1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm

90 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 615 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế, và thương mại giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, bởi các chủ thể tham gia có sự cách biệt về địa giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế xã hội. Do đó, các bên tham gia luôn quan tâm đến việc tìm ra phương thức thanh toán có hiệu quả nhất, tức là có ít rủi ro nhất đối với cả người mua lẫn người bán. Và phương thức tín dụng chứng từ được các chủ thể chọn trong thanh toán quốc tế bởi nó hội tụ được các yêu cầu từ cả hai phía người nhập khẩu và người xuất khẩu. Với những ưu điểm vượt trội của mình, phương thức tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên đây là phương thức thanh toán phức tạp, đa dạng nên để hiểu và sử dụng tốt phương thức này là việc không đơn giản. Qua quá trình thực tập về nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, em đã được tìm hiểu và nắm bắt được phần nào về nghiệp vụ này. Em nhận thấy rằng trong những năm qua, ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên việc mở rộng hình thức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ còn gặp phải không ít khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh chung của cả ngân hàng. Do vậy em đã chọn dề tài: “Giải pháp mở rộng 1 thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Với nhận thức còn hạn chế và thực tế còn ít nên đề tài còn nhiều khiếm khuyết. Vậy em kính mong được sự tham gia chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn cũng như tập thể bộ môn, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm góp ý kiến cho đề tài của em có được những vấn đề xác thực nhất. 2 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Thư tín dụng – Letter of Credit)  Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT) Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá – xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác; hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Như vậy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các qui chế về thanh toán và thực tế tại các ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng: thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch). 3 Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà XNK cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam (NHTMCP CTVN), thanh toán quốc tế được hiểu là quá trình thực hiện các nghiệp vụ như: chuyển tiền, thanh toán thẻ, nhờ thu, thanh toán L/C và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác bằng ngoại tệ trong nội bộ hệ thống NHCT VN, giữa NHCT với các tổ chức tài chính khác ở trong và ngoài nước thông qua mạng IBS (hệ thống nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHCT VN), mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – mạng tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu) hoặc các hệ thống khác.  Đặc điểm của thanh toán quốc tếThanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó phần lớn phục vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh toán là khâu quan trọng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cụ thể, khi hoạt động thanh toán diễn ra đồng nghĩa với việc đảm bảo chắc chắn kết thúc một phần hoặc toàn bộ giá trị của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá trao đổi, dịch vụ thực 4 hiện giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. TTQT trở thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ kin tế quốc tế ngày càng được mở rộng. • Các bên tham gia phải lựa chọn đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán Khi tiến hành hoạt động TTQT, cần phải xác định 5 vấn đề quan trọng, đó là: đồng tiền, phương tiện, địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán. Lựa chọn đồng tiền nào là một vấn đề quan trọng, vì không phải bất kỳ đồng tiền của nước nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà đồng tiền đó phải là đồng tiền mạnh, được các nước thừa nhận