2.4.1. Thủ tục hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm
2.4.1.1. Triệu tập đương sự
Điều 183 BLTTDS quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc thông báo
về phiên hòa giải. Theo đó thì trước khi tiến hành hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải. Thủ tục thông báo phải tuân theo quy định tại Chương X BLTTDS về cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng.
Quy định tại Điều 183 BLTTDS là điểm mới của Bộ luật so với các văn bản pháp luật trước đây. Quy định rõ nội dung cần hòa giải trong thông báo về phiên hòa giải sẽ giúp các đương sự chuẩn bị trước các nội dung, phương án hòa giải. Do vậy, phiên hòa giải đạt hiệu quả hơn.
Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự nên các đương sự phải có mặt để hòa giải với nhau. Nếu có đương sự vắng mặt thì tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định giải quyết theo các hướng sau:
- Trường hợp vắng mặt bị đơn
Nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì sẽ thuộc trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được theo quy định tại khoản 1 Điều 182 BLTTDS. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, nếu bị đơn vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án sẽ phải hoãn phiên hòa giải. Nếu triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn vẫn vắng thì dù có lý do chính đáng hay không, Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Trong trường hợp tại phiên tòa bị đơn có yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải thì Tòa án không chấp nhận, nhưng cần tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Mục 3 Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP).
- Trường hợp vắng mặt nguyên đơn và người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS ta có thể nhận thấy đương sự được phân thành hai loại là bị đơn và các đương sự khác gồm nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có lý do chính đáng không thể tham gia hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung (khoản 2 Điều 183 BLTTDS). Tuy nhiên, nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì Tòa án sẽ căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Khoản 3 Điều 184 BLTTDS quy định:“Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải”.
Vấn đề này đã được giải thích cụ thể hơn tại Mục 4 Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006. Theo đó, Tòa án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án tham dự phiên hòa giải. Nếu việc hòa giải vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ án mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải để mở lại phiên hòa giải khác có mặt tất cả các đương sự.
Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hòa giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.
Như vậy, nếu vụ án có nhiều đương sự thì về nguyên tắc, việc hòa giải phải có đầy đủ các đương sự tham dự. Nếu có đương sự vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên hòa giải, trừ những trường hợp ngoại lệ sau:
+ Nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật và không liên quan tới tất cả các đương sự thì Tòa án có thể tiến hành hòa giải những quan hệ pháp luật chỉ liên quan tới những người có mặt, không liên quan tới những người vắng mặt.
+ Nếu quan hệ pháp luật liên quan tới tất cả các đương sự thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải khi thỏa mãn hai điều kiện:(1) các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và (2) việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt.
2.4.1.2. Tổ chức phiên hòa giải
Trong tất cả các văn bản pháp luật quy định về hòa giải từ trước đến nay đều không quy định cụ thể Tòa án phải tiến hành những công việc gì trong buổi hòa giải. Tuy nhiên, thông qua thực tiễn thường thấy diễn biến phiên hòa giải như sau:
- Thẩm phán kiểm tra căn cước của những người tham gia hòa giải, giới thiệu Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và thư ký.
- Thẩm phán công bố nội dung vụ án, phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến giải quyết vụ án, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành.
- Các bên đương sự thoả thuận về việc giải quyết vụ án.
- Thư ký phiên tòa phải ghi biên bản hòa giải với những nội dung quy định tại Điều 186 BLTTDS: Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải; địa điểm tiến hành phiên hòa giải; thành phần tham gia phiên hòa giải; ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận. Sau đó, các đương sự có mặt tại phiên hòa giải, Thẩm phán và thư ký ký vào biên bản hòa giải.
- Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về tất cả nội dung vụ án và án phí thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
2.4.1.3. Xử lý kết quả hòa giải
- Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải không thành
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong bốn quyết định: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử (khoản 2 Điều 179 BLTTDS).
Trong trường hợp hòa giải không thành nhưng có các căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 189 và Điều 192 BLTTDS thì
Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án tương ứng với từng trường hợp. Nếu không có các căn cứ tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, để đảm bảo “mọi tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội đều được giải quyết”. Có như vậy, Nhà nước mới duy trì được công bằng xã hội và kỷ cương đất nước.
- Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải thành
Trong trường hợp các bên hòa giải thành, nghĩa là các bên thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ án và án phí thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên biên bản hòa giải thành này chưa có hiệu lực pháp luật mà chỉ ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận của các bên sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên sau khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Thủ tục ra quyết định này được quy định tại Điều 187 BLTTDS:
“1. Hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn năm ngay làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”.
Như vậy, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn rõ thế nào là thỏa thuận được về toàn bộ vụ án tại Mục 7 Phần II của Nghị quyết, theo đó thì “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ
pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Tòa án không công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên tòa để xét xử”.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì được coi là giải quyết toàn bộ vụ án khi các đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án và án phí.
+ Thứ hai, các bên không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận theo hướng phản đối thỏa thuận đã lập.
Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự không có ý kiến phản đối thỏa thuận đã lập thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Mục 7 Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP). Quyết định này sẽ được gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Tuy nhiên, đối với vụ án có nhiều đương sự và có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải và các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản (khoản 3 Điều 187 BLTTDS).
2.4.2. Thủ tục hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm
Một trong những nguyên tắc hòa giải là nguyên tắc về trách nhiệm hòa giải của Tòa án, được quy định tại Điều 10 BLTTDS. Theo đó thì hòa giải là trách nhiệm bắt buộc của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Đối
với các giai đoạn tiếp theo, Tòa án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải mà Tòa án chỉ khuyến khích các đương sự tự hòa giải. Vì vậy, Điều 220 BLTTDS quy định tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Việc hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thực chất là Tòa án kiểm tra xem các đương sự có tự thỏa thuận được với nhau hay không.
- Những vụ án dân sự Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm dân sự
Đối với những vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành thì Tòa án sẽ tiếp tục khuyến khích các đương sự thỏa thuận với nhau. Do đó, Tòa án sẽ áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với những vụ án này.
Ngoài những vụ án đã tiến hành hòa giải không thành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì những vụ án dân sự Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án còn bao gồm cả những vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS - những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Bởi, nguyên nhân dẫn tới vụ án không tiến hành hòa giải được tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 là do sự vắng mặt của các đương sự. Do đó, nếu lí do này không còn thì Tòa án cần hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không để kiểm tra việc tự hòa giải của đương sự.
Đối với vụ án không hòa giải được quy định tại khoản 3 Điều 182 BLTTDS thì lí do dẫn tới việc không hòa giải được là do đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự không thể thể hiện được ý kiến của mình nên thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ không áp dụng đối với trường hợp này.
Như vậy, những vụ án mà Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm bao gồm:
+ Những vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành.
+ Những vụ án không tiến hành hòa giải được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS.
- Hậu quả pháp lý của việc Tòa án hỏi các đương sự về sự thỏa thuận của các bên tại phần thủ tục ở phiên tòa sơ thẩm dân sự
Điều 220 BLTTDS quy định“Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về toàn bộ vụ án và sự thoả thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án mà không cần chờ sau bảy ngày như việc hoà giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
- Thủ tục ra quyết định công nhận việc tự hòa giải của các đương sự
Khoản 2 và khoản 3 Điều 210 BLTTDS quy định:
“2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên toà phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông