Giải thích một cách cụ thể hơn, chế định BPKCTT trong pháp luật tố tụng dân sự PLTTDS ghi nhận cách thức giải quyết tạm thời của toà án khi vụ việc dân sự có tính khẩn cấp, theo đó toà á
Trang 1Ths TrÇn Ph-¬ng Th¶o *
hế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
(BPKCTT) là một trong những chế
định pháp lí có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự trong tố tụng dân sự Chế định pháp
lí này ghi nhận về biện pháp tố tụng tương đối
đặc biệt, được toà án sử dụng kết hợp với các
biện pháp tố tụng khác như chứng minh, hoà
giải nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự Giải thích
một cách cụ thể hơn, chế định BPKCTT trong
pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ghi nhận
cách thức giải quyết tạm thời của toà án khi
vụ việc dân sự có tính khẩn cấp, theo đó toà
án sẽ nhanh chóng quyết định áp dụng ngay
giải pháp trước mắt theo quy định của pháp
luật trên cơ sở có yêu cầu khẩn cấp của các
chủ thể có quyền, lợi ích theo luật định hoặc
do chính toà án xét thấy cần thiết để tạm thời
giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, để
bảo vệ ngay bằng chứng, tài sản, bảo đảm cho
việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự trong vụ việc dân sự Quyết
định áp dụng BPKCTT không phải là quyết
định cuối cùng giải quyết về nội dung vụ việc
dân sự mà chỉ là quyết định tạm thời cho tình
trạng khẩn cấp của vụ việc dân sự Quyết
định này sẽ hết hiệu lực pháp luật khi toà án
ra bản án, quyết định chính thức giải quyết
nội dung vụ việc dân sự
Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện nay, chế định BPKCTT chủ yếu được
quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004, tại Chương VIII, bao gồm 28 điều luật, quy định về nhiều nội dung khác nhau có liên quan đến việc áp dụng BPKCTT trong khi giải quyết các vụ án dân
sự như quyền yêu cầu, thẩm quyền quyết định
áp dụng, trách nhiệm do áp dụng BPKCTT không đúng, thủ tục, khiếu nại, kiến nghị Một nội dung cơ bản nữa được quy định tương đối rõ trong BLTTDS là các BPKCTT
cụ thể mà đương sự được phép lựa chọn để yêu cầu toà án áp dụng hoặc toà án có quyền
tự mình áp dụng Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ bàn về các BPKCTT cụ thể được quy định trong BLTTDS mà không đề cập tất
cả các nội dung của chế định BPKCTT trong pháp luật tố tụng dân sự
1 Cơ sở của việc pháp luật tố tụng dân sự quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bên cạnh các nội dung khác như quyền yêu cầu áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thủ tục
áp dụng, trách nhiệm do áp dụng không đúng các BPKCTT cụ thể là một trong những nội dung không thể thiếu của chế định BPKCTT Việc PLTTDS phải quy định cụ thể về các BPKCTT và điều kiện áp dụng từng biện pháp cụ thể là nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt lí luận cũng như thực tiễn của tố tụng dân sự Nếu trong các quy định của chế định
C
* Giảng viên Khoa pháp luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2BPKCTT không có quy định về các BPKCTT
cụ thể thì việc yêu cầu và áp dụng BPKCTT
trong tố tụng dân sự rất dễ dẫn đến tình trạng
tuỳ tiện, lạm quyền và không thống nhất
Sở dĩ trong PLTTDS phải quy định về
nhiều BPKCTT cụ thể khác nhau là xuất
phát từ thực tế đa dạng, phức tạp của các vụ
việc dân sự được toà án giải quyết Mỗi vụ
việc dân sự có nội dung khác nhau, có các
yêu cầu khác nhau nên BPKCTT được quy
định trong PLTTDS cũng phải khác nhau
chứ không thể chỉ là giải pháp duy nhất
Thẩm phán người Pháp Thierry Gallais khi
tham dự cuộc hội thảo trao đổi về một số
điểm của BLTTDS tại Nhà pháp luật Việt –
Pháp đã khẳng định rằng: “Không thể đưa ra
một giải pháp chung để áp dụng cho tất
cả”.(1)
Việc pháp luật quy định sẵn và cụ thể
các BPKCTT có tác dụng làm cho việc áp
dụng BPKCTT của toà án được thuận lợi,
