1. Trang chủ
  2. » Tất cả

32-30-nnctran-van-chuong-sac-tu-canh-tien-tu-va-tam-nguyen-cua-chieu-vu-hau-nguyen-huu-dat

4 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa SẮC TỨ CẢNH TIÊN TỰ VÀ TÂM NGUYỆN CỦA CHIÊU VŨ HẦU NGUYỄN HỮU DẬT Trần Văn Chường Chùa Cảnh Tiên Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603-1680) sáng lập khoảng cuối kỷ XVII, nằm ấp Tráng Tiệp, tổng Trung Quán, huyện Khang Lộc; thuộc thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Sách Đại Nam thống chí chép: “Chùa Cảnh Tiên: ấp Tráng Tiệp, huyện Phong Lộc Khai quốc công thần Nguyễn Hữu Dật dựng, tiên triều ban cho biển ngạch rằng: “Sắc tứ Cảnh Tiên tự”; sau trải qua loạn lạc, chùa bị bỏ hư, năm Minh Mệnh thứ ban bạc kho để trùng tu, năm Thiệu Trị thứ ngự giá Bắc tuần ban cho 100 quan tiền”380 Cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn kéo dài nửa kỷ (1627-1672) gieo bao cảnh tang thương vùng chiến địa Quảng Bình, ác liệt trận chiến năm 1648, xảy chiến địa lũy Trường Dục đầm lầy Võ Xá Sau trận kịch chiến đó, chúa Nguyễn tăng cường lực lượng, lập đạo Lưu Đồn, đặt sở huy (chánh dinh) Tráng Tiệp, Võ Xá, quản 10 binh nên tục gọi Dinh Mười Vị huy đạo Lưu Đồn Thuận Nghĩa hầu Nguyễn Hữu Tiến (1602-1666) Nguyễn Hữu Tiến qua đời, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật chúa Nguyễn cử làm chưởng dinh Năm 1672, trận chiến vô ác liệt lại xảy vùng đất hai tập đồn Trịnh Nguyễn Chiến kết thúc, sơng Gianh trở thành ranh giới phân định Đàng Trong - Đàng Ngoài Hệ thống chiến lũy Trường Dục, Đầu Mâu - Nhật Lệ, Trấn Ninh, Trường Sa, An Náu chúa Nguyễn cử tướng sĩ tinh nhuệ phòng vệ, chủ lực thập đạo binh đạo Lưu Đồn Kể từ đó, đạo Lưu Đồn củng cố thành địa bàn hành chính, đặt ấp Tráng Tiệp thuộc tổng Trung Quán, huyện Khang Lộc (đầu triều Nguyễn đổi thành huyện Phong Lộc) Cuộc chiến năm 1672 kết thúc, vùng chiến trở lại yên bình Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật - vị chưởng dinh văn võ song toàn, người suốt 52 năm (1620-1672) bám trụ, tham chiến mảnh đất này, chứng kiến bao cảnh đầu rơi máu chảy, hàng vạn sinh linh hai phía vùi thây nơi chiến địa, trở thành  Nhà nghiên cứu Văn hóa, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quảng Ninh 380 Đại Nam thống chí, tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế 2006, tr.71 285 Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa cô hồn lạc nấm phiêu bạt Lịng từ phát khởi, ơng định lập đàn chay siêu độ chiến sĩ trận vong bên bờ sông Gianh, sau phát tâm dựng chùa Phật làm nơi nương tựa cầu siêu độ cho anh linh tử trận, nơi quy hướng tâm linh cho hàng tướng sĩ, quân binh dân chúng vùng Đó chùa Cảnh Tiên nằm chân động cát Đại Trường Sa thuộc ấp Tráng Tiệp (đất nguyên thổ xã Võ Xá), gần sở huy đạo Lưu Đồn Chiến trường khốc liệt năm xưa dựng lên chùa Phật vang vọng tiếng kệ lời kinh, đặc biệt vào tháng âm lịch hàng năm, lễ cầu siêu độ cho tướng sĩ tử trận tổ chức trọng thể chùa Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật qua đời vào ngày mồng tháng năm Canh Thân (1680), hưởng thọ 78 tuổi381 Đương thời, ông người dân khắp xứ Quảng Bình mực tơn q, thường xưng tụng Bồ-tát Nguyễn Hữu Dật Sau ông qua đời, trai Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào (1642-1714) 