1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm

63 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 835 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là một nội dung quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về vốn để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất xây dựng rất lớn. Trong khi đó khả năng về vốn tự có của doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động vốn trong dân cư của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống Ngân hàng thương mại vẫn là nơi cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Trên thực tế hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang hoạt động còn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh còn yếu, kém linh hoạt, có nhiều vấn đề bất cập trong đó phải kể đến việc một lượng vốn khổng lồ không thu hồi được ở nhiều Ngân hàng. Ở một số ngân hàng còn tình trạng ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất. Mặc đã có nhiều kiến nghị giải pháp đưa ra song tình trạng đó vẫn chưa được khắc phục. Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công tác thẩm định dự án đầu của các Ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều trường hợp cho vay những dự án không hiệu quả dẫn đến mất vốn hoặc bỏ qua dự án có tính khả thi cao. Chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu công tác thẩm định dự án đầu em quyết định chọn đề tài “Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm" làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. 1 Đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về công tác thẩm định tài chính dự án đầu và khái quát chung về Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thu Hà - Bộ môn Kinh tế Đầu tư, cùng các cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn - Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. 2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM I. Lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án đầu 1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu  Khái niệm thẩm định dự án đầu Thẩm định dự án đầu là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan, toàn diện mọi nội dung của được dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi cảu dự án trước khi quyết định đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án.  Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu Thẩm định tài chính dự án đầu là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. 2. Sự cần thiết khách quan của thẩm định tài chính dự án đầu 2.1. Đối với chủ đầu Một dự án có được chuẩn bị kỹ càng đến mấy cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo bởi vì người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề. Để đảm bảo tính khách quan, cần phải thẩm định dự án. Quá trình thẩm định độc lập với việc soạn thảo sẽ cho phép chủ đầu nhìn nhận lại dự án một cách khách quan hơn, từ đó thấy được thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổ sung kịp thời. Nhờ vậy, chủ đầu có thể khẳng định quyết định đầu của mình là đúng đắn. Bên cạnh đó, chủ đầu còn nhận diện được những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời. 3 2.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Đối với ngân hàng thương mại, tài trợ cho dự án là một nghiệp vụ, là một phương thức kinh doanh thu lợi nhuận, là hình thức cho vay theo dự án, là các khoản cho vay trung và dài hạn, là cơ sở để ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Do đó, trước khi cho vay một dự án, ngân hàng phải tiến hành các hoạt động xem xét, thẩm định trước khi cho vay đối với các khoản vay trước. Việc thẩm định một khoản vay cho dự án bao gồm rất nhiều phần khác nhau, trong đó có một phần rất quan trọng là thẩm định tài chính dự án đầu tư. Đối với ngân hàng, trên quan điểm đầu tư, cho vay và thu hồi là trách nhiệm chính, kinh doanh sinh lời là phương trâm hoạt động. Công tác thẩm định tài chính của ngân hàng giúp cho : - Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn là xác định được khả năng trả nợ của chủ đầu tư. - Ngân hàng dự toán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới các quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời tham gia ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu để có quyết định đầu đúng đắn. - Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án. - Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, cho vay để thực hiện và phát triển có chất lượng hơn, có hiệu quả hơn các nghiệp vụ ngân hàng. - Ngân hàng có thể lựa chọn, sàng lọc tìm những dự án có hiệu quả tài chính để cho vay thông qua việc trả lời các câu hỏi: Cho dự án nào vay? 4 Cho vay bao nhiêu, khi nào, thời gian,lãi suất? Quản lý, thu hồi gốc và lãi ra sao? Hỗ trợ cho dự án như thế nào? Đây là công việc rất quan trọng bởi lẽ chỉ cho vay những dự án có hiệu quả tài chính thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay của ngân hàng mới được đảm bảo, ngân hàng mới có được các khoản cho vay có chất lượng. Qua đó, ngân hàng thương mại mới đảm bảo có lợi nhuận và an toàn trong hoạt động cho vay. 2.3. Đối với toàn bộ nền kinh tế Tất cả các dự án đầu đều phải huy động các nguồn lực xã hội và đều tham gia vào quá trình khái thác, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đất nước và tác động đến cộng đồng. Vì vậy, Nhà nước cần kiểm tra lại những ảnh hưởng của các dự án đến cộng đồng, nhằm kịp thời can thiệp, ràng buộc hay hỗ trợ cho dự án. 3. Các tiêu thức đánh giá tính khả thi tài chính đối với các dự án đầu theo quan điểm của ngân hàng 3.1. Nhu cầu về vốn của dự án Ngân hàng xem xét nhu cầu vốn đầu của dự án đã xác thực chưa? Các hạng mục kinh phí đầu đã được tính toán đúng chưa? Có sự chênh lệch kinh phí các hạng mục đầu từ lúc soạn thảo dự án đến thời điểm thẩm định dự án hay không? 3.2. Khả năng và phương án trả nợ Khả năng đảm bảo nguồn thu để thanh toán lãi và nợ gốc? Kế hoạch trả lãi vay và nợ gốc như thế nào? Nếu không cân đối được thu chi thì có biện pháp dự phòng hoặc đảm bảo gì không? 5 3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu Một dự án đầu được coi là khả thi và hiệu quả khi các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đảm bảo ít nhất đạt mức tối thiểu có thể chấp nhận được. - Suất thu hồi vốn nội bộ IRR > tỷ suất chiết khấu của dự án (lãi suất vay Ngân hàng dài hạn) - Thu nhập hiện tại thuần NPV > 0 - Thời gian thu hồi vốn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án đầu 3.4. Độ nhạy của dự án Phân tích độ nhạy so với NPV, IRR của các yếu tố: doanh thu, tổng mức đầu tư, chi phí nguyên vật liệu đầu vào,… Xem xét trong phạm vi thay đổi của các yếu tố trên thì NPV, IRR có đảm bảo mức tối thiểu đề ra của dự án hay không. 4. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tại các Ngân hàng thương mại 4.1.Phương pháp so sánh các chỉ tiêu Đây là phương pháp phổ biến, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Phương pháp này được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: - Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, điều kiện tài chínhdự án có thể chấp nhận được. - Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như: cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. 6 - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý,… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành. - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. - Các chỉ tiêu mới phát sinh. - Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của Ngành đối với doanh nghiệp cùng loại. 4.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự 4.2.1. Thẩm định tổng quát Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Xác định cơ sở pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát của bộ máy quản lý dự án dự kiến. Nếu không thỏa mãn các yêu cầu pháp lý, các thủ tục, quy định cần thiết, và không phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế nói chung thì dự án có thể bị bác bỏ. 4.2.2. Thẩm định chi tiết Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ, môi trường,…phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước. 4.3. Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án Nội dung của phương pháp này: 7 - Mô hình hóa mối quan hệ tương quan giữa chỉ tiêu hiệu quả và các chỉ tiêu nhân tố có liên quan dưới dạng một phương trình hoặc bất đẳng thức toán học. - Xác định tất cả các giá trị có khả năng xảy ra của các nhân tố và khả năng biến động của chúng. - Bằng cách thay đổi giá trị của các nhân tố để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng. 4.4. Phương pháp dự báo Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án. 4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro Một dự án thường có nhiều rủi ro phát sinh ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả của dự án, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tượng khác có liên quan đến dự án. II. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (NHCT Hoàn Kiếm) là một Chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (NHCT Việt Nam), có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. NHCT Hoàn Kiếm mà tiền thân của nó là một quỹ tiết kiệm đóng tại 37 Hàng Bồ trực 8 thuộc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội (NHNN Hà Nội), trước tháng 7.1988 là Ngân hàng kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm trực thuộc NHNN Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Hoàn Kiếm. Cho đến tháng 7.1988, với sự hình thành NHCT Việt Nam thì Ngân hàng kinh tế khu vực quận Hoàn Kiếm chính thức tách ra khỏi NHNN Hà Nội và trực thuộc NHCT Hà Nội. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm được thành lập theo quyết định 67 ngày 27.3.1993 (trong đó có 67 chi nhánh được thành lập trực thuộc NHCT Việt Nam, đồng thời xoá bỏ NHCT Hà Nội). NHCT Hoàn Kiếm là đơn vị hạch toán tương đối phụ thuộc vào NHCT Việt Nam, mặc có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Từ khi thành lập đến nay, NHCT Hoàn Kiếm đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Trải qua quá trình hoạt động trên 10 năm, NHCT Hoàn Kiếm đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, NHCT Hoàn Kiếm không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển. Ban đầu, NHCT Hoàn Kiếm được tách ra chỉ nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm, nhưng sau đó thị trường ngày càng được mở rộng, đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, hoạt động với hiệu quả ngày càng cao. 9 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành NHCT Hoàn Kiếm 2.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - Tiến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,… - Tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các dự án đầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân quỹ. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. - Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án, vấn đầu theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật. Giám đốc Các Phó Giám đốc Trưởng phòng Kế toán Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Phòng Giao dịch Quỹ tiết kiệm 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hóa, ThS Nguyễn Đức Thắng, www.hvnh.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hóa
3. Đầu tư cho hệ thống thông tin và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, Nguyễn Mậu Sơn, www.sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư cho hệ thống thông tin và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần thẩm định hiệu quả dự án đầu tư
4. Giáo trình Kinh tế đầu tư, TS. Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH KTQD, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế đầu tư
Nhà XB: Nxb ĐH KTQD
5. Giáo trình Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – ĐH KTQD, Nxb Thống Kê, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lập dự án đầu tư
Nhà XB: Nxb Thống Kê
6. Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Đinh Thế Hiển, Nxb Thống kê, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Nhà XB: Nxb Thống kê
7. Luật Đầu tư ,Quốc Hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
8. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS.TS Trần Ngọc Thơ – ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Nhà XB: Nxb Thống kê
9. Thẩm định dự án đầu tư, Vũ Công Tuấn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm định dự án đầu tư
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
10. Thẩm định tài chính dự án, Lưu Thị Hương, Nxb Tài chính, năm 2004.11. www.mpi.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm định tài chính dự án", Lưu Thị Hương, Nxb Tài chính, năm 2004
Nhà XB: Nxb Tài chính
1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tiến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi  không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,… - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
i ến hành huy động vốn dưới mọi hình thức: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,… (Trang 10)
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành NHCT Hoàn Kiếm - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành NHCT Hoàn Kiếm (Trang 10)
Bảng Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ng Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm (Trang 11)
Bảng Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ng Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm (Trang 11)
Bảng Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: triệu đồng - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ng Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: triệu đồng (Trang 12)
Bảng Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm  Đơn vị: triệu đồng - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ng Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm Đơn vị: triệu đồng (Trang 12)
Bảng Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác tại NHCT Hoàn Kiếm - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ng Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác tại NHCT Hoàn Kiếm (Trang 13)
Bảng Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác tại NHCT Hoàn Kiếm - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
ng Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác tại NHCT Hoàn Kiếm (Trang 13)
Bảng doanh thu hàng năm của dự án - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng doanh thu hàng năm của dự án (Trang 20)
Bảng doanh thu hàng năm của dự án - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng doanh thu hàng năm của dự án (Trang 20)
Bảng khấu hao hàng năm của dự án đầu tư - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng kh ấu hao hàng năm của dự án đầu tư (Trang 21)
Bảng chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư (Trang 21)
Bảng khấu hao hàng năm của dự án đầu tư - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng kh ấu hao hàng năm của dự án đầu tư (Trang 21)
Được thể hiện qua bảng sau: - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
c thể hiện qua bảng sau: (Trang 22)
Bảng kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng k ế hoạch trả nợ của dự án đầu tư (Trang 22)
Bảng kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng k ế hoạch trả nợ của dự án đầu tư (Trang 22)
Việc tính toán dòng tiền được thể hiện thông qua bảng sau: - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
i ệc tính toán dòng tiền được thể hiện thông qua bảng sau: (Trang 23)
Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí, lợi nhuận của dự án - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng t ổng hợp doanh thu – chi phí, lợi nhuận của dự án (Trang 23)
Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí, lợi nhuận của dự án - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Bảng t ổng hợp doanh thu – chi phí, lợi nhuận của dự án (Trang 23)
3.2. Năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty  liên tục phát triển và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
3.2. Năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục phát triển và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch (Trang 31)
a. Bảng tính sản lượng và doanh thu - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
a. Bảng tính sản lượng và doanh thu (Trang 35)
d. Bảng tính lãi vay - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
d. Bảng tính lãi vay (Trang 36)
f. Bảng tính điểm hoà vốn - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
f. Bảng tính điểm hoà vốn (Trang 37)
g. Bảng cân đối trả nợ - Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
g. Bảng cân đối trả nợ (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w