1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

67 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách tỷ giá và ảnh hưởng của biến động tỷ giáđến hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết để từ đó tìm ra các biệnpháp hữu hiệu phòng ngừa và hạn

Trang 1

KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội, tháng 04 năm 2010

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 4

1.1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 4

1.1.1 Thời kỳ trước 1989 4

1.1.2 Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1999 6

1.1.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay 10

1.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI DOÁI CỦA VIỆT NAM 19

1.2.1 Thời kỳ trước năm 1989 19

1.2.2 Thời kỳ từ 1989 đến nay 20

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24

2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI DOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 24

2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) 26

2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương 26

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương 32

2.2.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 39

2.2.3.1 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng 39

Chương 3 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NHTM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HIỆN NAY 47

3.1 GIẢI PHÁP TỔNG THỂ 48

3.1.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự 48

Trang 3

3.1.1.1 Điều chỉnh lại chức năng của từng bộ phận của Phòng kinh

doanh tiền tệ một cách hợp lý 48

3.1.1.2 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý 49

3.1.2 Trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ kinh doanh ngoại tệ 49

3.1.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể 50

3.2 GIẢI PHÁP NGHIỆP VỤ 50

3.2.1 Quản lý ảnh hưởng biến động tỷ giá bằng công cụ hạn mức 50

3.2.1.1 Quy định hạn mức giao dịch đối với từng ngân hàng và từng giao dịch viên 50

3.2.1.2 Quy định hạn mức lỗ khi giao dịch 51

3.2.1.3 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro 51

3.2.2 Sử dụng hệ thống đánh giá lỗ lãi 52

3.2.3 Sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hợp lý để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái và tăng lợi nhuận 52

3.2.4 Tăng cường khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái 54

3.2.5 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh 55

3.2.6 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro 55

3.2.6.1 Xác định hạn mức rủi ro 56

3.2.6.2 Đánh giá rủi ro 57

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 58

3.3.1 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 58

3.3.2 Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ 59

3.3.3 Hình thành công ty môi giới ngoại hối 60

3.3.4 Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập thị trường thế giới 61 KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỷ giá mậu dịch VND/USD qua các năm từ 1985 – 1989 5

Đồ thị 1.1: Tỷ giá USD/VND năm 1990 – 1991 6

Đồ thị 1.2 : Diễn biến tỷ giá chính thức USD/VND từ 1992 - 1999 9

Đồ thị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003 11

Đồ thị 1.4 Tỷ giá VND/EUR năm 2001 -2003 12

Đồ thị 1.5 Tỷ giá VND/NDT năm 2001 - 2003 12

Bảng 1.2: Diễn biến tỷ giá, tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực song phương. 13

Đồ thị 1.6 : Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 17

Đồ thị 2.1: Cơ cấu trình độ nhân sự Oceanbank 30

Đồ thị 2.2: Tăng trưởng nhân sự từ 2006 – 2009 31

Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ của Oceanbank 40

Đồ thị 2.3 : Tỷ trọng từng loại ngoại tệ 2009 41

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Đại Dương 41

Đồ thị 2.4: Biến động tỷ giá VND/USD 2008 – 2010 43

Bảng 2.3 : Trạng thái ngoại hối năm từ 2007 đến năm 2009 44

Bảng 2.4 : Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá từ 15/3/2010 đến 31/3/2010 44

Đồ thị 3.1 Vốn điều lệ của NH Đại Dương từ 2006 – 2010* 56

Bảng 3.1 : Hạn mức giao dịch ngày đề nghị 57

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Product

Tổng thu nhập quốc dân

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng hội nhập hóa toàn cầu, nền kinh tế thị trường không chỉ bóhẹp trong nội bộ từng quốc gia nữa mà ngày càng mở rộng và vươn ra ngoài lãnhthổ của mỗi nước Điều đó đã giúp cho nền kinh tế của các quốc gia phát triểnvượt bậc nhờ vào quan hệ giao thương với nước ngoài Mỗi một nước lại có mộtchế độ tiền tệ khác nhau, một loại đồng tiền lưu thông đặc thù Bên cạnh đó, do

sự khác nhau về xuất phát điểm, điều kiện tự nhiên hay do những điều kiện tácđộng khác đã làm cho kinh tế các nước phát triển không đồng đều, dẫn đến mỗiđồng tiền của mỗi nước cũng có độ mạnh yếu khác nhau Vì vậy để lưu thônghàng hóa trên thế giới người ta phải quy đổi đồng tiền nước này ra đồng tiềnnước khác theo một tỷ lệ mà thường gọi là tỷ giá hối đoái

Trong quá trình lưu thông hàng hóa đó, đã hình thành nên hoạt động kinhdoanh ngoại tệ của các NHTM để giúp những nhà xuất nhập khẩu chuyển đổitiền tệ nhằm thực hiện thương mại quốc tế và hoàn thiện rủi ro tỷ giá Như vậy

có thể thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM có mối quan hệ chặt chẽvới tỷ giá hối đoái

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm

ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ Thống đốc ngân hàng

Lê Đức Thúy từng phát biểu: “ Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanhngoại tệ lại càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thịtrường quốc tế chỉ tính bằng phút Chỉ cần tính sai là lỗ” Do tỷ giá biến độngthường xuyên và khó dự đoán nên rủi ro tỷ giá trở thành rủi ro đặc trưng của hoạtđộng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

Trang 7

Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách tỷ giá và ảnh hưởng của biến động tỷ giáđến hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết để từ đó tìm ra các biệnpháp hữu hiệu phòng ngừa và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hốiđoái từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.

Xuất phát từ vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “Chính sách tỷ giá hối đoái

của Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở những lý luận về tỷ giá hối đoái, đề tài tập trung phân tích diễnbiến tỷ giá trong ngắn hạn và dài hạn Bên cạnh đó tìm hiểu về hoạt động kinhdoanh ngoại tệ của Ngân hàng Nghiên cứu các tác động của tỷ giá đến hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ, để từ đó đưa ra một số giải pháp thích ứng của ngânhàng trước những biến động của tỷ giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinhdoanh ngoại tệ của Ngân hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài lấy tỷ giá hối đoái giữa VND với các ngoại tệ khác làm đối tượngnghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là những nội dung cơ chế chính sách của Nhà nước đốivới TGHĐ Bên cạnh đó, xem xét đến tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệtại NHTMCP Đại Dương, sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ của NH

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê phân tích, phân tích tổng hợp, quy nạp,diễn dịch, phương pháp nghiên cứu trường hợp Đồng thời kết hợp giữa lý luậnvới thực tiễn, phân tích, tập hợp các ý tưởng thực tiễn tại Việt Nam, cũng nhưdựa trên quy luật tất yếu khách quan của một vấn đề kinh tế xã hội để hình thànhnên chuyên đề

Trang 8

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, bố cục của đề tài có 3 chương:

Chương 1: Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay Chương 2: Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM (trường hợp Ngân hàng TMCP Đại Dương)

Chương 3: Giải pháp thích ứng của ngân hàng trước biến động tỷ giá hối đoái hiện nay

Trang 9

Chương 1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA

VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

1.1.1 Thời kỳ trước 1989

Sau khi thống nhất đất nước đến trước năm 1989, hệ thống chính sách và

cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấpXHCN ở miền Bắc đã được áp dụng trên phạm vi cả nước Cơ chế này đã đemlại những thành tựu nhất định trong huy động sức người, sức của cho công cuộcgiải phóng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh,… Tuy nhiên, do duy trì cơchế này quá lâu nên đã nảy sinh những mâu thuẫn, rối loạn sâu sắc trong quátrình phát triển kinh tế đất nước Dưới cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nướccan thiệp vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Vì vậy chính sách tỷ giá hối đoáigiữa đồng Việt Nam và ngoại tệ thời kỳ này là chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá,

do Nhà nước quy định không tính đến biến động giá trên thị trường, đã hìnhthành một hệ thống tỷ giá khá phức tạp được xác lập theo quan điểm kinh tế cũ Năm 1955, khi Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại thương với Trung Quốc,các nhà kinh tế đã lựa chọn phương pháp xác định tỷ giá trên cơ sở ngang giásức mua giữa 2 đồng tiền và sau đó được quy định trong các Hiệp định thanhtoán Cụ thể, tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đồng Nhân dân tệ (CNY)của Trung Quốc được xác định là 1CNY=1470 VND (ngày 25/11/1955) Đếnnăm 1956, khi Việt Nam quan hệ ngoại thương với Liên Xô thì tỷ giá giữa VND

và Rúp Liên xô (SUR) được tính chéo nhờ tỷ giá giữa đồng CNY với đồng SUR

đã có sẵn từ trước là 1SUR=0,5 CNY, suy ra 1 SUR=735 VND

Trang 10

Tỷ giá thời gian này thường cố định trong thời gian dài và chúng được điềuchỉnh từng đợt theo sự thay đổi về năng suất lao động giữa hai nước Tỷ giá đượcxác lập theo ý đồ phục vụ cho kế hoạch, do Nhà nước quyết định, không xuấtphát từ thực tại nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước Tỷ giá thời kỳ nàykhông giữ được vai trò chủ động là công cụ điều chỉnh vĩ mô thực thụ Tỷ giáhối đoái xác định một cách duy ý chí, không tuân thủ quy luật kinh tế.

Với chế độ tỷ giá này không những cản trở các quan hệ kinh tế của nước tavới khối SEV, mà còn gây nhiều khó khăn trong trao đổi thanh toán nộ bộ, trongcông tác quản lý điều hành của Nhà nước, đặc biệt là thủ tiêu động lực đối vớihoạt động xuất khẩu

Sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài (1985), đặc biệt sau khi thôngqua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, luồng ngoại tệ bằng USD lầnlượt vào Việt Nam Sự thay đối tỷ giá giữa VND và USD miêu tả qua bảng sau:

Bảng 1.1: Tỷ giá mậu dịch VND/USD qua các năm từ 1985 – 1989

Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường Chênh lệch

Trang 11

Tóm lại, với chính sách tỷ giá hối đoái cố định thời kỳ trước năm 1989 đãkhông những triệt tiêu tính năng động, không phát huy được vai trò của tỷ giácòn gây không ít khó khăn cho quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính, tiền

tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hiệu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Vìthế, nhu cầu đổi mới chính sách tỷ giá hối đoái trở thành vấn đề cấp bách

1.1.2 Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1999

Có thể nói, năm 1989 là mốc quan trọng trong sự phát triển chính sách tỷ giáhối đoái ở nước ta khi quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống ởĐông Âu và Liên Xô bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bánvới khu vực thanh toán bằng Đô la Mỹ Vì thế cơ chế tỷ giá cố định đã được thaythế dần bằng cơ chế Nhà nước điều tiết theo quan hệ thị trường Việc làm này đãchấm dứt trạng thái đồng nội tệ đánh giá cao so với đồng tiến nước khác Tỷ giáthực được quyết định trước hết qua quan hệ cung – cầu trên thị trường

Trong năm 1990 – 1991, tỷ giá hối đoái VND/USD biến động mạnh theo xuhướng giá trị đồng đô la Mỹ tăng liên tục:

Đồ thị 1.1: Tỷ giá USD/VND năm 1990 – 1991

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Tỷ giá thực Tỷ giá thị trường

Nguồn: TS Nguyễn Thị Thư – Tỷ giá hối đoái – chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương qua thực tiễn phát triển kinh tế một số nước – NXB Chính trị Quốc gia – 2004

Những số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD từcuối năm 1990 Đỉnh cao của mức tăng giá trị đồng đôla Mỹ là cuối năm 1991.Giá đôla Mỹ trong tháng 12/1990 đã tăng từ 60% đến 80% so với mức đầu năm

Trang 12

Tháng 8/1991 Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh được

mở, tiếp đó là trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội vào tháng 11/1991 nhằmtạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi, mua – bán ngoại tệvới nhau theo giá thỏa thuận Cũng trong năm 1992, Việt Nam bãi bỏ hình thứcquy đinh tỷ giá nhóm hàng thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổchức kinh tế tham gia xuất khẩu Thay vào đó, hình thành các phiên giao dịchngoại tệ do NHNN công bố tỷ giá chính thức Cùng với các biện pháp hỗ trợkhác, từ tháng 3/1992 tỷ giá hối đoái đã dịu xuống giảm chỉ còn 11.550VND/USD, và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992

Như vậy, mặc dù giai đoạn 1989 – 1992 chính sách quản lý ngoại tệ của Nhànước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toánnội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hóa Duytrì tương đối ổn định tỷ giá này đã khiến khoảng cách giữa tỷ giá của Nhà nướcvới tỷ giá hình thành trên thị trường tự do ngày càng tăng Cùng với đó là xuhướng tăng nhanh của giá trị đồng đôla Mỹ ở cả khu vực Nhà nước và thịtrường Mức tăng giá đôla Mỹ đã kích thích tâm lý dự trữ đồng ngoại tệ nàynhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá, khiến cho tình trạng khan hiếm ngàycàng tăng Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của Chính phủ ít đem lại hiệu quả

Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo, cộng với sự can thiệp, điều tiết củaNgân hàng Nhà nước đối với lượng ngoại tệ tại các phiên giao dịch đã giải tỏatâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn được xu hướng tăng giá đôla trên thị trường Nhờ

đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1992 đã tăng 22,9% so với năm 1991 Đồng thời, vào thời điểm này lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng.Ước tính nhân dịp Tết Nguyên Đán, có khoảng 60 ngàn Việt Kiều về nước,mang theo lượng lớn ngoại tệ khoảng 300 – 400 triệu USD Cùng với chủ trương

Trang 13

triệu USD Vì vậy, tình hình cung cầu ngoại tệ bớt căng thẳng, giá Đôla Mỹgiảm nhanh Mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội năm 1993 trungbình từ 10.300 đến 10.400 VND/USD, tại thành phố Hồ Chí Minh là khoảng9.750 VND/USD.

Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức,NHNN phải can thiệp nhằm tăng giá USD bằng cách mua USD làm ngăn chặn

xu hướng giảm giá quá mức đồng tiền này Nhờ vậy từ tháng 3 năm 1993, USD

đã tăng và duy trì ổn định Ngày 4/8/1994, Chính phủ ban hành quyết định số396/TTg quy định việc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp Theo

đó, doanh nghiệp chỉ để lại một phần để chi tiêu, còn lại phải bán hết cho Ngânhàng Quyết định này cũng quy định mọi hoạt động thanh toán, mua bán, chi trảđều phải thực hiện qua ngân hàng, công ty tài chính được phép, quy định sửdụng đồng Việt Nam, tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế

sử dụng ngoại tệ, hướng tới mục tiêu chỉ lưu hành VND trên đất Việt Nam Ngày20/10/1994, quy định 203/QD – NH ra đời quy định thay hai trung tâm giao dịchngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bằng thị trường ngoại tệ liênngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mang tính thị trường cao hơn, linhhoạt hơn, sâu rộng và khách quan hơn Trung tâm giao dịch trước đây Và thôngqua thị trường liên ngân hàng, tỷ giá được xác dịnh phản ánh thực tế sức muacủa VND và được NHNN công bố hằng ngày trên phương tiện thông tin đạichúng Trên cơ sở tỷ giá đó, NHTM sẽ xác định tỷ giá giao dịch với Ngân hàngtheo biên độ 5% so với tỷ giá công bố

Trang 14

Đồ thị 1.2 : Diễn biến tỷ giá chính thức USD/VND từ 1992 - 1999

10718 10840 11003 11021 11040 11175

12985 14016

0 2000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo thường niên của NHNN

Thống kê tài chính quốc tế IFS các năm)

Cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi nguồn từ Thái Lan

đã lan sang Hàn Quốc, Malaixia, Indonexia, Philipine,Hồng Kông, Xingapo,khiến đồng tiền của các Quốc gia rớt giá liên tục so với USD Tỷ giá giai đoạnnày biến động khá phức tạp, có xu hướng tăng nhanh kèm theo các cơn sốt giángoại tệ đã tạo ra sự mất cân bằng về cung – cầu ngoại tệ trên thị trường

Trong bối cảnh đó, Ngày 27/02/1997, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyếtđịnh số 45/QĐ – NH7 mở rộng biên độ giao dịch lên ± 5% Đồng thời, để giảiquyết nhu cầu ngoại tệ cho Ngân hàng thanh toán L/C trả chậm trong năm 1997,NHNN đã ban hành Quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm kèm theo Quyết định

số 207/QĐ – NH7 ngày 01/7/1997, trong đó quy định cụ thể các điều kiện đốivới ngân hàng và doanh nghiệp để được mở L/C tra chậm, mức ký quỹ tối thiểukhi mở L/C, thời hạn trả không quá 1 năm,… Ngoài ra Chính phủ cũng tăngcường cung cấp thông tin nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ và giảm tâm lý hoangmang Ban hành các công văn về quy định hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài vàbảo lãnh vay ngắn hạn của Ngân hàng, trách nhiệm của NHTM có liên quan,…Tuy nhiên, từ tháng 7/1997, đồng Việt Nam tăng giá khá cao so với khu vực,

Trang 15

10/1997 khiến cho tỷ giá giao dịch tại các NHTM là 12.293 VND/USD trong khithực tế là 13.567 VND/USD Điều này tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ tăng,làm cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, hoạt động quản lý ngoại hối gặp khókhăn Vì vậy đến tháng 02/1998, NHNN phải nâng tỷ giá từ 11.175 VND/USDlên 11.800 VND/USD và 12.988 VND/USD vào tháng 08/1998, và thu hẹp biên

độ giao dịch xuống ± 7% Các biện pháp này đã từng bước cải thiện hệ thốngquản lý ngoại hối của Việt Nam

Nói chung, trong giai đoạn từ 1989 đến 1999, chính sách tỷ giá hối đoái đãđược điều chỉnh theo hướng thích nghi với tình hình mới, góp phần đảm bảo nềnkinh tế ổn định, vượt qua cơn khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, và trênthế giới, giúp đồng Việt Nam giảm giá trị so với ngoại tệ khác, tốc độ tăng giáUSD cũng giảm theo

1.1.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay

Thời kỳ từ 1999 đến 2007

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn

cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết Từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo đó

tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do NHNN công bố vàmột biên độ được ấn định sẵn Ngày 26/02/1999, NHNN đã đưa ra quyết địnhthay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng Các NHTMđược phép xác định tỷ giá mua và bán đối với đôla Mỹ không vượt quá 0,1% sovới tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNHNN công bố hằng ngày Đây là lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phảnánh mức tỷ giá do thị trường quyết định NHNN tham gia vào thị trường liênngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này Hành động nàythực chất là được soi đường bởi một “tỷ giá mục tiêu” Tỷ giá mục tiêu là mức tỷgiá mà tại đó các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả nhất Nhưvậy sự đổi mới này làm cho tỷ giá trên thị trường vận động một cách khách

Trang 16

quan, phản ánh đúng các quan hệ cung – cầu về ngoại tệ trên thị trường, phù hợpvới cơ chế tỷ giá trên thế giới.

Tuy nhiên, do biên độ dao động so với tỷ giá giao dịch bình quân liên ngânhàng quá hẹp (0,1%) nên trong khoảng thời gian 1999 – 2001, tỷ giá VND/USDchỉ biến động một chiều, không thúc đẩy việc yết giá cạnh tranh giữa các Ngânhàng, thủ tiêu tính năng động của thị trường Vì thế từ ngày 01/07/2002, NHNN

đã ra quy định 5 kỳ hạn với biên độ nới rộng hơn trước: tăng 0,25% so với mức0,1% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; 0,5% so với 0,4% của nghiệp vụgiao dịch kỳ hạn 30 ngày, … việc điều chỉnh này đã đáp ứng được yêu cầu của

tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ vớiNgân hàng

Ngoài ra, NHNN còn có các biện pháp hỗ trợ cho chính sách tỷ giá vềphương diện quản lý như: tỷ lệ kết hối giảm từ 100% xuống 80% rồi 40% vàcuối cùng là 0% vào tháng 04/2003; đưa vào sử dụng nghiệp vụ bán ngoại tệSWAP, …

Đồ thị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003

Trang 17

Đồ thị 1.4 Tỷ giá VND/EUR năm 2001 -2003

Đồ thị 1.5 Tỷ giá VND/NDT năm 2001 - 2003

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Qua các đồ thị trên có thể thấy VND đã xuống giá liên tục so với USD tronggiai đoạn 2001 – 2003, mặc dù nhịp độ mất giá đã giảm vào cuối năm 2003.Trong khi đó EUR lên giá nhanh chóng so với VND Tỷ giá VND/NDT cũng có

Trang 18

xu hướng biến đổi giống như tỷ giá giữa USD và VND, do Trung Quốc gia tăng

dự trữ ngoại tệ để giữ đồng NDT khỏi lên giá

Kể từ năm 2004, tỷ giá VND/USD đã dần hồi phục khi mức lạm phát của ViệtNam tăng cao đột biến hơn so với nhiều năm trước đó (9,5%).Vào thời kỳ nàyviệc điều hành chính sách tỷ giá ngày càng trở nên linh hoạt hơn qua nhiều bước.Trước hết là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãisuất (tháng 5/2004) Tiếp đến là thừa nhận tính tự do chuyển đổi của các ngoại tệmạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ không cần chứng từ, chính thức ápdụng quyền chọn ngoại tệ (tháng 11/2004) Các NHTM tiến hành thí điểm quyềnchọn đôla Mỹ và tiền đồng trong điều kiện được tự do thỏa thuận phí quyền chọn(tháng 6/2005) Bỏ biên độ giao dịch đôla Mỹ tiền mặt, cho thí điểm cơ chế muabán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận (tháng 7/2006)

Bảng 1.2: Diễn biến tỷ giá, tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực

(Nguồn : Tổng hợp số liệu NHNN, Tổng cục thống kê và IFS các năm)

Theo bảng số liệu trên có thể thấy từ năm 2004, VND đã lên giá đáng kể sovới USD do nguồn vốn nước ngoài chảy vào ngày càng nhiều Trong thời kỳkhủng hoảng kinh tế, VND có phá giá nhẹ song vẫn lên giá so với hầu hết cácđồng tiền khác Từ cuối năm 2007 thì VND đã lên giá khá nhanh và mạnh (cóthời điểm lên tới 25% so với 2006)

Trang 19

Từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của tổchức tín dụng đối với khách hàng từ ± 0,5% lên ± 0,75% so với tỷ giá do NHNNcông bố.

Từ ngày 10/03/2008, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch trong mua bánngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ mức 0,75% tăng lên ±1,0%

Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có quyết định sô 1436/QĐ – NHNN nớirộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1,0% tăng lên ± 2%so với tỷ giá liên ngânhàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008

Quyết định số 2635/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độmua bán ngoại tệ giao ngay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ ± 2%lên ± 3% thực hiện từ 7/11/2008

Kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh mức tăng cao nhất trong nhiềunăm qua là 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng Với biên độ này, tỷ giá

Trang 20

mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giáliên ngân hàng của NHNN Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thíchxuất khẩu, kiềm soát nhập khẩu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốctế.

Như vậy, năm 2008 NHNN đã đưa ra khá nhiều quyết định về tỷ giá nhằmkiểm soát lạm phát và những ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính gây ra Nhữngquyết định này đã tác động đến tỷ giá trong năm 2008 Trên thị trường ngoại tệdiễn ra 2 nghịch lý tại hai thời điểm khác nhau, đó là đầu tháng 3/2008, tỷ giáxuống quá thấp, cung ngoại tệ tăng mạnh, NHTM hạn chế mua vào Nhưng từcuối tháng 5/2008 đến đầu tháng 6/2008, xảy ra cơn sốt ngoại tệ trên thị trường

tự do và tác động lên thị trường chính thức Đến cuối tháng 10/2008 xẩy ra cơnsốt tỷ giá lần thứ 2 trong năm nhưng mức độ không lớn bằng đợt đầu tháng6/2008

Giá đôla Mỹ trên thị trường tự do được đánh giá là “ sụt giảm nghiêm trọng”

ở thời điểm đầu tháng 3 đến ngày 14, 19/3/2008, giá mua vào đôla Mỹ là 15.470– 15.480 VND/USD, bán ra 15.550 VND/USD, giảm mạnh so với mức giá ngày07/03/2008 Mức giá kể từ ngày 11/03/2008 là mức tỷ giá thấp nhất kể từ giữanăm 2003 đến thời điểm đó và giảm tới 600 đồng/USD trong hơn 3 năm qua.Trên thị trường mua bán ngoại tệ của các NHTM đối với doanh nghiệp vàkhách hàng, tỷ giá bán ra của các NHTM chỉ còn 15.860 VND/USD ngày14/03/2008 nhưng vẫn còn có khoảng cách khá xa so với tỷ giá trên thị trường tự

do Trên thị trường tự do, nếu như đầu năm 2008, tỷ giá còn dao động quanhmức 16.000 VND/USD – 16.200 VND/USD, thì đến giữa tháng 3/2008 tỷ giámgiảm xuống còn 15.400 VND/USD Nhưng từ cuối tháng 5 đã có thời điểm tănglên 19.000 – 19.200 VND/USD, ngày 19/6/2008 còn lên tới đỉnh điểm là 19.800VND/USD Tính ra chỉ trong thời gian khoảng 1 tháng, tỷ giá đã tăng lên 14%,

Trang 21

đây là mức tăng hiếm gặp trong nhiều năm qua và biến động bất thường, tăng tớigân 20% trong khoảng 3 tháng

Khoảng từ cuối năm 2008, tỷ giá lại tăng nhẹ, tỷ giá mua bán của NHTM vớidoanh nghiệp xoay quanh mức 16.900 – 16.980 VND/USD, tỷ giá trên thị trường

tự do cũng có thời điểm tăng lên tới 17.400 VND/USD

Sự biến động này có thể giải thích rằng, nếu như trong quý 1/2008, tỷ giágiảm là do lượng kiều hối dồn về nhiều từ cuối năm 2007 đến tháng 02/2008 khiviệt kiều về nước, áp lực từ việc nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Chính phủkhoảng 1,4 tỷ USD, doanh nghiệp xuất khẩu vay USD chuyển đổi ra VND sảnxuất kinh doanh, các NHTM bán USD để trạng thái đoản, thì đến quý 2, tỷ giátăng là hệ quả của nhiều yếu tố khác

Trước hết, thâm hụt cán cân thương mại lớn (7,22 tỷ USD trong 3 tháng từ tháng 4 - 6); nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất vànhập khẩu đến hạn cao; tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàngtrong nước và quốc tế

Tiếp theo, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu Chính phủ ròng chuyển ngoại tệ về nước Thống kê của Tổ nghiêncứu của BIDV cho thấy, chỉ trong tháng 9 và 11/2008, khối đầu tư nước ngoài đãbán ròng 0,7 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và 100 triệu USD cổ phiếu các loại.Bên cạnh đó, nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài vẫn cao, ướckhoảng 40 triệu USD/ngày

Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả doanh nghiệp và người dân khi tỷ giá tăngnhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ Mặt khác, một lý do khiến cungngoại tệ thấp là Ngân hàng Nhà nước ban hành QĐ 09/2008/QĐ, không chophép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu và vay thực hiện dự án sản xuấtxuất khẩu, giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thịtrường

Trang 22

Thêm vào đó, thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng trở lại Chỉ trong 2tháng 10 và 11/2008, thâm hụt thương mại lên tới 1,17 tỷ USD Ngoài ra, một áplực nữa làm cho cầu USD tăng là do Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng,khiến vàng nhập lậu ngay lập tức tăng lên, làm tăng cầu USD do USD là đồngtiền chính để thanh toán giao dịch vàng.

Năm 2008 khép lại là một năm có khá nhiều biến động về tỷ giá hối đoái doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Sang năm 2009 được coi lànăm “tiền tệ” tại Việt Nam Tỷ giá chính thức giữa USD và VND tăng mạnh Tỷgiá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã phải trải qua hai lần điềuchỉnh, một lần vào tháng 3(± 2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lầngần nhất là tháng 11 (± 3,4%) Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thứcđều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường

tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN

Đồ thị 1.6 : Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009

Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.

Qua đồ trên có thể thấy tình hình tỷ giá bắt đầu diễn biến tăng liên tục từ đầu

Trang 23

chính sách tỷ giá của NHNN chỉ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chínhthức và tỷ giá tự do, thu hút lượng ngọai hối về ngân hàng để phục vụ mục tiêuđiều hành của Chính phủ.

Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng tỷ giá này là do VND đã chịu sức épgiảm giá so với USD trong một thời gian dài So với đầu năm 2007, VND đãtăng giá khoảng 20% so với USD tính theo tỷ giá thực, trong đó nguyên nhânlạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008 là rất cao, lầnlượt là 12,7% và 20%

Đáng lưu ý là trong năm 2009, mặc dù CPI ở mức thấp (6,52%) nhưng sức

ép giảm giá VND vẫn được duy trì, lần này là do thâm hụt cán cân thanh toán.Thực tế lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 – 2009 là trên 40%, trong khi lạmphát ở Mỹ cùng thời kỳ là 20% Nhưng vào khoảng thời gian đó, tỷ giá chínhthức USD/VND thay đổi không đáng kể, khiến VND bị định giá cao ngay trongtương quan tỷ giá với USD

Vì vậy, sự điều chỉnh tỷ giá vừa qua là cần thiết, bất chấp động thái này có

vẻ như ngược lại với xu hướng mất giá chung của USD trên thị trường thế giới.Linh hoạt tỷ giá, ngày càng trở thành phương châm hành xử phổ biến trongchính sách tỷ giá của hơn ¾ số nước trên thế giới hiện nay

Việc tiếp tục nới lỏng tỷ giá VND/USD lần thứ hai cho thấy kỳ vọng củangười cầm tiền đã đúng, củng cố tâm lý tiếp tục găm giữ ngọai tệ và thị trườnglại khan hiếm dòng vốn ngọai tệ luân chuyển, ngân hàng tiếp tục nâng tỷ giá

và “khép kín một vòng tròn luẩn quẩn”

Dù thế nào thì việc tỷ giá niêm yết biến động mạnh với tần suất cao, không

có tín hiệu cho trước để "đuổi theo" tỷ giá tự do cũng sẽ là một trong những hệquả xấu của chính sách Mặt khác, quyết định hành chính này cũng đẩy mạnh kỳvọng của người cầm tiền USD vào những biến động trong tương lai của tỷ giá

Trang 24

Những thay đổi chính sách tỷ giá vừa qua, có thể đem lại những tác dụngtức thời nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, nhưng sự canthiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường bằng quyết định hành chính sẽ đểlại cho xã hội tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ Những người làm chính sáchcần phải có xem xét toàn diện hơn khi triển khai những quyết định thay đổi tỷgiá bất ngờ, không thể ra quyết định chỉ phục vụ giải quyết tình huống mà quên

đi những tác động có tính dài hạn hơn

1.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI DOÁI CỦA VIỆT NAM

1.2.1 Thời kỳ trước năm 1989

Đây là thời kỳ nền KT mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nướccan thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, quyết định các chính sách KT vi mô và vĩ

mô theo một kế hoạch quy mô tập trung toàn quốc Sự can thiệp này đã ngăn cảnkhả năng phát huy tác dụng các quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thìcũng bị bóp méo, sai lệch Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp dụng mộtchiến lược phát triển KT hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoàiđều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối,

do đó độc quyền trong việc ban hành và ấn định tỷ giá Do vậy, việc áp dụng chế

độ tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định không cần tính đến nhữngyếu tố cung cầu của thị trường Với cơ sở KT như vậy, VN cũng như các nướcXHCN khác đều duy trì phương pháp xác định tỷ giá dựa trên cơ sở so sánh sứcmua đối nội và sức mua đối ngoại giữa các đồng tiền và sau đó được quyết định

bằng những Hiệp định thanh toán đựơc ký kết giữa các nước XHCN với nhau Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là các nước XHCN duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, đồng thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình

thành và phát triển các thị trường nói chung, trong đó có thị trường ngoại hối, là

Trang 25

Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bấtchấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng Đồng tiền

VN được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi Tỷ giá chínhthức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trường (năm 1985, tỷ giá chính thứcVND/USD là 15, trong khi tỷ giá thị trường tự do là 115), làm cho hoạt độngxuất khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng Đối với các DN,đặc biệt là doanh nghiệp SX hàng xuất khẩu, đã rơi vào tình trạng khó khăn thua

lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương (lỗ thì ngân sách cấp bù, còn lãithì nộp ngân sách) nhưng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn

1.2.2 Thời kỳ từ 1989 đến nay

a, Thành công đạt được

Năm 1989, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đã chuyển từ chế độ tỷ giá cốđịnh – đa tỷ giá sang chế độ tỷ giá được điều hành dựa trên yếu tố thị trường.Biểu hiện cụ thể của cơ chế này là sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệtại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991, và năm

1994 chuyển sang là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thông qua hình thứcnày, tỷ giá hối đoái đã được phản ánh tương đối trung thực, giúp thu hẹp khoảngcách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do Đồng thời, nắm bắtđược cung – cầu ngoại tệ trên thị thị trường để có những biện pháp kịp thời thíchhợp trong việc ổn định tỷ giá phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước Sự rađời của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là cơ hội để NHTM thực hiện hoạtđộng mua bán ngoại tệ trực tiếp với nhau, giảm được chi phí, tăng tốc độ lưuchuyển vốn và tính thanh khoản trên thị trường Nhờ vậy, tỷ giá hối đoái giaiđoạn này khá ổn định, tạo tâm lý tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tưvào Việt Nam

Trang 26

Từ năm 1999 đến 2009, NHNN liên tục điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá chính thứcnhằm thực hiện tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tỷ giá hối đoái ngày càng rõ nét hơn.

Thời

điểm 03/1999 07/2002 12/2006 12/2007 03/2008 06/2008 11/2008 03/2009Biên

độ

(%)

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Qua bảng trên có thể thấy rõ ràng những nỗ lực của NHNN trong vấn đề cảicách tỷ giá hối đoái được thể hiện qua một loại sự điều chỉnh về biên độ tỷ giá,

và biên độ tỷ giá này đã được điều chỉnh theo hướng nới rộng dần so với giaiđoạn trước

Chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh một cách linh hoạt đã hạn chếđược tác động của lạm phát, duy trì tỷ giá diễn biến thuận chiều trên thị trường.Nhờ đó mà hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngânhàng thành công vượt bậc cả về số lượng và chất lượng Cán cân thanh toán năm

2007 đạt thặng dư lớn 10,2 tỷ đồng, năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng nênchỉ còn 0,5 tỷ đồng Tỷ lệ nợ nước ngoài theo đó cũng ở mức vừa phải và hoàntoàn có thể trả nợ

Như vậy, trải qua các thời kỳ dưới tác động của nhiều yếu tố, tỷ giá hối đoái

có những diễn biến đặc trưng riêng Nhưng dưới sự can thiệp kịp thời của Chínhphủ và NHNN đã hạn chế được những tác động tiêu cực, phát huy tác động tíchcực góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới

b, Hạn chế

Mặc dù đã có những cố gắng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoáinhằm thực hiện đúng đường lối phát triển kinh tế xã hội đã đề ra Tuy nhiên,

Trang 27

chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần điều chỉnh phùhợp.

Thứ nhất, chính sách tỷ giá hối đoái vẫn chưa theo kịp tín hiệu thị trường, tỷgiá do NHNN công bố thường biến động sau tỷ giá thị trường tự do Điều nàykhiến cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc xácđịnh tỷ giá để đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý

Thứ hai là việc quản lý tỷ giá mang tính chất hành chính có nhiều điểm chưaphù hợp với quy định của WTO Được thể hiện rõ qua tình trạng các NH báo cáokết quả tài chính không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Vấn đề minh bạch hóa chínhsách cũng cần được thực hiện nghiêm túc nhằm tạo ra môi trường cạnh tranhlành mạnh giữa các Ngân hàng

Thứ ba là việc xác định tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng để công bố làm tỷ giá tham chiếu cho các giao dịch ngoại tệ của NHTMkhông mang tính đại diện, chưa thực sự phản ánh nhu cầu ngoại tệ của nền kinh

tế trong khi các giao dịch ngoại tệ vẫn được thực hiện trên cả hai thị trường:chính thức và tự do

Vì thế, hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa thực sự phát triển.Doanh số giao dịch hàng ngày chiếm chưa đến 1% so với tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu, trong khi tỷ trọng này ở thị trường ngoại hối là 90%, vì vậy tỷ giátrên thị trường này là chưa phản anh đúng sức mua của VND

Thứ tư là thị trường ngoại tệ tự do vẫn đang hoạt động phổ biến và côngkhai Theo ước tính, thị trường ngoại tệ tự do chiếm khoảng 20% thị phần, có tácđộng tiêu cực đến nền kinh tế như xảy ra tình trạng buôn lậu, tham nhũng, rửatiền, làm giảm hiệu quả quản lý tỷ giá hối đoái

Thứ năm là tỷ giá hiện nay vẫn bị kiểm soát trong biên độ cho phép và tỷ giá

có xu hướng neo vào đồng USD Việc duy trì quá lâu tỷ giá gần như cố định giữa

Trang 28

VND/USD bất chấp sự biến động tỷ giá khá mạnh của đồng USD trên thị trườngThế giới đã khiến cho VND luôn bị định giá cao gây áp lực phá giá VND.

Tóm lại, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua đã cóđược những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó còn rất nhiều mặt tồn tại đòihỏi khắc phục

Trang 29

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

(Trường hợp Ngân hàng TMCP Đại Dương)

2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI DOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM

Ngân hàng Thương mại là thành phần đông đảo và quan trọng nhất trên thịtrường hối đoái, là thành phần chủ yếu tạo ra thị trường mua – bán ngoại tệ.NHTM mua – bán ngoại tệ để hỗ trợ cho khách hàng là những công ty hoạtđộng trong lĩnh vực mậu dịch Quốc tế Nhằm hai mục đích chính sau:

- Cung cấp dịch vụ mua – bán ngoại tệ một cách tốt nhất cho khách hàng để hỗ trợhoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu

- Quản lý và duy trì trạng thái ngoại hối ở vị thế chủ động nhằm đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng

Trong quá trình thực hiện hai mục đích trên NHTM đã tạo thêm phần lợinhuận thông qua hoạt động mua – bán ngoại tệ Việc tham gia vào các giao dịchngoại hối ngày càng gia tăng đã đặt các NH trước nguy cơ rủi ro về tỷ giá và docác NH thường xuyên không cân bằng về trạng thái ngoại tệ

Rủi ro do biến động tỷ giá là loại rủi ro chênh lệch giữa giá của các đồng tiềnmang lại Chênh lệch giá có thể hiểu đơn giản là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào

và tỷ giá bán ra Nếu tỷ giá bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh cólãi Ngược lại thì bị lỗ Lãi là do năng lực kinh doanh cũng có thể là do vận may.Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối thì loại rủi ro tỷ giá là biển hiện điển hìnhnhất

Trang 30

* Mức rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ phụ thuộc vào trạng tháingoại tệ tăng giảm và mức độ biến động tỷ giá.

- Trạng thái ngoại hối:

Trạng thái ngoại hối là khoản chênh lệch giữa số lượng ngoại tệ mua vào và

số lượng ngoại tệ bán ra trong tất cả các loại ngoại tệ được ngân hàng đang sửdụng

Khi xem xét trạng thái ngoại hối cần lưu ý rằng mọi giao dịch được tính vàotrạng thái ngoại hối ngay khi phát sinh giao dịch

Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giáTỷ giá tăng Tỷ giá giảm

Trạng thái ngoại hối

Trạng thái ngoại hối âm Ngân hàng lỗ Ngân hàng có lãi

Trạng thái ngoại hối

là trạng thái ngoại hối cân bằng

- Biến động tỷ giá

Mức lãi/lỗ đối với ngoại tệ (i) = Trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ (i) x Mứcbiến động tỷ giá của ngoại tệ (i)

Trang 31

Nếu Ngân hàng duy trì một trạng thái ngoại hối ròng với bất cứ loại ngoại

tệ nào thì khi tỷ giá đồng tiền này biến động tăng (giảm) càng lớn thì khả năngthu được lãi (lỗ) càng lớn

Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ được tính toán như sau:

Trong đó:

St : tỷ giá giao ngay tại thời điểm t

St – 1 : tỷ giá giao ngay tại thời điểm t – 1

2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương

Sự ra đời và phát triển:

Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiền thân là Ngân hàng TMCPNông thôn Hải Hưng được thành lập cuối năm 1993 theo quyết định số 257/QĐ– NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ – NH ngày 30/12/1993 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng Kếthừa truyền thống và kinh nghiệm trong 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCPNông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngânhàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngânhàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương(OceanBank)

Từ năm 2007 đến nay OceanBank đã có bước phát triển mạnh mẽ.OceanBank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việctăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần so với

Trang 32

năm 2006 Năm 2009, OceanBank vốn điều lệ của OceanBank tăng lên 2000 tỷđồng và tháng 1/2009, tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam – Petrovietnam trởthành cổ đông và đối tác chiến lược của OceanBank Năm 2010, OceanBank dựkiến tăng vốn điều lệ của OceanBank lên 3.000 – 4.000 tỷ đồng và 5.000 tỷ đồngvào năm 2013

Hoạt động

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh,OceanBank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mụcthể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận Với tổng tài sản tính đến cuốinăm 2007 đạt 13.680 tỷ đồng, OceanBank đã đạt mức lợi nhuận trước thuế cảnăm là 135,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2006 Năm 2008, mặc dùđược coi là năm khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, OceanBank đảm bảo kếhoạch về chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập Tính riêng tổng tài sản, năm 2008, OceanBank đã đạt 14.091 nghìn tỷ Kết thúcnăm 2009, tổng tài sản của OceanBank đạt trên 33.000 tỷ đồng, đạt 135% kếhoạch; lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch

OceanBank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đạinhư Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay

và huy động vốn…OceanBank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ chokhách hàng doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanhnghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong vàngoài nước, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ OceanBank đặc biệt quan tâm đến đốitượng khách hàng cá nhân với đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm,tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lựctài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…Dịch vụ Thẻ, Home Banking, InternetBanking, Mobile Banking…là bước đột phá trong công nghệ thanh toán của

Trang 33

Năm 2009, OceanBank có bước phát triển mới về hoạt động thanh toán, đặcbiệt là mảng thanh toán quốc tế, OceanBank đã kết nối hệ thống SWIFT, trởthành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 65 ngân hànglớn trên thế giới.

Cơ cấu tổ chức của các phòng ban

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ sô 276 + 277, số 304 9. http://www.sbv.gov.vn Link
1. GS.TS Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng – Giáo trình kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản lao động-xã hội – 2004 Khác
2. TS. Nguyễn Thị Thư – Tỷ giá hối đoái – chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương qua thực tiễn phát triển kinh tế một số nước – NXB Chính trị Quốc gia – 2004 Khác
3. PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ – Tỷ giá hối đoái – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh – 1996 Khác
4. PGS.TS Lê Văn Tư – Tính dụng thanh toán XNK & Kinh doanh ngoại tệ - Nhà xuất bản lao động – xã hội, 2000 Khác
5. Luận án Thạc sĩ Trương Thu Giang – Giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ Khác
6. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh – Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Khác
7. Nguyễn Đức Hoàn – Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ 2008 – Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2008 -2009 Việt Nam và thế giới Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003 - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
th ị 1.3 Tỷ giá VND/USD năm 2001 – 2003 (Trang 17)
Đồ thị 1.5. Tỷ giá VND/NDT năm 2001 - 2003 - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
th ị 1.5. Tỷ giá VND/NDT năm 2001 - 2003 (Trang 18)
Bảng 1.2: Diễn biến tỷ giá, tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực  song phương. - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Bảng 1.2 Diễn biến tỷ giá, tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực song phương (Trang 19)
Đồ thị 1.6 : Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
th ị 1.6 : Tỷ giá USD/VND 2008 - 2009 (Trang 23)
Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ của Oceanbank - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Bảng 2.1 Doanh số mua bán ngoại tệ của Oceanbank (Trang 46)
Đồ thị 2.4: Biến động tỷ giá VND/USD 2008 – 2010 - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
th ị 2.4: Biến động tỷ giá VND/USD 2008 – 2010 (Trang 49)
Bảng 3.1 : Hạn mức giao dịch ngày đề nghị - chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Bảng 3.1 Hạn mức giao dịch ngày đề nghị (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w