1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo " Hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi Việt Nam " pdf

10 632 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 412,54 KB

Nội dung

nghiên cứu - trao đổi 20 tạp chí luật học số 10/2011 TS. Nguyễn Ph-ơng Lan * 1. Nhng khớa cnh lớ lun v h qu phỏp lớ ca vic nuụi con nuụi Vic nhn nuụi con nuụi c c quan nh nc cú thm quyn cụng nhn theo th tc lut nh s lm phỏt sinh quan h phỏp lut cha m v con gia ngi nhn nuụi con nuụi v ngi c nhn lm con nuụi. Khon 1 iu 3 Lut nuụi con nuụi quy nh: Nuụi con nuụi l vic xỏc lp quan h cha, m v con gia ngi nhn con nuụi v ngi c nhn lm con nuụi. Quan h cha m v con gia ngi nhn con nuụi v ngi c nhn lm con nuụi l quan h cha m v con c bit, vỡ quan h ny khụng phỏt sinh trờn c s s sinh t nhiờn v gn vi huyt thng gia hai bờn. Nu quan h gia cha m v con, v bn cht l quan h t nhiờn gn vi huyt thng, phỏt sinh t vic th thai, mang thai, sinh con thỡ quan h gia cha m nuụi v con nuụi l quan h cha m v con da trờn ý chớ, tỡnh cm khụng liờn quan n s sinh v quan h huyt thng gia hai bờn. Do quan h cha m v con gia ngi nhn nuụi v ngi c nhn lm con nuụi c to lp mt cỏch cú ch nh nờn s iu chnh bng phỏp lut i vi quan h ny l cn thit. Trong quan h nuụi con nuụi tn ti mi quan h gia cỏc ch th cú liờn quan l ngi cú quyn ng ý cho tr em lm con nuụi (cha, m ; ngi giỏm h ca tr em), tr em c cho lm con nuụi v ngi nhn nuụi. Mi quan h gia ba bờn ny khụng ch tn ti khi bt u xỏc lp quan h nuụi con nuụi, m tn ti sut trong ton b quỏ trỡnh thc hin vic nuụi con nuụi, tu theo s iu chnh phỏp lut ca mi nc. Phỏp lut cn cú quy nh c th, rừ rng, y v ton din v cỏc quyn v ngha v cú th phỏt sinh gia cỏc bờn cú liờn quan trong quan h cho-nhn con nuụi. S quy nh v h qu phỏp lớ ca vic nuụi con nuụi cng y , c th, phự hp vi bn cht ca quan h nuụi con nuụi thỡ vic iu chnh quan h nuụi con nuụi cng cú tớnh kh thi hiu qu, m bo c quyn, li ớch chớnh ỏng ca cỏc ch th ng thi trỏnh c cỏc tranh chp cú th xy ra. Theo quy nh trong h thng phỏp lut ca mt s nc trờn th gii, h qu phỏp lớ ca vic nuụi con nuụi ph thuc vo vic nuụi con nuụi c xỏc lp theo hỡnh thc nuụi con nuụi y hay nuụi con nuụi n gin. Nuụi con nuụi n gin l hỡnh thc xỏc lp quan h cha m v con gia ngi nhn nuụi v con nuụi nhng khụng lm chm dt hon ton cỏc quyn v ngha v phỏp lớ gia ngi c nhn nuụi vi cha m v gia ỡnh huyt thng. Hỡnh thc nuụi con nuụi n gin tn ti ng thi hai quan h cha * Trng i hc Lut H Ni nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 21 mẹ và con: quan hệ giữa cha mẹ đẻ - con, quan hệ giữa cha mẹ nuôi - con nuôi. Do đó việc quy định các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong hai mối quan hệ này cần rành mạch, rõ ràng, đầy đủ để có cơ sở pháp lí điều chỉnh quan hệ giữa các bên. Nuôi con nuôi đầy đủ (còn gọi là nuôi con nuôi trọn vẹn) là hình thức nuôi con nuôi dẫn đến chấm dứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ đồng thời làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, người được nhận làm con nuôi có mọi quyền và nghĩa vụ như con đẻ trong gia đình cha mẹ nuôi. Trong hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn, việc nuôi con nuôi được xác lập làm chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ pháp giữa cha mẹ đẻ và con được cho làm con nuôi. Điều này đã được cha, mẹ đẻ hoặc người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (trong trường hợp cha, mẹ đều không còn sống, đều không thể thể hiện được ý chí) bày tỏ ý chí và xác định ngay từ lúc làm thủ tục xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Điều này cũng được quy định trong Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác về nuôi con nuôi giữa các nước. Công ước La Hay năm 1993 đòi hỏi việc nhận nuôi con nuôi trọn vẹn chỉ được công nhận ở nước nhận khi có sự thể hiện ý chí rõ ràng của người có quyền đồng ý cho trẻ làm con nuôi về việc hiểu rõ và đồng ý chấm dứt mọi quan hệ pháp giữa gia đình gốc với trẻ em được cho làm con nuôi (Điều 27 Công ước La Hay năm 1993). Nếu cha mẹ đẻ hoặc người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi không thể hiện rõ điều đó thì việc nuôi con nuôi đó chỉ được công nhận theo hình thức nuôi con nuôi đơn giản ở nước tiếp nhận. Việc nuôi con nuôi đầy đủ gắn liền với việc chấm dứt mọi quan hệ pháp với gia đình cha mẹ đẻ, do đó đứa trẻ được nhận nuôi theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ chỉ còn gia đình duy nhất là gia đình người nhận nuôi (cha, mẹ nuôi). Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ, đảm bảo quyền được sống trong gia đình của trẻ em, pháp luật các nước quy định những điều kiện nhận nuôi con nuôi đầy đủ gắn liền với những hệ quả pháp của hình thức nuôi con nuôi này. Theo quy định của pháp luật các nước, hình thức nuôi con nuôi đầy đủ chỉ được xác lập với những điều kiện chặt chẽ. Theo pháp luật Cộng hoà Pháp việc nuôi con nuôi đầy đủ chỉ được xác lập với những trẻ em mà cả cha và mẹ hoặc hội đồng gia tộc chấp thuận cho làm con nuôi hoặc những trẻ em mồ côi được nhà nước đỡ đầu hoặc trẻ em bị tuyên bố bỏ rơi. (1) Trong trường hợp vợ hoặc chồng nhận con riêng của người kia làm con nuôi theo hình thức đầy đủ thì người nhận nuôi con nuôi phải đã kết hôn với người cha hoặc mẹ đẻ của trẻ, người cha hoặc người mẹ kia của trẻ bị tước quyền cha mẹ hoàn toàn hoặc người cha hoặc người mẹ kia của trẻ chết và không còn người thân thuộc ở hàng thứ nhất (cha mẹ) hoặc khi những người này hiển nhiên không quan tâm đến trẻ. (2) Về hệ quả pháp lí, “trong gia đình người nhận nuôi con nuôi, con nuôi có các quyền và nghĩa vụ như những người con đã xác lập nghiªn cøu - trao ®æi 22 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 quan hệ giữa cha mẹ và con…” và “việc nhận con nuôi không thể bị huỷ bỏ”. (3) Pháp luật Trung Quốc quy định: kể từ ngày quan hệ nuôi con nuôi được xác lập, các quy định pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ đẻ và trẻ em sẽ được áp dụng đối với quan hệ giữa cha mẹ nuôi và trẻ em được nhận nuôi; các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa trẻ em và họ hàng thân thích của cha mẹ đẻ sẽ được áp dụng quy định pháp luật về các quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ giữa trẻ nhận làm con nuôi với họ hàng thân thích của cha mẹ nuôi. Các quyền và nghĩa vụ giữa trẻ được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ và những người họ hàng thân thích khác sẽ chấm dứt kể từ ngày xác lập quan hệ nuôi con nuôi. (4) Như vậy, với hình thức nuôi con nuôi đầy đủ, con nuôi có mọi quyền và nghĩa vụ đầy đủ trong gia đình cha mẹ nuôi, cũng như với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi đồng thời chấm dứt mọi quan hệ pháp với cha mẹ đẻ và với các thành viên trong gia đình huyết thống. Do đó, từ góc độ luận, hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi tuỳ thuộc vào việc nuôi con nuôi được xác lập theo hình thức nào. Pháp luật các nước có thể quy định cả hai hình thức nuôi con nuôi song song nhưng luôn quy định rõ hậu quả pháp gắn với mỗi hình thức nuôi con nuôi cụ thể. Vì vậy, về mặt luận, hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi phải được quy định đầy đủ mối quan hệ giữa ba bên: cha mẹ đẻ (gia đình gốc), cha mẹ nuôi (và các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi) và con nuôi gắn với mỗi hình thức nuôi con nuôi cụ thể. 2. Những điểm mới về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi Hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi. Trong Luật nuôi con nuôi, hệ quả phápcủa việc nuôi con nuôi có sự kế thừa các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2000 nhưng cũng có những điểm mới quan trọng. Có thể so sánh để thấy những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa Luật HN&GĐ năm 2000 với Luật nuôi con nuôi quy định về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi như sau: 2.1. Những điểm giống nhau mang tính kế thừa - Con nuôi và cha mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của pháp luật kể từ ngày giao nhận con nuôi. Giữa cha mẹ nuôicon nuôi có tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 được quy định từ Điều 34 đến Điều 46 và các quy định khác có liên quan. Các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôicon nuôi bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và các quyền, nghĩa vụ về tài sản. Đó là các quyền như quyền chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục; đại diện cho con chưa thành niên; không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con; cha mẹ nuôi có quyền quản tài sản của con nuôi chưa thành niên; cha mẹ nuôi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật của con nuôi chưa thành niên gây ra; giữa cha mẹ nuôicon nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 23 nuôi có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau, có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước… - Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. - Việc xác định dân tộc của con nuôi được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự. Đối với trẻ em bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi mà không xác định được cha mẹ thì dân tộc của con nuôi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. 