1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức – tỉnh Hà Tây.doc

66 435 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức – tỉnh Hà Tây.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đượcthực hiện ở nước ta từ năm 1945 Từ đó đến nay chính sách BHXH khôngngừng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thựchiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đấtnước, ngày 23/6/1995, trong đó có chương XII quy định về chính sách BHXH.Tiếp đó Luật BHXH (gồm 11 chương; 141 điều) đã được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH theo cơ chế mới,Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 thành lập BHXH ViệtNam là cơ quan thuộc chính phủ trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH từTW đến địa phương thuộc hệ thống Lao động Thương binh xã hội và Liên đoànlao động với chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện giải quyết các chế độ chínhsách, tổ chức thu, chi bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH.

Từ 01/01/2003 thực hiện quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế (BHYT)Việt Nam sang BHXH Việt nam và Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày06/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức BHXH Việt Nam Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức thuộc BHXH tỉnh HàTây được giao chức năng, nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT đối vớingười lao động và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy địnhcủa Nhà nước Từ thời điểm này tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện MỹĐức thuộc BHXH tỉnh Hà Tây được điều chỉnh, gồm 6 phòng nghiệp vụ

* Với chức năng, nhiệm vụ của ngành được giao, hoạt động của Bảo hiểmxã hội tỉnh Hà Tây qua 12 năm thực hiện luôn xác định rõ 4 mục tiêu chủ yếu sau:

- Từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia và thụ hưởngBHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với tiến trình chuyển đổi nềnkinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa; phấn đấu thực hiện các mục tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần

1

Trang 2

thứ VIII, IX, X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây đề ra trong lĩnh vựcBHXH, BHYT.

- Đảm bảo cho mọi người được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trongviệc tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT.

- Tổ chức thu BHXH, BHYT, đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYTkịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng, quản lý chặt chẽ và sử dụng nguồn kinhphí được phân bổ đúng nguyên tắc quy định.

- Vừa thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy.Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý; tổ chức thựchiệnchuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm phục vụ đối tượngcủa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Đẩy mạnh công tác cảicách hành chính, từng bước hiện đại hóa phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầunhiệm vụ được giao.

Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập để làm đề tài tốt nghiệp em đã

chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ

Đức - tỉnh Hà Tây" Đề tài gồm có 3 chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về BHXH và công tác quản lý thu quỹ

Bảo hiểm xã hội.

Chương II : Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH ở

BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây thời gian qua.

Chương III : Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH

huyện Mỹ Đức.

Đề tài được thực hiện với sự giúp đỡ của: PGS.TS Phan Kim Chiến.Khoa: Khoa học Quản lý

Chuyên ngành: Quản lý Kinh Tế

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân

Cùng Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công chức viên chức BHXH huyệnMỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đó, đã giúp em hoànthành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Trang 3

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH

I- BẢO HIỂM XÃ HỘI

1 Tính tất yếu của Bảo hiểm xã hội:

Đất nước ta ngày nay, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, là định hướng chủ đạo nó tạo thêm nhiều việc làm mớicho người lao động Các khu công nghiệp mới tăng nhanh đã làm hoàn thiện cơcấu kinh tế vùng, nền kinh tế Quốc dân bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợcủa mình nhà nước đã định hướng thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ cụthể làm động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của cả nước và từng bướchoà nhập với nền kinh tế thế giới

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.BHXH mang tínhnhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành, an sinh xã hội.

BHXH được Nhà nước ta quan tâm rất nhiều ngay từ ngày đầu thành lậpvà được cụ thể hóa bằng các sắc lệnh của Chính phủ, các chính sách này đã giúpcho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, người lao động và người làm việctrong lực lượng vũ trang như công an, quân đội yên tâm, nhiệt tình trong côngtác góp phần không nhỏ vào việc xây dựng, đấu tranh thống nhất đất nước.Trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ngày nay chính sách BHXH càngđược củng cố, hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

theo định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Quỹ BHXH được bảo tồn tăng

trưởng và phát triển đồng thời được sử dụng có hiệu quả để chi trả các chế độ,trợ cấp BHXH cho người lao động tham gia đóng BHXH ở các thành phần kinhtế một cách ổn định lâu dài Sự xuất hiện nhanh chóng của các loại hình Bảohiểm, các quỹ tương hỗ, đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tồn tạivà phát triển xã hội loài người Từ đó những nỗi lo toan, phiền muộn về các biếncố, sự cố bất lợi xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của con người đã được giảitoả Tâm lý con người cảm thấy an toàn vui vẻ hơn với sự giúp đỡ của các công

3

Trang 4

ty, các doanh nghiệp, các đơn vị ,các tổ chức BHXH, hoạt động của các loạihình Bảo hiểm này đã đem lại chỗ dựa, niềm tin vững chắc trong cuộc sống củangười lao động, tạo sự ổn định của các doanh nghiệp, các công ty và các tổchức Như vậy có thể thấy sự xuất hiện của BHXH là một nhu cầu tất yếu kháchquan của cuộc sống việc quản lý quỹ BHXH là việc làm rất cần thiết bởi vìBHXH là chi phí giúp đỡ về mặt tài chính cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quantrọng cho người lao động

Xét từ các doanh nghiệp: các Doanh nghiệp phải thực hiện đóng góp đầyđủ, thường xuyên vào quỹ BHXH theo mức quy định chung của nhà nước vàpháp luật Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần hiện nay mối quan hệcơ bản giữa các chủ Doanh nghiệp và người lao động là mối quan hệ chặt chẽ,gắn bó ràng buộc nhau bởi các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên Cácdoanh nghiệp vừa phải tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động vừa phảitrả tiền lương, tiền công cho họ vừa phải có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ khi họkhông may gặp phải những rủi ro trong quá trình lao động, trong cuộc sống.Chính từ các chi phí phát sinh này đã làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính củacác doanh nghiệp, đặc biệt là những khi dịch bệnh, rủi ro mang tính thảm hoạảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệpkhi phải trang trải cho các chi phí đó Đối với chủ sử dụng lao động cũng phảitham gia đóng góp đầy đủ và thường xuyên vào quỹ BHXH theo mức quy địnhchung của nhà nước của pháp luật Sau đó người sử dụng lao động có quyềnyêu cầu về quyền lợi hưởng các chế độ trợ cấp về BHXH căn cứ vào sự đónggóp và theo chế độ quy định.

