Đối với các người trong gia đình (phụ nữ/trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Một phần của tài liệu VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29 - 32)

Chủ động tìm hiểu, nâng cao hiểu biết của bản thân về Luật phòng chống bạo lực gia đình cũng như các cách xử lý khi gặp bạo lực gia đình. Ngoài ra, cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức về bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận

thức của xã hội về sự nghiêm trọng của nạn bạo lực gia đình. Các người trong gia đình cần xây dựng gia đình bình đẳng cả về kinh tế, địa vị, tiếp thu và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, hướng tới xây dựng một xã hội văn mình và không có bạo lực gia đình. Đối với những nạn nhân bị bạo hành, khi xảy ra tình trạng bị bạo hành cần báo cáo với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của bản thân. Bên cạnh đó cần phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Tóm tắt chương 2

Tóm lại, bạo lực gia đình là một tình trạng phổ biến hiện nay, nó xảy ra với nhiều hình thức, điển hình như bạo lực giữa vợ chồng với nhau, giữa bố mẹ với con cái, các thành viên khác… Nguyên nhân dẫn đến các vụ việc bạo lực gia đình bắt nguồn từ các vấn đề về kinh tế, các tệ nạn xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được đảm bảo, đặc biệt là nạn bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ. Bạo lực gia đình ảnh hưởng tiêu cực đối với việc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Hiện nay tình trạng bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên với mức độ vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và quyền lợi của con người. Công tác phòng chống bạo lực gia đình đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế và cần phải khắc phục. Bạo lực gia đình có xu hướng giảm qua các năm gần đây, tuy nhiên việc hạn chế bạo lực gia đình cần thực hiện triệt để hơn nữa, do đó Nhà nước cùng tất cả mọi người phải có trách nhiệm phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể như thực hiện các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình, nghiêm khắc trong những trường hợp vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình…

III. KẾT LUẬN

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình mang nhiều chức năng hình thành một hệ thống xã hội thống nhất. Chính vì thế gia đình hạnh phúc, ổn định là tiền đề tạo dựng một xã hội vững mạnh đặc biệt trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Việc xây dựng một gia đình đạt chuẩn thì phải xây dựng trên nhiều cơ sở, cơ sở kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa và hôn nhân tiến bộ. Đây chính là tiêu chí để có được một gia đình giúp các thành viên phát triển, từ đó mà thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Tuy nhiên, với những bất cập, chưa ổn định vì tình trạng bạo lực gia đình còn diễn ra khá thường xuyên hiện nay, với những mức độ khác nhau từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng ảnh hưởng vô cùng lớn tới xã hội, một phần cản trở quá trình xây dựng xã hội nghĩa ở nước ta. Do đó sự can thiệp của nhà nước và các tổ chức với các biện pháp khác nhau đóng vai trò rất lớn trong việc ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Qua thời gian ta cũng thấy được những thành quả và những hạn chế của nhà nước trong phòng, chống bạo lực gia đình của chính phủ, tổ chức xã hội đối với việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em và nạn nhân và bạo hành. Nhưng cũng đã có rất nhiều mặt hạn chế trong đó.

Vì vậy, việc tăng cường trong phòng, chống bạo lực gia đình trong công tác tuyên truyền, giáo dục và ban hành các đạo luật liên tục là vô cùng cần thiết để tệ nạn này không còn xảy ra thường xuyên, từ đó góp phần gia tăng tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, kiến tạo một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu VẤN đề GIA ĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CÔNG tác PHÒNG, CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29 - 32)