0
Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Quản lý Quỹ BHXH tại BHXH Sơn Dương

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU QĨU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG POTX (Trang 39 -71 )

I/ Giới thiệu chung về huyện Sơn Dương và BHXH huyện Sơn Dương

1- Cơ chế tạo lập và quản lý nguồn quỹ BHXH:

1.3. Quản lý Quỹ BHXH tại BHXH Sơn Dương

Căn cứ vào điều 40 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ đã quy định rõ: Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của chính phủ.

Căn cứ vào điều 1 Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ quy định rõ: Thành lập BHXH Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật của Nhà nước. Đây là thể hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý quỹ (trích từ: Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội - Bộ lao động và thương binh và xã hội - tháng 10 năm 1995). BHXH Việt Nam BHXH Các huyện, thị xã BHXH Tỉnh Tuyên Quang Các đơn vị sử dụng lao động

Căn cứ vào các quy định trên BHXH huyện Sơn Dương đã thực hiện tốt và quản lý tốt nguồn thu quỹ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng góp, (trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động bằng 5% tiền lương và người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị) đều được tập trung thống nhất vào một tài khoản thu BHXH mở tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Hàng tháng định kỳ vào ngày 10, 20, 30 BHXH huyện Sơn Dương chuyển hết toàn bộ số tiền thu BHXH kịp thời về BHXH tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời đối chiếu kiểm tra chốt số liệu chính xác số dư trên tài khoản thu BHXH tại ngân hàng, kho bạc kịp thời đúng quy định.

BHXH huyện Sơn Dương đã thực hiện tốt việc quản lý chặt chẽ công tác thu BHXH nhằm phát triển tăng trưởng quỹ BHXH, đặc biệt 9 tháng đầu năm 2006 cơ quan BHXH huyện đã phối kết hợp với thường trực huyện uỷ, UBND huyện Sơn Dương lãnh đạo,chỉ đạo các cơ quan chức năng khác đơn vị sử dụng lao động thực hiện thu BHXH theo Nghị định số 01NĐ/CP của chính phủ về thu BHXH ở các đơn vị ngoài quốc doanh, hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng thu quỹ BHXH.

1.4, Các kết quả đạt đựợc:

Các thành tựu đã đạt được của BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang:

Trong mười năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Sơn Dương nói riêng đạt được kết quả cao như bây giờ là do đã có những bước tiến đột phá ,đã biết tận dụng được sự quan tâm giúp đỡ của Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Sơn Dương và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và tập thể cán bộ, công nhân viên chức BHXH đã không ngừng nỗ nực phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện bản thân sáng tạo trong công tác để không ngừng phát triển mạnh mẽ toàn nghành BHXH về thực hiện chức năng và nhiệm

vụ của mình. Quỹ tài chính của BHXH đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hình thành được quỹ BHXH độc lập với NSNN.

Với nguồn đóng góp chủ yếu từ người sử dụng lao động và người lao động, quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành trên nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Vì vậy mà các quan hệ tài chính trong BHXH đã rõ ràng, việc quản lý sử dụng quỹ BHXH được hình thành tốt, phục vụ tốt hơn đến quyền lợi của người lao động. Do đó trong thời gian qua BHXH huyện Sơn Dương đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực như:

a, Về Công tác đối chiếu thu quỹ BHXH :

BHXH huyện Sơn Dương đã thực hiện tốt công tác đối chiếu thu quỹ BHXH với các số liệu tính toán chính xác, cập nhật đầy đủ, kịp thời, đảm bảo được tính thống nhất, ổn định hơn, trong việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp, đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động theo điều 141, 149 của bộ luật lao động.

+ Ngoài ra đã tuyên truyền vận động, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.

+ Đã hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH đầy đủ.

+ Đã hướng dẫn đơn vị làm đối chiếu danh sách tăng giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến từng người lao động, lập bảng đối chiếu thu nộp BHXH kịp thời;

+ Đã kiểm tra sổ lương, bảng thanh toán lương để đối chiếu với danh sách đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH nhằm yêu cầu đơn vị đăng ký đóng BHXH cho những người lao động trong diện đóng BHXH bắt buộc.

+ Đã đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH trên sổ BHXH kịp thời. Ghi chép các kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị vào đầy đủ các cột mục trong sổ, hàng tháng đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của

Tỉnh về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị được cơ quan phân công theo dõi, quản lý.

+ Đã bám sát được số lao động và qũy tiền lương tham gia đóng BHXH của các tháng trong kỳ đối chiếu để xác định số tiền đơn vị sử dụng lao động phải đóng theo luật định.