Xét từ nhà nước và xã hội: xây dựng hệ thống pháp luật về chính sáchBHXH, tổ chức thực hiện tốt các chính sách về BHXH đồng thời cũng có tráchnhiệm tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm để đảm bảo quỹ BHXH tăng trưởngphát triển thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao động Việc thamgia đóng góp và hỗ trợ thêm quỹ BHXH của nhà nước là thể hiện cụ thể vai tròcủa Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế xã hội và trách nhiệm của Nhà nước

Trang 5

thể hiện trong việc giữ gìn ổn định chính trị xã hội Sự vận động của các quyluật trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là quy luật cạnh tranh nhiều trườnghợp một số doanh nghiệp vào rơi vào tình trạng bất ổn về tài chính, thậm trí phásản dẫn đến một loạt người lao động bị mất công ăn việc làm, không đảm bảođược cuộc sống hàng ngày và tạo ra nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong xã hội.Cùng với sự phát triển kinh tế, tiến bộ của xã hội việc quản lý thu BHXHđược coi như là nhu cầu tất yếu của con người nó có thể thấy được xem như làmột trong những quyền cơ bản nhất của con người, được Đại hội đồng liên hợpquốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948 "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởngBHXH quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền kinh tế, xã hội và vănhoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người" (trích từ: Một số vấn đềcơ bản về bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội tháng 4/2001);

2 Chức năng của BHXH.

BHXH có một số chức năng chủ yếu như sau :

+ Chức năng hạn chế bớt một phần khó khăn về kinh tế của người laođộng Với chức năng này BHXH cho phép tất cả các hoạt động kinh tế xã hộihoặc các đối tượng đã tham gia trong quá trình kinh tế xã hội trước đây hoặc tấtcả các công dân hình thành các quyền lợi đảm bảo để duy trì một chuẩn mựcsống tương đối ổn định ngay cả khi trong trường hợp có sự cố bất ngờ rủi ro xảyra.

+ Chức năng hình thành một hệ thống an sinh, an toàn xã hội Với chứcnăng này rất cần thiết cho người lao động, Người sử dụng lao động mà còn đảmbảo sự ổn định chính trị, an toàn xã hội cho quốc gia, đảm bảo chắc chắn đối vớimọi thành viên trong xã hội gặp cảnh nghèo đói đều được cung cấp một khoảnthu nhập bằng tiền cũng như các dịch vụ chăm sóc về ytế và dịch vụ xã hội đầyý nghĩa.

+ Hai chức năng trên này hỗ trợ cho nhau Đảm bảo ổn định kinh tế tàichính cho người lao động, khuyến khích họ yên tâm làm việc phát huy hết khả

5

Trang 6

năng, năng lực chuyên môn giúp cho nền kinh tế phát triển, ổn định xã hội, đảmbảo an toàn cho quốc gia về kinh tế chính trị và an ninh quốc phòng Chính vìthế mà hiện nay đã có 182 nước có luật về BHXH Có thể nói BHXH là mộttrong những hoạt động mà tất cả các quốc gia đều quan tâm không phân biệt thểchế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội.

Bảo hiểm xã hội đã đóng góp vai trò to lớn trong việc bảo đảm an sinh xãhội, ổn định và phát triển kinh tế, được thể hiện thông qua các tác động chủ yếucụ thể sau:

-Bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm thu nhậphoặc bị mất thu nhập do bị suy giảm sức khỏe hoặc mất khả năng lao động bịmất việc làm Đây là sự đảm bảo chắc chắn sẽ xảy ra vì mọi người sẽ mất khảnăng lao động khi họ hết tuổi lao động, theo các điều kiện quy định của BHXH.Đây là chức năng cơ bản của BHXH nó quyết định tính chất, nhiệm vụ và cơchế hoạt động của hệ thống BHXH.

-Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người thamgia đóng góp quỹ BHXH Tham gia BHXH có người sử dụng lao động, ngườilao động và nhà nước hỗ trợ đóng góp hình thành xây dựng lên quỹ BHXH Quỹ BHXH này được sử dụng để chi trả trợ cấp BHXH cho những người thamgia BHXH không may gặp tai nạn, rủi ro Thực tế chỉ ra rằng số tiền trợ cấpđược hưởng thường nhỏ hơn rất nhiều so với số số tiền mình tham gia, do ápdụng theo quy luật số đông bù ít, quỹ BHXH đã thực hiện phân phối lại thunhập theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc Sự phân phối này thể hiện phân phốithu nhập giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp,giữa những người đang làm việc khoẻ mạnh với những người tuổi cao sức yếu,già cả, ốm đau đang nghỉ việc chức năng này của BHXH đã góp phần tạo nênsự công bằng trong xã hội mang tính nhân văn sâu sắc.

- Góp phần thúc đẩy, kích thích tinh thần lao động, khuyến khích ngườilao động hăng hái sản suất nâng cao chất lợng, năng xuất lao động tạo ra nhiềucủa cải cho xã hội Quỹ BHXH thực hiện chức năng này là do họ không may

Trang 7

gặp phải các tai nạn rủi ro, phần thu nhập của họ bị giảm sút hoặc không cònnhưng sự suy giảm này đã được bù đắp một phần, hay toàn bộ từ quỹ BHXH Vìvậy mà đời sống sinh hoạt hàng ngày của người lao động và gia đình họ khôngcòn bị sáo trộn Hay nói một cách khác là họ luôn luôn được bảo đảm ổn địnhcuộc sống và có chỗ dựa về mặt vât chất, tinh thần Chính vì vậy họ luôn yêntâm để sản xuất nâng cao chất lượng, năng xuất lao động và đạt hiệu quả kinh tếcao.

- Gắn bó lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động giữangười sử dụng lao động với xã hội Thông qua BHXH những mâu thuẫn giữanhững người lao động và người sử dụng lao động Như mâu thuẫn về tiền lương,tiền thưởng, thời gian lao động … sẽ được hoà giải và giải quyết kịp thời Đặcbiệt nhờ có BHXH mà cả hai bên này đều thấy được quyền lợi của mình đượcquan tâm bảo vệ Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó chặt chẽ lợi ích vớinhau Đối với Nhà nước và xã hội thì chi hỗ trợ cho BHXH là khoản chi rất nhỏnhưng lại đem lại hiệu quả đạt được rất cao đảm bảo ổn định đời sống củangười lao động và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất và phát triển kinh tếxã hội.

3 Tính chất của bảo hiểm xã hội.

BHXH ra đời gắn liền với đời sống của người lao động do vậy BHXH cómột số tính chất cơ bản sau:

- BHXH mang tính tất yếu khách quan trong đời sống kinh tế xã hội.- BHXH mang tính ngẫu nhiên phát sinh không đồng đều theo thời gianvà không gian Những rủi ro không may đem lại trong BHXH đã hình thành nêntính ngẫu nhiên của nó Bởi vì các rủi ro này được áp dụng BHXH đều khôngthể lường trước được sự việc xảy ra, các rủi ro này thường xảy ra một cách bấtngờ Do vậy mà không phải tất cả những người lao động của một tổ chức haytất cả các tổ chức đều phải chịu chung một rủi ro hay nhiều rủi ro cùng một lúc,cùng một thời điểm.

7

Trang 8

- BHXH vừa mang tính xã hội, vừa mang tính kinh tế và có cả tính chấtdịch vụ Tính chất kinh tế của BHXH được biểu hiện thông qua cơ chế hìnhthành và sử dụng quỹ BHXH, Quỹ BHXH khi được hình thành, bảo toàn và tăngtrưởng quỹ thì nhất thiết phải có sự tham gia đóng góp tài chính của tất cả cácbên liên quan Mức tham gia đóng góp của các bên được xác định rất cụ thể dựatrên nguyên tắc hoạt động cơ bản của Bảo hiểm xã hội tr ên cơ sở lấy số đông bùcho số ít vì thực chất mức tham gia đóng góp của từng nguời lao động là khôngđáng kể so với mức họ được thụ hưởng quyền lợi Xét về góc độ kinh tế thìngười sử dụng lao động, được lợi rất nhiều khi quan hệ BHXH, khi tham giaBHXH người sử dụng lao động sẽ không phải chi trả các khoản chi phí chongười lao động bị suy giảm sức khỏe hoặc mất khả năng lao động Xét về phíaNhà nước thì việc tạo lập, hoạt động của quỹ BHXH đã góp phần giảm nhẹ gánhnặng cho Ngân sách nhà nước (NSNN) Đồng thời nó còn góp phần đầu tư pháttriển cho nền kinh tế Do vậy cơ chế tạo lập và sử dụng, hoạt động của quỹBHXH đã đem lại rất nhiều quyền lợi, lợi ích cho nguời lao động, người sử dụnglao động và Nhà nước.

BHXH là một bộ phận quan trọng chủ yếu trong hệ thống đảm bảo antoàn xã hội, vì tính chất xã hội của BHXH được thể hiện rất rõ nét về tính chấtlâu dài mọi nguời lao động trong xã hội đều có quyền tham gia đóng góp vàoquỹ BHXH Ngược lại BHXH phải có trách nhiệm Bảo hiểm đảm bảo quyền lợicho mọi người lao động và gia đình họ kể cả khi họ đang còn trong độ tuổi laođộng Tính chất xã hội của BHXH luôn gắn chặt chẽ với tính dịch vụ của nó, khinền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh thì tính chất dịch vụ, tính chất xãhội hoá của hệ thống BHXH ngày càng được nâng cao.

3.1, Đặc điểm của quỹ BHXH:

+ Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập chung giữ vị trí trong khâu tài chínhnằm giao thoa giữa ngân sách Nhà nước với các Tổ chức tài chính doanhnghiệp, tài chính Nhà nước, tài chính dân cư.

Trang 9

+ Việc phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tínhchất không hoàn trả Tính chất không hoàn trả của quỹ BHXH được áp dụng đốivới những người lao động đã tham gia BHXH trong suốt quá trình lao độngnhưng không bị ốm đau, sinh con, tai nạn lao động.

+ Sự ra đời tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh của quỹ BHXH gắnliền với chức năng vốn có của Nhà nước là vì nó đảm bảo quyền lợi cho ngườilao động chứ không vì mục đích lợi nhuận, kiếm lời Đồng thời quỹ BHXH cũngphụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử trongtừng thời kỳ của mỗi một quốc gia Khi nền kinh tế ngày càng phát triển lớnmạnh thì càng có nhiều các chế độ BHXH được thực hiện hơn và các chế độcũng sẽ được áp dụng rộng rãi hơn, thoả mãn nhu cầu về BHXH của người laođộng ngày càng được nâng cao

Mặt khác khi nền kinh tế phát triển mạnh thì mức thu nhập của người laođộng càng cao, họ sẽ tham gia vào nhiều chế độ BHXH.

+ Ngoài ra quỹ BHXH mang tính chất tiêu dùng được thể hiện thông quacác mục tiêu, mục đích của nó là chi trả đầy đủ các chế độ BHXH Ngoài ra quỹBHXH lại mang tính chất dự trữ và thông thường khi người lao động tham giađóng góp vào quỹ BHXH thì họ không được quỹ BHXH này chi trả ngay khigặp tai nạn rủi ro mà phải có thời gian dự bị đủ thủ tục mới thanh toán.

+ Hoạt động của quỹ BHXH đã đặt ra yêu cầu tất yếu sẽ hình thành chếđộ tiết kiệm bắt buộc của xã hội và của người lao động để dành khi ốm đau, tainạn, hưu trí, Đây cũng là quá trình phân phối lại thu nhập của cá nhân người laođộng và cộng đồng xã hội.

9

Trang 10

- Nhà nước hỗ trợ về BHYT đối với người nghèo và các đối tượng chínhsách khác.

- Tiền sinh lời từ đầu tư do thực hiện các biện pháp bảo toàn, tăng trưởngquỹ BHXH.

- Các nguồn thu hợp pháp khác

Phần lớn đối với các nước trên thế giới hiện nay thì quỹ BHXH đều đượctạo lập hình thành từ các nguồn trên Tuy nhiên do từng điều kiện hoàn cảnhlịch sử của mỗi quốc gia mà tỉ lệ tham gia đóng góp giữa các bên, mức độ thamgia đóng góp của từng bên, mức độ can thiệp của Nhà nước, hay hình thức thamgia đóng góp sẽ khác nhau.

Phương thức đóng góp vào quỹ BHXH của người sử dụng lao động vàngười lao động hiện nay còn có hai quan điểm đó là:

+Việc xác định mức đóng góp phải căn cứ vào mức lương của từng cánhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp

+ Phải căn cứ vào thu nhập cơ bản của người lao động được cân đốichung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định nên mức đóng góp.

Việc chọn lựa quan điểm nào là tuỳ thuộc ở mỗi quốc gia nhưng phải bảođảm rằng mức tham gia đóng góp của mỗi bên phải đủ để cân đối việc thu, chicủa quỹ BHXH Trong thực tế việc xác định mức tham gia đóng góp của các bên( thực chất là xác định mức phí BHXH) được tính toán một cách khoa học choviệc xác định mức phí BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu và người ta thườngdùng các phương pháp toán học khác nhau để xác định Phí BHXH được xácđịnh theo công thức:

P = f1 + f2 + f3

Trong đó: f1: là phí thuần BHXH f2: là phí quản lý

f3: là phí dự trữ

Phí thuần của BHXH là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của phíBHXH, phí thuần được xác định để bảo đảm chi trả đầy đủ cho tất cả các chế độ

Trang 11

BHXH Chính vì vậy việc xác định mức phí BHXH là rất khó, phức tạp nó phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Cơ cấu lao động theo các độ tuổi, kết cấugiới tính trong lực lượng lao động, đặc điểm cấu tạo sinh học của con ngườitrong một nước, tuổi thọ bình quân của người dân, điều kiện làm việc chung củangười lao động…

Ngoài sự tham gia đóng góp của người sử dụng lao động, người lao độngvà Nhà nước Quỹ BHXH còn được hình thành từ các nguồn khác như: tiền sửphạt đối với các đơn vị vi phạm theo điều lệ BHXH, các khoản hỗ trợ, viện trợcủa các tổ chức trong và ngoài nước, các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chínhtừ phần quỹ BHXH nhàn rỗi…

3.3, Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Như ta đã biết phí BHXH bao gồm 3 bộ phận đó là: phí thuần, phí dự trữ,phí quản lý, như vậy rõ ràng ta thấy quỹ BHXH được sử dụng cho 3 mục đíchđó là: chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH, chi cho việc quản lý hệ thốngBHXH, chi trích lập quỹ dự phòng, dự trữ giải quyết trong trường hợp gặpnhững tổn thất lớn

Trong cơ cấu chi từ quỹ BHXH thì chi trả cho các chế độ BHXH là rấtlớn, chiếm phần lớn nguồn quỹ BHXH vì đây là mục tiêu cơ bản nhất củaBHXH là: bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, cho các hoạt độngcủa các đơn vị, tổ chức Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn rathường xuyên, liên tục với số lượng chi phí lớn trên phạm vi rộng lớn Một trongnhững khoản chi thường xuyên hàng tháng đó là chi lương hưu cho nhữngngười lao động đã nghỉ công tác và chi trả trợ cấp BHXH hàng tháng cho thânnhân của người lao động, người đang nghỉ hưu khi họ không may qua đời

Nguồn chi thứ hai trong quỹ BHXH đó là chi phí dự trữ, thực chất đây làquá trình tích luỹ lâu dài trong qúa trình sử dụng quỹ BHXH định kỳ hàngtháng, quý, năm cơ quan BHXH giữi hay trích lại một phần quỹ BHXH củamình để thành lập nên quỹ dự phòng, dự trữ BHXH Quỹ này chỉ được sử dụng

11

Trang 12

trong những trường hợp khi nhu cầu chi trả quá lớn dẫn đến thâm hụt quỹBHXH như trong lúc đồng tiền mất giá và do hội đồng quản lý quyết định.

