1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phối thức marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3g của công ty viễn thông viettel

24 493 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 392,87 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Hà Thị Thu Dung PHỐI THỨC MARKETING MIX ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thập Phản biện 1: TS Nguyễn Thượng Thái Phản biện 2: TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: 9 giờ ngày 08 tháng 9 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ di động 2G với dịch vụ thoại là chủ yếu hiện nay đang dần bị thay thế bởi các dịch vụ phát triển trên công nghệ 3G. Điểm nổi bật nhất của công nghệ 3G so với công nghệ 2G là khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện như: âm thanh hình ảnh video chất lượng cao và truyền hình số, email; các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS) Tuy nhiên sau một thời gian triển khai, các dịch vụ trên công nghệ 3G vẫn chưa thực sự được khách hàng ưu tiên sử dụng, và doanh thu của các dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà cung cấp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy Công ty viễn thông Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ 3G hàng đầu tại Việt Nam với danh mục dịch vụ khá phong phú, tuy nhiên doanh thu từ các dịch vụ này vẫn chưa tương xứng với chi phí đầu tư. Tiếp sau hoạt động đầu tư qui mô lớn cho hạ tầng 3G hoàn chỉnh thì hoạt động marketing và đặc biệt là việc sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp (Marketing mix) tác động vào thị trường mục tiêu nhằm mang lại sự phát triển cho dịch vụ trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài "Phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel" để thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy các vấn đề liên quan trực tiếp đến phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel chưa được tác giả nào phân tích và nghiên cứu một cách có hệ thống. Tôi xin cam đoan đây là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với các đề tài mà tôi đã biết. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về Marketing nói chung và Marketing mix áp dụng trong kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. - Vận dụng phân tích và đánh giá hiện trạng Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel. - Đề xuất các biện pháp và kiến nghị hoàn thiện phối thức Marketing mix áp dụng đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là phối thức Marketing 2 mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel (theo đó, Marketing mix được tiếp cận như là tập hợp các công cụ marketing và triển khai thông qua các hoạt động, các chương trình marketing cụ thể). - Phạm vi nghiên cứu: + Về địa lý: đề tài giới hạn nghiên cứu Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Viettel Telecom trên thị trường nội địa. + Về thời gian: chủ yếu các số liệu khảo sát được tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2011, giai đoạn 3G được triển khai tại Việt Nam. + Về hiệu lực của đề xuất: các đề xuất của đề tài có giá trị ứng dụng ngay trong giai đoạn từ năm 2012 cho đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tiếp cận về lý thuyết: Tổng hợp những lý thuyết nổi bật về Marketing và Marketing mix, ứng dụng Marketing mix trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông từ nhiều nguồn tài liệu: sách, giáo trình, tạp chí - Tiếp cập thực tế: việc tiếp cận thực tế của tác dựa vào các phương pháp sau:  Dựa vào kinh nghiệm làm việc ở Công ty Viễn thông Viettel.  Thu thập thông tin thứ cấp về thị trường dịch vụ trên nền công nghệ 3G và về hoạt động Marketing nói chung, phối thức Marketing mix nói riêng của Công ty Viễn thông Viettel.  Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia). Từ những thông tin thu thập được sẽ dùng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, dự báo… để đưa ra những kết luận và đề xuất hoàn thiện phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel. 5. Kết cấu của đề tài Với mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu đã nêu, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về Marketing mix trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. Chương II: Thực trạng phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel. Chương III: Giải pháp hoàn thiện phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING MIX TRONG 3 KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ QUÁ TRÌNH MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH VIỄN THÔNG 1.1.1. Đặc điểm dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thôngdịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng giá trị. Trong kinh doanh dịch vụ viễn thông cần lưu ý những đặc điểm sau:  Quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với quá trình tiêu dùng dịch vụ  Tính không đồng nhất trong việc đánh giá giá trị dịch vụ xét từ phía khách hàng  Dịch vụ viễn thông được thực hiện hầu hết tự động  Dịch vụ viễn thông mang tính chuẩn hóa cao  Mạng viễn thông có ngoại ứng tiêu dùng và sản xuất dương (tính ngoại ứng mạng)  Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ 1.1.2. Quá trình Marketing của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông 1.1.2.1. Marketing “Marketing là sự phân tích kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tra những khả năng câu khách của một Công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu” 1.1.2.2. Quá trình Marketing của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông Quá trình Marketing của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông (gọi tắt là doanh nghiệp viễn thông) bao gồm các bước cơ bản sau: - Phân tích cơ hội thị trường - Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu - Xây dựng chiến lược Marketing - Hoạch định các chương trình Marketing - Kiểm tra các hoạt động Marketing 1.2. PHỐI THỨC MARKETING MIX ÁP DỤNG TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.2.1. Sản phẩm dịch vụ - Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin giữa hai hoặc giữa một nhóm người sử dụng dịch vụ mà không làm thay đổi loại hình dịch vụ hoặc nội dung thông tin. 4 - Dịch vụ gia tăng giá trị: các dịch vụ này làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp các tiện ích khác trên cơ sở sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản. 1.2.2. Giá dịch vụ Các chính sách giá (1) Định giá cho dịch vụ mới  Chính sách định giá hớt váng (Skimming pricing)  Chính sách giá bão hoà (Saturation pricing) (2) Định giá cho hỗn hợp dịch vụ (3)Định giá cho gói dịch vụ (4) Định giá chiến thuật 1.2.3. Kênh phân phối dịch vụ Thường chỉ có hai loại kênh phân phối được áp dụng trong doanh nghiệp viễn thông, đó là: - Kênh trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng. - Kênh gián tiếp có một trung gian nằm giữa doanh nghiệp với khách hàng và thực hiện nhiều chức năng của kênh. 1.2.4. Xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại, trong nhiều trường hợp được gọi với ý nghĩa tương đương là truyền thông Marketing. Đối với dịch vụ viễn thông, do khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, hoạt động truyền thông marketing có phạm vi hoạt động rộng hơn so với lĩnh vực sản xuất. Các nhân viên cung cấp dịch vụ, đặc biệt là những nhân viên tuyến đầu có thể trở thành những kênh truyền thông có giá trị cho doanh nghiệp dịch vụ. 1.2.5 Sử dụng yếu tố con người Con người trong cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm toàn bộ viên chức trong doanh nghiệp, từ giám đốc tới những nhân viên bình thường nhất. Trong kinh doanh viễn thông, vấn đề quyết định là chất lượng dịch vụ hay chính những lực lượng trực tiếp tạo ra dịch vụ, đó thực sự quan trọng và là trung tâm của các hoạt động dịch vụ trong doanh nghiệp. 1.2.6 Quy trình dịch vụ Quy trình dịch vụ bao gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác động tương hỗ giữa các yếu tố, tác động tuyến tính giữa các khâu, các bước trong mối quan hệ mật thiết với những quy chế, quy tắc lịch trình và cơ chế hoạt động. Như vậy, quy trình 5 dịch vụ chính là chuỗi các hoạt động nhằm mang lại lợi ích, cung cấp cho khách hàng các giá trị một cách liên tục. 1.2.7. Sử dụng các bằng chứng vật chất Thiết kế không gian, trưng bày hàng hoá tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc quan sát, tìm kiếm hàng hoá. Nó có thể tạo ra các trạng thái tâm lý khác nhau của khách hàng. Khi thiết kế, trưng bày hàng hoá nên tạo độ thông thoáng để khách hàng không có cả giác nhỏ hẹp tạo sự thoải mái cho khách hàng. Nhưng cũng nên chú ý không tạo khoảng cách quá lớn làm khách hàng có cảm giác bị không gian quá rộng, gây nên cảm giác mệt mỏi khi mua hàng. 1.2.8. Phối hợp các thành tố của Marketing mix Muốn có một giải pháp Marketing mix tối ưu thì khi xây dựng lựa chọn và quyết định phải dựa trên những căn cứ nhất định. Những căn cứ không thể như nhau ở mọi doanh nghiệp. Trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau thì những căn cứ này cũng không hoàn toàn giống nhau tuy nhiên trên góc độ chung nhất những căn cứ đó là: - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh và phương án kinh doanh để xây dựng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài thậm chí trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. - Căn cứ vào nhu cầu thị trường - Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản - Đa số người Nhật truy nhập Internet từ ĐTDĐ chứ không phải từ PC như ở các nước khác. Trong số 65 triệu thuê bao di động của Nhật, số lượng người dùng Internet đã chiếm quá nửa. Người Nhật có thể làm gần như mọi thứ với chiếc điện thoại của mình: từ xem phim, xem truyền hình, nghe nhạc, đọc báo, đọc truyện tranh, viết blog cho đến sáng tác tiểu thuyết. Chính vì lý do độc đáo này mà chúng ta được chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc cả về thuê bao lẫn mức độ sử dụng các dịch vụ được triển khai trên nền công nghệ 3G của Nhật Bản. - Điểm sáng chính của công nghệ 3G là nó cải thiện khả năng truyền tải dữ liệu, đặc biệt là việc truy cập Internet. Những chiếc điện thoại di động có thể kết nối Internet nhanh gấp 40 lần so với điện thoại thông thường. Nó cũng cho phép người dùng tải clip phim, nghe nhạc, tổ chức video conference, vừa gọi điện thoại, vừa nhìn thấy nhau 6 (video call) và sử dụng được ở khắp nơi nhờ công nghệ roaming quốc tế. 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ Là nhà khai thác di động lớn nhất ở Mỹ với lượng khách hàng khổng lồ là 71,4 triệu người, năm 2005, AT&T đã triển khai HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access) thương mại quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Trong giai đoạn đầu triển khai, AT&T chỉ tập trung chủ yếu vào các khu vực thành thị lớn. Tuy nhiên, AT&T đã có một bước đi có tính chiến lược lâu dài khi lựa chọn sử dụng cả phổ tần 1900 MHz và 850 MHz. Đây là sự kết hợp của hai dải tần có hiệu suất cao và sự bao phủ rộng. Chính vì vậy nó đã đem lại hiệu quả rất cao về chi phí cho AT&T khi AT&T mở rộng mạng 3G đến các vùng nông thôn, nơi dân cư ít và ARPU thấp hơn. Giống như Nhật Bản, điều đem lại thành công lớn nhất cho AT&T khi triển khai công nghệ 3G là họ đã cung cấp một loạt các ứng dụng và dịch vụ nội dung vô cùng ấn tượng trên nền công nghệ đó. Những dịch vụ nội dung điển hình nhất bao gồm tải audio và video, các trò chơi, … 1.3.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển Với ưu thế là nhà khai thác viễn thông lớn nhất Malaixia có mức phủ sóng chiếm hơn 92% trên toàn quốc, Maxis đã khai trương các dịch vụ WCDMA vào tháng 6/2005, và giới thiệu HSDPA vào tháng 9/2006. Có thể nói, điều đầu tiên tạo nên thành công 3G của Maxis là đã thiết lập được một nền tảng có hiệu suất cao và hiệu quả để triển khai các dịch vụ nội dung trên đó. Những ứng dụng phổ biến và thu hút được nhiều người sử dụng nhất là các ứng dụng chuyển dữ liệu, như tải video theo yêu cầu, tải nhạc toàn bộ và điện thoại video. Thành công ấn tượng nhất của Maxis là đã xây dựng được chiến lược sử dụng 3G để cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng cố định và di động nhằm thay thế cho ADSL và các dịch vụ băng rộng không dây khác. Dịch vụ dựa trên HSDPA này tập trung vào thị trường băng rộng hộ gia đình, và đã thu hút được lượng lớn khách hàng trong phân khúc thị trường này. Ngoài ra, Maxis còn cung cấp một loạt các thiết bị 3G, gồm các thẻ dữ liệu PC và các đầu cuối USB tập trung vào thị trường doanh nghiệp. Tính đến tháng 4/2008, Maxis đã có 1,3 triệu người sử dụng kích hoạt, một sự gia tăng ấn tượng gấp ba lần theo từng năm. 1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Thứ nhất: Từ việc triển khai thành công 3G cho thấy dịch vụ nội dung là yếu tố sống còn quyết định. Việt Nam muốn triển khai thành công 3G thì các doanh nghiệp 7 viễn thông Việt nam phải đưa ra các dịch vụ nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng cùng với nó là gói cước dịch vụ cũng phải phù hợp. Thứ hai: Việc xây dựng được một cấu trúc thị trường và mô hình kinh doanh các dịch vụ trên nền 3G là điều rất quan trọng. Thứ ba: đó là sự hiện diện sâu của các mạng di động trong toàn bộ hệ thống với vai trò vừa là nhà cung cấp dịch vụ di động, vừa là ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet). Ở các nước nói trên, người sử dụng chỉ phải nhận duy nhất một hóa đơn cho tất cả các dịch vụ đang dùng. Tương tự, họ cũng chỉ phải đăng ký thuê bao một lần duy nhất. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHỐI THỨC MARKETING MIX ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 2.1.1 Giới thiệu chung Công ty Viễn thông Viettel Công ty Viễn thông Viettel (sau đây gọi tắt là Viettel) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Bộ Quốc phòng) thành lập ngày 03 tháng 5 năm 2001. Trước ngày 1/7/2004, Công ty Viễn thông Viettel – Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc. Từ 1/7/2004, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tập đoàn về trực thuộc Bộ Quốc phòng; có nhiệm vụ thiết lập mạng Điện thoại cố định, Internet và Điện thoại di động; tổ chức kinh doanh trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và kinh doanh quốc tế. 2.1.2. Các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty Viễn thông Viettel 2.1.2.1. Giới thiệu chung về công nghệ 3G Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 2.1.2.2. Các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty Viễn thông ViettelDịch vụ cơ bản: 8 - Video call - Mobile Internet: 3Gdịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động có sử dụng Sim Card Viettel - Mobile Broadband (D-com 3G)  Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS) 2.1.3. Tình hình kinh doanh dịch vụ trên nền công nghệ 3G của Công ty Viễn thông Viettel 2.1.3.1. Tình hình kinh doanh nói chung  Cơ sở hạ tầng mạng lưới phục vụ kinh doanh dịch vụ 3G Viettel khai trương mạng di động ngày 15/10/2004, có 500 trạm BTS, một số ít tổng đài, cuối 2006 có 2.500 trạm. Đến cuối 2007 có 5.500 trạm phát sóng, hết 2008 có 14.000 trạm. Tính đến hết năm 2009, số trạm 2G là 20.438 trạm, số trạm 3G là 5458; 17.000 là số trạm BTS 3G Viettel phát sóng sau 1 năm khai trương mạng di động thế hệ thứ 3. Với con số này, Viettel hiện đang sở hữu mạng 3G lớn nhất khu vực Đông Nam Á.  Tốc độ truy cập Chuẩn công nghệViettel áp dụng là HSPDA+ (3,75G) với tốc độ download lý thuyết lên tới 14.4 Mbps và upload lên tới 5.7 Mbps. Thời điểm khai trương mạng, Viettel cung cấp dịch vụ với tốc độ 1 - 2 Mbps cho toàn quốc. Hiện nay tốc độ truy cập thực tế đạt 2.5 Mbps đến 3.5 Mbps.  Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G. - Cuối năm 2011, số lượng thuê bao 3G của Viettel đạt 3.8 triệu thuê bao. - Thống kê số lượng thuê bao 3G đến hết quý I/2012 như sau: + Thuê bao 3G đăng ký tăng mới xấp xỉ 300.000 thuê bao. Lũy kế thuê bao 3G hoạt động hết quý I/2012 là 2,3 triệu thuê bao. + Thuê bao phát sinh cước tăng thêm xấp xỉ 200.000 thuê bao, bình quân tăng thêm 70.000đ/tháng. Lũy kế toàn mạng hết quý I/2012 là 2,1 triệu thuê bao. 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh dịch vụ di dộng năm 2009-2011 Doanh thu 2009 2010 2011 Thoại + Thuê bao (tỷ đồng) 26.504 38.240 53.853 Dịch vụ phi thoại và gia tăng (tỷ đồng) 13.696 15.260 17.747 [...]... thị trường - Về sản phẩm dịch vụ: - Về công tác Chăm sóc khách hàng: - Về kênh phân phối - Về hoạt động truyền thông - Về công tác tổ chức Marketing CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHỐI THỨC MARKETING MIX ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 3.1 MỘT SỐ KẾT QUẢ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G TRONG THỜI GIAN TỚI... hợp của tác giả] 2.2 THỰC TRẠNG MARKETING MIX ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 2.2.1 Sản phẩm dịch vụ Đối với các quyết định về sản phẩm dịch vụ, Viettel đã và đang cung cấp đa dạng các gói dịch vụ 3G để đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng của khách hàng Hàng loạt các quyết định về sản phẩm đã được đưa ra, trong đó dịch vụ cốt lõi (dịch vụ cơ bản) đó là dịch. .. Viettel, Văn hóa Viettel - Bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận - Các Brochures về các dịch vụ 3G 2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHỐI THỨC MARKETING MIX ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 2.3.1 Những yếu tố bên ngoài công ty 2.3.1.1 Tình hình thị trường viễn thông Việt Nam - Thị trường dịch vụ điện thoại di động Dịch vụ di động là dịch vụ đem lại... triển các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G đến năm 2014 3.1.2.1 HSPA tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo 3.1.2.2 Bùng nổ lưu lượng dữ liệu 3.1.2.3 Thuê bao 3G sẽ chiếm gần 50% tổng số thuê bao di động 3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G 3.2.1 Mục tiêu phát triển của Công ty viễn thông Viettel. .. yếu của công ty Viễn thông Viettel tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phối thức Marketing mix của công ty Viễn thông Viettel đối với các dịch vụ trên nền công nghệ 3G Luận văn đã đạt được những kết quả sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác marketing và vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp viễn thông. .. Data dành riêng cho đối tượng khách hàng trẻ học sinh, sinh viên đồng thời triển khai nhiều hoạt động về chăm sóc khách hàng, giúp khách hàng cảm nhận hài lòng khi sử dụng dịch vụ 3G của Viettel - Xây dựng chính sách marketing mạnh cho dịch vụ 3G 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHỐI THỨC MARKETING MIX ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL 3.3.1 Hoàn thiện... mạnh việc kinh doanh các dịch vụ GTGT, dịch vụ nội dung với định hướng luôn luôn đi đầu trong sáng tạo, đưa Viettel thành một đơn vị kinh doanh Nội dung số lớn nhất Việt Nam 3.2.2 Định hướng kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel Viettel xác định rõ dịch vụ 3G là một trong những dịch vụ quan trọng nhất đối với Viettel trong những năm tới với những mục tiêu... tiến bán,… Viettel đang hướng đến sử dụng các công nghệ Marketing hiện đại như: Mobile Marketing, Email Marketing, … 2.3.2.3 Ngân sách marketing và phân bổ ngân sách cho các dịch vụ trên nền công nghệ 3G Tỷ lệ ngân sách quảng cáo của Viettel so với các doanh nghiệp viễn thông khác tại Việt Nam: Bảng 2.8: Tỷ lệ ngân sách quảng cáo của Viettelcác doanh nghiệp viễn thông khác Hãng Viễn thông Năm 2010... nghiệp nói chung và của doanh nghiệp viễn thông nói riêng - Phân tích được thực trạng phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ trên nền công nghệ 3G của công ty Viễn thông Viettel Trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phối thức Marketing mix của công ty Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tế còn thiếu... ở công ty khác về quản trị marketing của Công ty, Viettel sử dụng chính nguồn nhân lực tại công ty để thực hiện công tác marketing - Nguồn nhân lực trẻ 14 - Có kinh nghiệm từ các công việc khác trước khi đến với marketing, ví dụ như: kinh doanh, điều hành kỹ thuật, kế hoạch, tài chính,… - Chưa có sáng tạo marketing mang tính đột phá 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHỐI THỨC MARKETING MIX ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN . 3G của Công ty viễn thông Viettel. Chương III: Giải pháp hoàn thiện phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công. thiện phối thức Marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3G của Công ty viễn thông Viettel. 5. Kết cấu của đề tài Với mục đích,

Ngày đăng: 17/02/2014, 09:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. Tình hình kinh doanh dịch vụ trên nền công nghệ 3G của Công ty Viễn thông Viettel  - Phối thức marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3g của công ty viễn thông viettel
2.1.3. Tình hình kinh doanh dịch vụ trên nền công nghệ 3G của Công ty Viễn thông Viettel (Trang 10)
Bảng giá cước dịch vụ 3G hiện tại của Viettel (áp dụng từ ngày 05/04/2012) xin xem chi tiết tại phần Phụ lục - Phối thức marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3g của công ty viễn thông viettel
Bảng gi á cước dịch vụ 3G hiện tại của Viettel (áp dụng từ ngày 05/04/2012) xin xem chi tiết tại phần Phụ lục (Trang 11)
Bảng 2.8: Tỷ lệ ngân sách quảng cáo của Viettel và các doanh nghiệp viễn thông khác - Phối thức marketing mix đối với các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ 3g của công ty viễn thông viettel
Bảng 2.8 Tỷ lệ ngân sách quảng cáo của Viettel và các doanh nghiệp viễn thông khác (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w