một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm – hà nội

69 234 0
một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lời cam đoan Tên tôi là: Bùi Thị Thu Thuý Lớp: Quản trị nhân lực K7 Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân Tôi xin cam đoan những thông tin trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là hoàn toàn do tôi tự thu thập thông tin và viết, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Nếu có bất kỳ vi phạm nào về việc sao chép tài liệu tôi sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của Nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2008 Sinh viên Bùi Thị Thu Thuý Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Mục lục 2 Danh mục bảng biểu, đồ 4 Danh mục các chữ viết tắt 5 Lời mở đầu 6 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8 I. Các khái niệm chung 8 1. Tuyển mộ: 8 2. Tuyển chọn: 8 3. Tuyển dụng: 9 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động 9 1. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 9 2. Yếu tố thuộc môi trường bên trong 10 III.Quá trình tuyển chọn lao động 11 1. Bước một: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn bộ 11 2. Bước hai: Nghiên cứu và sàng lọc đơn xin việc 12 3. Bước ba: Thực hiện trắc nghiệm tuyển chọn 13 4. Bước bốn: Phỏng vấn tuyển chọn 15 5. Bước năm: Thẩm tra lý lịch 15 6. Bước sáu: Kiểm tra sức khoẻ 16 7. Bước bảy: Phỏng vấn bởi người quản lý trực tiếp 16 8. Bước tám: Tham quan qua công việc 16 Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 9. Bước chín: Ra quyết đinh tuyển chọn và chấm dứt quá trình tuyển chọn 16 IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM NỘI I. Tổng quan chung về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội 19 1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh 19 2. đồ cơ cấu tổ chức và chức năng - nhiệm vụ của Chi nhánh 21 3. Đặc điểm cơ cấu lao động tại Chi nhánh 24 4. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh qua các năm 26 5. Phương hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới 29 II. Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội 30 1. Kết quả tuyển dụng lao động qua các năm tại Chi nhánh 30 2. Quy trình tuyển dụng lao động tại Chi nhánh 32 3. Các chính sách đối với lao động được tuyển dụng 41 4. Sự bố trí lao động sau tuyển dụng 44 5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng tại Chi nhánh 46 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH 50 I. Kế hoạch kinh doanh và dự trù nhân lực ………………………….50 II. Các biện pháp về phía Chi nhánh Ngân hàng …………… …52 III. Các giải pháp khác 59 IV. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 64 V. Kiến nghị đối với Chi nhánh 65 Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết luận 67 Tài liệu tham khảo 68 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng Công thương Việt Nam: NHCT VN Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: NHCT Hoàn Kiếm Cán bộ nhân viên: CBNV Doanh nghiệp Nhà nước: DNNN Ngoài Doanh nghiệp: NDN Doanh nghiệp vừa và nhỏ: DNV & N Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Danh mục bảng biểu, đồ Bảng 2.1.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ 2004 đến 2007 Bảng 2.1.2: đồ tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội. Bảng 2.1.3: Cơ cấu tổ chức lao động Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội từ 2005 đến 2007. Bảng 2.1.4: Kết quả Kinh doanh của Chi nhánh từ 2004 đến 2007. Bảng 2.2.1: Kết quả tuyển dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội từ 2005 đến 2007. Bảng 2.2.2: Bảng trình độ lao động được tuyển vào qua các năm từ 2005 đến 2007. Bảng 2.2.3: Bảng bố trí lao động sau tuyển dụng phù hợp với trình độ chuyên môn từ 2005 đến 2007. B ảng 3.1.1: Kế hoạch kinh doanh Chi nhánh giai đoạn 2008 2010 B ảng 3.1.2: Kế hoạch dự trù nhân lực Chi nhánh giai đoạn 2008 - 2010 Bảng 3.2.1: Bảng mô tả công việc Bảng 3.2.2: Phiếu đánh giá nhân sự thử việc Phụ lục 1: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lời nói đầu Gần 15 năm qua kể từ ngày thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (tháng 03/1993), Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) đã trải qua 1 chặng đường dài, không ngừng phấn đấu và trưởng thành, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới Đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm luôn phấn đấu vươn lên, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, đáp ứng được sự tin cậy của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng uỷ và lãnh đạo Chi nhánh đã coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng con người, đã khơi dậy và phát huy được lòng nhiệt tình, hăng say, sáng tạo, ý thức gắn bó với Chi nhánh. Đội ngũ cán bộ nhân viên (CBNV) của Chi nhánh ngày càng trưởng thành cả về lượng và chất. Chính họ đã và đang làm nên những thành tựu của Chi nhánh ngày nay. Với nội dung của báo cáo này đã phản ánh một cách tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm từ khi thành lập (1993) đến nay, từng bước đi lên của Chi nhánh