3.4, So sánh quỹ BHXH và ngân sách Nhà nước.

Nguồn Ngân sách nhà nước là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hộiphát sinh, trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực, chính trị của mình để tậptrung lại một phần thu nhập của quốc gia, nhằm tạo lập lên một quỹ tiền tệchung của Nhà nước và dùng cho việc thực hiện các chức năng phát triển kinh tếxã hội theo mục tiêu kế hoạch của Nhà nước

Qua khái niệm trên về quỹ NSNN chúng ta có thể rút ra một số đặc điểmgiống nhau và khác nhau giữa quỹ BHXH và nguồn NSNN, từ đó ta sẽ hiểu rõhơn, được đầy đủ hơn về quỹ BHXH cụ thể:

+ Sự giống nhau giữa quỹ BHXH và NSNN:

- Việc tạo lập và sử dụng của mỗi nguồn quỹ đều được biểu hiện dướihình thái tiền tệ, quá trình này đều được thực thi theo các văn bản quy định củapháp luật và việc quản lý, sử dụng quỹ được tiến hành theo nguyên tắc cơ bảncân bằng giữa thu, chi.

- NSNN và Quỹ BHXH là những khâu tài chính quan trọng, độc lập tronghệ thống tài chính mỗi quốc gia, chức năng nhiệm vụ của NSNN mang tính rộnghơn so với quỹ BHXH.

- Hoạt động của cả NSNN và quỹ BHXH đều không phải là nhằm mụcđích kinh doanh kiếm lời, mà hoạt động của chúng đều mang đậm nét tính chấtxã hội, tính cộng đồng dân tộc và trong nhiều trường hợp hoạt động của hai quỹnày còn mang tính nhân văn sâu sắc.

+ Sự khác nhau giữa quỹ BHXH và NSNN:

- Về điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ NSNN, gắn liền với sựra đời tồn tại và phát triển của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các chức năng kinhtế xã hội của Nhà nước Còn sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH, gắnliền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với các quanhệ thuê mướn nhân công Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thu nhập

Trang 13

của người lao động ngày càng cao thì phạm vi các chế độ BHXH ngày càng mởrộng, mức độ thoả mãn về nhu cầu của người lao động khi tham gia BHXHcàng nhiều.

- Tính chất pháp lý của NSNN cao hơn so với quỹ BHXH, quá trình phânphối của NSNN chủ yếu dựa vào quyền lực chính trị, kinh tế của Nhà nước Nhànước ban hành các văn bản luật để thực hiện việc thu, chi quỹ NSNN Quá trìnhnày được sự kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ của Quốc hội Còn đối vớiquỹ BHXH thì hoạt động thu, chi quỹ BHXH cũng được thực hiện dựa vào cácvăn bản quy định pháp luật, nhưng chủ yếu dựa vào mối quan hệ kinh tế, quanhệ về lợi ích của những người lao động tham gia theo nguyên tắc có đóng gópmới được hưởng và ngược lại người lao động không tham gia đóng góp thì sẽkhông được hưởng quyền lợi.

- Trong quan hệ phân phối thì NSNN chủ yếu là phân phối lại và khôngmang tính chất hoàn trả Chủ thể tham gia đóng góp và hưởng thụ từ NSNNthông thường là tách rời nhau, còn quan hệ phân phối quỹ BHXH thì mang tínhchất hoàn trả Việc hoàn trả lại cho người tham gia đóng góp là không thể biếttrước được chính xác về quy mô, về thời gian và không gian.

- Trong quan hệ phân phối của NSNN thường phản ánh đến quan hệ lợiích của xã hội, lợi ích quốc gia và việc chi phối các quan hệ lợi ích bộ phận, lợiích cá nhân nhằm bảo đảm cho sự ổn định của nền kinh tế xã hội

Trong quan hệ phân phối của quỹ BHXH thì ngược lại, trước hết vì lợi íchcủa từng cá nhân sau người lao động tham gia, sau đó là lợi ích của đơn vị vàcuối cùng mới đến lợi ích xã hội.

II- QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH

Trang 14

Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ cácchế độ BHXH đối với người lao động ngoài ra quỹ BHXH còn hình thành từkhoản lãi do đầu tư tăng trưởng và các khoản thu khác

Quỹ BHXH được hình thành do ba bên đóng góp đó là (nguời lao động,người sử dụng lao động và nhà nước) chính vì vậy quỹ BHXH là của ba bênnhưng hiểu rộng ra đó là Nhà nước là của dân Người lao động, người sử dụnglao động cũng là người dân, do vậy thực chất quỹ BHXH là quỹ xã hội của Nhànước Quỹ BHXH không phải của bất kỳ một tổ chức nào, một ngành nào, quỹcũng không thuộc Ngân sách nhà nước Về nguyên tắc cơ bản quỹ của ai thìngười đó có quyền quản lý, chính vì thế mà quỹ BHXH là quỹ chung, được điềuhành thông qua một hội đồng quản lý, hội đồng đó có đầy đủ đại diện của babên.

Mô hình quỹ BHXH do hội đồng quản lý có đại diện của các bên tham gialà mô hình phổ biến được áp dụng ở tất cả các nước trên thế giới

Ở nước ta hiện nay các thành viên trong hội đồng quản lý quỹ BHXH baogồm: Đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ lao động Thương binh và xãhội, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam cónhiệm vụ chỉ đạo và giám sát, chỉ đạo để thực hiện thu, chi quản lý quỹ củaBHXH Việt Nam.

Người sử dụng lao động và người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hộibắt buộc đóng Nguời sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm Ytế bắt buộc, tự nguyện đóng và đóng góp bằng tiền của các bên tham gia bảohiểm gồm Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước nhằm mục đíchchi trả đầy đủ các chế độ BHXH và bảo đảm các hoạt động của hệ thống BHXH.Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập tập chung nằm ngoài Ngân sáchnhà nước

2- Nội dung quản lý thu BHXH.2.1 theo quy trình quản lý thu:

Trang 15

Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức là một đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hộitỉnh Hà Tây, do đó phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch thuBHXH hàng năm do BHXH tỉnh Hà Tây giao cho đến các đơn vị sử dụng laođộng trên địa bàn mình quản lý cụ thể:

Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lươngtrích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trựctiếp quản lý thu BHXH Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạchthu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT), đồng thời gửi vềBHXH Tỉnh Hà Tây trước ngày 20/10.

Lập kế hoạch thu BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động hàng quý;Tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH trong năm doBHXH tỉnh Hà Tây giao.

Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH từđầu năm và danh sách chỉnh tăng giảm mức lương đóng BHXH hàng tháng;

Kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, có biênbản đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động;

Vào sổ sách theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người laođộng ở từng cơ quan, đơn vị sử dụng lao động phát sinh hàng tháng;

Thông báo kịp thời cho các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng tiềnBHXH.

Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyếtchế độ BHXH cho người lao động hoặc di chuyển nơi làm việc của người laođộng.

Tổng hợp số liệu báo cáo kết quả thu BHXH trong tháng, quý, năm vềBHXH tỉnh Hà Tây theo định kỳ quy định:

+ Báo cáo nhanh 10 ngày/lần;

+ Báo cáo tháng vào ngày 02 tháng sau;

+ Báo cáo quý vào ngày 10 tháng đầu quý sau;+ Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau;

15

Trang 16

+ Kiểm tra danh sách chứng từ thu tổng hợp số liệu thu BHXH của cácđơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện quản lý lập báo cáo quyết toán thuBHXH hàng quý gửi BHXH tỉnh Hà Tây

+ Hàng quý, năm BHXH tỉnh Hà Tây tổ chức kiểm tra thẩm định số liệuthu BHXH trong kỳ của BHXH huyện Mỹ Đức Việc tổ chức kiểm tra thẩmđịnh số liệu thu được thực hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thuBHXH sau khi được thẩm định là tài liệu gốc kèm theo hồ sơ quyết toán tàichính quý, năm của BHXH các cấp.

: Kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHXH theoquy định của pháp luật.

2.2, Theo các khối thu BHXH:

Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây chủ yếu ởcác khối như sau:

- Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp; BHXH

Tỉnh HàTây

BHXHCác huyện,

thị xã

Các đơn vịsử dụng lao động

Trang 17

- Khối Doanh nghiệp nhà nước;

- Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Khối cán bộ xã, thị trấn;

- Khối sự nghiệp giáo dục; - khối ytế;

3- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH:

3.1, Công tác thu BHXH ở khối cơ quan hành chính sự nghiệp:

Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp có nhiều thuận lợi do đặc thù là100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước cấp; hơn nữa cánbộ được giao nhiệm vụ làm công tác thu BHXH đều có trình độ chuyên môn tốt,có nghiệp vụ kế toán Việc lập danh sách, đăng ký lao động và quỹ tiền lươngtham gia BHXH, đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động, hàng tháng luônđầy đủ, chính xác, đúng văn bản quy định của nhà nước Song bên cạnh đó đơnvị còn trích nộp tiền BHXH không kịp thời theo tháng mà thường dồn vào cuốimỗi quý.

3.2, Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước:

Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước tương đối phức tạp vìcòn phụ thuộc vào các đơn vị làm ăn có hiệu quả hay không Chính vì vậy màBHXH huyện Mỹ Đức cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyêntruyền các chế độ chính sách BHXH, đối chiếu tăng, giảm kịp thời cho đốitượng tham gia, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng laođộng trích nộp BHXH đúng quy định;

3.3, Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh :

Công tác thu ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp rất nhiềukhó khăn bởi còn phụ thuộc vào các đơn vị làm ăn có hiệu quả hay không, ngoàira các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều trốn tránh không đăng ký thực thiệnđầy đủ nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộluật lao động

17

Trang 18

+ Về phía chủ doanh nghiệp: chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệpngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệmtrong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động; Còn cố tình né tránh việcthực hiện chế độ BHXH cho người lao động Khi sử dụng người lao động cácdoanh nghiệp không có hợp đồng lao động cụ thể, luôn lợi dụng kẽ hở của phápluật, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng theocông trình, hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, hợp đồng theo mùa vụ …

Do đó BHXH huyện Mỹ Đức không có cơ sở để xác định hợp đồng laođồng lao động, để khai thác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.Bên cạnh đó đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều chưa có tổ chứccông đoàn Do vậy chưa có người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợiích chính đáng của người lao động

Chính vì thế mà công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh còn rất nhiều hạn chế, số thu BHXH không đạt theo quy định.

3.4, Công tác thu BHXH Khối cán bộ xã , thị trấn :

Công tác thu BHXH còn rất nhiều hạn chế trong việc trích nộp tiềnBHXH cho cán bộ xã còn chậm, có xã còn nộp thiếu tiền BHXH, lý do thườngcác xã nộp BHXH dồn vào cuối năm Trình độ của các bộ của kế toán ngân sáchcòn nhiều hạn chế bất cập, nên công tác thu gặp rất nhiều khó khăn trong việcđối chiếu tăng, giảm số lao động Việc báo cáo số người tăng, giảm không kịpthời lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, do vậy phải làm đi,làm lại nhiều lần

3.5, Công tác thu BHXH ở khối giáo dục

Đây là khối có số lao động tham ra BHXH so với các khối khác là rất lớn,Các trường đã tích cực phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện lập bảng danh sáchtăng, giảm trích nộp BHXH theo quy định hàng tháng đối chiếu tăng, giảm đểcấp phiếu khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động Cuối mỗi quý đều lậpbiên bản đối chiếu với Bảo Hiểm Xã Hội để xác định số tiền phải nộp BHXHtrong quý đầy đủ, đúng quy định

Trang 19

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế do cán bộ kế toán trường học khôngcó nghiệp vụ kế toán, chỉ là kế toán kiêm nhiệm cho nên còn lúng túng vềnghiệp vụ chuyên môn và trích nộp BHXH nhiều lúc còn chậm thường dồn vàocuối quý.

3.6, Về Công tác thu ở khối Y tế :

Các trạm y tế xã đã thực hiện tốt việc trích nộp bảo hiểm cho người laođộng do tỉnh Hà Tây đã chuyển tiền khối ytế về nguồn ngân sách của xã, ủy bannhân dân các xã có trách nhiệm cân đối thu, chi cho các trạm Kế toán xã duyệtchi và cấp chuyển mọi khoản kinh phí thay cho trạm ytế.

Tuy nhiên cũng có những bất cập khó khăn là sau khi trạm đề nghị thanhtoán, phải lập dự toán nộp cho ủy ban nhân dân xã và đề nghị duyệt chi do vậy,cũng làm chậm việc trích nộp BHXH.

Chương II

19

Trang 20

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH CỦABHXH HUYỆN MỸ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA

I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN MỸ ĐỨC TỈNH HÀ TÂY

1- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức ảnh hưởng đếnthu BHXH:

- Mỹ Đức là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tây, có diện tích tựnhiên: 230,4 km2 Trong đó đất nông lâm nghiệp có 12.681,23 km2, chiếm 55%.Còn lại là các loại đất khác; và số dân là: 174.847 người chủ yếu là người Kinh.Trong đó có 21 xã, 1 thị trấn, 1 xã miền núi có dân số trên 7.195 người Dân tộcMường là 5.010 người.

Đặc điểm địa lý:

- Mỹ Đức có địa bàn tiếp giáp và các huyện và các tỉnh sau: Phía Đônggiáp huyện Ứng Hòa chạy dọc con sông Đáy Phía Tây giáp với huyện Kim Bôi(tỉnh Hòa Bình) Phía Nam giáp với huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) Phía Bắcgiáp với huyện Chương Mỹ.

- Địa hình huyện Mỹ Đức được trải dài theo con sông Đáy từ đầuhuyện làphía Bắc, chạy dọc theo cuối huyện là huyện Kim Bảng Với dãy núi đá vôiđược chạy dài theo hướng Tây có địa hình hiểm trở tạo thành ranh giới giữahuyện Mỹ Đức và tỉnh Hòa Bình Từ đầu xã Đồng Tâm chạy xuôi xã Hợp Tiếnđó là khu du lịch Quan Sơn với con đường 22 chạy từ Hà Nội qua huyện MỹĐức đi sang tỉnh Hòa Bình tham quan thủy điện Sông Đà và khu du lịch suốikhoáng huyện Kim Bôi Về địa hình phía Nam huyện Mỹ Đức có khu du lịchHương Sơn - chùa Hương Lễ hội chùa Hương được khai hội vào đầu năm, đượctổ chức lễ hội dài 3 tháng từ rằm tháng giêng đến hết tháng 3 (âm lịch) Khu dulịch chùa Hương được đánh giá là khu du lịch mang kỳ quan thế giới Phongcảnh trên bến dưới thuyền cho du khách thăm quan vãn cảnh Ước tính hàngnăm khách du lịch vè tham quan trên 50 vạn lượt người tạo điều kiện thuận lợi

Trang 21

cho nền kinh tế của huyện phát triển Thu hút nhiều dịch vụ và lao động trong vàngoài tỉnh Khu du lịch Chùa Hương đã đóng góp cho ngân sách huyện đáng kể.

- Với địa hình của dài đơn vị hành chính sự nghiệp là 310 đơn vị đóng rảirác trên địa bàn huyện trong đó phi nông nghiệp trên 20.000 người.

- Địa hình như vậy đã ảnh hưởng tới công tác thu BHXH ở các khối hànhchính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khốigiáo dục Đường xá không thuận tiện làm cho công tác thu gặp nhiều khó khănảnh hưởng đến thời gian thu ở các đơn vị.

2- Giới thiệu về BHXH huyện Mỹ Đức

Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việcban hành điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lậpBảo hiểm xã hội Việt Nam

Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ banhành quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam

Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫnphương thức thu nộp bảo hiểm xã hội.

Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXHViệt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung Ương đến địa phương.

Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây được thành lập dựa trên cơsở được hợp nhất công tác BHXH cuả Sở lao động Thương binh xã hội và Liênđoàn lao động tỉnh Hà Tây, cũng từ đó BHXH các huyện, thị xã trực thuộc đượcthành lập

Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức là một trong những đơn vị BHXH trựcthuộc BHXH tỉnh Hà Tây, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và chịu sựquản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Hà Tây theo quy định của pháp luật.

BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây nằm trong Bảo hiểm xã hội Việt Namnhư sau:

Bảo hiểm xã hộihuyện, thị

Thành phố Hà

Huyện Mỹ Đức

Huyện Ứng Hòa

Huyện Thanh

Huyện Hoài

Huyện ĐanPhượng

Huyện Phúc

Huyện Ba Vì

Huyện Thường

Huyện Phú Xuyên

Trang 22

Như vậy, BHXH huyện Mỹ Đức cũng thư BHXH các huyện khác đều lànhững đơn vị trực thuộc nhỏ nhất của BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉđạo trực tiếp từ BHXH Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây chính thức được thành lậptheo quyết định số 94 ngày 4/8/1995 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và đi vàohoạt động kể từ tháng 8/1995, BHXH huyện được đặt trụ sở làm việc tại trungtâm thị trấn Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Do vậy hoạt động của BHXHhuyện Mỹ Đức có nhiều thuận tiện cơ bản.

Trang 23

* Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyệnMỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

a, Chức năng nhiệm vụ:

BHXH huyện Mỹ Đức, là một đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hà Tây, dovậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch do BHXH tỉnh giaocho cụ thể như sau:

+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị đóng trên địa bànhuyện Mỹ Đức, lập danh sách lao động quỹ tiền lương thuộc diện áp dụng loạihình bắt buộc để thực hiện việc tham gia đóng BHXH theo luật định.

+ Theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị tham gia BHXH trích nộp đủ tiềnBHXH và BHYT theo quy định so với tổng quỹ tiền lương.

+ Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp BHXH như: lương hưu, mấtsức lao động, tai lạn lao động, tử tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụhồi sức khỏe Trên địa bàn huyện quản lý.

+ Tổ chức theo dõi biến động tăng, giảm về số lao động để xác nhận thuBHXH giải quyết chế độ hưu trí, cấp thẻ phiếu khám chữa bệnh Bảo hiểm y tếcho đơn vị.

+ Tiếp nhận quản lý các cơ quan, đơn vị, công ty trách nhiệm hữu hạn,các hợp tác xã, các tổ hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tham gia đóngBHXH trên địa bàn Huyện.

+ Thực hiện tiếp nhận hồ sơ tuất, hướng dẫn thủ tục giải quyết các chế độtử tuất đối với người tham gia BHXH, cán bộ hưu trí và trợ cấp khác theo quyđịnh.

+ Thực hiện thông báo, hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấpBHXH theo quy định của ngành của Nhà nước và theo hướng dẫn của BHXHtỉnh Hà Tây.

+ Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH tỉnh Hà Tây các trường hợphưởng lại trợ cấp BHXH và có điều chỉnh lương hưu.

23

Trang 24

+ Lập dự toán và quyết toán tài chính hàng năm theo quy định tài chínhhiện hành của nhà nước.

+ Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách và danh sách tham gia đóng BHXH, hồsơ hưởng chế độ BHXH của đối tượng theo quy định.

+ Thanh tra, kiểm tra xác minh các đơn thư khiếu nại, khiếu tố của côngdân để có kết luận trả lời kịp thời.

+ Quản lý tốt cán bộ trong đơn vị, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạtđộng thường xuyên của cơ quan BHXH.

b, Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức.

Tháng 8/1995 BHXH huyện Mỹ Đức đi vào hoạt động độc lập với chỉtiêu biên chế là 5 người, do mới thành lập nên các cán bộ viên chức phải làmviệc với một khối lượng công việc rất lớn Hơn nữa cơ sở vật chất còn nhiềuthiếu thốn, đội ngũ cán bộ mới chuyển sang chưa có kinh nghiệm nên gặp khôngít những khó khăn Nhưng với sự quyết tâm cố gắng, với nhận thức đúng đắncủa cán bộ về công tác BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liênquan đến các chế độ chính sách của người lao động trong xã hội Do vậy BHXHhuyện Mỹ Đức đã luôn được sự quan tâm, gúp đỡ của của các cấp ủy đảng vàBHXH tỉnh Hà Tây BHXH huyện Mỹ Đức đã luôn phấn đấu và hoàn thành tốtmọi nhiệm vụ được cấp trên giao, tạo sự tin tưởng cho người lao động tham giaBHXH

Trong suốt 10 năm qua mọi cán bộ trong cơ quan luôn đoàn kết, nỗ lực cốgắng vượt qua những thách thức, khó khăn, vướng mắc để dần dần từng bướcphát triển đi lên không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Đến nay, đội ngũ cán bộcông nhân viên chức dần dần được tăng cường, hiện tại số cán bộ công nhânviên của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây là 12 người Trong đó Nam là 6người, nữ có 6 người Tất cả số cán bộ viên chức này đều có trình độ Đại học,cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có đầy đủ phẩn chất đạo đức vànăng lực tận tụy với công việc, nhiệm vụ được giao.