2.2. Điểm mới của Luật nuôi con nuôi so với Luật HN&GĐ năm 2000 - Thứ nhất, Luật nuôi con nuôi không những quy định mối quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôicòn quy định mối quan hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi. Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôicon nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Qua quy định này có thể hiểu là giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự Quan hệ giữa người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi bao gồm nhiều quan hệ khác nhau như: Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi; giữa con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi, giữa con nuôi với những người anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi v.v Trong mối quan hệ với những thành viên này của gia đình cha mẹ nuôi, người con nuôi có được coi như con đẻ của người nhận nuôi hay không, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ của người nhận nuôi hay không là điều chưa được làm rõ qua quy định trên. Ví dụ: Giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi có được thừa kế tài sản của nhau hay không hoặc giữa họ có phát sinh quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2000 hay không? Những câu hỏi tương tự cũng có thể được đặt ra trong quan hệ giữa con nuôi của người nhận nuôi với những người con đẻ của người nhận nuôi, như giữa con nuôi với con đẻ của cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho nhau hay không? Theo chúng tôi, đây là nội dung quan trọng trong hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi, có ý nghĩa thiết thực trong quan hệ nuôi con nuôi đồng thời cũng là vấn đề dễ xảy ra tranh chấp, do đó cần có quy định rõ ràng để có cơ sở pháp lí giải quyết khi có tranh chấp. Luật nuôi con nuôi mới có hiệu lực chưa lâu, nên tác động điều chỉnh của nó chưa thể hiện rõ trong thực tế. Tuy nhiên, với cách quy định không rõ ràng như trên, từ góc độ luận có thể có hai quan điểm cơ bản khác nhau về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi. Sự phân tích các quan điểm khác nhau về vấn đề này là cần thiết để có thể xây dựng những quy định phù hợp, nhất quán, rõ ràng nghiªn cøu - trao ®æi 24 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 trong việc điều chỉnh pháp luật về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi. Quan điểm thứ nhất cho rằng giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi chỉ tồn tại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau, được điều chỉnh bởi quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2000. Với quy định tại Điều này thì con nuôi chỉ có quan hệ với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi khi con nuôi sống chung với những thành viên này, do đó giữa con nuôi và những thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi chỉ có nghĩa vụ “quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình”. Khi con nuôi không sống chung với các thành viên khác của gia đình cha nuôi, mẹ nuôi thì giữa họ cũng không tồn tại quyền và nghĩa vụ gì. Do đó, quy định tại các điều 47, 48, 58, 59 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng không được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa họ với nhau. Điều đó có nghĩa là giữa con đẻ với con nuôi của người nhận nuôi không có quan hệ anh, chị, em với nhau, do đó cũng không có nghĩa vụ “thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” theo quy định tại Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2000 và vì vậy giữa họ cũng không có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000. Tương tự như vậy, giữa con nuôi của người nhận nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi cũng không có quan hệ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại với cháu nên giữa họ cũng không có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại Điều 47, Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2000. Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi: Với cách hiểu như trên thì giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, như với cha đẻ, mẹ đẻ; các con đẻ; anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi sẽ không có quyền thừa kế theo luật của nhau theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005. Tương tự, con nuôi cũng không được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005 đối với tài sản của cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi con nuôi nếu người nhận nuôi chết trước con nuôi. Quan điểm này đã được thể hiện tương đối rõ ràng và khá thống nhất trong các giáo trình luật dân sự của các cơ sở đào tạo luật trước khi Luật nuôi con nuôi ra đời. (5) Sở dĩ quan điểm về vấn đề này được nhận thức khá thống nhất là do vấn đề này đã được quy định trong Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế. Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP nêu rõ: “con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi. Do đó, con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ, con đẻ của người nuôi”. Tuy nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 25 nhiên con đẻ của người con nuôi thì được coi là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi và được hưởng thừa kế thế vị phần tài sản mà đáng lẽ cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, đối với gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, “con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi”. (6) Quan điểm này vẫn được duy trì trong quá trình phát triển của pháp luật dân sự qua Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Khi Bộ luật dân sự năm 1995, sau đó là Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành và có hiệu lực không có văn bản nào hướng dẫn khác về quan hệ thừa kế giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, nên các quy định của Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP vẫn mặc nhiên được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế giữa con nuôi với gia đình cha nuôi, mẹ nuôi. Vì vậy, với quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi như trên thì có thể hiểu giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi không có quyền thừa kế tài sản của nhau “theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Với cách hiểu như đã phân tích, có thể nói quan hệ nuôi con nuôi chỉ làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với người được nhận làm con nuôi, còn giữa người con nuôi với những thành viên khác của gia đình cha, mẹ nuôi về cơ bản không có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Quan điểm thứ hai cho rằng theo quy định: “giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi) thì giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ giống như con đẻ. Điều này là hợp khi việc nuôi con nuôi được xác lập theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam từ trước đến nay chưa có quy định về việc nhận nuôi con nuôi đầy đủ. Đặc biệt là việc nuôi con nuôi đầy đủ sẽ dẫn đến việc chấm dứt mọi quan hệ pháp giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống. Điều này có phần nào không phù hợp với phong tục, tập quán, tâm của người Việt Nam. Trong thực tế, việc nhận nuôi con nuôi không chỉ làm xác lập mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, mà còn làm xuất hiện những mối quan hệ gắn bó giữa người con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Để tạo môi trường gia đình tốt nhất cho trẻ em được nhận làm con nuôi, để con nuôi có thể hoà nhập với gia đình cha mẹ nuôi thì con nuôi không chỉ có mối quan hệ với bản thân người nhận nuôicòn cần thiết lập mối quan hệ gắn bó về quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình của người nhận nuôi. Vì vậy, quan điểm trong việc xây dựng Luật nuôi con nuôi là “Con nuôi không chỉ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp đối với cha mẹ nuôicòn với ông, bà nội ngoại, anh, chị, em trong gia đình cha mẹ nuôi”. (7) Với quan điểm đó, nhà làm nghiªn cøu - trao ®æi 26 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 luật muốn xác lập mối quan hệ pháp đầy đủ giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, nên Luật nuôi con nuôi đã quy định về điều này tại khoản 1 Điều 24. Với cách hiểu này, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, mà trước hết là với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi, giữa con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Chương V Luật HN&GĐ năm 2000. (8) Điều đó có nghĩa là giữa họ không chỉ có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2000, mà còn có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại Điều 47, Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2000. Khi đã có các quyền và nghĩa vụ tại các điều này thì giữa họ cũng có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại Điều 58, Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, như đã phân tích, quy định này là chưa rõ ràng nên chưa có cách hiểu thống nhất. Đặc biệt khi việc nhận con nuôi đầy đủ chưa trở thành thói quen, nếp nghĩ, cách ứng xử của người dân Việt Nam thì càng cần phải có quy định rõ ràng về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi trong mối quan hệ này. Mặt khác, các quy định có liên quan của pháp luật dân sự (Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP) lại có quy định rất rõ về các mối quan hệ này và không thừa nhận giữa người được nhận làm con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi đương nhiên có quan hệ giữa ông bà và cháu, giữa con nuôi và các con đẻ của người nhận nuôi không đương nhiên có quan hệ anh, chị, em với nhau… mà chưa có văn bản nào quy định khác. Vì vậy, quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi chưa cụ thể, chưa xác định được quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình cha, mẹ nuôi với người được nhận làm con nuôi, dẫn tới những cách hiểu khác nhau, không thống nhất. - Thứ hai, về quan hệ giữa con đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ, khoản 2 Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định sự chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với người con đã cho làm con nuôi như sau: “trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thoả thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lí, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”. Với quy định này, về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ làm cha mẹ được chuyển từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi kể từ ngày việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận. Cha mẹ đẻ không còn quyền cha mẹ đối với con đã cho làm con nuôi. Quy định này là cần thiết để tránh sự tranh chấp về quyền, nghĩa vụ làm cha mẹ giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đối với con nuôi, khắc phục được điểm hạn chế của các quy định về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi trong các văn bản trước đây. Tuy nhiên, với quy định này thì không phải mọi quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con đều đương nhiên chấm dứt mà chỉ những quyền và nghĩa vụ nào được quy định rõ tại khoản 2 Điều 24 Luật nuôi con nuôi là chấm dứt thì mới chấm dứt. Điều đó cũng có nghĩa là về nguyên tắc, quan hệ pháp giữa cha mẹ đẻ và con đẻ đã cho nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 27 làm con nuôi chấm dứt trước pháp luật khi việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực nhưng quan hệ thừa kế giữa người con đó với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống lại không đương nhiên chấm dứt, mà vẫn tồn tại, vì quan hệ thừa kế này không được liệt kê trong quy định trên là sẽ chấm dứt. Như vậy, người con đã cho làm con nuôi vẫn có quyền thừa kế theo luật đối với cha đẻ, mẹ đẻ và những người họ hàng huyết thống khác trong gia đình gốc như trước khi đi làm con nuôi và ngược lại, cha đẻ, mẹ đẻ và những người họ hàng huyết thống vẫn là người thừa kế theo luật của người được nhận làm con nuôi khi người này chết. Theo quan điểm của chúng tôi, điều này không phù hợp với bản chất và thực tế thực hiện quan hệ nuôi con nuôi, kể cả quan hệ nuôi con nuôi trong nước và đặc biệt là trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Với trường hợp được nhận nuôi con nuôi trong nước, khi cha mẹ nuôi đã xác lập quan hệ cha mẹ với người con nuôi thì theo lẽ thông thường, cha mẹ nuôi mong muốn con nuôi có cuộc sống ổn định, yên ấm trong gia đình cha mẹ nuôi, không muốn duy trì bất cứ mối quan hệ nào với gia đình cha mẹ đẻ, kể cả quan hệ thừa kế, trừ trường hợp đặc biệt (như cô, dì, cậu, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi hoặc cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi) hoặc giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi có thoả thuận khác. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài với hình thức nuôi con nuôi đầy đủ phù hợp với pháp luật của nước nhận thì mọi quyền và nghĩa vụ giữa người con đó với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống là chấm dứt, do đó quan hệ thừa kế giữa người con đã cho làm con nuôi nước ngoài với cha mẹ đẻ và gia đình gốc huyết thống cũng không thể tồn tại. Vì vậy, quy định về việc quan hệ thừa kế giữa con đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống không đương nhiên chấm dứt như các quyền và nghĩa vụ khác là không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi và cũng không có tính khả thi. Mặt khác, trong trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thoả thuận thì việc chấm dứt hay tồn tại quyền và nghĩa vụ gì (kể cả quyền thừa kế) giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa hai bên. Về nguyên tắc, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có toàn quyền thoả thuận với nhau về các quyền và nghĩa vụ làm cha mẹ đối với người con, trên cơ sở đảm bảo mục đích của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của người được nhận nuôi. Việc thoả thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi bao gồm các quyền và nghĩa vụ mà cha mẹ đẻ sẽ được giữ lại đối với con và cách thức thực hiện những quyền này sau khi đã cho con làm con nuôi. Việc thoả thuận này được thực hiện trước khi đăng kí việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được lập thành văn bản. (9) Văn bản ghi nhận sự thoả thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi là cơ sở pháp để uỷ ban nhân dân xấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật nuôi con nuôi và là cơ sở pháp để cơ quan có nghiªn cøu - trao ®æi 28 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi. 3. Một số ý kiến hoàn thiện quy định về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi Qua sự phân tích trên đây, có thể thấy về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi Luật nuôi con nuôi đã có sự tiếp cận gần với những quy định của pháp luật các nước và pháp luật quốc tế, đã phản ánh được phần nào bản chất và mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quy định về vấn đề này trong Luật nuôi con nuôi còn tồn tại những điểm chưa rõ ràng, rành mạch, do đó có thể dẫn đến những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau như đã phân tích ở trên. Vì vậy, theo chúng tôi, cần có văn bản quy định rõ về hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi ở một số khía cạnh cụ thể sau: - Luật nuôi con nuôi không có quy định nào về việc con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn tiếp tục được hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng như tại Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2000. Vậy vấn đề này được hiểu như thế nào theo Luật nuôi con nuôi? Có ý kiến cho rằng vấn đề này đã được điều chỉnh trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, do đó “đối với các trường hợp con nuôi trước đây là con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng, thì hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi, còn việc hưởng các quyền lợi của cha mẹ đẻ sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”. (10) Tuy nhiên, việc nhận nuôi con nuôi thiết lập quan hệ cha mẹ và con mới, không gắn với huyết thống, nên các quyền lợi của người con đã cho làm con nuôi phát sinh trong quan hệ với cha mẹ đẻ không đương nhiên còn tồn tại mà tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật. Do đó, để các bên chủ thể hiểu rõ các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ nuôi con nuôi, cũng như áp dụng pháp luật thống nhất để giải quyết tranh chấp khi phát sinh thì cần có quy định rõ và thống nhất về vấn đề này. Vì vậy, Luật nuôi con nuôi cần quy định rõ như đoạn 2 Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2000. - Quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi là chưa rõ ràng, có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Mặc