382 tiếp tục nối nghiệp Chưởng chánh dinh đạo Lưu Đồn Chùa Cảnh Tiên Nguyễn Hữu Hào chăm sóc chu đáo, hàng năm đến dịp lễ Phật đản lễ Vu lan báo hiếu – rằm tháng xá tội vong nhân, chùa Cảnh Tiên lại tấp nập thiện tín thập phương đến dâng hương lễ Phật, đèn lồng, đèn sáp sáng trưng Kế nghiệp cha ông nội, Thiện Chánh hầu Nguyễn Hữu Thuyên, trai trưởng Nguyễn Hữu Hào, cháu đích tơn Nguyễn Hữu Dật tiếp tục chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cử làm Chưởng chánh dinh đạo Lưu Đồn Chùa Cảnh Tiên ơng chăm sóc chu đáo, tu bổ khang trang383, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc ban biển hiệu “Sắc tứ Cảnh Tiên tự” Khi qua đời, ông chúa Nguyễn Phúc Tần phong tước Chiêu Quận công Linh cữu ông đưa mai táng động Phú Xứ (dân Vạn Toàn [Vạn Xuân] gọi động Hốc Tre, hay động Lăng, đầu phía Đơng nam núi An Mã Vạn Xuân, km 11 đường 10) Miếu thờ ông phụng lập Thạch Xá Dân gian tôn ông Bồ-tát, Phật Nhà Nguyễn lên xếp ông vào hàng Khai quốc công thần hạng truy phong ông Tiết chế trấn Thuận Hóa Tĩnh Quốc cơng 382 Nguyễn Hữu Hào qua đời năm 1714 hành dinh Linh cữu ông đưa táng Đạp Chọ xứ thuộc làng Vạn Tồn (sau đổi Vạn Xn), q hương ơng Ơng thờ phụng đền thờ Tĩnh Quốc công cha truy phong tước Võ Quận công Đền thờ Tĩnh Quốc công đối diện với chùa Vạn Xuân qua khe chùa làng, nhìn vùng đồng sâu quanh bờ Hạc Hải Ông dân gian tơn xưng Bồ-tát, Phật 383 Ơng người giỏi chữ nghĩa cha ông nội Tương truyền, ơng người có dun với Phật gặp Phật núi Thần Đinh Sách Đại Nam thống chí (tập 2) chép rằng: “Thống suất đạo Lưu Đồn kiêm Lý Thiện hầu [có lẽ phải chép là: “Kiêm lý Thiện Chánh hầu” - TVC] người biết chữ, nhân lúc rỗi việc quan đến chơi chùa [tức chùa Kim Phong núi Thần Đinh], thấy người đầu bạc chống gậy đến, hỏi ông già nói: “Được lúc rảnh việc, nói chuyện chơi, cịn Bích Động” Nói xong liền biến Mới biết Phật, làm ký Quốc âm, người đời truyền tụng” (ĐNNTC, tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế 2006, tr.71) 381 286 Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa Cuộc biến loạn năm 1774 xảy ra, quân Trịnh vượt sông Gianh tiến chiếm kinh thành Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Nam lánh nạn Kinh thành thất thủ, hệ thống chiến lũy, dinh trấn chúa Nguyễn đất Quảng Bình, bao gồm chánh dinh Lưu Đồn Tráng Tiệp bị xóa bỏ, chùa Cảnh Tiên theo mà dần vào hoang phế, khơng tu bổ, chăm sóc Mãi đến thời Gia Long (1802-1820) lập quốc, việc xét thưởng công thần khai quốc phục hồi cổ lũy, đình chùa miếu vũ lưu tâm Năm Minh Mạng thứ (1821), vua kinh lý Bắc Hà, đường qua dinh trạm, ông lưu ý đến trạng di tích Đến năm Minh Mạng thứ (1827), triều đình ban bạc kho để trùng tu chùa Cảnh Tiên Năm Thiệu Trị thứ (1842), vua ngự giá Bắc tuần, qua dinh Lưu Đồn ghé vãn cảnh chùa Cảnh Tiên ban 100 quan tiền để tu bổ, từ chùa Cảnh Tiên trở thành phạm vũ uy nghi Năm Tự Đức thứ 18 (1865), vua ban cho 100 lạng bạc để tu sửa Như vậy, chùa Cảnh Tiên trải qua đời chúa vị vua triều Nguyễn quan tâm trùng tu, sửa chữa, làm nơi quy hướng tâm linh cho thập phương thiện tín Điều cho thấy ngơi chùa có vị trí quan yếu vùng đất Quảng Bình, ln nhận lưu tâm đặc biệt vương triều Nguyễn Mỗi lần trùng tu chùa có dựng bia đá ghi lại Theo cụ cao niên địa phương, tương truyền chùa có thảy bia (có lẽ tương ứng với lần trùng tu?), bia ký chùa Cảnh Tiên lại tấm, lưu giữ sân nhà thờ họ Hồng thơn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh Thật đáng tiếc, hai bia may mắn lại này, thứ (mang phong cách, họa tiết bia đá thời Lê) đọc dòng chữ “Sắc tứ Cảnh Tiên tự bi” khắc rõ nét trán bia, minh văn lòng bia bị bào mịn khơng cịn chữ nào; bia thứ hai (lạc khoản ghi năm Tự Đức thứ nhất, Mậu Thân – 1848) rơi vào tình cảnh tương tự, đọc số chữ ghi lại phương danh tín chủ cơng đức trùng tu chùa vào năm Qua thơng tin ghi chép lại sử triều Nguyễn, Đại Nam thống chí, bia ký chùa Cảnh Tiên gia phổ họ Trần (hiện lưu giữ nhà thờ họ Trần làng Đức Phổ), thông tin ỏi, phần giúp hình dung vị thế, quy mô sinh hoạt tín ngưỡng ngơi cổ tự Chính nhà sư Trần Gia Hội (1787-1830), quê làng Đức Phổ, người có cơng lớn việc xây dựng chùa Kim Phong núi Thần Đinh, vốn xuất gia từ nhỏ chùa Cảnh Tiên (gia phổ cho biết, sư thọ Đại giới chùa Thiên Mụ - Huế, sau trở xây dựng chùa Kim Phong núi Thần Đinh trú cuối đời) 287 Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa Chùa Cảnh Tiên đời thân cho niềm ước vọng hóa giải ốn cừu thời nội chiến ly loạn mà khai quốc công thần Nguyễn Hữu Dật cố công gầy dựng, hậu bối ông sau kế tục, giữ gìn Thật đáng tiếc, ngơi phạm vũ huy hồng thời, nơi thực lễ trọng quốc gia, gắn liền với tên tuổi bậc quốc vương đại thần, nơi quy hướng tâm linh niềm tự hào người dân Quảng Bình khu vườn để hoang, cỏ mọc um tùm, khuôn viên chùa ngày bị thu hẹp lại theo đà phát triển đô thị dân cư Cây hoa gạo cổ thụ đứng trơ trọi vườn chùa, mùa hoa lại thắp lên lửa rực sáng có lẽ tín hiệu mỏng manh lại, nhắc nhở hậu hôm nhớ cổ tự với hoài bão mà tiền nhân ấp ủ Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Cảnh Tiên nằm vị trí cạnh đường Quốc lộ 1A, cách trọng điểm Dinh Thủy không xa, nên trở thành địa điểm liên lạc tuyến giao thông vận chuyển lương thực, khí dụng theo đường biển từ Tân Định vào đồng để đưa lên chiến khu, nơi trú ẩn đồn xe vận tải nhỡ chuyến Chính thế, vị trí chùa vùng phụ cận trở thành đích ngắm đánh phá máy bay, pháo hạm quân đội Pháp Năm tháng trôi qua, chùa Cảnh Tiên chẳng cịn để lại dấu tích Các vật chùa hầu hết bị thất tán Khuôn viên chùa thời trưng dụng đóng trụ sở đội giao thơng, làm khu nhà tập thể công nhân, nhà dân cư… Chiến tranh, thiên tai phần nguyên nhân đẩy chùa Cảnh Tiên đến chỗ hoang phế, lại phần nhận thức chưa mực thời khiến chùa lâm vào cảnh điêu tàn Là di tích lịch sử văn hóa, chùa Cảnh Tiên không gắn với giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống dân tộc, mà cịn di tích đặc biệt gắn liền với tên tuổi, hành trạng danh nhân quốc gia tiếng địa bàn tỉnh Quảng Bình Do vậy, mong quan chức địa phương sớm quan tâm khảo sát, lập hồ sơ trình lên cấp quản lý Nhà nước có thẩm quyền, để chùa Cảnh Tiên sớm cơng nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cần bảo vệ Đồng thời, mong Ban Trị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình quan tâm, vận động để di tích chùa Cảnh Tiên sớm phục hồi, tôn tạo, đáp ứng niềm mong mỏi thập phương thiện tín địa phương dân Quảng Bình sinh sống nước 288

Ngày đăng: 07/04/2022, 08:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w