tránh sự lạm quyền, không thống nhất Điều
này cũng là lí do giải thích tại sao trong
PLTTDS của bất kì quốc gia nào có quy
định về các BPKCTT cũng đều có quy định
về các BPKCTT cụ thể
2 Một số yêu cầu đặt ra về mặt lí luận
đối với việc quy định về các biện pháp
khẩn cấp tạm thời
Các BPKCTT cụ thể được quy định trong
PLTTDS phải bảo đảm được yêu cầu chung
là tính nhanh chóng và sự đảm bảo an toàn
pháp lí cho các bên đương sự trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích của họ Tuy nhiên, xét một
cách cụ thể thì pháp luật về các BPKCTT
phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
- PLTTDS phải dự liệu được hết các
BPKCTT để đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của
thực tiễn tố tụng dân sự
Như tác giả đã phân tích ở trên thì trong
tố tụng dân sự không thể chỉ có một giải pháp tạm thời duy nhất được áp dụng cho tất cả các
vụ việc có tính khẩn cấp Điều này cũng có nghĩa là pháp luật về BPKCTT phải quy định được hệ thống các BPKCTT cụ thể, phù hợp với thực tiễn tố tụng dân sự Muốn làm được điều này, các nhà lập pháp cần phải dự kiến được hết những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra đối với các vụ việc dân sự cần có sự can thiệp ngay của toà án Từ việc dự kiến được hết các tình huống đó, các nhà lập pháp mới dự kiến được các giải pháp khẩn cấp, tạm thời để giải quyết tình trạng khẩn cấp Diễn đạt một cách hình tượng thì BPKCTT được quy định trong pháp luật phải có khả năng
“phủ kín” thực tiễn tố tụng dân sự, tức là trong mọi trường hợp khẩn cấp toà án đều có thể áp dụng ngay giải pháp tạm thời đã được quy định sẵn trong luật để có thể can thiệp tức khắc nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Như vậy, các BPKCTT được quy định trong PLTTDS không chỉ đáp ứng yêu cầu là phải bao gồm nhiều biện pháp mà cao hơn là PLTTDS phải quy định đầy đủ các BPKCTT cần thiết được áp dụng trong tố tụng dân sự
- PLTTDS về các BPKCTT phải quy định hợp lí điều kiện áp dụng của từng BPKCTT cụ thể
Bên cạnh ưu điểm nổi bật của BPKCTT
là toà án có thể nhanh chóng can thiệp để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của đương sự bằng một hoặc một số giải pháp tạm thời thì việc áp dụng BPKCTT cũng có thể làm cho
cả đương sự và toà án đôi khi ngại áp dụng,
vì rất có thể BPKCTT được toà án quyết
Trang 3định áp dụng là không đúng, gây thiệt hại
cho người bị áp dụng Chính vì thế, để góp
phần hạn chế khả năng này, mỗi BPKCTT
phải được pháp luật quy định thật chặt chẽ
nhưng hợp lí về điều kiện áp dụng Điều này
sẽ hạn chế tình trạng lạm quyền trong yêu
cầu áp dụng BPKCTT của đương sự, hạn
chế tình trạng áp dụng BPKCTT tuỳ tiện,
không có căn cứ pháp lí của toà án Điều
kiện áp dụng mỗi BPKCTT cụ thể đều phải
được quy định dựa trên đặc trưng của từng
biện pháp đó Ngoài ra, điều kiện áp dụng
từng BPKCTT phải được quy định dựa trên
cơ sở có mối liên hệ với luật nội dung, phù
hợp với luật nội dung Như vậy, mỗi
BPKCTT cụ thể được quy định trong luật
vừa phải đơn giản, dễ áp dụng và phù hợp
với thực tế để toà án có thể can thiệp nhanh
nhất, đúng nhất, từ đó bảo vệ kịp thời quyền,
lợi ích của đương sự
3 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ
thể trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện nay
Hiện nay, các BPKCTT được quy định
chủ yếu tại Điều 102 BLTTDS năm 2004,
gồm các biện pháp cụ thể như sau: Biện
pháp giao người chưa thành niên cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Biện pháp buộc
thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp
dưỡng; Biện pháp buộc người sử dụng lao
động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi
thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp cho người lao động; Biện pháp
buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị
xâm phạm; biện pháp tạm đình chỉ việc thi
hành quyết định sa thải người lao động; Biện
