Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác. Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận rằng: “Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tiến bộ của toàn nhân loại” Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức chưa từng có, vì thế đòi hỏi nguồn lực lao động ở Việt Nam cần phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy mà mục tiêu xây dựng nền kinh tế nước nhà, chăm lo, bảo vệ và phát triển cho người lao động luôn là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong những công tác, nhiệm vụ đó thì vấn đề đảm bảo An toàn – vệ sinh lao động chính là yêu cầu tất yếu để bảo vệ sức khỏe, kiểm soát được các nguy cơ rủi ro, hạn chế tối đa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động. Công tác này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động thuộc mọi ngành nghề An toàn – vệ sinh lao động có tầm quan trọng như thế nhưng ở Việt Nam, hoạt động này đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như: Các doanh nghiệp chưa coi trọng An toàn – vệ sinh lao động; chưa tổ chức bộ máy hoặc khó khăn trong việc bố trí người làm công tác này; thiếu trang thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đủ sức răn đe;…Chính vì vậy, trước yêu cầu đổi mới hiện nay, mà việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực để kích thích người lao động tăng nâng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, đóng vai trò hạt nhân quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Vì lẽ đó mà hơn bất cứ địa phương nào trong khu vực, đòi hỏi công tác Quản lý nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố cần tạo ra được những đòn bẫy mạnh mẽ để khuyến khích, tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Từ đó, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, hoạt động Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động tại thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa đạt chuẩn theo quy định, chưa đáp ứng được nhu cầu, quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy mà việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoạt động Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động là rất cần thiết ngay lúc này Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động. Để từ đó đánh giá được ưu nhược điểm, góp phần hoàn thiện thêm, mang đến hiệu ứng, hiệu quả tích cực hơn cho hoạt động này tại thành phố Đà Nẵng, mà em đã chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng”
Trang 1CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu 2
2.2 Nhiệm vụ 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1 An toàn lao động 4
1.1.2 Vệ sinh lao động 4
1.1.3 Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động 4
1.2 Nguyên tắc của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động 4
1.3 Nội dung của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động 5
1.4 Vai trò của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động 6
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 7
2.1 Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng 7
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 7
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động 8
Trang 32.1.3 Đặc điểm của người lao động 9
2.2 Thực trạng Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng 9
2.2.1 Hệ thống và mô hình tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng 10
2.2.2 Công tác Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 12
2.2.3 Công tác Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 13
2.2.4 Công tác Tổ chức đào tạo và tập huấn An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 14
2.2.5 Công tác Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 15
2.3 Đánh giá chung tình hình Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng 15
2.3.1 Ưu điểm 15
2.3.2 Hạn chế 16
2.4 Nguyên nhân 18
2.4.1 Nguyên nhân cho những mặt đạt được 18
2.4.2 Nguyên nhân cho những hạn chế còn tồn đọng 19
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 19
3.1 Đối với các sở, ban, ngành 19
3.2 Đối với các doanh nghiệp 20
3.3 Đối với người lao động 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận rằng: “Nguồn lực con người
là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tiến bộ của toàn nhân loại”
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức chưa từng có, vì thế đòi hỏi nguồn lực lao động ở Việt Nam cần phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Chính vì vậy mà mục tiêu xây dựng nền kinh tế nước nhà, chăm lo, bảo vệ và phát triển cho người lao động luôn là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết Trong những công tác, nhiệm vụ đó thì vấn đề đảm bảo An toàn – vệ sinh lao động chính là yêu cầu tất yếu để bảo vệ sức khỏe, kiểm soát được các nguy cơ rủi ro, hạn chế tối đa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và gắn liền với quyền lợi thiết thực của người lao động Công tác này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, đơn vị và người lao động thuộc mọi ngành nghề
An toàn – vệ sinh lao động có tầm quan trọng như thế nhưng ở Việt Nam, hoạt động này đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như: Các doanh nghiệp chưa coi trọng
An toàn – vệ sinh lao động; chưa tổ chức bộ máy hoặc khó khăn trong việc bố trí người làm công tác này; thiếu trang thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đủ sức răn đe;…Chính vì vậy, trước yêu cầu đổi mới hiện nay, mà việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực để kích thích người lao động tăng nâng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, đóng vai trò hạt nhân quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam Vì lẽ đó mà hơn bất cứ địa phương nào trong khu vực,