thực hiện trong hoạt động TTQT, tiếp đến lựa chọn đồng tiền nào để phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động TTQT nhằm mang lại hiệu quả (thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của các bên ). Do vậy, khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng, hay các dịch vụ, các bên đàm phán thường thống nhất về đồng tiền được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay nước thứ ba. • Gặp nhiều rủi ro do chịu sự chi phối của nhiều yếu tố Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ Do vậy nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời như là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT. Có thể khẳng định, TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động thương mại liên hoàn của một nền kinh tế mở và gắn kết chặt chẽ với các giao dịch thương mại quốc tế. TTQT là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua chi trả lẫn nhau, thông qua đó, toàn bộ hoặc một phần giá trị của hàng hoá và dịch vụ trao đổi được thực hiện. TTQT đã góp 5 phần chủ yếu để tạo nên sự liên tục của quá trình tái sản xuất và đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hoá quốc tế.  Vai trò của TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ trong nước, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển, trong đó TTQT là mảng hoạt động có vai trò quan trọng đối với mỗi ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng. Thứ nhất, TTQT là nghiệp vụ bổ sung, hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng, chẳng hạn như khi phát triển hoạt động TTQT sẽ tăng cường hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác. Thứ hai, hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. TTQT là một nghiệp vụ phức tạp, trong đó ngân hàng không chỉ là trung gian tạo nên sự tin tưởng giữa người mua và người bán thông qua quan hệ của mình với các ngân hàng khác mà các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác vấn, giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán hiệu quả nhất. Quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, người bán nhận đủ tiền, người mua nhận được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng và thời gian sẽ chứng tỏ được khả năng của ngân hàng trong hoạt động của mình. Thứ ba, TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy và mạng lưới ngân hàng. Thứ tư, hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ 6 tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. Thứ sáu, hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. 1.1.1 Khái niệm chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một trong những hình thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Đó là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện đề ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một chứng thư trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C. Chính vì vậy, người ta còn gọi phương thức thanh toán tín dụng chứng từthanh toán L/C. Theo điều 2 UCP 600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có: + Người mua (người xin mở L/C, người nhập khẩu): là người tiếp nhận hàng hoá, dịch vụ. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối, Luật thương mại 1997, Nghị định số 57/1998 về vấn đề XNK trong thời kỳ mới, quy định người yêu cầu mở L/C là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có giấy phép kinh doanh nhập khẩu hàng hoá phải phù hợp với chính 7 sách của Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan đến vay trả nợ nước ngoài. Theo quy chế mở thư tín dụng hàng trả chậm được ban hành theo Quyết định số 207 ngày 1/7/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối tượng được ngân hàng mở L/C trả chậm là: người yêu cầu mở L/C có thể uỷ quyền cho một người khác, người đó là ngân hàng thương mại ở nước người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài phát hành L/C quá cảnh. - Quyền lợi và nghĩa vụ của người mua: lập bộ hồ sơ yêu cầu mở L/C trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng thương mại và gửi đến ngân hàng yêu cầu mở L/C. Tiếp nhận bộ chứng từ hàng xuất khẩu và thanh toán tiền cho ngân hàng, sử dụng bộ chứng từ hàng xuất khẩu để nhận hàng. - Vai trò: Là một trong các bên làm phát sinh quan hệ mua bán và hoạt động thanh toán. + Người bán (người hưởng lợi, người xuất khẩu): là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. - Quyền lợi và nghĩa vụ của người bán: gửi hàng theo như hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo các điều kiện và điều khoản của L/C nhận được, lập hối phiếu hoặc lệnh đòi tiền, gửi bộ chứng từ và hối phiếu hoặc lệnh đòi tiền đó cho ngân hàng thông báo để chuyển đến ngân hàng phát hành L/C. Được thanh toán tiền hàng khi ngân hàng mở L/C xác nhận là bộ chứng từ hợp lệ. - Vai trò: Là một trong các bên làm phát sinh quan hệ mua bán và hoạt động thanh toán. + Ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng được hai bên người mua và người bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế, nếu không quy định trong hợp đồng thì người mua có quyền lựa chọn. - Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng này: căn cứ vào hồ sơ xin mở L/C của người mua để lập L/C, sau đó thông báo và gửi bản gốc L/C cho người bán, thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người bán phải thông qua một ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước xuất khẩu, không loại 8 trừ trường hợp ngân hàng mở L/C thông báo và gửi trực tiếp L/C cho người bán. Sửa đổi, bổ sung L/C theo yêu cầu bằng văn bản của người bán, người mua nếu có sự đồng ý của cả hai bên. Kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất khẩu người bán gửi đến, nếu bộ chứng từ đó phù hợp với những điều kiện và điều khoản của L/C thì tiến hành thanh toán tiền hàng cho người bán hoặc ký chấp nhận hối phiếu do người bán lập ra, sau đó sẽ lập lệnh đòi tiền người mua, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối thanh toán, hoặc từ chối ký chấp nhận hối phiếu và thông báo cho ngân hàng thông báo biết những điểm không phù hợp đó. Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C hoặc sửa đổi L/C và thu phí dịch vụ thanh toán. Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp ngân hàng rơi vào hoàn cảnh bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn… nếu L/C đến đúng lúc đó, ngân hàng không chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu đó, trừ khi đã có những qui định dự phòng. - Vai trò: là trung gian thanh toán, đồng thời là người đảm bảo thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu nếu nó phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. + Ngân hàng thông báo (Advising Bank): thườngngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước xuất khẩu. - Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng này: Khi nhận được điện thông báo (hoặc thư) của ngân hàng mở L/C, tiến hành kiểm tra mẫu điện (hoặc mẫu chữ ký được ủy quyền trên thư), nếu phù hợp thì chuyển điện thông báo (hoặc thư) và bản gốc L/C cho người bán. Ngân hàng thông báo chỉ có nghĩa vụ chuyển nguyên văn bức điện (hoặc thư) và L/C đến cho người bán mà không có nghĩa vụ phải dịch ra tiếng địa phương, ngân hàng không chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót nào trong việc dịch ra tiếng địa phương bức điện (hoặc thư) và L/C này. Khi nhận được bộ chứng từ hàng xuất khẩu từ người bán và hối phiếu (hoặc lệnh đòi tiền) do người bán lập ra thì chuyển ngay cho ngân hàng mở L/C, ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do chậm trễ hoặc mất mát bộ chứng từ trên đường đến ngân hàng mở L/C, miễn 9 là chứng minh được mình đã gửi nguyên vẹn và đứng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. Ngân hàng thông báo được hưởng một khoản phí thông báo. + Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng mở L/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thườngngân hàng thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến. + Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụngtài chính quốc tế. Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu ngân hàng khác xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng mình. Muốn xác nhận, ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí cao và đôi khi còn phải đặt trước, mức đặt tiền trước có thể đạt tới 100% trị giá của thư tín dụng. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp, còn có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán L/C như ngân hàng chấp nhận (Accepting bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng hoàn tiền (Reimbursing bank) 1.1.2 Nội dung cần kiểm tra thư tín dụng  Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C + Số hiệu: Mỗi thư tín dụng có số hiệu riêng của nó nhằm tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán. Số hiệu này cũng được dùng để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. + Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó. + Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, cuối cùng là 10 [...]... nghip v thanh toỏn theo tp quỏn ca Vit Nam hay theo tp quỏn ca cỏc nc u phự hp vi thụng l quc t v tớnh c thự ca tng quc gia iu ú to iu kin thun li cho hot ng thanh toỏn quc t theo phng thc tớn dng chng t phỏt trin mnh m 1.1.5 S khỏc bit ca phng thc thanh toỏn tớn dng chng t S khỏc bit gia thanh toỏn tớn dng chng t vi cỏc phng thc thanh toỏn khỏc c th hin rừ nột nhng u, nhc im ca phng thc thanh toỏn... ngõn hng m th tớn dng d phũng s thanh toỏn tin n bự nhng thit hi ú 1.1.4 Quy trỡnh nghip v thanh toỏn theo phng thc tớn dng chng t Quy trỡnh thanh toỏn L/C theo UCP 600 UCP 600 cú hiu lc t ngy 1/7/2007 So vi 49 iu khon ca UCP 500 thỡ 39 iu khon ca UCP 600 th hin nhng b sung v sa i nhm ỏp ng s phỏt trin khụng ngng ca thc tin Cú ớt nht 4 thnh viờn tham gia vo quỏ trỡnh thanh toỏn th tớn dng: Ngi mua,... vic thanh toỏn cú th b trỡ hoón, thm chớ b t chi thanh toỏn i vi ngõn hng + Li ớch: Khi thc hin nghip v ny, ngõn hng cng c thu nhp khỏ ln t khon thu phớ dch v, to iu kin m rng tớn dng + Bt li: B rng buc bi trỏch nhim ca mỡnh i vi hai bờn ngi mua v ngi bỏn vi t cỏch l mt thnh viờn tham gia vo phng thc thanh toỏn 1.2 M rng thanh toỏn quc t theo phng thc tớn dng chng t 1.2.1 Khỏi nim m rng hot ng thanh. .. phng thc thanh toỏn tớn dng chng t m bo cụng bng cho ngi xut khu v ngi nhp khu hn cỏc phng thc khỏc, phm vi ỏp dng rng hn nhng ngc li li phc tp v tn kộm cho ngi xut khu v ngi nhp khu hn cỏc phng thc thanh toỏn khỏc, phng thc thanh toỏn tớn dng chng t bt buc cú s tham gia ca bờn th ba l ngõn hng C th l: i vi nh nhp khu + Li ớch: Chc chn nh xut khu phi ỏp ng qui nh ca L/C, ngi mua s ch phi thanh toỏn... chng t theo qui nh ca th tớn dng, ký phỏt hi phiu v xut trỡnh hi phiu cựng b chng t cho ngõn hng m L/C thụng qua ngõn hng thụng bỏo hoc mt ngõn hng khỏc theo qui nh ca L/C ũi tin ngõn hng phỏt hnh 6 Ngõn hng thụng bỏo cú trỏch nhim i chiu hi phiu v chng t theo cỏc iu khon qui nh trong L/C v gi chỳng ti cho ngõn hng phỏt hnh L/C 7 Ngõn hng phỏt hnh kim tra b chng t, nu thy phự hp thỡ tin hnh thanh toỏn... tin t TTQT l mt trong nhng loi hỡnh dch v ca ngõn hng hay núi cỏch khỏc ú chớnh l sn phm ca ngõn hng 1.2.2 Cỏc tiờu chớ phn ỏnh vic m rng TTQT theo phng thc tớn dng chng t Hot ng TTQT ca mt NHTM nu chia theo lnh vc hot ng cú th chia thnh: thanh toỏn hng xut khu, thanh toỏn hng nhp khu Vỡ vy, khi xột n th phn TTQT ca mt ngõn hng, cn phõn tớch mt s cỏc ch tiờu c bn sau: Th phn hot ng TTQT Th phn TTQT =... ca mt quc gia Vy ch tiờu trờn cú th tớnh toỏn theo cụng thc sau: 21 Th phn TTQT Doanh s TT XNK ca NHTM Kim ngch XNK ca quc gia = Vi khỏi nim trờn thy rng th phn TTQT ca mt NHTM s cho bit trong tng s kim ngch XNK ca mt quc gia thỡ t l thanh toỏn XNK qua ngõn hng ú l bao nhiờu Qua ú thy c mc chim lnh th trng ca ngõn hng ú v cỏc dch v thanh toỏn Th phn thanh toỏn hng XK Th phn TT hng XK Doanh s TT hng... bit c trong ton b cỏc phng thc thanh toỏn thỡ phng thc no c khỏch hng s dng nhiu nht, phng 24 thc no ngõn hng cú cht lng phc v tt nht T ú, ngõn hng cú th a ra cỏc t