pháp kê biên tài sản đang có tranh chấp; Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác; Biện pháp phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong toả tài sản ở nới gửi giữ; Biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; Biện pháp cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định
So với các quy định của PLTTDS trước đây (trước khi có BLTTDS), quy định của BLTTDS về các BPKCTT đã có bước tiến nhất định Ngoài việc ghi nhận lại và có sửa đổi cho phù hợp về một số BPKCTT đã từng được ghi nhận trong các văn bản PLTTDS trước đây thì BLTTDS còn ghi nhận thêm một số BPKCTT mới mà điển hình là biện pháp phong toả Ngoài ra, điều kiện áp dụng từng BPKCTT cũng đã được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, vì thế việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại toà
án cũng đạt hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, theo tác giả, các quy định của BLTTDS về các BPKCTT và điều kiện áp dụng từng BPKCTT vẫn còn một số điểm chưa hợp lí cần được tiếp tục hoàn thiện thêm Cụ thể là:
Thứ nhất, cần quy định phân nhóm các
BPKCTT để thuận tiện cho việc lựa chọn áp dụng BPKCTT
Có thể khẳng định rằng trong các công trình nghiên cứu khoa học về BPKCTT thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự đã công bố, chưa có công trình nào kiến nghị chi tiết về phân nhóm các BPKCTT Có thể vì cho rằng
dù có phân nhóm các BPKCTT thì với mỗi BPKCTT cụ thể pháp luật vẫn phải quy định
Trang 4về điều kiện áp dụng Tuy vậy, theo ý kiến
của tác giả, Điều 102 BLTTDS cần phân
nhóm các BPKCTT để kết cấu Điều 102
BLTTDS được gọn hơn, rõ hơn, tạo thuận
lợi cho việc lựa chọn áp dụng BPKCTT
Việc phân nhóm các BPKCTT có thể dựa
vào các tiêu chí khác nhau để phân thành các
nhóm BPKCTT khác nhau Ví dụ: Nếu dựa
vào đối tượng hướng đến của các BPKCTT
thì có thể phân chia thành nhóm BPKCTT
hướng đến tài sản của đương sự và nhóm
BPKCTT hướng đến hành vi của đương sự
Nếu phân loại theo cách này, tác giả cho
rằng việc phân loại có thể sẽ gặp một số khó
khăn nhất định như đối với một số giải pháp
tạm thời để xác định rành mạch là đối tượng
hướng đến của BPKCTT đó là tài sản hay là
hành vi của đương sự không hề dễ dàng (ví
dụ, toà án nhận thấy cần phải tạm thời đáp
ứng ngay nhu cầu cấp thiết của đương sự nên
toà án quyết định áp dụng BPKCTT buộc
phải tạm ứng trước một số tiền để bồi
thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ Xác
định một cách trực diện thì BPKCTT này rõ
ràng là hướng đến hành vi của người bị áp
dụng - hành vi tạm ứng nhưng ở phương
diện nhất định BPKCTT này cũng có hướng
đến tài sản của người bị áp dụng) Mặc dù
vậy, theo tác giả, nếu xác định một cách trực
diện, việc phân nhóm các BPKCTT vẫn có
thể được thực hiện theo tiêu chí phân nhóm
theo đối tượng hướng đến của BPKCTT là
tài sản hay hành vi của người bị áp dụng
Có thể có cách phân loại khác mà tác giả
nhận thấy cũng tương đối hợp lí đó là phân
nhóm các BPKCTT dựa theo tiêu chí xác
định mục đích của BPKCTT cần được áp
dụng Với các BPKCTT được PLTTDS xác
định như hiện nay, có thể phân chia thành bốn
nhóm: Nhóm 1: Nhóm các BPKCTT buộc
phải tạm ứng một số tiền nhất định như tạm ứng tiền cấp dưỡng, tạm ứng tiền bồi thường thiệt hại, tạm ứng tiền lương, tiền công lao động (khoản 2, 3, 4 Điều 102 BLTTDS);
Nhóm 2: Nhóm các BPKCTT nhằm ngăn
ngừa việc tẩu tán, huỷ hoại chứng cứ, tài sản
để đảm bảo thi hành nghĩa vụ hoặc đảm bảo thi hành án như kê biên, cấm chuyển dịch quyền tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản, phong toả (khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 102
BLTTDS); Nhóm 3: nhóm các BPKCTT
buộc làm hoặc không làm một công việc nhất định như BPKCTT giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động và một số công việc khác (khoản 1, 5,
