Các chủ thể trong hòa giả

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 28)

2.3.1. Các chủ thể tiến hành hòa giải

Khoản 1 và 2 Điều 184 BLTTDS có quy định những người tiến hành hòa giải bao gồm Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký Tòa án ghi biên bản ghi bên bản hòa giải. Đây là điểm mới của BLTTDS, PLTTGQCVADS trước kia chưa có quy định cụ thể về những chủ thể tiến hành hòa giải. Do đó, nhiều Tòa án đã phân công thư ký tiến hành hòa giải. Việc xác định cụ thể Thẩm phán tham gia hoạt động hòa giải với vai trò là người chủ trì đã khắc phục được thực tế này. Mặt khác, quy định này của BLTTDS là phù hợp với bản chất của hoạt động hòa giải, bởi hòa giải đòi hỏi người tiến hành phải có kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp cũng như những am hiểu nhất định về lĩnh vực cần hòa giải, hơn ai hết Thẩm phán chính là người thỏa mãn các điều kiện đó.

- Nhiệm vụ của Thẩm phán trong hòa giải:

Thẩm phán chính là người chủ trì phiên hòa giải. Điều 185 BLTTDS đã quy định cụ thể những công việc mà Thẩm phán phải tiến hành tại phiên hòa giải: Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải

thành nếu không có bên nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành.

- Nhiệm vụ của thư ký Tòa án tại phiên hòa giải:

Điều 184 BLTTDS đã quy định rõ nhiệm vụ của thư ký tại phiên hòa giải là ghi biên bản hòa giải. Việc ghi biên bản hòa giải của thư ký phải đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 186 BLTTDS.

2.3.2. Chủ thể tham gia hòa giải

Ngoài chủ thể tiến hành hòa giải, phiên hòa giải còn bao gồm chủ thể tham gia hòa giải, được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 184 BLTTDS, bao gồm:

- Các đương sự hoặc người đại điện hợp pháp của các đương sự. - Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng việt.

So sánh với quy định tại Điều 44 của PLTTGQCVADS, chủ thể tham gia hòa giải được quy định trong BLTTDS đầy đủ và hợp lý hơn. Ngoài các bên đương sự như quy định tại Pháp lệnh, Bộ luật đã quy định cụ thể về việc tham gia của người đại diện hợp pháp trong hòa giải. Quy định này của Bộ luật xác định chính xác địa vị pháp lý của người đại diện, mang tính thống nhất với các với các quy định về người đại diện của những phần khác trong Bộ luật. Bên cạnh đó, sự tham gia của người phiên dịch khi cần thiết là một quy định mới, hợp lý thể hiện sự khái quát hóa từ thực tế thành quy định trong luật.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 28)