vn hp lý cho khỏch hng khi la chn phng thc thanh toỏn cho giao dch ca mỡnh cng nh thu hỳt khỏch hng s dng dch v ca ngõn hng mỡnh t ú tng doanh s thanh toỏn v m rng c th phn ca ngõn hng T trng doanh s TTTQ theo tng khu vc, c bit l cỏc khu... ban ti chi nhỏnh NHCT Theo quyt nh ny thỡ giỏm c chi nhỏnh s c th hoỏ 32 chc nng nhim v cho cỏc phũng ban ti chi nhỏnh cn c theo cỏc quy nh mi v chc nng nhim v ca NHCT VN bao gm 11 phũng ban chớnh Cỏc phũng giao dch, qu tit kim v im giao dch ti chi nhỏnh thc hin chc nng nhim v theo qui ch t chc v hot ng riờng 33 S t chc ca NHCT HK Giám đốc Phó giám đốc 1 P Tổ chức hành chính P kế toán P Quản lý rủi do... đốc Phó giám đốc 1 P Tổ chức hành chính P kế toán P Quản lý rủi do P Tổng hợp P Tiền tệ kho quỹ Phó giám đốc 4 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 2 P Kiểm tra nội bộ P Khách hàng số 1 34 P Khách hàng cá nhân P khách hàng số 2 P Thông tin điện toán P Tài trợ thơng mại Chc nng cỏc phũng ban chớnh + Giỏm c v Ban iu hnh: Bao quỏt v ra cỏc quyt nh i vi mi hot ng ca ngõn hng, cú trỏch nhim chi tit hoỏ cỏc vn bn . hàng Công Thương Hoàn Kiếm Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm. động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose – NXB Tài chính 2) Kế toán ngân hàng – NXB thống kê 2005 Khác
3) Ngân hàng thương mại – Reed Edwardk – TP HCM Khác
4) Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic.S.Mishkin Khác
5) Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
6) Giáo trình Thanh toán quốc tế - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Học Viện Ngân Hàng Khác
7) Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Đinh Xuân Trình – Trường Đại học Ngoại Thương Khác
8) Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Ương – Lê Vinh Danh – NXB Chính trị Quốc Gia Khác
9) Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế của NHCT HK 10) Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT HK Khác
11) Các tạp chí Ngân hàng, thời báo Ngân hàng, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, tạp chí Con số và sự kiện các năm 2007, 2008, 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn qua cỏc năm - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn qua cỏc năm (Trang 38)
Qua bảng trờn cú thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động đó cú sự chuyển dịch mạnh nghiờng về tiền gửi huy động từ doanh nghiệp và tổ chức, tuy nhiờn năm 2009 cú xu hướng giảm so với năm 2008 và năm 2007 - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ua bảng trờn cú thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động đó cú sự chuyển dịch mạnh nghiờng về tiền gửi huy động từ doanh nghiệp và tổ chức, tuy nhiờn năm 2009 cú xu hướng giảm so với năm 2008 và năm 2007 (Trang 39)
Bảng 3: Doanh số thanh toỏn TTQT tại NHCT HK - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 3 Doanh số thanh toỏn TTQT tại NHCT HK (Trang 43)
Qua bảng trờn, chỳng ta thấy rằng, phương thức TTQT được sử dụng - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ua bảng trờn, chỳng ta thấy rằng, phương thức TTQT được sử dụng (Trang 44)
Bảng 5: Quan hệ đại lý với cỏc NH nước ngoài của NHCT - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 5 Quan hệ đại lý với cỏc NH nước ngoài của NHCT (Trang 45)
Bảng 8: Tỷ trọng thanh toỏnL/C hàng NK tại một số chi nhỏnh NHCT VN - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 8 Tỷ trọng thanh toỏnL/C hàng NK tại một số chi nhỏnh NHCT VN (Trang 54)
Bảng 11: Giỏ trị thụng bỏo và thanh toỏnL/C xuất khẩu - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 11 Giỏ trị thụng bỏo và thanh toỏnL/C xuất khẩu (Trang 59)
Bảng 10: Mức lệ phớ thanh toỏn hàng xuất khẩu - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 10 Mức lệ phớ thanh toỏn hàng xuất khẩu (Trang 59)
Bảng 12: Mức tăng trưởng thu phớ thanh toỏn xuất nhập khẩu - giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng 12 Mức tăng trưởng thu phớ thanh toỏn xuất nhập khẩu (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w