dù quan điểm của nhà lập pháp là muốn xác lập đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi không chỉ với cha mẹ nuôicòn với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi nhưng thực tế quy định này đã không được hiểu như vậy, từ góc độ thực tiễn và góc độ khoa học. Theo quan điểm của chúng tôi, việc nuôi con nuôi có làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi hay không tuỳ thuộc vào việc nuôi con nuôi được xác lập theo hình thức nào: đơn giản hay đầy đủ. Phù hợp với logic quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi, chúng tôi cho rằng nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thoả nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 29 thuận gì khác thì việc nuôi con nuôi có hiệu lực làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa người con với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống đồng thời làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi với con nuôi giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ của người nhận nuôi, kể cả quyền thừa kế. Điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thể và cần lựa chọn quyết định xác lập quan hệ nuôi con nuôi theo hình thức nào, và quyết định đó của họ chi phối đến hệ quả pháp phát sinh sau khi việc nhận nuôi con nuôi được hoàn tất về thủ tục. Do đó, ý chí của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi là yếu tố quyết định hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi song điều đó phải được pháp luật ghi nhận. Với logic như vậy thì hệ quả pháp của việc nuôi con nuôi có thể được quy định theo hai trường hợp: Thứ nhất, có sự thoả thuận tự nguyện giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi về các quyền và nghĩa vụ pháp giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi cũng như giữa con nuôi với gia đình cha mẹ đẻ hoặc giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi. Sự thoả thuận này bao gồm cả hai hướng: Chấm dứt hoặc giữ lại toàn bộ hay một phần các quyền và nghĩa vụ pháp giữa các bên chủ thể có liên quan. Sự thoả thuận này được lập thành văn bản có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi. Thứ hai, nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thoả thuận gì về các quyền và nghĩa vụ pháp giữa các bên sau khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì quan hệ giữa con đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình gốc huyết thống chấm dứt toàn bộ, kể cả quan hệ thừa kế đồng thời con nuôi được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi, gồm cả quan hệ với các thành viên khác của gia đình cha nuôi, mẹ nuôi như con đẻ của người nhận nuôi, kể cả quyền thừa kế theo luật. Quy định như vậy vừa rõ ràng, vừa thể hiện sự tôn trọng quyền tự quyết gắn liền với nhân thân của các đương sự, đảm bảo sự tương thích với quy định của pháp luật các nước, do đó có tính khả thi và thống nhất khi thực hiện, áp dụng pháp luật./. (1).Xem: Điều 347 Bộ luật dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005. (2).Xem: Khoản 1 Điều 345 Bộ luật dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005. (3).Xem: Điều 358 và Điều 359 Bộ luật dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005. (4).Xem: Điều 23 Luật nuôi con nuôi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/4/1999. (5).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 341; xem: Khoa luật, Viện đại học mở Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự (tập II), Nxb. Công an nhân dân, tr. 285 - 286. (6).Xem: Mục 5, mục 6 Nghị quyết số 02/1990/NQ- HĐTP. (7).Xem: Bản thuyết minh về Dự án Luật nuôi con nuôi của Bộ tư pháp, ngày 30/9/2009. (8).Xem: Triệu Thị Thu Thuỷ, “Hệ quả pháp của nuôi con nuôi”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Pháp luật về nuôi con nuôi, Hà Nội, 2011, tr. 45. (9).Xem: Điều 20, Điều 21 Luật nuôi con nuôi, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi. (10).Xem: Triệu Thị Thu Thuỷ, tlđd, tr. 47. . nuôi Hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi. Trong Luật nuôi con nuôi, hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi. và con nuôi gắn với mỗi hình thức nuôi con nuôi cụ thể. 2. Những điểm mới về hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi

Ngày đăng: 17/02/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w