Trang 25

Hiện nay với 12 cán bộ công chức viên chức BHXH huyện Mỹ Đứckhông chia thành các phòng ban cụ thể như BHXH tỉnh Hà Tây, mà chỉ phâncấp chia thành các bộ phận chức năng và nhiệm vụ khác nhau Đó là các bộphận như: quản lý thu bắt buộc, quản lý thu tự nguyện, quản lý chế độ chínhsách, Kế hoạch Tài chính, giám định chi BHYT Tất cả các bộ phận này đượcđặt dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, sự phân chia về nhiệm vụ,công việc được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆNMỸ ĐỨC

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

Bộ phậnthubắtbuộc

Bộ phậnthu

tự nguyện

Bộ phậnchính

Bộ phậngiám định

Bộ phậnKế hoạch

Tài chính

Bộ phậnkho quỹ,

văn thư

Trang 26

1 Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH:

Ngày 23 tháng 11 năm 1999 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã Ban hànhquyết định số :2902/1999/QĐ-BHXH của tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội ViệtNam "Về quản lý thu bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội ViệtNam"

Các cơ quan đơn vị, Doanh nghiệp (gọi chung là người sử dụng lao động).Cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động (gọi chung là người lao động),phải tham gia đóng BHXH để thực hiện các chế độ BHXH đối với người laođộng theo quy định của điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo nghị định số12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan,binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo nghị định số45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thịtrấn và Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy địnhviệc người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Định kỳ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tham giađóng đầy đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và của người laođộng kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương cho người laođộng.

Bảo hiểm xã hội Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọichung là BHXH Tỉnh), Bảo hiểm xã hội các Quận huyện thị xã, thành phố trựcthuộc Tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm hướng dẫn tổchức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định, cấp đối chiếu và xácnhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH

Có thu, mới có chi là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan BHXH, nhằmđảm bảo quyền lợi cho người lao động Chính vì vậy mà công tác thu BHXH vàquản lý nguồn thu BHXH có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngànhBHXH Do vậy, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo môhình 3 cấp từ cấp Trung ương đến Thành phố, Tỉnh và đến các Quận huyện

Trang 27

Hàng năm BHXH Việt Nam dựa vào kết quả công tác thu BHXH, sốlượng lao động trên địa bàn Tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ chung của ngànhtrong các năm tiếp theo Đồng thời BHXH Việt Nam cũng căn cứ dựa vào đó đểđề ra phương hướng, chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH Tỉnh, thànhphố

Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch này, các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố.sẽ xem xét đối chiếu lại quỹ tiền lương, số lượng lao động của các đơn vị tổchức tham gia đóng góp trên địa bàn Tỉnh, thành phố và các quận huyện để triểnkhai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận huyện; Để có được cácchỉ tiêu kế hoạch ở trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các Quận huyện phảitổng hợp đầy đủ kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm.Tổ chức thu, ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH Tỉnh vào ngày 22 của thángcuối quý trước theo biểu 2- BCT Các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổnghợp đầy đủ kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn theo mẫu 3- BCT vàgửi kịp thời về BHXH Việt Nam vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.

Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được tổ chức triển khai thực hiện thì cáccơ quan BHXH các Tỉnh, Thành phố, Quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơnvị trên địa bàn mình quản lý lập danh sách và quỹ tiền lương hàng tháng, quý đểxác định số tiền BHXH mà các đơn vị phải đóng góp; Số tiền này được nộp tậptrung vào một tài khoản thu của BHXH Tỉnh, thành phố, sau đó chúng lại đượctập trung chuyển vào tài khoản thu của BHXH Việt nam.

Việc Phân cấp quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động do Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉgiao cho BHXH Huyện, Thị xã thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng laođộng có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, huyện theo phân cấp quản lýnhư sau:

1.1, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hà Tây:

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụnglao động đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm:

27

Trang 28

+ Các đơn vị do Trung ương quản lý;+ Các đơn vị do Tỉnh trực tiếp quản lý;

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế;

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động với số lượnglớn;

+ Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài;

Ngoài ra đối với những đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện, thịkhông đủ điều kiện thu BHXH thì BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu

* Đối với cán bộ thu của BHXH tỉnh:

Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộpBHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lýthu Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoặch thu BHXH trên địabàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT) Đồng thời tổng hợp kế hoặch thuBHXH của BHXH các huyện, thị xã gửi lên, để lập kế hoặch cho năm sau (theomẫu số 5- KHT) gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.

+ Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm;

+ Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXHvà danh sách chỉnh mức lương đóng BHXH hàng tháng;

+ Kiểm tra danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, biên bản đốichiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động do BHXHcác huyện, thị xã gửi lên;

+ Vào sổ sách theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người laođộng ở từng cơ quan đơn vị phát sinh hàng tháng;

+ Thông báo kịp thời cho các đơn vị nợ đọng tiền BHXH.

+ Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyếtchế độ BHXH; hoặc di chuyển nơi làm việc của người lao động.

+ Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Việt Nam theo định kỳ quy định:

Trang 29

- Báo cáo nhanh 10 ngày/lần;

- Báo cáo tháng vào ngày 05 tháng sau;

- Báo cáo quý vào ngày 15 tháng đầu quý sau;- Báo cáo năm vào ngày 20 tháng đầu năm sau;

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây lập báo cáo thu BHXH theo mẫu số 7- BCTđối với các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý và báo cáo tổng hợpthực hiện thu toàn tỉnh theo mẫu số 8 - BCT, gửi BHXH Việt Nam trước ngày25 tháng đầu quý sau, nếu là báo các quý và trước ngày 31 tháng 1 năm sau nếulà báo cáo năm.

+ Kiểm tra công tác thu, thẩm định số liệu thu BHXH.

+ Hàng quý, năm BHXH tỉnh Hà Tây tổ chức kiểm tra thẩm định số liệuthu BHXH trong kỳ của BHXH các huyện, thị xã Việc tổ chức kiểm tra thẩmđịnh số liệu thu được thực hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thuBHXH sau khi được thẩm định là tài liệu gốc kèm theo hồ sơ quyết toán tàichính quý, năm của BHXH các cấp.

1.2, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội huyện Mỹ Đức:

- Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động , quỹ tiềnlương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXHhuyện quản lý thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế họach thu BHXHtrên địa bàn huyện cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT) gửi cho BHXH tỉnh tướcngày 20/10;

Lập báo cáo thu, BHXH huyện báo cáo nhanh tình hình thực hiện thuBHXH trên địa bàn huyện hàng tháng theo mẫu 6 - BCT

Thời gian gửi báo cáo, BHXH huyện gửi báo cáo cho BHXH Tỉnh trướcngày 10, ngày 20 và ngày 2 tháng sau

Báo cáo quý, năm BHXH huyện lập báo cáo theo mẫu số 7- BCT gửi choBHXH Tỉnh trước ngày 10 tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý và trước ngày20/1 năm sau nếu là báo cáo năm.

* Đối với cán bộ chuyên thu BHXH huyện Mỹ Đức:

29

Trang 30

+ Tổ chức khai thác thu các đối tượng thuộc diện thu bắt buộc phải thamgia BHXH trên địa bàn mình quản lý

Đây là công việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củaBHXH nói chung và BHXH các tỉnh, huyện nói riêng

Bởi vì có phát hiện, khai thác thêm các đơn vị sử dụng lao động tham giaBHXH thì số lượng người lao động sẽ tăng lên khi đó nguyên tắc "lấy số đôngbù số ít" trong hoạt động của BHXH càng thực hiện tốt hơn, có hiệu quả caohơn, có tính chất xã hội, nhân văn của BHXH càng được thể hiện rõ Ngoài racông việc này còn làm tăng trưởng nguồn thu về quỹ BHXH làm cho quỹBHXH thoát rần ra khỏi sự nâng đỡ, hỗ trợ, trợ giúp của Ngân sách Nhà nước.