đều gắn với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự lao động nhiệt tình, sáng tạo của các thế hệ cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Ngoài ra trong báo cáo này còn đi sâu nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh. Bởi như ta biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu về tài chính, nhu cầu nhân lực là hết sực quan trọng. Một doanh nghiệp có một Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp nguồn tài chính mạnh, phong phú nhưng nếu thiếu yếu tố con người hoặc yếu tố con người không đủ mạnh thì doanh nghiệp đó cũng không thể tồn tại và phát triển được. Chỉ có con người mới có thể biến các máy móc, thiết bị hoạt động đúng với chức năng của nó và mang lại hiệu quả cao. Với cách nhìn con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, việc doanh nghiệp muốn tuyển đúng người, đúng việc là hết sức cần thiết, nó là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn nữa, quá trình tuyển dụng mà diễn ra tốt đẹp thì sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có được những con người có kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức. Và tuyển chọn tốt cung giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí do việc không phải tuyển lại, bố trí lại lao động Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyển dụng lao động đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và khốc liệt. Sự cạnh tranh tìm kiếm, thu hút nhân tài cũng là đặc điểm nổi trội của nền kinh tế đang bước vào hội nhập. Do vậy , mà em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội” Bản báo cáo bao gồm ba phần chính. Cụ thể: Chương I: Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh. Trong bản báo cáo này do thời gian hạn hẹp nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy em mong được sự chỉ dẫn và góp ý xây dựng của các thầy cô, bạn bè để cho bản báo cáo này được hoàn thiện hơn. Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Xuân Cầu và các cô chú, anh chị trong Chi nhánh, bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG. 1. Tuyển mộ: Theo giáo trình Quản trị nhân lực Nhà xuất bản Lao động Xã hội năm 2004: “Tuyển mộ là quá trình nhằm thu hút các ứng viên (người xin việc) về phía các tổ chức để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức”. Các tổ chức muốn đạt được mục tiêu của mình phải có đủ khả năng để có thể thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động. Vì như chúng ta đã biết, quá trình tuyển mộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn. Trong thực tế, có rất nhiều các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao nhưng lại chưa biết cách thu hút những ứng viên đến doanh nghiệp dự tuyển hoặc có người lao động có trình độ cao nhưng họ lại không được biết các thông tin tuyển mộ từ các doanh nghiệp và do đó họ không có cơ hội nộp đơn xin việc. Và như vậy thì cung không gặp cầu và như vậy tình trạng thất nghiệp vẫn xảy ra nhiều và tình trạng doanh nghiệp thiếu nhân lực vẫn diễn ra. Sự tác động của tuyển mộ không những ảnh hưởng đến tuyển chọn mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác của quản trị nhân lực như: Đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (Nguồn: Giáo trình Quản trị Nhân lực NXB Lao động xã hội, năm 2004) 2. Tuyển chọn: Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Theo giáo trình Quản trị Nhân lực NXB Lao động xã hội, năm 2004: “Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ Tuyển chọn dựa trên các yêu cầu công việc được đặt ra trong bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc. Công tác tuyển chọn là bước rất quan trọng vì nếu thành công trong bước này thì đây được xem là điều kiện tiên quyết của tổ chức vì con người luôn là yếu tố quan trọng của bất kỳ thành công nào trong công việc của tổ chức. Tuyển đúng sẽ giúp tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý nhân lực khác như hoạt động về hội nhập môi trường, thù lao lao động, kỷ luật lao động ” (Nguồn: Giáo tình Quản trị Nhân lực NXB Lao động xã hội, năm 2004). 3. Tuyển dụng: Tuyển dụng là quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ chức (Nguồn Giáo trình quản trị nhân lực Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2004). II. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động. 1. Yếu tố thuộc môi trường bên trong: Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động bao gồm các yếu tố sau: - Mục tiêu của tổ chức: Chỉ rõ được lĩnh vực cần người để từ đó xác định nhóm đối tượng thu hút là ai? Dựa vào mục tiêu của tổ chức mà chúng ta có thể dự đoán chính xác nhu cầu nhân lực cho tổ chức của mình. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Vấn đề về trả lương, trả thưởng… cũng liên quan đến vấn đề thu hút nhân lực, vấn đề về quảng cáo (bình quân để tuyển mộ, tuyển chọn một người thì chi phí hết bao nhiêu?). Một doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh sẽ có nhiều cơ hội thu hút được nhiều ứng viên đến dự tuyển hơn, do đó tỷ lệ sang lọc ứng viên sẽ cao hơn và khả năng chọn được nhân lực giỏi cho tổ chức là điều dễ dàng hơn… - Chính sách nhân sự và thực hiện chính sách nhân sự trong doanh nghiệp: Chính sách thăng tiến (nội bộ), chính sách đề bạt, bổ nhiệm. Khi một doanh nghiệp, tổ chức mà người lao động vào làm việc, họ có cơ hội thăng tiến và phát triển trình độ của bản thân, môi trường làm việc tốt thì sẽ cũng sẽ thu hút nhiều ứng viên tham gia dự tuyển…. Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 Kế hoạch hoá nhân lực Tuyển mộ Nguồn bên trong Nguồn bên ngoài Các phương pháp bên trong Các phương pháp bên ngoài Nguồn được tuyển mộ 10 [...]... đồng II Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Nội 1 Kết quả tuyển dụng lao động qua các năm tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (2005 2007) Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng lao động đối với chất lượng lao động, đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đặt ra, Chi nhánh ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng đã hết... chi m 64,2%, số lao động có trình độ Cao đẳng là 05 người chi m 35,8% trong tổng số lao động được tuyển năm 2005 Năm 2007, số lao động có trình độ ĐH là 06 người chi m 75%, số lao động có trình độ Cao đẳng là 01 người chi m 12,5%, số lao động trình độ Trung cấp là 01 người chi m 12,5% trong tổng số lao động được tuyển toàn Chi nhánh, 2 Quy trình tuyển dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: ... THƯƠNG HOÀN KIẾM I Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: 1, Quá trình hình thành và phát triển: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được thành lập từ năm 1993 theo Quyết định thành lập số 67/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được tổ chức theo hình thức Ngân hàng Quốc doanh Sau gần 15 năm hoạt động và phát triển, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã có những... lao động nam chi m khoảng 23,2% Lao động nam có tới 15 người làm công tác bảo vệ và lái xe, chi m 28,3% trong tổng lao động nam Số lao động nam còn lại chủ yếu là quản lý ở các phòng ban và làm công tác tín dụng ở phòng Khách hàng - Về cơ cấu lao động theo tuổi: Số CBNV trong Chi nhánh còn rất trẻ Tuổi lao động bình quân là 38 Số lao động dưới 30 tuổi chi m 24,4%, lao động ở độ tuổi 30-50 tuổi chi m... Hoàn Kiếm: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện theo Quyết định Ban hành Quy chế tuyển dụng lao động trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam số 389/QĐ HĐQT NHCT1 ngày 25/12/2005 Quy chế này áp dụng chung trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam Theo Quy chế này thì trong vòng 15 ngày đầu tháng 1 của năm kế hoạch, các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch lao động năm (tại Trụ sở... lệ lao động được tuyển mới giảm dần so với năm 2005 (năm 2005 là 14 người, còn năm 2007 tỷ lệ lao động được tuyển giảm 43% xuống còn 8 người) Thực chất tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, số lao động được tuyển gọi là bên ngoài nhưng đa số là con em cán bộ trong ngành Ngân hàng được hưởng chế độ ưu tiên theo chính sách của Ngân hàng để được tuyển vào và theo mối quan hệ của lãnh đạo Số lao. .. Kiển tra kiểm soát nội bộ  Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển dụng: - Hội đồng tuyển dụng sẽ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động theo đúng quy chế tuyển dụng lao động tại Ngân hàng - Việc thành lập hội đồng tuyển dụng này là rất tốt vì như vậy nó mang tính quy củ, chuyên nghiệp trong công tác tuyển dụng Hơn nữa về lý thuyết, với việc thanh lập hội đồng tuyển dụng này sẽ đảm bảo tính công bằng hơn Đặc... các Ngân hàng .) Và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng không đứng ngoài cuộc này Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập, thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động dịch vụ ngân hàng, các Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngày càng nhiều, thị trường bị chia sẻ Tuy nhiên, trong 4 năm từ 2004 2007, Chi. .. lao động đã áp dụng các quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để góp phần nâng cao chất lượng lao động Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn cón nhiều bất cập cần được điều chỉnh và khắc phục Bùi Thị Thu Thuý QTNL K7 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN... nhiệm vụ của Hội đồng tuyển dụng nhằm làm cụ thể hóa nhiệm vụ của mỗi người Tuy nhiên trên thực tế việc thành lập ra Hội đồng tuyển dụng cũng chỉ là hình thức theo Quy chế tuyển dụng mà thôi chứ nó cũng không đảm bảo tính công bằng trong thi tuyển 2.2 Các bước tiến hành tuyển dụng lao động: Do Hội đồng tuyển dụng lao động thực hiện a Thông báo tuyển dụng: Theo quy định khi có nhu cầu tuyển dụng lao . hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Hà Nội 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI. tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Hà Nội. Bảng 2.1.3: Cơ cấu tổ chức lao động Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Hà Nội từ

Ngày đăng: 18/02/2014, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan