1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

24 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 391,7 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ LIÊN HỆ ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNGỞ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý luận về tiền công đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong đó lý luận về tiềnlương của C.Mác đã làm rõ bản chất chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản. Đó là tiền lương là giá cả của lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động. Việc vận dụng các lý luận của C.Mác về bản chất của tiền công đến vấn đề bảo hiểm y tế cho người lao động ta làm rõ hơn những điểm bất cập liên quan. Hiện nay, bảo hiểm y tế giúp cho những người tham gia khắc phục khó khăn vềmặt tài chính khi có rủi ro về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật mà không phân biệt giàu nghèo, là định hướng phát triển trong chăm sóc sức khỏe người dân góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. BHYT qua các giai đoạn hình thành và phát triển đã dần trở nên đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội. Song với sự phát triển đó vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc chưa được khắc phục. Qua việc vận dụng các lý luận của C.Mác liên quan đến tiền công trong chủ nghĩa tư bản góp phần vào việc giải quyết các hạn chế vướngmắc đó.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI

LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

VÀ LIÊN HỆ ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ở VIỆT NAM

LỚP: L04 NHÓM: L04F , HK211

GVHD: THS NGUYỄN TRUNG HIẾU

SINH VIÊN THỰC HIỆN

% ĐIỂM BTL

ĐIỂM BTL GHI CHÚ

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT Mã số

SV Họ và tên Nhiệm vụ được

phân công

% Điểm BTL

Điểm BTL Ký tên

1 2014238 Lê Vinh Quang

Chương 1 – 1.3, 1.4, 1.5,

mở đầu, kết luận, tổng hợp, chỉnh sửa

100

3 1912964 Trần Anh Dũng Chương 2 – 2.1 100

4 2013079 Phạm Hoàng Hải Chương 2 – 2.2 100

5 1911838 Đinh Xuân Phong Chương 2 – 2.3 100

Trang 3

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ thay thế

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1: Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 3

1.1 Hàng hóa sức lao động 3

1.2 Bản chất của tiền công 4

1.3 Hình thái tiền công 6

1.4 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 6

1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tiền công 7

Chương 2: Liên hệ đến vấn đề bảo hiểm y tế cho người lao động ở Việt Nam 8

2.1 Các khái niệm và những điều cần biết về BHYT 8

2.2 Thực trạng phát triển của BHYT ở Việt Nam 11

2.3 Định hướng, giải pháp phát triển của BHYT ở Việt Nam 15

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lý luận về tiền công đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong đó lý luận về tiền lương của C.Mác đã làm rõ bản chất chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản Đó là tiền lương là giá cả của lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động Việc vận dụng các lý luận của C.Mác về bản chất của tiền công đến vấn đề bảo hiểm y tế cho người lao động ta làm rõ hơn những điểm bất cập liên quan

Hiện nay, bảo hiểm y tế giúp cho những người tham gia khắc phục khó khăn về mặt tài chính khi có rủi ro về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật mà không phân biệt giàu nghèo, là định hướng phát triển trong chăm sóc sức khỏe người dân góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng

và văn minh BHYT qua các giai đoạn hình thành và phát triển đã dần trở nên đa dạng

về thành phần và nhận thức xã hội Song với sự phát triển đó vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc chưa được khắc phục Qua việc vận dụng các lý luận của C.Mác liên quan đến tiền công trong chủ nghĩa tư bản góp phần vào việc giải quyết các hạn chế vướng mắc đó

2 Đối tượng nghiên cứu

Lý luận của C.Mác về tiền công

3 Phạm vi nghiên cứu

Bảo hiểm y tế cho người lao động ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2020

4 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, làm rõ bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Phân tích, làm rõ và đưa ra nguyên nhân của thực trạng BHYT cho người lao động ở Việt Nam

Định hướng và đưa ra giải pháp để phát triển BHYT cho người lao động ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

2

Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Phương pháp biện chứng duy vật

Các phương pháp chuyên ngành: Thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch,…

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận của nhóm có 2 phần chính:

Chương 1: Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Chương 2: Liên hệ đến vấn đề bảo hiểm y tế cho người lao động ở Việt Nam

Trang 7

3

CHƯƠNG 1 TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1.1 Hàng hóa sức lao động

1.1.1 Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

1.1.2 Khái niệm sức lao động

Sức lao động theo quan điểm của Mác - Lênin thì đây chính là toàn bộ năng lực, chúng bao gồm trí tuệ, tinh thần và cả thể chất tồn tại bên trong cơ thể Được sử dụng vào sản xuất để từ đó tạo ra giá trị Hay nói cho dễ hiểu thì sức lao động chính là khả năng lao động, một điều kiện quan trọng để các công việc sản xuất trở nên trơn tru, hiệu quả

1.1.3 Khái niệm hàng hóa sức lao động

Hàng hóa sức lao động được hiểu là một loại hàng hóa đặc biệt Chúng mang trong mình những thuộc tính riêng và tất nhiên là phải liên kết chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của toàn nền kinh tế Thêm vào đó thì sức lao động trở thành hàng hóa chính

là một điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nền kinh tế dạng tư bản Đánh dấu một bước tiến quan trọng để tạo nên quyền tự do cá nhân và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế

1.1.4 Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt

Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội

Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,…

Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian

và sự phát triển của xã hội

Trang 8

4

Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…

Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng

dư cho xã hội Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động

Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm lý, văn hoá và khu vực địa lý,…

1.2 Bản chất của tiền công

1.2.1 Khái niệm tiền công

Tiền công theo khái niệm của kinh tế chính trị Mác - Lênin, là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động và là giá cả của hàng hóa sức lao động

1.2.2 Bản chất kinh tế của tiền công

Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định đó là tiền công Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động

Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả lao động, vì lao động không phải

là hàng hóa Sở dĩ như vậy là vì:

- Nếu tạo động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra, chứ không bán "lao động"

- Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:

Trang 9

5

+ Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

+ Thứ hai, còn nếu "hàng hóa lao động" được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị

- Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không có giá trị Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động

Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động

Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn Điều đó là do những thực tế sau đây:

- Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức

là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động

- Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để

có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động

- Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động

Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

Trang 10

6

1.3 Hình thái tiền công

1.3.1 Tiền công tính theo thời gian

Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng)

1.3.2 Tiền công tính theo sản phẩm

Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định

1.3.3 Đơn giá và mối liên hệ giữa tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm

Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định Đơn giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó

về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền công tính theo thời gian

1.4 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

1.4.1 Tiền công danh nghĩa

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế

1.4.2 Tiền công thực tế

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình

1.4.3 Mối liên hệ giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động; nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động

Trang 11

7

trên thị trường Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên

1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tiền công

1.5.1 Đối với người lao động

Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết Tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ

đối với tổ chức và đối với xã hội

Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức

1.5.2 Đối với doanh nghiệp

Tiền công là một phần quan trọng của chi phí sản xuất Tăng tiền công sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường

Tiền công, tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức

Tiền công, tiền lương cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý chiến lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực

1.5.3 Đối với nhà nước

Tiền công đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội

Trang 12

8

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở

VIỆT NAM

2.1 Các khái niệm và những điều cần biết về BHYT

2.1.1 Khái niệm BHYT

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm phải tham gia theo quy định của Luật BHYT

Nói cụ thể hơn, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập hàng tháng của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào Quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý nhằm mục đích giúp mọi thành viên tham gia Quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh, cơ quan BHXH thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT

2.1.2 Vai trò của BHYT

Bảo hiểm y tế có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập, sức khỏe của mỗi chúng ta cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Vai trò của Bảo hiểm y tế nổi bật ở những điểm sau:

- Giữ vai trò trung tâm trong các chức năng của nền kinh tế hiện đại Hiện nay hoạt động của BHYT đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Nó có nhiệm vụ bảo vệ cho những người tham gia bảo hiểm chống lại các bất trắc, sự cố xảy

ra trong khi làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày

- Đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp thiếu hụt nguồn ngân sách, khắc phục tổn thất kinh tế- xã hội, tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống của mỗi chúng ta Không những thế nó còn là nguồn vốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác

Trang 13

9

- Giúp nhà nước kiểm soát được những rủi ro và tình hình thực hiện bảo hiểm của toàn xã hội thông qua những lợi ích và quá trình hoạt động của nó

2.1.3 Các đối tượng tham gia BHYT

Hiện nay BHYT có 2 hình thức tham gia là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện

Nhóm tham gia BHYT bắt buộc bao gồm:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

- Nhóm do cơ quan BHXH đóng

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng

- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng

- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng

Các nhóm không thuộc đối tượng trên thì tham gia BHYT tự nguyện

2.1.4 Mức đóng BHYT của người lao động

Mức đóng BHYT hàng tháng của người lao động thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.1

Mức lương tháng tối thiểu đóng BHYT:

- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường

- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề

- Người làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.2

1 Theo điều 7 Nghị định 146/2018 NĐ-CP

2 Theo điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH

Ngày đăng: 04/04/2022, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w