+ Tiếp xúc với các cơ quan đơn vị sử dụng lao động, hướng dẫn tuyêntruyền vận động tham gia BHXH.

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ chuyên quản lý thu BHXH tiếp xúc và làmviệc với các đơn vị sử dụng lao động được dễ dàng, thuận lợi Giám đốc BHXHhuyện Mỹ Đức nên có các cuộc tiếp xúc trước với lãnh đạo đơn vị sử dụng laođộng Đặt mối quan hệ ngay từ ban đầu giữa người tham gia BHXH với đơn vịBHXH.

Sau đó cán bộ chuyên quản lý thu BHXH được phân công phụ trách đơnvị sử dụng lao động nào sẽ trực tiếp gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXHđơn vị đó, để thực hiện theo công văn số 480/LĐ - TBXH ngày 24 tháng 3 năm1999 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc bố trí cán bộ làm côngviệc như sau:

- Tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lợi vànghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.

- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiềnlương tham gia đóng BHXH.

- Hướng dẫn đơn vị làm đối chiếu danh sách tăng giảm mức đóng BHXHhàng tháng đến từng người lao động, lập bảng đối chiếu thu nộp BHXH;

Trang 31

- Thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động về số tài khoản thu BHXHtại ngân hàng, kho bạc huyện, mức thu phí BHXH;

- Thống nhất với các đơn vị sử dụng lao động về lịch làm việc hàng thánggiữa cán bộ chuyên quản với các đơn vị sử dụng lao động;

- Kiểm tra sổ lương, bảng thanh toán lương để đối chiếu với danh sáchđơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH nhằm yêu cầu đơn vị đăngký đóng BHXH cho những người lao động trong diện đóng BHXH bắt buộc(nếu đơn vị sử dụng lao động chưa đăng ký đóng);

+ Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH:

- Hàng tháng căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương đơn vị đãđăng ký và danh sách tăng giảm mức độ tham gia đóng BHXH để xác định sốtiền BHXH phải đóng Đôn đốc đơn vị đóng BHXH theo đúng quy định củapháp luật Đồng thời thông báo kịp thời những đơn vị sử dụng lao động nợ tiềnđóng BHXH từ 02 tháng trở lên;

- Ghi chép các kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủcác cột mục trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của Tỉnh vềkết quả đóng BHXH của từng đơn vị được cơ quan phân công theo dõi, quản lý.

- Hàng tháng đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của từng cơ quan,đơn vị được cơ quan phân phân công theo dõi.

- Số lao động và qũy tiền lương tham gia đóng BHXH của các tháng trongkỳ đối chiếu (có đối chiếu với bảng thanh toán tiền lương hoặc sổ lương của đơnvị) để xác định số tiền đơn vị sử dụng lao động phải đóng theo luật định.

- Hàng quý tổng hợp kết quả thu BHXH theo khối mình quản lý

Ngoài ra cán bộ thu BHXH cũng phải kiểm tra xác nhận số thu BHXH đểthanh toán 3 chế độ ốm đau, thai sản,dưỡng sức và hướng dẫn cho các đơn vịviết các tờ khai đề nghị cấp sổ BHXH, ghi chép vào sổ BHXH.

Như vậy, cơ chế thực hiện thu và quản lý quỹ BHXH được thể hiện qua sơ đồ :

31

Trang 32

Căn cứ vào điều 1 Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ quyđịnh rõ: Thành lập BHXH Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo côngtác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật củaNhà nước Đây là thể hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý quỹ (trích từ: Cácvăn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội - Bộ lao động và thương binh và xãhội - tháng 10 năm 1995).

Căn cứ vào các quy định trên BHXH huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt vàquản lý tốt nguồn thu quỹ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tham giađóng góp, (trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động bằng 5% tiền

BHXHViệt Nam

BHXHTỉnh Hà

BHXHCác huyện,

thị xã

Các đơn vịsử dụng lao động

Trang 33

lương và người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị) đềuđược tập trung thống nhất vào một tài khoản thu BHXH mở tại ngân hàng, khobạc nhà nước Hàng tháng định kỳ vào ngày 10, 20, 30 BHXH huyện Mỹ Đứcchuyển hết toàn bộ số tiền thu BHXH kịp thời về BHXH tỉnh Hà Tây Đồng thờiđối chiếu kiểm tra chốt số liệu chính xác số dư trên tài khoản thu BHXH tạingân hàng, kho bạc kịp thời đúng quy định.

BHXH huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt việc quản lý chặt chẽ công tác thuBHXH nhằm phát triển tăng trưởng quỹ BHXH, đặc biệt 9 tháng đầu năm 2006cơ quan BHXH huyện đã phối kết hợp với thường trực huyện uỷ, UBND huyệnMỹ Đức lãnh đạo,chỉ đạo các cơ quan chức năng khác đơn vị sử dụng lao độngthực hiện thu BHXH theo Nghị định số 01NĐ/CP của chính phủ về thu BHXH ởcác đơn vị ngoài quốc doanh, hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh cá thể trênđịa bàn huyện Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển và tăngtrưởng thu quỹ BHXH.

1.4, Các kết quả đạt đựợc:

Các thành tựu đã đạt được của BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây:

Trong mười năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Mỹ Đứcnói riêng đạt được kết quả cao như bây giờ là do đã có những bước tiến độtphá ,đã biết tận dụng được sự quan tâm giúp đỡ của Thường trực Huyện ủy, Hộiđồng nhân dân, UBND huyện Mỹ Đức và sự phối hợp của các cơ quan banngành và tập thể cán bộ, công nhân viên chức BHXH đã không ngừng nỗ nựcphấn đấu, tu dưỡng rèn luyện bản thân sáng tạo trong công tác để không ngừngphát triển mạnh mẽ toàn nghành BHXH về thực hiện chức năng và nhiệm vụ củamình Quỹ tài chính của BHXH đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hìnhthành được quỹ BHXH độc lập với NSNN

Với nguồn đóng góp chủ yếu từ người sử dụng lao động và người laođộng, quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành trên nguyên tắc cóđóng mới có hưởng Vì vậy mà các quan hệ tài chính trong BHXH đã rõ ràng,việc quản lý sử dụng quỹ BHXH được hình thành tốt, phục vụ tốt hơn đến quyền

33

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Số tiền thu BHXH theo các khối từ năm 2004 đến năm 2006 - Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức – tỉnh Hà Tây.doc
Bảng 3 Số tiền thu BHXH theo các khối từ năm 2004 đến năm 2006 (Trang 41)
Bảng 2: Thực trạng quản lý thu BHXH theo khối Năm - Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức – tỉnh Hà Tây.doc
Bảng 2 Thực trạng quản lý thu BHXH theo khối Năm (Trang 41)
Bảng kê các chữ viết tắt - Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức – tỉnh Hà Tây.doc
Bảng k ê các chữ viết tắt (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w