Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 29)

Thứ nhất, hoàn thiện văn bản pháp luật - đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Với tình hình bạo lực gia đình ngày càng tăng trong thời gian gần đây, Nhà nước cùng các tổ chức xã hội càng phải gay gắt hơn nữa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian tới. Thông qua việc siết chặt và hoàn thiện các văn bản pháp luật, nhất là Luật phòng, chống bạo lực gia đình hơn nữa cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Cụ thể hơn, vấn đề bạo lực gia đình là một vấn đề khá tế nhị, ít công khai cùng với việc nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em nên việc tiếp cận với các trường hợp bị bạo hành gia đình có phần khó khăn. Do đó Nhà nước phải tiếp cận đến người dân hơn nữa nhằm phát hiện kịp thời cũng như hoàn thiện các trường hợp vi phạm Luật phòng, chống bạo lực gia đình còn thiếu sót. Hơn nữa, hiện nay bạo lực gia đình ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ bạo hành một phần là do các quy định về Luật phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều bất cập. Ví dụ như quy định về các hành vi bạo lực gia đình tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 còn khá chung chung và chưa đầy đủ; quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa cụ thể và không đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế; thiếu quy định về

biện pháp xử lý cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình… Để thấy rõ hơn tầm quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, chúng ta có thể nhắc đến Quyết định số 215/QĐ-TTg được Thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 06/02/2014 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 với mục tiêu: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc”. Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu là: “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”.

Thứ hai, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Nhà nước cùng các tổ chức xã hội phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông để tuyên truyền và giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình, cụ thể như phổ biến về các hiện tượng cũng như giải pháp của bạo lực gia đình qua báo, đài, tivi, loa truyền thanh… Thống kê và phổ biến các số liệu về bạo lực gia đình nhằm ý thức người dân về tính nghiệm trọng của bạo lực gia đình. Ngoài ra, một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực gia đình là tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt địa vị vẫn còn tồn tại, do đó nam giới nói riêng và toàn xã hội nói chung cần được nâng cao kiến thức về quyền lợi của phụ nữ đồng thời nằm tăng sự hiểu biết cho phụ nữ về quyền lợi của mình, có thể nâng cao địa vị, tiếng nói của mình hơn trong xã hội. Ta có thể thấy giáo dục và tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của công tác tuyên truyền và giáo dục, Nhà nước nên kết hợp cùng với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, đối với những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn; vai trò của họ hàng, dòng họ sẽ giúp làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình. Nhà nước cần tổ chức huấn luyện, đào tạo đội ngũ lực lượng về công tác phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao sự hiểu biết của đội ngũ phòng chống, từ đó tiếp cận dễ dàng hơn đến người dân, giúp giảm thiểu nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian tới. Xây dựng chế độ khen thưởng, khuyến khích tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng như cải thiện chất lượng đào tạo hơn nữa để mang lại những hiệu quả tích cực hơn.

Thứ tư, công tác hòa giải và phổ biến kỹ năng xử lý tình huống cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu, tiếp cận dễ dàng đến người dân. Nâng cao hiểu biết và cách xử lý khi gặp trường hợp bạo lực gia đình, tổ chức các buổi tập huấn phòng chống bạo lực gia đình… Chủ động và kịp thời hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước…

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình. Phần lớn các cuộc bạo lực gia đình diễn ra chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế, kinh tế khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực gia đình. Bên cạnh các biện pháp trên, Nhà nước cần đầu tư phát triển kinh tế hơn nữa, cải thiện đời sống người dân, mang lại một cuộc sống thoải mái. Nhất là trong tình hình dịch

Thứ sáu, xây dựng và thúc đẩy các tổ chức chống bạo lực gia đình, các tổ chức, điển hình là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần hoạt động tích cực hơn nữa, mang lại tiếng nói cho người phụ nữ trong cộng đồng, qua đó giúp giảm bớt tình trạng bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 29)