12 Điều 102 BLTTDS); Nhóm 4: Nhóm các
BPKCTT khác mà pháp luật có quy định; Nhóm này bao gồm các BPKCTT khác được quy định trong các văn bản PLTTDS khác Theo tác giả, cách phân loại này là tương đối hợp lí và như vậy Điều 102 BLTTDS sẽ được kết cấu theo bốn khoản rất rõ ràng: khoản 1 là các BPKCTT thuộc nhóm 1, khoản 2 là các BPKCTT thuộc nhóm hai, khoản 3 là các BPKCTT thuộc nhóm 3 và khoản 4 là các BPKCTT khác được pháp luật quy định Có như vậy, Điều 102 BLTTDS mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra
về mặt lí luận là quy định được hệ thống các BPKCTT khoa học, đầy đủ và cụ thể
Thứ hai, cần phải sửa đổi, bổ sung các
quy định về điều kiện áp dụng của một số BPKCTT cụ thể
Các quy định của BLTTDS về điều kiện
Trang 5áp dụng các BPKCTT so với các quy định
của PLTTDS trước đây có nhiều điểm tiến bộ
đáng được ghi nhận Tuy nhiên, quy định về
điều kiện áp dụng một số BPKCTT cụ thể cần
thiết vẫn phải được sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp hơn với thực tiễn, từ đó bảo vệ kịp thời
hơn, hiệu quả hơn quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự trong vụ án dân sự Đó là:
- Về BPKCTT giao người chưa thành niên
cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục (Điều 103 BLTTDS)
Theo quy định tại Điều 103 BLTTDS,
BPKCTT này sẽ được áp dụng trong trường
hợp người chưa thành niên chưa có người
giám hộ Quy định này đã tạo ra những cách
hiểu khác nhau Có người hiểu “chưa có” có
nghĩa là từ trước đến nay người chưa thành
niên chưa từng có người giám hộ Có người
hiểu “chưa có” có thể bao gồm cả trường
hợp người chưa thành niên đã từng có
người giám hộ nhưng hiện tại người giám
hộ đó không còn khả năng trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục người chưa
thành niên Vì vẫn còn có những cách hiểu
khác nhau như vậy nên theo tác giả, Điều
103 BLTTDS cần được quy định cụ thể hơn
theo hướng BPKCTT giao người chưa thành
niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được
áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên
quan đến người chưa thành niên chưa có
người giám hộ hoặc đã có người giám hộ
nhưng người giám hộ đó không còn khả
năng trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục người chưa thành niên
- Về BPKCTT kê biên tài sản đang tranh
chấp (Điều 108 BLTTDS)
Thực tế cho thấy nếu kê biên tài sản chỉ được quyết định áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp như quy định tại Điều 108 BLTTDS hiện nay thì phạm vi áp dụng BPKCTT này là quá hẹp, dẫn đến hiệu quả của biện pháp này còn hạn chế Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả thi hành án của đương sự
có nghĩa vụ, BPKCTT kê biên cần được áp dụng cho tất cả tài sản của đương sự chứ không chỉ riêng tài sản tranh chấp
Để phân biệt rõ với BPKCTT phong toả tài sản của người có nghĩa vụ, Điều 108 BLTTDS quy định về BPKCTT kê biên cần thể hiện rõ hơn về điều kiện áp dụng Bản chất của việc kê biên tài sản là kiểm kê, kê ra những tài sản của đương sự, bảo toàn những tài sản đó và người được giao giữ tài sản kê biên không được đưa tài sản đó vào lưu thông, vì thế BPKCTT kê biên được áp dụng trong trường hợp chưa biết rõ về hiện trạng,
số lượng, chủng loại, giá trị thực tế của tài sản hoặc tài sản mà trong nó lại bao gồm nhiều tài sản khác Ngược lại, biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng trong trường hợp đã biết rõ về hiện trạng, số lượng, chủng loại và giá trị của tài sản
- Về BPKCTT cấm chuyển dịch quyền
về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp (Điều 109 BLTTDS)
Nếu chỉ áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp mà không được áp dụng với những tài sản khác không phải là tài sản
(Xem tiếp trang 49)
(1).Xem: Nhà pháp luật Việt – Pháp, Nội dung trao
đổi về một số điểm của BLTTDS; Tài liệu hội thảo, Hà
Nội ngày 27/6/2001