Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp.doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhànước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuốc sống vật chất, ổn định đờisống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp bị ốm đau, thaisản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết.Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu mớithành lập nước, 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sáchBHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ xung chophù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước Cùng với quá trình đổi mới củanền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986),chính sách BHXH và tổ chức quản lí hoạt động cũng có nhiều đổi mới tíchcực.
Từ việc nghiên cứu quá trình đổi mới của BHXH tôi nhận thấy BHXHthực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triểncủa đất nước BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người laođộng mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải choxã hội, xây dựng đất nước Trong quá trình thực hiện BHXH đã khôngngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng Số người tham gia ngày càngtăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia, hoàn thiện dần hệ thống chínhsách BHXH tiến tới thực hiện đủ các chế độ của Tổ chức lao động quốc tế(ILO) Đặc biệt là sự đổi mới về cơ chế quản lí từ cơ chế quản lí kế hoạchhoá, tập chung, bao cấp, hoàn toàn do NSNN đảm bảo đã chuyển sang cơchế thực hiện có thu và quỹ hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi.Cách thực hiện như vậy không những giảm được gánh nặng cho NSNN màcòn thể hiện trách nhiệm của cả người sử dụng lao động đối với người laođộng Nhà nước nước đóng vai trò tổ chức thực hiện và quản lí thông qua
Trang 2BHXH Việt Nam, là hệ thống ngành dọc được tổ chức từ Trung ương đếnđịa phương.
Bên cạnh những mặt đạt được, BHXH Việt Nam cũng còn rất nhiềutồn tại cần sớm được khắc phục cả về nội dung chính sách, tổ chức quản líhoạt động Đây là những đòi hỏi cấp thiết cần được nghiên cứu để góp phầnhoàn thiện chính sách và tổ chức quản lí hoạt động của BHXH Việt Nam.Trong đó quản lí tài chính BHXH Việt Nam là một mảng lớn, cần được chútrọng và quan tâm vì tài chính BHXH có vững thì các chế độ trợ cấp mớiđược đảm bảo thực hiện tốt mà không dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN.Chính vì vậy với ngành học được đào tạo, sau khi về thực tập tại BHXH
Việt Nam, tôi đã chọn đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH ViệtNam- Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu công tác quản lí tài chính
BHXH Việt Nam, với mục đích là rút ra những kết quả đạt được để pháthuy, những tồn tại cần khắc phục Hơn nữa thông qua đó có thể đưa ranhững đóng góp, góp phần hoàn thiện hệ thống BHXH Việt Nam, phát huytối đa chức năng của BHXH trong thời đại mới.
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Lí luận chung về BHXH và quản lí tài chính BHXH.
Chương II: Thực trạng công tác quản lí tài chính BHXH tại Việt Namhiện nay.
Chương III: Một số giải pháp đối với công tác quản lí tài chính BHXHViệt Nam trong thời kì tới.
Trang 3CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH
I Những vấn đề cơ bản về BHXH.Tính tất yếu khách quan của BHXH.
Sự ra đời của BHXH cũng giống như các chính sách xã hội khác luônbắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống đặt ra.Từ thời xa xưa, conngười để chống lại những rủi ro, thiên tai của cuộc sống đã biết đoàn kếttương trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau Nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tínhtự phát và với quy mô nhỏ, thường là trong một nhóm người chung quan hệhuyết thống.
Khi xã hội càng ngày càng tiến bộ, đặc biệt là khi chuyển sang giaiđoạn có sự phân công lao động xã hội, nền sản xuất xã hội lúc này đã phát
Trang 4triển Cùng với nó là quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa các cộng đồngcũng phát triển hơn Khi đó tôn giáo bắt đầu xuất hiện, nó không chỉ với ýnghĩa giáo dục con người hướng thiện mà còn có các trại bảo dưỡng, hội cứutế với mục đích từ thiện, trợ giúp nhau trong cuộc sống Như vậy xét về bảnchất thì hình thức tương trợ trong thời kì này đã mang tính có tổ chức và quymô rộng rãi hơn.
Từ thế kỉ thứ XVI ở Châu Âu đã xuất hiện ngành công nghiệp, nhữngngười nông dân không có đất phải di cư ra thành phố làm thuê cho các nhàmáy ngày càng nhiều và dần trở thành công nhân Đặc biệt đến thời kì cáchmạng công nghiệp thì lực lượng ngày càng đông đảo và trở thành giai cấpcông nhân Nhìn chung họ sống không ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào côngviệc với đồng lương ít ỏi, mất việc làm, ốm đau, tai nạn lao động đều cóthể đe doạ cuộc sống của họ Tình đoàn kết tương thân tương ái giữa họ đãnảy nở, cùng với đó là sự ra đời của các nghiệp đoàn, các hiệp hội giúp đỡcác thành viên khi bị ốm đau bệnh tật trong quá trình sản xuất Bên cạnh Hộitương tế còn có Quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lập Tiếpđó những quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chu cấp cho ngườilao động thuộc quyền quản lí khi họ gặp phải ốm đau, tai nạn lao động, mấtviệc Giai cấp công nhân càng đông đảo thì sức ép đối với những đòi hỏiđảm bảo cuộc sống cho họ ngày càng ảnh hưởng đến đời sống chính trị củamỗi nước Trước tình cảnh đó Chính Phủ mỗi nước không thể không quantâm đến tình cảnh của người lao động Những yêu cầu giảm giờ làm, cảithiện điều kiện lao động, đảm bảo cuộc sống của người lao động dần đượcquy định thành các chính sách bắt buộc đối với mỗi nước.
Điển hình là vào năm 1850, dưới thời Thủ tướng Bismark của Đức đãgiúp các địa phương thành lập quỹ do người công nhân đóng góp để đượctrợ cấp lúc rủi ro Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc bắt nguồn từ đây, ngườiđược bảo hiểm phải tham gia đóng phí Sau đó sáng kiến này được áp dụng
Trang 5rộng rãi trên khắp thế giới BHXH ngày càng được hoàn thiện, thực hiệnrộng khắp các nước và được Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) thông quatrong Công ước số 102 vào tháng 4 năm 1952 BHXH ở nước ta đã manhnha hình thành từ thời thực dân Pháp thống trị Sau cách mạng tháng Tám,Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ban hành sắc lệnh 29/ SLngày 12/3/1947 về việc thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí.Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên hệ thống BHXH Việt Namnhư hiện nay.
2 Khái niệm BHXH
Qua quá trình hình thành chúng ta có thể nhận thấy, lúc khởi đầu,BHXH chỉ mang tính chất tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, trước nhucầu của thực tiễn thì chính sách BHXH đã nhanh chóng ra đời và từng bướcphát triển rộng khắp BHXH đã được từ điển bách khoa Việt Nam địnhnghĩa như sau:
“ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập chongười lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tainạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuấtdựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham giaBHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toànđời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm antoàn xã hội.”
Qua khái niệm trên, có thể rút ra một số điểm cơ bản sau:
- Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của người lao động bị biếnđộng, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do cácbiến cố như đã nêu trên từ đó để giúp ổ định cuộc sống của bản thânngười lao động và gia đình họ Chính vì yếu tố này mà BHXH được coilà một chính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước quan tâm quản
Trang 6lí chặt chẽ Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy địnhvề đối tượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảo đảm ổn đình đờisống của người lao động.
- Đối tượng tham gia BHXH là gồm người lao động và cả người sử dụnglao động Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượngđược hưởng BHXH khi gặp rủi ro Người sử dụng lao động đóng phí làthể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với người lao động Và sựđóng góp trên là bắt buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Để điều hoà mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động,để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bên cùngđóng góp và đây cũng là chính sách xã hội được thực hiện góp phần ổnđịnh cuộc sống một cách hiệu quả nhất
Dựa vào bản chất và chức năng của BHXH mà Tổ chức Lao độngQuốc tế ( ILO) cũng đã đưa ra một định nghĩa khác như sau:
“ BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mìnhthông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật, trách nhiệmcủa Chính phủ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bịmất hoặc giảm mất thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổigià, tàn tật và chết Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế,sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết.”
Từ định nghĩa trên chúng ta thấy mục tiêu của BHXH là hướng tới sựphát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội BHXH thể hiện sự đảm bảo lợiích của xã hội đối với mỗi thành viên từ đó gắn kết mỗi cá nhân với xã hộiđó
3 Bản chất và chức năng của BHXH.
3.1 Bản chất của BHXH.
Trang 7Có thể hiểu BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập bị mất của ngườilao động khi gặp phải những biến cố như ốm đau, tai nan lao động, bệnhnghề nghiệp hoặc tuổi già làm mất, giảm khả năng lao động, từ đó giúp ổnđịnh cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ BHXH hiện nayđược coi là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, được nhà nước quantâm và quản lí chặt chẽ BHXH xét về bản chất bao gồm những nội dung sauđây:
BHXH là sự cần thiết tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển củanền kinh tế Đặc biệt đối với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thịtrường, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động ngàycàng phát triển Do vậy trình độ phát triển của nền kinh tế quyết định đến sựđa dạng và tính hoàn thiện của BHXH Vì vậy có thể nói kinh tế là yếu tốquan trọng quyết định tới hệ thống BHXH của mỗi nước.
BHXH, bên tham gia BHXH, bên được BHXH là ba chủ thể trong mốiquan hệ của BHXH Bên tham gia BHXH gồm người lao động và người sửdụng lao động (bên đóng góp), bên BHXH là bên nhận nhiệm vụ BHXH,thông thường thì do cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ,bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ điều kiệncần thiết Từ đó họ được đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, giúp họ ổn địnhcuộc sống, góp phần ổn đình xã hội.
Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động của người laođộng có thể là những rủi ro ngẫu nhiên( tai nạn, ốm đau, bệnh nghềnghiệp ), cũng có thể là các rủi ro không hoàn toàn ngẫu nhiên( tuổi già,thai sản, ) Đồng thời các biến cố này có thể xảy ra trong quá trình laođộng hoặc ngoài lao động Phần thu nhập của người lao động bị giảm haymất đi từ các rủi ro trên sẽ được thay thế hoặc bù đắp từ nguồn quỹ tập trung
Trang 8được tồn tích lại do bên tham gia BHXH đóng góp và có thêm sự hỗ trợ củaNSNN.
3.2 Chức năng của BHXH.
Chức năng cơ bản nhất của BHXH là thay thế, bù đắp phần thu nhậpcủa người lao động khi họ gặp những rủi ro làm mất thu nhập do mất khảnăng lao động hay mất việc làm Rủi ro này có thể làm mất khả năng laođộng tam thời hay dài hạn thì mức trợ cấp sẽ được quy định cho từng trườnghợp Chức năng này quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chứchoạt động của BHXH
Đối tượng tham gia BHXH có cả người lao động và người sử dụng laođộng và cùng phải đóng góp vào quỹ BHXH Quỹ này dùng để trợ cấp chongười lao động khi gặp phải rủi ro, số người này thường chiếm số ít BHXHthực hiện cả phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang, giữangười lao động khoẻ mạnh với người lao động ốm đau, già yếu , giữanhững người có thu nhập cao phải đóng nhiều với người có thu nhập thấpphải đóng ít Như vậy thực hiện chức năng này BHXH còn có ý nghĩa gópphần thực hiện công bằng xã hội, một mục tiêu quan trọng trong chính sáchkinh tế -xã hội của mỗi quốc gia.
Nhờ có BHXH mà người lao động luôn yên tâm lao động, gắn bó vớicông việc, nâng cao năng suất lao động Từ đó góp phần nâng cao năng suấtlao động xã hội, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn, nâng cao đờisống toàn xã hội Nếu trước đây, sự trợ giúp là mang tính tự phát, thì hiệnnay khi xã hội đã phát triển, việc trợ giúp đã được cụ thể hoá bằng các chínhsách, quy định của Nhà nước Sự bảo đảm này giúp gắn bó mối quan hệ giữangười lao động và xã hội và càng thúc đẩy hơn nghĩa vụ của họ đối với xãhội.
Trang 9Trong thực tế giữa người lao động và người sử dụng lao động cónhững mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian laođộng BHXH đã gắn bó lợi ích giữa họ, đã điều hoà được những mâu thuẫngiữa họ, làm cho họ hiểu nhau hơn Đây cũng là mối quan hệ biện chứng haibên đều có lợi, người lao động thì được đảm bảo cuộc sống, người sử dụngthì sẽ có một đội ngũ công nhân hăng hái, tích cực trong sản xuất Đối vớiNhà nước thì BHXH là cách chi ít nhất song hiệu quả nhất vì đã giải quyếtnhững khó khăn về đời sống của người lao động và góp phần ổn định sảnsuất, ổn định kinh tế - xã hội.
4 Nguyên tắc hoạt động của BHXH.
Nhìn chung hệ thống BHXH được thực hiện dựa trên các nguyên tắcsau:
Thứ nhất là nguyên tắc đóng hưởng chia sẻ rủi ro; lấy số đông bù sốít, lấy của người đang làm việc bù đắp cho người nghỉ hưởng chế độ BHXH.Đây là nguyên tắc hoạt động chung của ngành bảo hiểm là quỹ góp chungcủa số đông bù cho số ít là những người thiếu may mắn gặp phải những rủiro trong cuộc sống, trong lao động sản xuất Phần thể hiện tính chính sáchcủa Nhà nước là việc rủi ro trong BHXH không chỉ là những rủi ro thuần tuýnhư trong bảo hiểm thương mại mà còn có cả những rủi ro không mang tínhngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản,
Thứ hai là mức hưởng phải thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóngBHXH, nhưng phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởngkhoản trợ cấp đó Việc quy định trên là hoàn toàn hợp lí và cũng là quy địnhchung cho tất cả các nước, song thấp bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào điều kiệnkinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước trong mỗi thời kì khác nhau.
Thứ ba là phải tự chủ về tài chính, đây là nguyên tắc quan trọng trongchính sách BHXH của các nước Nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân
Trang 10sách Nhà nước (NSNN) giống như giai đoạn trước cải cách năm 1995 củanước ta thì đây thực sự là một gánh nặng lớn của đất nước Việc thành lậpquỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp và có sự hỗ trợ của Nhànước là hoàn toàn phù hợp Quỹ này có thể quản lí theo các cách thức khácnhau song độc lập với NSNN , NSNN chỉ bù thiếu hoặc tài trợ một phần tuỳthuộc vào quy định của mỗi nước khác nhau
5 Các chế độ của BHXH.
Đối với mỗi nước có những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khácnhau nên BHXH được tổ chức thực hiện theo những quy định riêng khácnhau BHXH được xây dựng dựa vào các nguyên tắc trên một cách thốngnhất trên toàn thế giới và phải tuân thủ các quy định sau của tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO) về hệ thống chính sách BHXH Trong Công ước 102được ILO thông qua ngày 4/6/1952 có quy định những quy phạm tối thiểuvề an toàn xã hội đã đưa ra 9 chế độ sau:
- Chăm sóc y tế.- Trợ cấp ốm đau.- Trợ cấp thất nghiệp.
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Trợ cấp tuổi già.
- Trợ cấp thai sản.- Trợ cấp tàn tật.
- Trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình.
Các thành viên tham gia Công ước phải thực hiện ít nhất là 3 trong 9chế độ nói trên, trong đó phải có nhất thiết 1 trong năm chế độ sau đây:
Trang 11- Trợ cấp tuổi già.- Trợ cấp thất nghiệp.
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Trợ cấp tàn tật.
- Trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình.
Mỗi chế độ trong hệ thống BHXH khi xây dựng phải dựa trên các cơsở điều kiện kinh tế, thu nhập, tiền lương, Đồng thời, tuỳ từng chế độ màcòn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân, nhu cầu dinhdưỡng, để quy định các mức đóng, mức hưởng, thời gian hưởng và đốitượng hưởng cho hợp lí Các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sauđây:
+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp của mỗi nước.
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính + Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của cácbên tham gia BHXH.
Trang 12Như chúng ta đã tìm hiểu trong phần 1 ở trên thì sự ra đời của quỹBHXH là một bước ngoặt lớn đối với ngành BHXH trên toàn thế giới QuỹBHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập chung nằm ngoài NSNN và đượchình thành từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp,- Người lao động đóng góp,
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từcác nguồn nêu trên Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp củacác bên tham gia BHXH có khác nhau tuỳ thuộc quy định của mỗi nước.Hiện nay mức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng laođộng hiện vẫn còn hai quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứvào mức lương cá nhân và quỹ lương cơ quan, doanh nghiệp Quan điểm thứhai lại cho rằng, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động
Trang 13được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mứcđóng góp Về mức đóng góp BHXH, mỗi nước lại có những quy định khácnhau Một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chiphí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp giađình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùngđóng góp mỗi bên một phần bằng nhau Trong đó, một số nước khác lại quyđịnh, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi quản líBHXH
Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả chủ yếu cho hai mục đích sau:thứ nhất là chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH như đã nêu ở mục 5, cònlại là chi trả cho chi phí sự nghiệp quản lí BHXH Trong hai khoản chi đó thìkhoản chi thứ nhất là quan trọng và chiếm phần lớn trong quỹ BHXH Cáckhoản trợ cấp này cũng được quy định về mức trợ cấp và thời gian hưởngmột cách cụ thể và có sự khác biệt đối với từng chế độ Tại những nước khácnhau thì các khoản trợ cấp này cũng được quy định khác nhau.
6.2 Phân loại quỹ BHXH:
Tuỳ theo mục đích và cách tổ chức của những hệ thống BHXH trênthế giới mà quỹ BHXH được phân loại khác nhau:
- Phân loại theo các chế độ bao gồm: Quỹ hưu trí, tử tuất; Quỹ tai nạnlao động và bệnh nghề nghiệp; Quỹ thất nghiệp; Quỹ ốm đau thai sản.- Phân loại theo tính chất sử dụng bao gồm: Quỹ ngắn hạn để chi trả
cho các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làmmất khả năng lao động tạm thời; Quỹ dài hạn để chi trả trợ cấp chocác chế độ như hưu trí, tử tuất.
Trang 14- Phân loại theo đối tượng tham gia bao gồm: Quỹ cho công chức Nhànước, quỹ cho lực lượng vũ trang, quỹ cho lao động trong các doanhnghiệp, quỹ cho các đối tượng còn lại.
Việc phân loại quỹ như trên cần được thực hiện và cân nhắc tránhnhững tình trạng phân nhỏ quỹ dễ gây ra tình trạng mất tập trung, không cósự bổ xung và hỗ trợ lẫn nhau Việc phân chia quỹ không hợp lí sẽ dẫn tớinhững ảnh hưởng xấu đến việc chi trả cho các đối tượng, đặc biệt là vấn đềquản lí quỹ một cách hợp lí Dựa trên các cách tổ chức thực hiện các chế độmà mỗi nước lại có những quy định khác nhau về các quỹ thành phần Cácquỹ thành phần phải thực sự phù hợp với hệ thống BHXH đó.
II Quản lí tài chính BHXH.
1 Khái niệm chung về quản lí tài chính BHXH.
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về quản lí Quản lí là nhữnghoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lí vào một đối tượng quản lí nhất định để điều chỉnh các quá trình xãhội và hành vi của con người từ đó có thể duy trì được tính ổn định của đốitượng Đối tượng của quản lí ở đây là tài chính BHXH, tài chính BHXH làmột thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính chỉ một mắt khâu tài chính tồn tạiđộc lập trong hệ thống tài chính quốc gia Tài chính BHXH tham gia vàoquá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cuộcsống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro từ đó đảm bảo sự ổnđịnh và phát triển kinh tế xã hội Như vậy, nhìn rộng ra thì quản lí tài chínhBHXH là việc sử dụng tài chính BHXH như một công cụ quản lí xã hội củaNhà nước Nhà nước thông qua hoạt động tài chính BHXH để thực hiệnmục tiêu quản lí xã hội đó là đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân trướcnhững rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hay khi về già, giúp
Trang 15người lao động yên tâm lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất pháttriển BHXH thể hiện tính ưu việt của mỗi quốc gia, mỗi thể chế xã hội Cònhiểu theo nghĩa hẹp thì quản lí tài chính BHXH là quản lí thu chi BHXH.Như vậy quản lí tài chính BHXH chủ yếu liên quan tới việc làm thế nào đểhoạt động thu chi quỹ BHXH được thực hiện một cách bình thường trướcnhững biến động của môi trường Biến động ở đây là những biến động vềđối tượng tham gia, đối tượng hưởng, biến động của môi trường sống, môitrường kinh tế , những biến động tác động trực tiếp đến đời sống của ngườilao động, đến việc thu chi quỹ BHXH, ảnh hưởng tới sự đầu tư tăng trưởngquỹ BHXH Nội dung của quản lí tài chính BHXH chủ yếu là sự lựa chọn vàxác định các chính sách, chế độ, quy chế về tài chính BHXH một cách hợp lívà lấy đó làm căn cứ để ra quyết định cụ thể của thu chi BHXH thực hiệnmục tiêu của Nhà nước đặt ra.
Khi thực hiện quản lí tài chính BHXH cần chú ý hai nguyên tắc chủyếu sau:
- Quá trình quản lí tài chính BHXH phải luôn được tính toán, so
sánh và cân đối trong trạng thái động: Bởi vì lượng tiền mặt của quỹ biến
động theo từng chế độ trợ cấp BHXH khác nhau, lượng lao động biến độngmột cách thường xuyên nên trong quản lí, đặc biệt là khâu lập kế hoạch phảichú trọng tới vấn đề này Đây cũng là một đặc thù trong ngành Bảo hiểm nóichung và BHXH nói riêng vì tính đảo ngược chu kì kinh doanh tức là thu phítrước chi trả cho các chế độ sau Tuy có sự hỗ trợ của NSNN, song quản lítài chính BHXH phải góp phần giảm gánh nặng cho NSNN và vẫn thực hiệnchính sách xã hội này một cách tốt nhất
- Quỹ BHXH phải được bảo tồn và phát triển: Như trên đã đề cập thì
ngành Bảo hiểm có đặc thù thu phí trước, chi trả sau, thời gian đóng và thờigian hưởng có thể kéo dài, đồng tiền có giá trị về mặt thời gian Do vậy cần
Trang 16đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ một cách hợp lí Để đảm bảo nguyêntắc này cơ quan BHXH phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu chivà quản lí quỹ thực hiện đầu tư phần quỹ nhàn rỗi một cách có hiệu quả vàtuân thủ các nguyên tắc sau:
+An toàn: Mục đích của quỹ là bảo đảm chi trả lương hưu và các trợ cấpBHXH cho người lao động Vì vậy, quỹ dù có đầu tư vào lĩnh vực nào cũngphải đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư đó Đảm bảo an toàn là không chỉbảo toàn vốn đầu tư về danh nghĩa, mà còn là bảo toàn về cả giá trị thực tế,điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong thời kì lạm phát Nói cách khácthì đầu tư quỹ phải lựa chọn lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro.
+ Hiệu quả: Đây là mục tiêu của việc đầu tư tăng trưởng quỹ do vậynguyên tắc này rất quan trọng và phải được đi liền với nguyên tắc thứ nhất.Lãi đầu tư không chỉ góp phần đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoảnchi mà còn góp phần cho phép hạ tỉ lệ đóng góp của người lao động vàngười sử dụng lao động.
+ Khả năng thanh toán (tính lưu chuyển của vốn): Đây cũng là yêu cầuđặc thù của nghành do các khoản chi trả là phát sinh sau và kéo dài nên cáckhoản đầu tư phải đảm bảo tính thanh khoản để dễ dàng chi trả cho các đốitượng kịp thời Đặc biệt tránh những khoản đầu tư dễ vướng vào những vấnđề tồn khoản Các hình thức đầu tư dễ thanh khoản và an toàn thường đượcưu tiên thực hiện trước
+ Có lợi ích kinh tế, xã hội: Là một quỹ tài chính để thực hiện chính sáchxã hội, do đó trong quá trình đầu tư phải lưu ý đến việc nâng cao phúc lợicho người dân, phải ra sức cải thiện chất lượng chung cho đời sống dân cưcủa đất nước Các hình thức, hạng mục đầu tư phải đặt vấn đề hiệu quả kinhtế xã hội lên hàng đầu Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH khác với
Trang 17các hoạt động đầu tư khác với mục tiêu lợi nhuận làm đầu vì BHXH chính làmột chính sách quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội của mỗi nước.
2 Nội dung quản lí tài chính BHXH.
Nhìn chung, quản lí tài chính BHXH bao gồm bốn nội dung cơ bảnsau:
- Quản lí thu BHXH.- Quản lí chi BHXH.
- Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ.- Quản lí cân đối quỹ BHXH.
2.1 Quản lí thu BHXH.
Quản lí thu giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành côngcủa quá trình thu BHXH, từ đó quyết định đến sức mạnh quỹ BHXH để đảmbảo cho việc chi trả cho các chế độ trợ cấp Trước tiên chúng ta phải nắmđược nội dung thu gồm hai khoản thu từ người lao động và người sử dụnglao động Đây là khoản thu lớn nhất và đóng vai trò quan trọng, quyết định.Các khoản thu khác như: thu từ các quỹ của các tổ chức, cá nhân từ thiệnhay sự hỗ trợ của NSNN là nhỏ, NSNN chỉ bù đắp cho những trường hợpcần thiết Hơn nữa đây là khoản thu mà tổ chức BHXH cũng không thể tựđiều chỉnh được vì nó mang tính thụ động Do vậy mà công tác quản lí thuchỉ tập chung vào nguồn thu từ hai đối tượng chính người lao động và ngườisử dụng lao động Nội dung của quản lí thu lại tập chung vào ba đối tượngchính sau đây:
Quản lí đối tượng tham gia BHXH: Đây là việc đầu tiên mà mỗi tổ
chức BHXH khi thực hiện quan tâm đến, thường các đối tượng này đượcquy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Hơn thế
Trang 18nữa BHXH cũng hoạt động trên nguyên tắc san sẻ rủi ro và tuân theo quyluật số đông bù số ít nên việc tham gia đầy đủ của các đối tượng tham giaBHXH là việc rất quan trọng Quản lí đối tượng tham gia cần thực hiện cáccông việc sau:
+ Quản lí số lượng đăng kí tham gia BHXH.
+ Quản lí đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định.
+ Quản lí công tác cấp sổ BHXH: Vì đây là căn cứ xác định quá trìnhđóng góp, ngành nghề lao động, thời gian lao động, tên người lao động vàmột số thông tin khác.
Quản lí quỹ lương của các doanh nghiệp: Theo những quy định hiện
hành như ngày nay thì phí thu BHXH thường được tính theo phần trăm tổngquỹ lương của doanh nghiệp và tiền lương tháng của người lao động nên quỹlương còn là cơ sở để quản lí thu một cách thuận lợi Dựa trên quỹ lương củadoanh nghiệp BHXH có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ và hạn chế được tìnhtrạng gian lận trốn đóng BHXH Bên cạnh đó chính các doanh nghiệp trởthành những “đại lí” thực hiện thu và chi trả trực tiếp cho một vài chế độ làthực sự thuận lợi cho công tác thu phí nói riêng và công tác thực hiện cácchế độ BHXH nói chung.
Quản lí tiền thu BHXH: Các đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp
phí thông qua tài khoản của BHXH Do vậy, BHXH khó nắm bắt được tìnhhình thu Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời cần có những quy định rõràng về thời gian nộp, hệ thống tài khoản thu nộp phải thuận lợi và an toàncho việc nộp Việc nắm bắt tình hình thu BHXH giúp quản lí quỹ dễ dàng,kịp thời điều chỉnh và đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện một cáchtốt nhất Trong nội dung quản lí thu BHXH, tất cả các đóng góp BHXH sẽđược quản lí chung một cách thống nhất, dân chủ, công khai trong toàn hệthống.
Trang 192.2 Quản lí chi BHXH.
Các khoản chi BHXH bao gồm các khoản chi cho các chế độ, chiquản lí và chi khác Trong đó có thể nói hai khoản chi đầu là rất lớn đặc biệtlà chi cho các chế độ, hơn nữa khoản chi này chính là thể hiện sự bảo đảmcuộc sống của chính sách BHXH Vì vậy nhắc đến quản lí chi là nhắc đếnhai nội dung chính sau:
Quản lí hoạt động chi trả cho các chế độ: Mục tiêu của hoạt động
quản lí chi không với mục đích giảm khoản chi này một cách lớn nhất có thểmà quản lí để tránh tình trạng chi sai chế độ hoặc chi không đúng đối tượngvừa tránh lãng phí lại đảm bảo công bằng cho các đối tượng tham giaBHXH Do vậy, để đảm bảo chi trả trợ cấp đúng chế độ, đúng đối tượng, kịpthời cần có phương thức chi hợp lí, tổ chức thực hiện chi trả cho các chế độthuận lợi, dễ dàng Cũng như quản lí hoạt động thu trước tiên chúng ta phảiquản lí những đối tượng được hưởng các chế độ BHXH Đối tượng có thểhưởng các chế độ chính là bản thân người lao động hoặc người thân tronggia đình họ Đối tượng được hưởng các chế độ trợ cấp là những người laođộng tham gia đóng phí BHXH và gặp phải những rủi ro làm mất hoặc giảmkhả năng lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập của họ Các điều kiệnhưởng được quy định cụ thể trong các văn bản, thường thì mức trợ cấp, loạitrợ cấp và thời gian trợ cấp thì phụ thuộc vào mức đóng góp, thời gian đónggóp, mức độ hay tỉ lệ thương tật, và chính biến cố mà người lao động gặpphải BHXH Việt Nam muốn quản lí tốt cần có những văn bản quy định rõràng và hợp lí về các điều kiện hưởng của các loại chế độ, dựa trên cơ sở đóđể xử lí các trường hợp cho công bằng Đối tượng hưởng cần được xem xétvà kiểm tra nhằm tránh tình trạng chi sai hoặc chi không hợp lí Quản lí chicho các chế độ cũng cần được phân loại và phân cấp quản lí để dễ quản lí vàthực hiện chi trả cho thuận tiện.
Trang 20Quản lí chi hoạt động bộ máy: Sau chi cho các chế độ thì đây là
khoản chi lớn thứ hai cần được quản lí Chi quản lí có thể hiểu đơn giản làkhoản chi cho bộ máy tức là trả lương cho cán bộ, chi cho đầu tư xây dựngcơ bản, chi mua sắm thiết bị và những tài sản cố định nhằm duy trì hoạtđộng của tổ chức BHXH Mức chi này có thể được quy định trong điều lệBHXH hoặc cũng có thể được lập trong NSNN Khoản chi này cần đượcquản lí tránh những lãng phí không cần thiết Một số nước khoản chi nàyđược NSNN chi trả, một số nước lại do quỹ BHXH đảm bảo Song nhìnchung thì chi phí quản lí là phải phù hợp tránh những lãng phí không cầnthiết, song chi phí quản lí cũng phải đủ lớn để đảm bảo cơ sở cho hoạt độngquản lí của BHXH được thực hiện dễ dạng Hơn nữa lương cho cán bộ nhânviên của ngành BHXH phải cân bằng với các ngành khác
2.3 Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Quỹ BHXH tại một thời điểm thường có số tiền kết dư rất lớn, đây làcơ sở của những yêu cầu cần bảo toàn và phát triển quỹ Như chúng ta đãbiết thì quỹ thu trước, chi sau, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trườngvới những cơ hội cũng như những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nênviệc bảo toàn và phát triển quỹ lại trở thành nhu cầu bức thiết Nếu quỹkhông chú trọng đến vấn đề đầu tư có thể sẽ đứng trước tình trạng bội chihay nói cách khác là chi vượt quá thu Nếu đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệuquả thì đây là một nguồn thu bổ sung rất lớn cho quỹ để đảm bảo cân đối thuchi từ đó giảm gánh nặng cho NSNN Để hoạt động đầu tư thực hiện đúngvai trò của nó thì phải đảm bảo những nguyên tắc như an toàn, tránh rủi ro,có lãi và trên hết là thực hiện được lợi ích xã hội.
2.4 Quản lí hoạt động cân đối quỹ.
BHXH là chính sách xã hội nên khác với các loại hình bảo hiểmthương mại, BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục đích lớn
Trang 21nhất là ổn định cuộc sống của người lao động Do vậy cân bằng thu chi làtrạng thái mong muốn của mỗi nước khi triển khai thực hiện BHXH Để cânđối thu chi trên thực tế thường phải có sự hỗ trợ của NSNN, đồng thời thìquỹ phải tìm cho mình những nguồn thu khác để đảm bảo cân bằng quỹ.Trong đó các khoản chi và nguồn thu đã được trình bày ở trên Quản lí cânđối quỹ là việc làm hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra những thay đổi dẫnđến mất cân đối để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH.
Đối với ngành quản trị nói chung và công tác quản lí tài chính BHXHnói riêng thì việc xem xét các yếu tố tác động của môi trường tới hoạt độngcủa đối tượng quản lí là rất cần thiết Các tác động của môi trường có thểmang đến những thách thức cũng như những cơ hội cho chính bản thân cáchoạt động tài chính của BHXH Muốn quản lí tốt, nhà quản trị cần nắm rõnhững yếu tố này để đưa ra những quyết định hợp lí và có lợi nhất cho đốitượng quản lí Các tác động của môi trường thường được chia làm hai loại làtác động của môi trường ngoài hệ thống và tác động từ môi trường trong hệthống.
Tác động từ môi trường ngoài hệ thống bao gồm các ảnh hưởng từmôi trường kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi quốc gia Nhìn rộng ra thì cóthể là cả những ảnh hưởng của môi trường thế giới Khi chúng ta xem xétcác yếu tố của BHXH dưới giác độ của các công ước quốc tế mà Tổ chứcLao động Quốc tế ( ILO) đã quy định Nhưng các nhân tố môi trường trongnước là quan trọng hơn BHXH không chỉ là thể hiện tính ưu việt của mỗiNhà nước mà chính Nhà nước cũng là chủ sử dụng lao động lớn nhất trongxã hội Các chính sách, quyết định của Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạtđộng quản lí Môi trường kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu người,giá cả, tình trạng nền kinh tế tăng trưởng hay khủng hoảng, mức sống tối
Trang 22thiểu, các dịch vụ công cộng Đây là các yếu tố tác động tới thu chi, cânđối quỹ BHXH sao cho phù hợp đảm bảo ổn định cuộc sống cho người laođộng Bên cạch đó còn có các yếu tố như văn hoá, lối sống, truyền thống,trình độ nhận thức, nó tác động đến mức độ chấp nhận, sự đồng tình thựchiện của mỗi cá nhân trong xã hôi Chẳng hạn như ở nước ta có truyền thống“lá lành đùm là rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” rất phù hợp với mục đíchtriển khai BHXH nên được mọi người đồng tình thực hiện Tất cả những yếutố kể trên tác động tới nội dung của những quy định trong các quy chế quảnlí tài chính BHXH Việt Nam.
Những tác động của bản thân các yếu tố bên trong hệ thống như ýthức tự giác của các đối tượng tham gia là người lao động và đặc biệt là chủsử dụng lao động Yếu tố trình độ của các cán bộ trong ngành BHXH, điềukiện làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác, cũng ảnh hưởng trực tiếpđến công tác quản lí tài chính BHXH Trình độ cán bộ càng cao, cơ sở vậtchất kĩ thuật cang đầy đủ và hiện đại thì công tác quản lí tài chính BHXHcàng thuận lợi, thực hiện càng có hiệu quả.
III Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH.
Tính đến năm 1993, trên thế giới đã có 163 nước thực hiện chính sáchBHXH, trong đó số các nước thực hiện chế độ hưu trí, tai nạn lao động, ốmđau, thai sản là nhiều nhất lên tới 155 nước, chiếm khoảng 95%, ít nhất làchế độ thất nghiệp là có khoảng 63 nước, chiếm 38,6% Việc thực hiện cácchế độ là tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗinước Tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là đang dần thực hiện ngày càngđầy đủ hơn các chế độ Đối với lịch sử phát triển của ngành BHXH trên thế
Trang 23giới thì BHXH Việt Nam còn rất mới, như vậy chúng ta cần học hỏi kinhnghiệm của các nước đi trước
1 Quản lí tài chính BHXH ciủa Cộng hoà Liên bang Đức.
So với các nước trên thế giới, Cộng hoà Liên bang Đức là nước cólịch sử phát triển được coi như sớm nhất Điều luật BHXH đầu tiên đã ra đờivà thực hiện từ những năm 1850 Cho đến nay, chính sách BHXH ở Đức baogồm 6 chế độ sau:
+ Bảo hiểm thất nghiệp.+ Bảo hiểm y tế.
+ Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ cho người già và người tàn tật.+ Bảo hiểm ốm đau.
+ Bảo hiểm tai nạn lao động.+ Bảo hiểm hưu trí.
Hoạt động BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện theo ba trụcột chính là:
- Hệ thống BHXH bắt buộc.- Hệ thống BHXH tư nhân.
- Hệ thống BHXH ở các xí nghiệp.
Trong đó hệ thống BHXH bắt buộc được tổ chức theo mô hình tựquản, bảo đảm tài chính theo phương pháp lấy thu bù chi Hệ thống BHXHtư nhân và hệ thống BHXH ở các xí nghiệp hoạt động theo Bộ luật Lao độngcủa Liên bang Tự chịu là hình thức quản lí tương đối độc lập với sự chỉ đạocủa cơ quan quản lí Nhà nước cao nhất Có thể hiểu rõ thông qua cơ chếquản lí chung của Quỹ hưu trí sau Cơ quan quản lí cao nhất là một Hội
Trang 24đồng, hội động này bổ nhiệm Ban điều hành, từ Ban điều hành sẽ điều hànhmọi hoạt động của tổ chức Hoạt động tài chính trong năm của Quỹ hưu tríviên chức Liên bang diễn ra như sau:
Vào mùa hè hàng năm, các chuyên gia của Chính phủ Liên bang, tổchức BHXH, Tổng cục Thống kê sẽ dự kiến nhu cầu tài chính của năm tớitheo phương pháp ước tính Từ đó đưa ra dự kiến số thu, dự kiến số chi, trêncơ sở này xác định tỉ lệ thu cho năm tới và tiến hành đưa ra bằng một vănbản có hiệu lực pháp luật Quỹ thu thường là đủ dùng chi trả cho các đốitượng hưởng chế độ, chi hoạt động của bộ máy quản lí và còn một khoản đểdự trữ gọi là khoản dự trữ trần Do sự ổn định của nền kinh tế mà khoản dựtrữ này thường chỉ ở mức đủ chi cho các đối tượng do quỹ đảm bảo trongmột tháng, từ năm 2001 đã rút xuống khoản 0,8 tháng Cách này có nhữngưu điểm như: hạn chế được những tác động của môi trường kinh tế, dễ dàngcân đối quỹ, giảm thiểu tình trạng bội chi, không hề gây gánh nặng choNSNN,
Cộng hoà Liên bang Đức không có các tổ chức BHXH thực hiện cùngmột lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệmthu, chi cho một loại chế độ nhất định Điểm đáng lưu ý ở nước này lànhững công chức Nhà nước ( những người được đề cử vào bộ máy quản líNhà nước) không phải đóng BHXH, nhưng họ được nhận lương hưu khi hếttuổi lao động Khoản chi này được lấy từ nguồn thu thuế để trả Có nhiều tổchức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, đặc biệt là sự có mặt củacác tổ chức BHXH tư nhân, có thể mang lại sự cạnh tranh giúp cho hoạtđộng ngày càng hiệu quả.
2 Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc.
Ngay sau khi thành lập nước, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hànhxây dựng một hệ thống an toàn xã hội, chủ yếu bao gồm BHXH, cứu trợ xã
Trang 25hội, phúc lợi xã hội, trợ giúp xã hội Trong các chế độ đó BHXH giữ vai tròquan trọng nhất Đến năm 1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông quaLuật Lao động, trong đó chương IX có những quy định cải cách hệ thốngBHXH Các chế độ BHXH chỉ được áp dụng ở các khu vực thành thị vàtrong các doanh nghiệp Tại các địa phương ở Trung Quốc đã cụ thể hoá cácchế độ, trong đó hai chế độ là hưu trí và thất nghiệp đã được xây dựng thànhĐiều lệ, các chế độ khác về cơ bản còn là quy định tạm thời song có hiệu lựckhá cao.
Về nguyên tắc mỗi chế độ có một quỹ riêng Nguồn quỹ gồm haikhoản: Một khoản do chủ sử dụng lao động nộp và một khoản do người laođộng đóng Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì chỉ do chủ sử dụng laođộng đóng NSNN sẽ hỗ trợ khi mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bấtkhả kháng, còn các trường hợp khác tự người lao động và người sử dụng laođộng bảo đảm Các quỹ nhìn chung được chia làm hai phần: Phần thứ nhấtđược đưa vào tài khoản cá nhân gồm toàn bộ số tiền do người lao động đóngvà một phần do chủ sử dụng lao động đóng; Phần thứ hai được đưa vào quỹchi chung trong trường hợp cần thiết là phần đóng góp còn lại của chủ sửdụng lao động Qua đây chúng ta nhận thấy hiện nay có khá nhiều nướcquản lí quỹ theo từng chế độ, đây là phương pháp quản lí mang tính mở dễthích nghi với nhiều điều kiện của từng khu vực, từng tầng lớp lao động.Đặc biệt việc hình thành tài khoản cá nhân, bản thân người lao động có thểnắm bắt được số dư cũng như họ được hưởng hoàn toàn nên có những sựđiều chỉnh tránh tình trạng mất công bằng Cách quản lí quỹ như vậy đãphân định được rõ trách nhiệm của mỗi bên do vậy tránh tình trạng lẫn lộngiữa các quỹ, sử dụng sai mục đích hay thất thoát.
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH TẠI VIỆT NAM
I Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam.
1 Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển củaBHXH Việt Nam
1.1 BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995.
Trang 27Ngay từ đầu của cuộc kháng chiến, mặc dù còn rất nhiều khó khăn vàphải giải quyết nhiều công việc hệ trọng của đất nước nhưng Nhà nước tavẫn luôn dành sự quan tâm tới việc tổ chức thực hiện BHXH Trước tiênChính phủ cách mạng đã áp dụng chế độ hưu trí cũ của Pháp để giải quyếtquyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đó đi theokháng chiến nay đã già yếu Sau cách mạng tháng Tám thành công do cònkhó khăn về nhiều mặt nên chế độ chỉ được thực hiện đến năm 1949.
Năm 1950, Hồ Chủ Tịch kí Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 banhành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quychế công nhân Theo các Sắc lệnh trên, công chức và công nhân đã có nhữngquyền lợi về chế độ hưu trí Nhìn lai chính sách BHXH giai đoạn này chúngta có thể nhận thấy các chính sách được xây dựng và thực hiện ngay sau khidành được độc lập tuy hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn Mặtkhác các chính sách triển khai thực hiện không đầy đủ, chỉ mới thực hiệnđược một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo cuộc sốngtối thiểu cho bộ phận công nhân, viên chức Nhà nước Nguồc chi 100% lấytừ NSNN, chưa hề có sự đóng góp của các bên.
Đến ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH tạm thời vềcác chế độ BHXH cho cán bộ, công nhân viên kèm theo Nghị định 218/ CP.Tiếp theo đó là Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 ban hành Điêu lệ BHXHtạm thời đối với quân nhân Như vậy đối tượng được tham gia BHXH đã mởrộng, và áp dụng cho 6 loại chế độ gồm: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất,ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Như vậy là các chếđộ của BHXH Việt Nam được triển khai khá đầy đủ từ rất sớm Hơn nữa tàichính thời kì này bắt đầu quy định có sự đóng góp một phần của các xínghiệp, phần còn lai vẫn do NSNN cấp Đến năm 1985 cùng với cải cáchtiền lương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 236/HĐBT có nhữngsửa đổi bổ xung quan trọng như tăng tỉ lệ đóng góp của các đơn vị sản suất
Trang 28kinh doanh Tuy vậy, thời kì này do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếulà sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ cộng với cơ chế quản lí bao cấpkhông hiệu quả nên BHXH hầu như không có thu và NSNN vẫn phải bù cấplà chính Đây cũng là giai đoạn tổ chức quản lí BHXH không ổn định, ronhiều Bộ ngành khác nhau đảm nhiệm ( Bộ nội vụ, Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hôi, Bộ tài chính, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam) Song chịu trách nhiệm quản lí chính là Bộ Lao động Thương binh vàXã hôi và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thư VI ( tháng 12/1986) đề ra đường lốiđổi mới toàn diện, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơchế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinhtế Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, chính sách BHXH cũng cónhững chuyển biến Nội dung cải cách lần này tập trung vào cải cách cơ chếbao cấp trong quản lí, mở ra loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.Đến ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP về những quyđịnh tạm thời chế độ BHXH Trong đó có quy định tăng mức đóng BHXHvà đặc biệt người lao động phải đóng BHXH Cơ chế hoạt động của BHXHđược quy định trong chương XII của Bộ Luật lao động do Quốc hội khoá IXthông qua ngày 23/6/1994, sau đó được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH vàhai Nghị định 12/CP và 45/CP ban hành năm 1995 Từ đây ngành BHXHViệt Nam chuyển sang trang mới trong lịch sử phát triển của mình.
1.2 BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995.
Đây là giai đoạn chính sách và quản lí hoạt động BHXH có những đổimới thực sự từ cơ chế tập chung, bao cấp không đóng BHXH vẫn đượchưởng BHXH sang hoạt động theo nguyên tắc có đóng có hưởng, có chia sẻrủi ro Về quản lí hoạt động BHXH từ chỗ phân tán do nhiều cơ quan khácnhau đảm nhận, nay tập chung thống nhất về một đầu mối là BHXH Việt
Trang 29Nam Trên cơ sở quy định đóng BHXH, chính sách thời kì này xác lập rõ cơchế hình thành và sử dụng quỹ BHXH Theo đó quỹ BHXH Việt Nam doBHXH Việt Nam quản lí chỉ chịu trách nhiệm đối với người lao động từnăm 1995 trở đi, còn NSNN đảm bảo chi trả cho những đối tượng nghỉ làmviệc trước năm 1995.
BHXH Việt Nam mở rộng đối tượng tham gia, bao gồm thêm cácdoanh nghiệp kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên ( hiện nay là bắt buộcđối với mọi doanh nghiệp có sử dụng lao động); cán bộ xã phường, thị trấn;các lao động làm việc trong các cơ sở Y tế, Giáo dục, Văn hoá và Thể thaongoài công lập BHXH cũng quy định lại hiện nay chỉ còn 5 chế độ trợ cấp :ốm đau; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí và tử tuất(bỏ chế độ nghỉ mất sức lao động) Điều lệ BHXH và hai Nghị định 12/CPvà 45/CP là những quy định pháp lí được thực hiện đến nay và chỉ có nhữngsửa đổi nhỏ.
Với mục đích:
+Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hìnhmới trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn2001- 2010
+Phục vụ và đáp ứng yêu cầu tốt hơn cho người tham gia BHXH,BHYT và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức sủ dụngngười lao động đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
+Phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả hệ thốngBHXH và BHYT.
Ngày 24/1/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số20/2002/ QĐ- TTg về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam
Trang 30Ngày 16/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP quy địnhchức năng, nhiệm cụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.Trong đó khẳng định BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chínhphủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung làBHXH) và quản lí Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật Đến tháng1/2003 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 02/2003/QĐ- TTgban hành về quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam Kèm theođó là Quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam bao gồm nhữngquy định chung áp dụng trong quản lí tài chính.
2 Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
Nghị định số 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của chính phủ ban hànhĐiều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước vàmọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhấttrong cả nước Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấpốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghềnghiệp, chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp tử tuất Những người làm việcở những đơn vị, tổ chức sau đây là những đối tượng phải tham gia BHXHbắt buộc: các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, người Việt Namlàm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nướcngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, doanhnghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể, lực lượng vũtrang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị,chính trị- xã hội.
Ngày 15/7/1995 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 45/CP vềĐiều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩquân đội nhân dân, công an nhân dân Các chế độ BHXH này gồm có: chế
Trang 31độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
động-Nghị định số 09/ 1998/NĐ- CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửađổi, bổ xung một số điều củ Nghị định 50/CP ngày 26/7/2995 của Chính phủvề chế độ sinh hoạt phí đối cới cán bộ xã, phường, thị trấn Cán bộ cấp xãtham gia đóng BHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng là những cán bộlàm công tác Đảng, chính quyền và trưởng các đoàn thể: Chủ tịch Mặt trận,Hội trưởng hội phụ nữ, Hội trưởng hội nông dân, Hội trưởng Hội Cựu chiếnbinh, Bí thư đoàn THCS Hồ Chí Minh và các cán bộ chưc danh chuyên mônlà Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, địa chính, tư pháp, tài chính- kế toán.
Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnhvực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao được quy định trong Nghị định số 73/1999/ NĐ- CP ngày 19/8/1999 Nghị định này cho phép thành lập các cơ sởngoài công lập dưới các hình thức như bán công, dân lập, tư nhân hoạt độngtrong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhưng phải phù hợp vớiquy hoạch của Nhà nước, không theo mục đích thương mại và đúng theoquy định của của pháp luật Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoàicông lập được tham gia và hưởng mọi quyền lợi về BHXH như người laođộng trong các đơi vị công lập.
Đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độBHXH hưu trí và tử tuất Điều này được quy định trong Nghị định số52/1999/ NĐ- CP ban hành ngày 20/9/1999
Ngày 15/12/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2000/NĐ- CPvề việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, và sinh hoạt phíđối với các các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí.Trong đó có quy định tăng mức tiền lương tối thiểu từ 180 000 đồng lên 210
Trang 32000 đồng/ tháng Cùng năm đó Chính phủ cũng ban hành Nghị định số71/2000/ NĐ-CP quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ côngchức đến độ tuổi nghỉ hưu Tức là cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu đượcxem xét kéo dài thêm thời gian công tác đối với các đối tượng làm công tácnghiên cứu, những người có học vị tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó giáo sư,những người có tài năng Thời gian kéo dài có thể từ 1 đến 5 năm với điềukiện cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng có nhu cầu và cán bộ, công chức đó tựnguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc.
Năm 2001 Chính phủ tiếp tục ra hai Nghị định 04/2001/NĐ-CP và61/2001/NĐ-CP Nghị định 04 quy định chi tiết về một số điều của Luật Sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về chế độ chính sách đối với sĩquan thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệphoặc công chức quốc phòng Nghị định 61 quy định về tuổi nghỉ hưu củangười lao động khai thác hầm lò Tuổi nghỉ hưu là 50, đủ 20 năm đóngBHXH và có ít nhất 15 năm làm công việc nêu trên Tuổi nghỉ hưu có thểtăng lên nhưng không quá 55 khi người lao động không đủ số năm đóngBHXH.
Nghị định 100/ 2002/ NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quyđịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH ViệtNam Trong đó nêu rõ các vị trí, chức năng, có 19 điểm quy định quyền hạnvà nhiệm vụ của BHXH Việt Nam
Ngày 9/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ- CP đãsửa đổi, bổ xung một số điều của Điều lệ BHXH Việt Nam.
3 Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thựchiện việc quản lí Nhà nước về BHXH: xây dựng và trình ban hành pháp luậtvề BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền;
Trang 33hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH Chính phủ thành lậphệ thống tổ chức BHXH thống nhất để quản lí quỹ và thực hiện các chế độ,chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật.
Theo điều 3, Nghị định số 100/2002/ NĐ- CP có quy định: BHXHViệt Nam được tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từTrung ương tới địa phương, gồm có ba cấp:
1 Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam.
2 Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộcBHXH Việt Nam.
3 Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXHhuyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi chung làBHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh
BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trungương xuống địa phương Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH ViệtNam, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạtđộng chỉ đạo, điều hành và quản lí của mình Tổng giám đốc là đại diệnpháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đềnghị của Hội đồng quản lí Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướngChính phủ và Hội đồng quản lí về thực hiện chính sách, chế độ BHXH vàquản lí quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.
Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòngban nghiệp vụ chuyên môn Bộ máy quản lí giúp việc cho Tổng giám đốc tạiBHXH Việt Nam hiện nay gồm có:
1 Ban Chế độ chính sách BHXH.2 Ban Kế hoạch- Tài chính.
Trang 343 Ban thu BHXH.4 Ban chi BHXH.
5 Ban BHXH tự nguyện.6 Ban giám định Y tế.7 Ban tuyên truyền BHXH.8 Ban Hợp tác quốc tế.9 Ban Tổ chức cán bộ.10.Ban kiểm tra.
Theo điều 9 Nghị định 100/2002/NĐ- CP, tổ chức BHXH tỉnh vàBHXH huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định của Tổng giám đốc.BHXH tỉnh, BHXH huyện cũng có tư cách pháp nhân, có dấu, có tài khoảnvà trụ sở riêng.
Trang 35SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ BHXH VIỆT NAM
(Theo Nghị định số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ)
đốcCác Phó
tổng giám đốc
- Ban chế độ, chính sách BHXH- Ban Kế hoạch - Tài chính- Ban Thu BHXH
- Ban Chi BHXH- Ban BHXH tự nguyện- Ban Giám định y tế- Ban Tuyên truyền BHXH- Ban Hợp tác quốc tế- Ban Tổ chức - Cán bộ- Ban Kiểm tra- Văn phòng
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH- Trung tâm CNTT
- Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng NVBHXH- Trung tâm lưu trữ
- Báo BHXH- Tạp chí BHXH
- Đại diện BHXHVN tại TP HCM
Giám đốcCác Phó
giám đốc
- Phòng Chế độ, chính sách- Phòng Kế hoạch - Tài chính- Phòng Thu
- Phòng Giám định chi- Phòng Bảo hiểm tự nguyện- Phòng CNTT
- Phòng Kiểm tra
- Phòng Tổ chức - Hành chính
Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh
Trang 36II Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam.1 Công tác quản lí thu.
Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia,quản lí quỹ lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH.
1.1.Quản lí đối tượng tham gia.
Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đónggóp để tạo lập quỹ BHXH Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng nàythành hai loại là: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng thamgia BHXH bắt buộc.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và
người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo phápluật BHXH Hiện nay đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba thángtrở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhànước.
Trang 37+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam.
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp,tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang.
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáodục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
+Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừtrường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy địnhkhác.
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng laođộng từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theoLuật Hợp tác xã.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo cáchợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà ngườilao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanhnghiệp, tổ chức, cơ quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
Trang 38- Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong vàngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đốitượng thực hiện BHXH bắt buộc.
- Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp,lâm nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồnglao động từ đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại cácdoanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thựchiện giao khoán đất có quy định riêng).
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử
dụng lao động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyệntham gia BHXH cho chính họ và người lao động của họ Họ có những đặcđiểm sau:
+ Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức.+ Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động Thu nhậpnhìn chung là thấp và không ổn định.
+ Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH củanhững đối tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoàichính bản thân họ.
Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện cáccông tác thu nộp cũng như chi trả cho các đối tượng Việc triển khai thựchiện BHXH đối với các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song vớimục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiêncứu trển khai và áp dụng những biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượngnày
BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham giathông qua việc cấp sổ BHXH Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà
Trang 39còn quản lí cả thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làmcăn cứ để chi trả cho các đối tượng Việc quản lí cấp sổ được thực hiệnthống nhất trên phạm vi cả nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác.Quản lí việc cấp sổ là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quanBHXH Về phía người sử dụng lao động là việc quản lí danh sách người laođộng được cấp sổ cùng với mức lương làm căn cứ xác định mức đóngBHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự biến động số lượng lao động Vềphía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ BHXH theo phân cấp vàthực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về tình hình cấp sổ.Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ quan BHXHcấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc,tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từBHXH Cụ thể:
Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụnglao động phải tham gia theo luật định.
Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai vàghi sổ BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người laođộng linh hoạt kê khai một cách thống nhất
Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu.Bước 5: Kí nhận của người lao động.
Bước 6: Kí xác nhận của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH.Chúng ta có thể tìm hiểu công tác quản lí đối tượng tham gia thôngqua bảng số liệu 1:
Trang 40Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004.
tham gia BHXH( người)
Tốc độ tăng tuyệtđối số ngườitham gia ( người)
Tốc độ tăngtương đối số người
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Qua bảng 1 ta thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng đây cũnglà một kết quả tốt của BHXH Việt Nam Năm 1995 mới chỉ có 2.275.998người tham gia đến nay BHXH Việt Nam đã có 6.344.508 người tham gia(ngày 31/12/2004), như vậy là chỉ trong 10 năm số người tham gia đã tănglên gấp gần 3 lần Đặc biệt là năm 2004 số người tham gia tăng 25,13% sovới năm 2003, qua bảng trên ta có thể nhận thấy số người tham gia BHXHViệt Nam ngày càng tăng Trong đó số lao động tham gia BHXH bắt buộcđạt 5,7 triệu người; tăng 406.000 người (tăng 8%) so với năm 2003 Trongđó có 122.000 người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh ( tăng23%), 115.000 người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoàI (tăng 16%) và 3.723 người làm việc trong các hợp tác xã ( tăng 40%).