1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang potx

71 368 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 118,42 KB

Nội dung

Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang 1 Mục lục Lời nói đầu………………………………………………………………… …1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH………… … ………… 4 I- BẢO HIỂM XÃ HỘI… ……… …………………… ……4 1- Tính tất yếu của Bảo hiểm xã hội 4 2- Chức năng của BHXH 6 3- Tính chất của BHXH 8 3.1- Đặc điểm của quỹ BHXH 10 3.2- Nguồn hình thành quỹ BHXH 11 3.3- Mục đích sử dụng quỹ BHXH 12 3.4- So sánh quỹ BHXH và ngân sách nhà nước 13 II/ Quản lý thu quỹ BHXH ………………… ……………………… ……15 1- Khái niệm 15 2- Nội dung quản lý thu BHXH 16 2.1- Theo quy trình quản lý thu 16 2.2- Theo các khối thu 18 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH 19 Chương II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ QUỸ BHXH Ở BHXH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN QUA … … 22 I/ Giới thiệu chung về huyện Sơn Dương và BHXH huyện Sơn Dương …22 1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Sơn Dương ảnh hưởng đến thu BHXH 22 2. Giới thiệu về BHXH huyện Sơn Dương 23 * Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sơn Dương 25 2 II/ Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH huyện Sơn Dương 28 1- Cơ chế tạo lập và quản lý nguồn quỹ BHXH: 28 1.1. Đối với BHXH tỉnh Tuyên quang ……………… ………30 1.2- Đối với BHXH huyện Sơn Dương 32 1.3. Quản lý Quỹ BHXH tại BHXH Sơn Dương……… ………… 35 1.4. Các kết quả đạt được 36 a- Về công tác đối chiếu thu quỹ BHXH 36 b- Về kết quả công tác thu quỹ BHXH Sơn Dương 38 2- Thực trạng quản lý thu BHXH 42 2.1 Về công tác thu, số thu BHXH hàng năm 42 2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình 43 2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo khối thu 44 3- Nhận xét đánh giá 50 Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN SƠN DƯƠNG ………… 53 I- Phương hướng 53 II- giải pháp nhằm thực hiện 54 1- Về phương pháp thu BHXH 54 2- Về nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH 55 3- Về cơ chế quản lý thu BHXH 55 4- Về cơ chế chính sách thực hiện công tác thu BHXH 56 5- Thực hiện thu BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH 59 III-Các kiến nghị……… …… … … ………………….62 1. Về điều kiện làm việc ….……………62 2. Về đời sống của cán bộ viên chức… ……………62 Kết Luận 63 3 Bảng kê các chữ viết tắt BHXH……………… Bảo hiểm xã hội NSNN………………. Ngân sách Nhà nước NSDLĐ………………Người sử dụng lao động NLĐ………………….Người lao động BNN…………………Bệnh nghề nghiệp TNLĐ……………… Tai nạn lao động BHXHVN……………Bảo hiểm xã hội Việt Nam HTX………………….Hợp tác xã ILO………………… Tổ chức lao động quốc tế DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4 LỜI NÓI ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đã được đảng và nhà nước ta quan tâm rất nhiều, ngay từ khí thành lập nước đến nay, bởi vì BHXH đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động thanh gia BHXH và gia đình khi bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc chết. Góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Chính vì thấy rõ được tầm quan trọng của BHXH mà đảng và nhà nước đã không ngừng đổi mới chính sách từ năm 1995 các chế độ, chính sách BHXH đã được quy định tại Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm1994 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1995. Qua 10 năm tổ chức thực hiện và đi vào hoạt động, hệ thống BHXH Việt Nam đã từng bước được củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát triển đặc biệt là công tác thu, khai thác thu BHXH và quản lý quỹ BHXH. Đồng thời giải quyết đầy đủ chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH theo luật định đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia được hưởng các chế độ BHXH kịp thời, đầy đủ. Ngày nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì vậy đòi hỏi các chế độ chính sách BHXH phải được coi trọng hàng đầu để các chủ sử dụng lao động và người lao động thấy rõ được các quyền lợi trước mắt và lâu dài của mình, từ đó có nghĩa vụ tham gia đóng góp đầu đủ, kịp thời. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý BHXH hiện nay còn rất nhiều chủ sử dụng lao động còn thiếu hiểu biết hoặc cố tình nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, bản chất, quyền lợi và những quy định của luật pháp về chế độ, chính sách BHXH; cho nên việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chế độ chính 5 sách BHXH trong giai đoạn hiện nay cả về mọi mặt, về cả chiều rộng lẫn chiều sâu là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy chính sách BHXH và việc làm cho người lao động là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đổi mới năm 2001 đến 2010; nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó hệ thống bảo đảm an sinh xã hội với nòng cốt là chính sách Bảo hiểm Xã hội đã được nhiều quốc gia coi trọng nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho người lao động khi họ tạm thời; hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Chính sách BHXH ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi trọng ngay từ khi mới thành lập nước và nó đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Trong những năm qua BHXH huyện Sơn Dương thuộc BHXH tỉnh Tuyên Quang đã thu đạt được nhiều thành tựu, kết quả như: thu BHXH bắt buộc và thu BHYT tự nguyện ngày càng nhiều đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Nhưng trong quá trình quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh cá thể vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh không nộp BHXH cho người lao động. Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH đạt chưa cao, do vậy để không ngừng mở rộng đối tượng thu BHXH trên nhiều mặt khác nhau thì phải cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH; đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Sơn Dương trong thực hiện nhiệm vụ thuận tiện, đầy đủ và kịp thời. Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập để làm đề tài tốt nghiệp em đã chọn đề tài : 6 " Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang". Đề tài gồm có 3 chương: Chương I : Cơ sở lý luận về BHXH và công tác quản lý thu quỹ Bảo hiểm xã hội. Chương II : Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH ở BHXH huyện Sơn Dương, Tuyên Quang thời gian qua. Chương III : Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH huyện Sơn Dương. Đề tài được thực hiện với sự giúp đỡ của: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà. Khoa: Khoa học Quản lý. Chuyên ngành: Quản lý Kinh Tế Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân. Cùng Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công chức viên chức BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đó, đã giúp Em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 7 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH I- BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Tính tất yếu của Bảo hiểm xã hội: Đất nước ta ngày nay, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là định hướng chủ đạo nó tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Các khu công nghiệp mới tăng nhanh đã làm hoàn thiện cơ cấu kinh tế vùng, nền kinh tế Quốc dân bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của mình nhà nước đã định hướng thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể làm động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của cả nước và từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới. BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.BHXH mang tính nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành, an sinh xã hội. BHXH được Nhà nước ta quan tâm rất nhiều ngay từ ngày đầu thành lập và được cụ thể hóa bằng các sắc lệnh của Chính phủ, các chính sách này đã giúp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, người lao động và người làm việc trong lực lượng vũ trang như công an, quân đội yên tâm, nhiệt tình trong công tác góp phần không nhỏ vào việc xây dựng, đấu tranh thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ngày nay chính sách BHXH càng được củng cố, hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quỹ BHXH được bảo tồn tăng trưởng và phát triển đồng thời được sử dụng có hiệu quả để chi trả các chế độ, trợ cấp BHXH cho người lao động tham gia đóng BHXH ở các thành phần kinh tế một cách ổn định lâu dài. Sự xuất hiện nhanh chóng của các loại hình Bảo hiểm, các quỹ tương hỗ, đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tồn tại 8 và phát triển xã hội loài người. Từ đó những nỗi lo toan, phiền muộn về các biến cố, sự cố bất lợi xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của con người đã được giải toả. Tâm lý con người cảm thấy an toàn vui vẻ hơn với sự giúp đỡ của các công ty, các doanh nghiệp, các đơn vị ,các tổ chức BHXH, hoạt động của các loại hình Bảo hiểm này đã đem lại chỗ dựa, niềm tin vững chắc trong cuộc sống của người lao động, tạo sự ổn định của các doanh nghiệp, các công ty và các tổ chức. Như vậy có thể thấy sự xuất hiện của BHXH là một nhu cầu tất yếu khách quan của cuộc sống. việc quản lý quỹ BHXH là việc làm rất cần thiết bởi vì BHXH là chi phí giúp đỡ về mặt tài chính cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho người lao động. Xét từ các doanh nghiệp: các Doanh nghiệp phải thực hiện đóng góp đầy đủ, thường xuyên vào quỹ BHXH theo mức quy định chung của nhà nước và pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần hiện nay mối quan hệ cơ bản giữa các chủ Doanh nghiệp và người lao động là mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó ràng buộc nhau bởi các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Các doanh nghiệp vừa phải tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động vừa phải trả tiền lương, tiền công cho họ vừa phải có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ khi họ không may gặp phải những rủi ro trong quá trình lao động, trong cuộc sống. Chính từ các chi phí phát sinh này đã làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là những khi dịch bệnh, rủi ro mang tính thảm hoạ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp khi phải trang trải cho các chi phí đó. Đối với chủ sử dụng lao động cũng phải tham gia đóng góp đầy đủ và thường xuyên vào quỹ BHXH theo mức quy định chung của nhà nước của pháp luật. Sau đó người sử dụng lao động có quyền yêu cầu về quyền lợi hưởng các chế độ trợ cấp về BHXH căn cứ vào sự đóng góp và theo chế độ quy định. Xét từ nhà nước và xã hội: xây dựng hệ thống pháp luật về chính sách BHXH, tổ chức thực hiện tốt các chính sách về BHXH đồng thời cũng có trách 9 nhiệm tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm để đảm bảo quỹ BHXH tăng trưởng phát triển thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao động. Việc tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm quỹ BHXH của nhà nước là thể hiện cụ thể vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết kinh tế xã hội và trách nhiệm của Nhà nước thể hiện trong việc giữ gìn ổn định chính trị xã hội. Sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là quy luật cạnh tranh nhiều trường hợp một số doanh nghiệp vào rơi vào tình trạng bất ổn về tài chính, thậm trí phá sản dẫn đến một loạt người lao động bị mất công ăn việc làm, không đảm bảo được cuộc sống hàng ngày và tạo ra nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế, tiến bộ của xã hội việc quản lý thu BHXH được coi như là nhu cầu tất yếu của con người nó có thể thấy được xem như là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, được Đại hội đồng liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948 " Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH. quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người" (trích từ: Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội tháng 4/2001); 2. Chức năng của BHXH. BHXH có một số chức năng chủ yếu như sau : + Chức năng hạn chế bớt một phần khó khăn về kinh tế của người lao động. Với chức năng này BHXH cho phép tất cả các hoạt động kinh tế xã hội hoặc các đối tượng đã tham gia trong quá trình kinh tế xã hội trước đây hoặc tất cả các công dân hình thành các quyền lợi đảm bảo để duy trì một chuẩn mực sống tương đối ổn định ngay cả khi trong trường hợp có sự cố bất ngờ rủi ro xảy ra. + Chức năng hình thành một hệ thống an sinh, an toàn xã hội. Với chức năng này rất cần thiết cho người lao động, Người sử dụng lao động mà còn đảm bảo sự ổn định chính trị, an toàn xã hội cho quốc gia, đảm bảo chắc chắn đối với 10 [...]... chi do vậy, cũng làm chậm việc trích nộp BHXH 25 Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH CỦA BHXH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN QUA I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN SƠN DƯƠNG VÀ BHXH HUYỆN SƠN DƯƠNG 1- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Sơn Dương ảnh hưởng đến thu BHXH: Sơn Dương là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên 789,26 km2;... sách chứng từ thu tổng hợp số liệu thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện quản lý lập báo cáo quyết toán thu BHXH hàng quý gửi BHXH tỉnh Tuyên Quang + Hàng quý, năm BHXH tỉnh Tuyên Quang tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH trong kỳ của BHXH huyện Sơn Dương Việc tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu được thực hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH sau khi... binh xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh Tuyên Quang, cũng từ đó BHXH các huyện, thị xã trực thu c được thành lập Bảo hiểm xã hội huyện Sơn Dương là một trong những đơn vị BHXH trực thu c BHXH tỉnh Tuyên Quang, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và 27 chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Tuyên Quang theo quy định của pháp luật BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nằm trong Bảo hiểm xã hội Việt... hội Tỉnh Tuyên Quang Trực thu c BHXH Việt Nam (có 8 phòng chức năng và 6 huyện, thị) Bảo hiểm xã hội huyện, thị Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Tuyên Sơn Yên Hàm Chiêm Na Quang 28 Huyện Dương Sơn Yên Hóa Hang Như vậy, BHXH huyện Sơn Dương cũng thư BHXH các huyện khác đều là những đơn vị trực thu c nhỏ nhất của BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ BHXH Việt Nam Bảo hiểm xã hội huyện Sơn. .. nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế họach thu BHXH trên địa bàn huyện cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT) gửi cho BHXH tỉnh tước ngày 20/10; Lập báo cáo thu, BHXH huyện báo cáo nhanh tình hình thực hiện thu BHXH trên địa bàn huyện hàng tháng theo mẫu 6 - BCT Thời gian gửi báo cáo, BHXH huyện gửi báo cáo cho BHXH Tỉnh. .. động do Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và chỉ giao cho BHXH Huyện, Thị xã thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, huyện theo phân cấp quản lý như sau: 1.1, Đối với Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Tuyên Quang: Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang tổ chức thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm: + Các... dụng lao động trên địa bàn mình quản lý cụ thể: Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu BHXH Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT), đồng thời gửi về BHXH Tỉnh Tuyên Quang trước ngày 20/10 Lập kế hoạch thu BHXH đến các... đóng BHXH theo quy định của pháp luật 2.2, Theo các khối thu BHXH: Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chủ yếu ở các khối như sau: - Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp; - Khối Doanh nghiệp nhà nước; - Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Khối cán bộ xã, thị trấn; - Khối sự nghiệp giáo dục; - khối ytế; 22 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH: 3.1, Công tác thu BHXH. .. BHXH thì BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu * Đối với cán bộ thu của BHXH tỉnh: Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoặch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT) Đồng thời tổng hợp kế hoặch thu BHXH của BHXH các huyện, thị... văn chi thư buộc Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN SƠN DƯƠNG 1 Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH: Ngày 23 tháng 11 năm 1999 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã Ban hành quyết định số :2902/1999/QĐ -BHXH của tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam "Về quản lý thu bảo hiểm xã hội thu c hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam" Các . Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang 1 Mục lục Lời nói đầu………………………………………………………………… …1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU. tài : 6 " Hoàn thiện quản lý thu quỹ BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang& quot;. Đề tài gồm có 3 chương: Chương I : Cơ sở lý luận về BHXH và công tác quản lý thu quỹ Bảo. chức của BHXH huyện Sơn Dương 25 2 II/ Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH huyện Sơn Dương 28 1- Cơ chế tạo lập và quản lý nguồn quỹ BHXH: 28 1.1. Đối với BHXH tỉnh Tuyên quang ………………

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội của Bộ lao động Thương binh xã hội in Tháng 10/1995 (lưu hành nội bộ) Khác
3. Nghị định số 12/CP của chính phủ ngày 26/1/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH Khác
4. Nghị định số 45/CP của chính phủ ngày 15/7/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH đối với sỹ quan,quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan,binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân Khác
5. Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của thủ tướng chính phủ thành lập BHXH Việt Nam Khác
6. Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của thủ tướng chính phủ ban hành quy chế tổ chức của hệ thống BHXH Việt Nam Khác
7.Quyết định số 94 ngày 4/8/1995 của BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khác
8. Tài liệu hướng dẫn cấp sổ BHXH và hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ BHXH Hà Nội Tháng 6/1996 (lưu hành nội bộ) Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm Nhà xuất bản lao động.(lưu hành nội bộ) Khác
9. Một số vấn đề cơ bản về BHXH Hà Nội tháng 4/2001(lưu hành nội bộ) Khác
10. Thông tư số 06/LĐTBXH-TT của Bộ lao động thương binh xã hội ngày 4/4/1995 hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP Khác
11. Nghị định số: 58/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 13 tháng 8 năm 1998 Nghị định chính phủ về quản lý thu BHXH Khác
12. Nghị định số: 09/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 23/01/1998 Nghị định chính phủ về chế độ sinh hoạt đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Khác
13. Quyết định số : 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 của tổng giám đốc BHXH Việt nam về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam Khác
14. Quyết định số 2352/QĐ - BHXH của tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý, sử dụng sổ BHXH Khác
15. NĐ số 01/2003/NĐ - CP của chính phủ ngày 9/1/2003 sửa đổi bổ xung nghị định số 12/CP của chính phủ đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Khác
16. Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH -TCCB Hà Nội ngày 17 tháng 12 năm 2002 của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ Khác
17. NĐ số : 100/NĐ-CP Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê các chữ viết tắt - Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang potx
Bảng k ê các chữ viết tắt (Trang 4)
Bảng 1 : Số thu BHXH tại BHXH huyện Sơn Dương qua các năm               Đơn vị tính: (Triệu đồng) - Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang potx
Bảng 1 Số thu BHXH tại BHXH huyện Sơn Dương qua các năm Đơn vị tính: (Triệu đồng) (Trang 42)
Bảng 2: kết cấu lao động và số tiền thu BHXH  theo khối: - Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang potx
Bảng 2 kết cấu lao động và số tiền thu BHXH theo khối: (Trang 48)
Bảng 3: Số tiền thu BHXH  theo các khối từ năm 2003 đến năm 2005: - Hoàn thiện quản lý thu qĩu BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang potx
Bảng 3 Số tiền thu BHXH theo các khối từ năm 2003 đến năm 2005: (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w