+ Đã tổ chức khai thác tốt đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Nhà nước.

b, Kết quả của công tác thu quỹ BHXH Sơn Dương:

Ngay từ khi mới thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH huyện Sơn Dương đã tập trung vào chuyên môn chú trọng cho công tác thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu theo kế hoạch của BHXH tỉnh Tuyên Quang giao hàng năm luôn luôn hoàn thành xuất sắc, kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ ngày càng phát triển cao.

Sau đây là một số kết quả cụ thể :

* Về tổng thu BHXH

Bảng 1 : Số thu BHXH tại BHXH huyện Sơn Dương qua các năm Đơn vị tính: (Triệu đồng)

Năm Số thu theo kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ đạt(%) 1995 6.200 6.250 100,86 1996 6.452 6.465 100,20 1997 7.110 7.165 100,77 1998 9.290 9.397 101,15 1999 11.013 11.120 100,97 2000 11.572 11.585 100,11 2001 12.753 12.785 100,25 2002 12.980 12.992 100,09 2003 13.235 13.338 100,78 2004 13.986 14.005 100,14 2005 14.673 14.876 101,38 Cộng 119.264 119.978

Như vậy, sau 10 năm hoạt động BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tạo lập được nguồn quỹ BHXH rất lớn với số tiền là 119.264 triệu đồng, tức là bình quân mỗi năm thu được 11.926,4 triệu đồng. Đây là số thu rất có ý nghĩa của ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện Sơn Dương nói riêng. Nó phản ánh lên được sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức và ban giám đốc cơ quan BHXH huyện Sơn Dương ,tỉnh Tuyên Quang. Đã làm cho số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.

Để đạt được kết quả thu BHXH như trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan BHXH huyện Sơn Dương, còn có thêm một số yếu tố cơ bản sau:

+Mức tiền lương là căn cứ đóng BHXH: đối với khối hành chính sự nghiệp và khối doanh nghiệp nhà nước thì người lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũngtăng lên. Mặt khác, do nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu về cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Chính vì vậy, trong 10 năm qua Nhà nước đã 5 lần tăng mức lương tối thiểu chung từ 120.000đ lên 144.000đ lên 180.000đ lên 210.000đ tăng lên 290.000đ và hiện nay mức lương tối thiểu được quy định là 350.000đ mà tiền lương đóng của khu vực này lại tính theo hệ số. Do vậy mức lương được tăng lên làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.

Do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng nhưng số doanh nghiệp ở khu vực này tham gia BHXH còn rất ít. do đó các doanh nghiệp đã lợi dụng người lao động không có việc làm để không trích nộp BHXH cho người lao động. Mặt khác ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã hầu như không có tổ chức công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn bị hạn chế nhiều.

+ Số lượng đơn vị tham gia ngày một gia tăng; trong khi đố số lượng người lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể.

* Các kết quả khác:

- Công tác thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH :

Về cơ bản đã thẩm định hồ sơ xong hồ sơ và cấp sổ BHXH đầy đủ cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương. Đảm bảo quyền lợi của người lao động khi giải quyết các chế độ trên sổ BHXH. góp phần củng cố, bổ sung đầy đủ các văn bản hồ sơ của cán bộ công chức, người lao động nhằm thực hiện tốt theo quy định, chỉ thị 15 của bộ chính trị và các chỉ thị của tỉnh Tuyên Quang, của ngành BHXH.

- Công tác chính sách, duyệt và cấp kinh phí chi trả 3 chế độ (ốm đau , thai sản, dưỡng sức):

Công tác chính sách luôn được coi trọng trong việc giải quyết chế độ Mất sức lao động, chế độ tuất... kịp thời đúng theo các văn bản quy định hiện hành của nhà nước.

Bên cạnh đó công tác duyệt chi 3 chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức luôn giải quyết kịp thời, ngay sau khi các đơn vị tổng hợp và gửi chứng từ lên BHXH huyện Sơn Dương đề nghị thanh toán, Cán bộ duyệt chi luôn đảm bảo đúng nguyên tắc về thủ tục theo quy định nhà nước và của ngành BHXH cấp trên. -. Công tác chi trả lương hưu trợ cấp Bảo hiểm xã hội:

Thực hiện chi trả lương hưu theo đúng lịch quy định, đảm bảo được thời gian quy định của BHXH Tỉnh, tạo được niềm tin đối với cán bộ nghỉ hưu trí, các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trên địa bàn huyện Sơn Dương , công tác quản lý tiền mặt, các thủ tục, chứng từ thanh quyết toán chi trả trợ cấp BHXH của xã, Huyện, Tỉnh đảm bảo theo đúng nguyên tắc( chi đúng, chi đủ, chi kịp thời).

BHXH Huyện Sơn Dương là cơ quan chịu lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương trên địa bàn. Do vậy mỗi cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Sơn Dương luôn xác định trách nhiệm của mình là phục vụ tốt các đối tượng, đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương.

Với tinh thần trách nhiệm đó, trong thời gian qua BHXH huyện Sơn Dương đã tổ chức động viên cán bộ công chức tham gia đầy đủ các phong trào do huyện phát động như :

- Phong trào thi đua yêu nước trong những ngày lễ lớn của đất nước.

- Các phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, phong trào ủng hộ quỹ vì trẻ thơ, phong trào ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa... một cách đầy đủ và hiệu quả.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ tay ngành, tay xã do huyện ủy, UBND huyên giao, đồng thời đã tạo được mối quan hệ tốt giữa các phòng ban ngành của huyện với cơ quan BHXH. Do vậy trong thực hiện nhiệm vụ trên đại bàn, BHXH huyện Sơn Dương luôn hoàn thành tốt được BHXH Tỉnh đánh giá cao trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Về Công tác đoàn thể :

Là cơ quan từ ngày thành lập BHXH huyện Sơn Dương cho đến nay có tất cả 12 cán bộ viên chức trong đó có hai cán bộ hợp đồng .

Về tổ chức công đoàn: được thành lập công đoàn cơ sở từ năm 2005 trực thuộc liên đoàn lao động huyện Sơn Dương. do vậy tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển lớn mạnh.

Với tinh thần và trách nhiệm cao trong công tác nên hàng năm đoàn viên công đoàn đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch giao, tạo khí thế thi đua sôi nổi và thực hiện tốt các phong trào do công đoàn phát động. Được liên đoàn lao động huyện Sơn Dương đánh giá là công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm.

2- Thực trạng quản lý thu BHXH

2.1 Về công tác thu, số thu BHXH hàng năm :

BHXH huyện Sơn Dương mặc dù mỗi năm đều tăng số thu nhưng con số thu 14 tỷ đồng vào năm 2005 là quá nhỏ so với mức chi trả chế độ BHXH và để đảm bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH;

Số đơn vị kinh doanh ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể tăng, nhưng số lao động tham gia BHXH còn thấp hơn so với thực tế lao động hiện có ở đơn vị;

Mức nộp BHXH của các đơn vị cho người lao động thường không khớp đúng với thực tế so với mức lương thực lĩnh của người lao động. Một số đơn vị thường chuyển tiền lương thành tiền thưởng theo ngày, thưởng theo định mức công việc để trốn tránh nộp BHXH vì người lao động đóng 5% người sử dụng lao động phải đóng là 15% mức lương được hưởng của người lao động so với mức thu.

Vậy mà sau khi người lao động nghỉ hoặc giải quyết chế độ BHXH thì lại được thanh toán với mức lương cao hơn nhiều so với mức nộp từ 75% đến 100% tiền lương đóng trước khi nghỉ để thanh toán, giải quyết cho người lao động. Do vậy quỹ BHXH ngày càng giảm, mức thu BHXH của nước ta hiện nay so với các nước khác đều thấp hơn và ngay cả so với các nước trong khu vực. Nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động ở một số đơn vị chưa nắm rõ về BHXH nên cũng gây khó khăn cho việc thu BHXH. Cũng chính vì lý do đó mà khi BHXH huyện Sơn Dương có đăng ký làm việc với các đơn vị về BHXH, họ thường thông báo bận không bố trí làm việc được, mà phải nhiều lần xuống mới làm việc được. Thời gian nộp tiền BHXH cũng kéo dài nợ không nộp đúng thời gian quy định, nhưng lại đòi hỏi giải quyết chế độ cho người lao động kịp thời ngay, số nợ đọng để khoanh lại trả dần đối chiếu tăng, giảm theo mẫu C45-BH, C46- BH, C47- BH không kịp thời do vậy việc cấp in thẻ khám chữa bệnh cho người lao động rất chậm.

2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình:

Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu BHXH. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT), Do vậy số liệu thu BHXH cho năm sau thường không chính xác so với chỉ tiêu thu BHXH tỉnh Giao

Việc lập kế hoạch thu BHXH giao đến các đơn vị sử dụng lao động hàng quý cũng là tương đối vì số lao động phát sinh tăng, giảm thường xuyên, chính sách tiền lương của nhà nước thay đổi;

Việc kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, có biên bản đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn gặt nhiều khó khăn do cơ chế chính sách nhà nước thay đổi, khi thực hiện thì rất chậm;

Việc thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng tiền BHXH hàng quý, nhiều đơn vị còn cố tình không nộp mà BHXH huyện không xử lý được vì còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách chưa đủ mạnh, chưa có

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU QĨU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG POTX (Trang 39 -71 )

×