Trang 5đòi hỏi công tác Quản lý nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố cần tạo ra được những đòn bẫy mạnh mẽ để khuyến khích, tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, chất lượng lao động Từ đó, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
Tuy nhiên, hoạt động Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động tại thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa đạt chuẩn theo quy định, chưa đáp ứng được nhu cầu, quyền lợi cho người lao động Chính vì vậy mà việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoạt động Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động là rất cần thiết ngay lúc này
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động Để từ đó đánh giá được ưu nhược điểm, góp phần hoàn thiện thêm, mang đến hiệu ứng, hiệu quả tích cực hơn cho hoạt động này tại thành phố Đà Nẵng, mà em đã chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về
An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản cũng như phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố
2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến Quản lý Nhà nước về
An toàn – vệ sinh lao động
- Phân tích thực trạng và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác Quản
lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
- Khuyến nghị giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác Quản lý Nhà nước về
An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý Nhà nước
về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
- Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung chủ yếu trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
- Thời gian: giai đoạn 2019 - 2021
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Trang 7Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, An toàn lao động là “Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất”
Hay có thể hiểu đơn giản, An toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động mà ở đó không xảy ra nguy hiểm cho người lao động và những người xung quanh
1.1.2 Vệ sinh lao động
Theo điều 3 Luật An toàn - vệ sinh lao động năm 2015, Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của yếu tố có hại, gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ cho con người trong quá trình lao động
Hay có thể hiểu đơn giản, Vệ sinh lao động là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến ngành nghề đang làm và giữ vệ sinh môi trường chung
1.1.3 Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động là sự tác động mang tính tổ chức và điểu chỉnh của Nhà nước (thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước) đến việc bảo đảm An toàn – vệ sinh lao động nhằm bảo đảm điều kiện lao động không gây ra
sự nguy hiểm cho người lao động trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì hoạt động bảo đảm An toàn – vệ sinh lao động dựa trên cơ sở quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật
1.2 Nguyên tắc của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện An toàn –
vệ sinh lao động
Trang 8- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp An toàn – vệ sinh lao động trong quá trình lao động, ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loạt trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu
tố có hại trong quá trình lao động
- Tham vấn ý kiến tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, hội đồng về An toàn – vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về An toàn – vệ sinh lao động
1.3 Nội dung của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
Bảng 1.1 Nội dung của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
- Nghiên cứu, ứng dụng kết quả KHCN vào thực tiễn
- Xây dựng phương pháp, quy trình đạt chuẩn
6
Thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và
- Điều 89, Luật AT – VSLĐ
- Luật Thanh tra lao động
- Tiến hành thanh tra
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Phòng chống tham nhũng
Trang 97 Bồi dưỡng, huấn luyện về
an toàn, vệ sinh lao động
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Cán bộ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện
- Tổ chức huấn luyện tiêu chuẩn, nghiệp vụ cho 6 nhóm đối tượng
- Bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp về AT - VSLĐ
8 Hợp tác quốc tế về an toàn,
vệ sinh lao động
- Bộ LĐTBXH
- Bộ Khoa học - Công nghệ cùng các bộ ban ngành liên quan
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành
- Cử cán bộ học tập, trao đổi, nghiên cứu
Nguồn: Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
1.4 Vai trò của Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm An toàn – vệ sinh lao động trong quá trình lao động
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về An toàn – vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn Quốc gia về phục vụ
An toàn – vệ sinh lao động
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về An toàn – vệ sinh lao động trong quá trình lao động
- Hỗ trợ huấn luyện An toàn – vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn –
vệ sinh lao động
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng
cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động
- Đặc thù, tính chất của từng ngành nghề: mỗi ngành, nghề thường có những
đặc thù, yêu cầu, tính chất và khó khăn riêng Có những ngành nghề mà nhu cầu lớn, yêu cầu trình độ về người lao động không cao, nên các doanh nghiệp có quy mô vừa
Trang 10và nhỏ mở ra trên khắp cả nước sẽ kéo theo tình trạng mất An toàn – vệ sinh lao động cũng gia tăng, đặt ra việc tăng cường Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
- Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội: có tính chất quyết định đến
nội dung, cơ chế chính sách của quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động Bởi cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương để đề ra kế hoạch, triển khai công tác quản lý về An toàn - vệ sinh lao động sao cho phù hợp
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ: là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến việc xây dựng các văn bản pháp luật quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động
- Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế: sẽ tạo ra
những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý về An toàn - vệ sinh lao
động trên quy mô toàn xã hội
- Chi phí đầu tư cho công tác An toàn - vệ sinh lao động của các doanh nghiệp:
khi doanh nghiệp có sự quan tâm, đầu tư đến vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhiều hơn thì An toàn - vệ sinh lao động được thực hiện tốt hơn, các nguy cơ gây mất an toàn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ ít xảy ra hơn Từ đó giảm thiểu một phần gánh nặng cho hoạt động quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động và ngược lại
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, đóng vai trò hạt nhân quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Thành phố được thiên nhiên ưu ái, cũng như có được vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Đà Nẵng là thành phố nối liền cả Bắc, Trung, Nam, các tỉnh Tây Nguyên và một
số nước trong khu vực và thế giới Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và
Trang 11Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Trung tâm thành phố cách thủ
đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc nên điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa
có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với cái mới Đây cũng chính là điều kiện để Đà Nẵng học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh thành trong cả nước Qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động
Ngoài ra, Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại Trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm
2020 là 62%, công nghiệp - xây dựng là 35% và nông nghiệp là 3%
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động
PCI 2019 đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, và thu về một số kết quả sau:
Bảng 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô vốn đầu tư năm 2019
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng
Từ bảng trên cho thấy, các doanh nghiệp tại thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức đầu tư thấp Đây cũng sẽ là một thách thức và trở ngại lớn cho công tác Quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động, khi chi phí để chi cho hoạt động An toàn - vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được
Bảng 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô lao động năm 2019
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng
Quy mô lao động tại các doanh nghiệp ít (từ 10 đến 49 lao động) chiếm tỷ lệ cao vừa
là cơ hội vừa là thách thức cho công tác quản lý Nhà nước về An toàn - vệ sinh lao
Trang 12động Với số lao động ít, các doanh nghiệp sẽ tập trung và dễ dàng đảm bảo tốt hơn cho người lao động, tránh xảy ra các tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Ngoài ra, hiện Đà Nẵng còn có sáu khu công nghiệp được bố trí quanh Thành phố, có ba khu công nghiệp lớn nhất là khu công nghiệp Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng và khu công nghiêp Liên Chiểu Hầu hết các doanh nghiệp đều có bố trí người phụ trách nhưng số cán bộ làm công tác An toàn – vệ sinh lao động được đào tạo chuyên sâu rất ít, chủ yếu chọn người ở bộ phận cơ điện, kỹ thuật để kiêm nhiệm thêm
2.1.3 Đặc điểm của người lao động
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê thành phố, thì trong năm 2020 lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thành phố đạt 617,1 nghìn người Trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 66%; công nghiệp và xây dựng chiếm 29% còn lại
là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm hơn 55%
so với tổng số lao động tại thành phố, khu vực thành thị đạt 41,3%, cao hơn gần 3 lần khu vực nông thôn
Từ đây có thể thấy, lực lượng lao động qua đào tạo tại thành phố chiếm tỷ trọng khá cao, chủ yếu là lao động trẻ chỉ từ 28 – 30 tuổi bởi hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng dưới 35 tuổi để khai thác sức lao động Nên việc lĩnh hội, tiếp thu các kiến thức
về An toàn – vệ sinh lao động sẽ dễ dàng và nhanh nhạy hơn Tuy nhiên, điều này cũng là một thách thức lớn bởi việc không tuân thủ quy định, cẩu thả trong công việc xảy ra thường xuyên, tỷ lệ lao động xuất thân từ nông thôn chiếm hơn 40% (lao động nông thôn của các tỉnh lân cận là chủ yếu) nên thói quen tự do, tự phát trong lao động,
tư tưởng chủ quan lơ là với các quy trình an toàn đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động
2.2 Thực trạng Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng
Thực tiễn cho thấy, công tác Quản lý Nhà nước về An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khi số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua các năm vẫn còn nhiều, gây thiệt hại lớn về người và tài sản Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì trong năm 2020, Thành phố Đà Nẵng đứng thứ 29 trên 63 tỉnh thành của cả nước về số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp