạycon cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển xã hội

1.1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầm tìnhcảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lí, bảo vệ, chămsóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Với việc duy trì tình cảm giữa các thànhviên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội

1.1.3.5 Chức năng văn hóa, chính trị:

Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người Lànơi sáng tạo cũng như thụ hưởng những giá trị văn hóa xã hội Gia đình cũng là một tổchức chính trị xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước vàquy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 12

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

“Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sảnxuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy làchế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng

cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột

và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việcxây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong trong xã hội.Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạngthống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ

và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ Bởi vì sự thống trị của người đàn ông trong giađình là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó tự nó sẽ tiêu tan khi sựthống trị về kinh tế của đàn ông không còn Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtđồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hộitrực tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đình thìlao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội NhưPh.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì gia đình

cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa Nền kinh tế tư nhân biến thànhmột ngành lao động xã hội Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xã hội” Dovậy, phụ nữ có địa vị bình đẳng với đàn ông trong xã hội Xóa bỏ chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêuchứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.”4

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội làviệc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhànước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động đượcthực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ Nhà nước cũngchính là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữđồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình Như

4Cơ sở xây dựng gia đình trong thời quá độ truy cập từ:

https://vndoc.com/co-so-xay-dung-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi

Trang 13

V.I.Lênin đã khẳng định: “Chính quyền xô viết là chính quyền đầu tiên và duy nhấttrên thế giới đã hoàn toàn thủ tiêu tất cả pháp luật cũ kỹ, tư sản, đê tiện, những phápluật đó đặt người phụ nữ vào tình trạng không bình đẳng với nam giới, đã dành đặcquyền cho nam giới… Chính quyền xô viết, một chính quyền của nhân dân lao động,chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã hủy bỏ tất cả những đặc quyền gắnliền với chế độ tư hữu, những đặc quyền của người đàn ông trong gia đình…”.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đìnhtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thốngpháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hộiđảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳnggiới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội… Hệ thống pháp luật và chínhsách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trongthời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Chừng nào và ở đâu, hệ thống chính sách, phápluật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình cònhạn chế

1.2.3 Cơ sở văn hoá

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những biến đổi căn bảntrong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng không ngừngbiến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị củagiai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng vănhóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lốisống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ

Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nângcao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thời cũng cungcấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sựhình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trongquá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chínhtrị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao

Trang 14

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

“Hôn nhân tự nguyện (hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ)

Tình yêu chân chính là cơ sở cho hôn nhân tự do Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêuchân chính có nghĩa là tình yêu là lí do, là động cơ duy nhất của việc kết hôn Sự chiphối của yếu tố kinh tế, sự tính toán về lợi ích kinh tế, về địa vị danh vọng trong hônnhân sẻ mất đi Theo Ph Ăngghen tình yêu chân chính có đặc điểm là: “một là, nó giảđịnh phải có tình yêu đáp lại của người mình yêu; và về mặt này người đàn bà là ngườingang hàng với người đàn ông; hai là, tình yêu nam nữ có một sức mạnh và sự bền bĩđến mức khiến cho hai bên thấy không lấy được nhau và phải xa nhau là một đau khổlớn nhất”; ba là “ không thể chia sẻ” Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bìnhđẳng Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ mộtchồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu Thực hiện hôn nhân một

vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp vớiquy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người

Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người,khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy Tuy nhiên,trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ

nữ Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một

vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôntrọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình Vợ và chồng được tự do lựa chọnnhững vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một sốnhu cầu khác v.v Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đềchung của gia đình như ăn, ở, nuôi dạy con cái nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ vớicon cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu thươngcon cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo củacha mẹ Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâuthuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích, sắc riêng củamỗi người Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được quan tâmcủa mọi người

Trang 15

Cách mạng XHCN với việc xóa bỏ QHSX chiếm hữu tư nhân TBCN tất yếu sẽlàm cho chế độ cộng thê do QHSX đó đẻ ra, tức chế độ mãi dâm chính thức và khôngchính thức biến mất Nhờ đó, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện trọnvẹn Hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chấtkhông phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội Tình yêu giữanam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người

đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội,thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý tronghôn nhân Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tìnhtình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội

và ngược lại Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự dokết hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnhphúc của cá nhân và gia đình Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăncản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thựchiện các quyền đó một cách đầy đủ nhất Đảm bảo quyền tự do kết hôn và li hôn Bảođảm quyền tự do ly hôn không có nghĩa là khuyến khích ly hôn Vấn đề ly hôn chỉđược đặt ra khi một cuộc hôn nhân trong đó tình yêu không còn nữa hoặc bị một tìnhyêu say đắm mới lấn át.”5

Tóm tắt chương 1

Tóm lại, gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con ngườihình thành và phát triển trên các mối quan hệ như hôn nhân, huyết thống, giữa cácthành viên Gia đình đem lại nhiều giá trị cho cá nhân mỗi người, mang lại nhiều giátrị đối với đời sống Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xãhội, có thể coi là một “phiên bản nhỏ” của xã hội Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt, xãhội tốt thì gia đình càng tốt hơn Gia đình giữ một vị trí quan trọng giữa mỗi cá nhânđối với xã hội, gia đình, giúp cho mỗi cá nhân và xã hội có mối quan hệ tác động lẫnnhau Ngoài ra gia đình có nhiều chức năng, có khả năng tái sản xuất nguồn lao độngphục vụ cho xã hội, nuôi dưỡng và phát triển mỗi cá nhân một cách tốt nhất về cả thểchất lẫn tinh thần, và cũng có thể đóng góp vào kinh tế xã hội, có thể gìn giữ và tuyên

5 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời quá độ truy cập từ: trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi

Trang 16

https://vndoc.com/co-so-xay-dung-gia-dinh-truyền các giá trị văn hóa xã hội, cũng như đáp ứng vấn đề chính trị qua việc thực hiện

và chấp hành các chính sách pháp luật Vậy nên việc xây dựng gia đình là rất quantrọng Gia đình mới trong xã hội chủ nghĩa hoàn toàn dựa vào tình yêu và hôn nhân tựnguyện và cơ sở để xây dựng gia đình là cần phải loại bỏ chế độ áp bức bóc lột, xóa bỏchế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thiết lập lên chính quyền nhà nước của giai cấp côngnhân và giai cấp lao động, đi liền với việc gìn giữ truyền thống, loại bỏ hủ tục, pháttriển giáo dục, nâng cao dân trí và đảm bảo một chế độ hôn nhân tiến bộ Đó là cơ sở

và cũng là nền tảng để xây dựng gia đình một vợ, một chồng hạnh phúc, bền vững

Trang 17

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG

BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Bạo lực gia đình và những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình

2.1.1 Quan niệm về bạo lực gia đình

“Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạngbạo lực phổ biến nhất trong gia đình Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất

là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất Tuy nhiên,không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà cónhững lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý chongười vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự…; hoặc có những hành vi cưỡng bức

về tình dục, kiểm soát về kinh tế…Nhưng trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ

sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là hiếm Không chỉ dừng lại ở nhữnglời lẽ chửi bới, những cách ứng xử thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổnthương về thể chất hoặc tính mạng của người chồng

Ngoài ra hiện nay còn có tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái Với tâm lý,truyền thống, thói quen của người Việt, thì vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cáiđược xã hội chấp nhận và khá phổ biến Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hànhđộng “dạy bảo” con cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho vọt – Ghétcho ngọt cho bùi” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc Rất nhiều ông bố bà mẹ coiviệc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sailầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu Trênthực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý củangười Việt và đạt được những kết quả nhất định

Bên cạnh những hành vi từ phía cha mẹ đối với con cái, thì bạo lực gia đìnhxuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày càng gia tăng Một sốtrường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ

do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác Tuy nhiên, khôngthể bào chữa, biện hộ cho những người con đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu

Ngày đăng: 08/04/2022, 04:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL - VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội  THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL (Trang 2)
2.1.2.1. Các hình thức bạo lực gia đình - VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội  THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.2.1. Các hình thức bạo lực gia đình (Trang 18)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w