So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trang 1I So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
1 Giống nhau:
- Nhằm mục đích tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
- Tăng thời gian lao động thặng dư của công nhân, không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn tạo ra phần thặng dư
- Nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân nhằm tạo giá trị thặng dư
- Dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài
- Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao động nhất định
2 Khác nhau:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối
Được áp dụng phổ biến khi lao động tiến
bộ còn thấp, kỹ thuật chậm chạp
Được áp dụng phổ biến khi công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ
Ngày lao động phải dài hơn thời gian lao
động tất yếu Năng suất, giá trị, thời gian
lao động tất yếu không đổi
Thời gian lao động tất yếu giảm, năng suất lao động tăng
Bóc lột bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày
lao động, tăng cường độ lao động
Bóc lột bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, thông qua giảm giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân
II Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay
1.Ý nghĩa lý luận đối với nước ta hiện nay:
-Nước ta có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong khu vực kinh tế nhà nước và tập thể, chúng ta cần vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các
Trang 2nhà tư bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
- Gạt bỏ tính chất, mục đích của tư bản chủ nghĩa Vận dụng các phương pháp vào các doanh nghiệp nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội; thúc đẩy phát triển kỹ thuật mới, tiết kiệm chi phí sản xuất
- Giúp ích đối với quá trình phát triển đất nước: Thúc đẩy tăng của cải phát triển kinh tế; tăng năng suất lao động xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ý thức rằng nước ta có xuất phát điểm thấp nên ra sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vận dụng các nguồn lực tạo đà phát triển mạnh
- Góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
2.Ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay:
- Học tập để quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội (Thông qua việc khai thác những luận điểm của Mác nói về quá trình sản xuất, thực hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư)
- Thông qua những sai lầm, bóc lột của chủ nghĩa tư bản để đạt được giá trị thặng dư, nước ta sửa chữa những sai lầm trong xây dựng kinh tế
- Làm rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngay trong thành phần kinh tế tư nhân
ở nước ta hiện nay (nhờ biết rõ về sự giàu có của nhà tư bản là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư)
- Hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nước ta sẽ có những chính sách đúng đắn
để phát triển kinh tế tư bản tư nhân
- Giúp doanh nghiệp vận dụng quy luật hợp lí để đảm bảo định hướng chủ nghĩa xã hội
III Bằng lý luận và dẫn chứng cụ thể làm rõ tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta:
Trang 3Nhìn lại quá trình dựng xây đất nước, ta nhận thấy công nghiệp hóa hiện đại hóa đóng một vai trò to lớn và toàn diện đối với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng năm 1954 và bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH
Với chủ trương xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm, mặc dù
trong điều kiện phải tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng sản xuất ở miền Bắc đã tăng gấp nhiều lần về cơ sở vật chất-kỹ thuật
Trong suốt những năm xây dựng chế độ Chủ nghĩa xã hội, dù phải đối mặt với chiến tranh
và những tổn thất hay cả khi bị cấm vận lực lượng sản xuất vẫn phát triển vượt bậc; nước
ta hoàn thành hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, hàng trăm công trình lớn, trong đó có một số công trình quan trọng từ dệt, xi măng, dầu khí, điện, cơ khí đến đường, thủy lợi và giao thông Ví dụ là các công trình thủy điện Trị An, Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, công trình thủy lợi Kẻ Gỗ, Dầu Tiếng, các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, cầu lớn Chương Dương, Thăng Long, kênh Hồng Ngự
Qua năm tháng, với những thành tựu của khoa học, công nghệ tư liệu sản xuất nước ta đã
có những phát triển đáng kể, đầu tiên là thay đổi những công cụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp Cải biến từ những công cụ lao động đơn giản mang tính chất tiểu thủ công nghiệp sang những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, tối tân Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí
óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng các chuyên môn hóa ngày càng cao Theo Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước thuộc khối ASEAN Theo số liệu thống kê năm 2015, có 9,99 triệu người lao động đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trên tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở khu vực thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở vùng nông thôn là 11,2% Trong các năm gần đây, tỉ lệ lao động có trình độ đại học của lực lượng lao động trực tiếp tăng lên không ngừng Năm 2012, trung bình cả nước có 4,7%, năm 2013 là 5,8%, năm 2014 là 6,2%
IV.Để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Trang 4 Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả
- Về công nghiệp: Chú trọng phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tập trung sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời áp dụng công nghệ mới Phân bố không gian công nghiệp phù hợp với các vùng miền
- Về nông nghiệp: đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân Sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản
- Về dịch vụ: Mở rộng và hiện đại hóa các dịch vụ tiềm năng như ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, logistic, dịch vụ về phần mềm công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác Xây dựng thương hiệu dịch vụ và hàng hóa Việt Nam
Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo, nâng cao khả năng sáng tạo và trình độ nguồn nhân lực: Đưa đầu tư của toàn xã hội phần lớn vào khoa học công nghệ, đổi mới phương thức quản lí khoa học công nghệ, thực hiện quyền tự chủ đầy
đủ cho các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, gắn kết chặt chẽ khoa học công nghệ với cuộc sống thực tiễn Định hướng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 điện tử, tin học, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng tái tạo,…
Đẩy mạnh các hoạt động liên kết vùng kinh tế
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới thể chế kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa Cải cách bộ máy và cách thức quản lý nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thông minh
Không ngừng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
Tạp chí Mặt trận về “Phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam”