1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những vấn đề cần lưu ý khi thực hành kỹ năng xác định đương sự trong tư vấn pháp luật

22 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Trong vụ án hành chính, đương sự được quy định tại khoản 7 điều 3 Bộ luật Tố tụng Hành chính năm 2015: “Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THỰC HÀNH KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, Tháng 3/2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 4

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƯƠNG SỰ 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đặc điểm của đương sự 5

1.3 Ý nghĩa của việc xác định đương sự 5

II CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT 6

III NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THỰC HÀNH KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT 12

3.1 Tình huống pháp lí 12

3.2 Những vấn đề cần lưu ý khi xác định đương sự 17

IV Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HÀNH THÀNH THẠO VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19

4.1 Ý nghĩa của việc thành thạo kỹ năng xác định đương sự trong tư vấn pháp luật 19 4.2 Thực tiễn thực hành kỹ năng xác định đương sự trong tư vấn pháp luật 21

KẾT LUẬN 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thứcpháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến,cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan nhằm giúp cho người được

tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình để phùhợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Để có kỹnăng tư vấn pháp luật, người tư vấn không chỉ có kiến thức pháp luật, có trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ về tư vấn pháp luật, kinh nghiệm cuộc sống xã hội mà còn phải có khảnăng vận dụng thành thạo những kiến thức, hiểu biết đó để bảo vệ được quyền và lợi íchcủa mình Trong đó việc xác định đương sự là kỹ năng cơ bản, là tiền đề giúp cho các cơquan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định pháp luật Đồng thời, việc xác địnhđúng đương sự bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn gópphần tránh gây lãng phí về thời gian, tiền bạc của các cơ quan có thẩm có quyền Từ những

lý do trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Những vấn đề cần lưu ý khi thực hành kỹ năng xác định đương sự trong tư vấn pháp luật” là đề tài nghiên cứu của nhóm.

Trang 4

“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” Như vậy, đương sự có thể là cá nhân, cơ quan, tổ

chức khi cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộclĩnh vực mình phụ trách

Trong vụ án hành chính, đương sự được quy định tại khoản 7 điều 3 Bộ luật Tố tụng

Hành chính năm 2015: “Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Trong vụ án hình sự, đương sự được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố

tụng Hình sự năm 2015: “Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.” Đương sự trong tố tụng hình sự là những

người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tội phạm xảy ra, tham gia vào

vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình hoặc chịu nghĩa vụ theo quy

Trang 5

định của pháp luật, nhưng không phải là người thực hiện hành vi phạm tội.

1.2 Đặc điểm của đương sự

Thứ nhất, đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung mà trong quan hệ đó,

họ có quyền, lợi ích bị tranh chấp, bị xâm phạm hoặc cần được xác định

Thứ hai, đương sự là những cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình giải

quyết vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Thứ ba, đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trước pháp luật Mặc dù các đương

sự với tư cách tố tụng khác nhau có một số quyền và nghĩa vụ khác nhau nhưng với nhữngquyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho họ đó, họ có điều kiện thuận lợi như nhaukhi tham gia tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thứ tư, đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt, việc thực hiện nghĩa vụ của mình

để làm cơ sở cho việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết Chỉ đương sựmới có quyền tự định đoạt này, trong khi các chủ thể khác có nghĩa vụ phải tôn trọng vàbảo đảm

1.3 Ý nghĩa của việc xác định đương sự

Đương sự là một khái niệm pháp lý đặc thù của lĩnh vực tố tụng tài Tòa án, thể hiệnmối quan hệ đặc biệt quan trọng đối với vụ án, bao gồm cả vụ án dân sự, hành chính, hình

sự, lao động, kinh tế… Không có một vụ án nào được xử tại Tòa án mà không có sự xácđịnh về đương sự Chính vì lẽ đó, đương sự là một bộ phận không thể thiếu khi xét xử tạiTòa án Số lượng đương sự trong một vụ án cụ thể nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất vụ

án, loại quan hệ tranh chấp Việc xác định đầy đủ đương sự, xác định đúng địa vị tố tụngcủa họ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho việc nắm bắt được hết các yêu cầu củađương sự, yêu cầu họ cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án được toàndiện, đầy đủ, hạn chế việc kéo dài giải quyết vụ án

Trang 6

II CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp và thu thập được

- Nhóm 2 đã trình bày cụ thể về vấn đề này nên chúng mình chỉ nêu lại một số vấn đề

- Có 2 hình thức tiếp nhận thông tin đó là qua lời nói và qua văn bản

- Khi tiếp nhận thông tin bằng hình thức lời nói thì người tư vấn cần ghi chép lại các thôngtin quan trọng Trong khi đó, người tư vấn cũng cần đặt các câu hỏi với khách hàng để làm

rõ các tình tiết vụ việc

- Khi tiếp nhận thông tin bằng hình thức văn bản thì người tư vấn cần tìm hiểu nguồn cungcấp thông tin, độ tin cậy, sau đó nghiên cứu các thông tin và tiến hành trao đổi với kháchhàng

- Cần lưu ý các thông tin mà khách hàng cung cấp không phải lúc nào cũng có độ tin cậy100% hoặc đã phản ánh hoàn toàn vụ việc Do đó người tư vấn cần tìm hiểu và làm rõ tìnhtiết vụ việc một cách chính xác, khách quan

Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan

Người tư vấn cần nghiên cứu kỹ càng hồ sơ, tài liệu đã được tiếp nhận Trong quátrình nghiên cứu cần lưu ý về 1 số các vấn đề nhất định có ý nghĩa quan trọng trong việcxác định tư cách của đương sự:

Thứ nhất, người tư vấn phải đặc biệt chú ý đến các chứng cứ, tài liệu mang tínhquyết định của vụ án, vụ việc Vụ án, vụ việc thuộc lĩnh vực nào, đặc điểm của vụ án, quan

hệ pháp luật trong vụ án,

Thứ hai, người tư vấn phải kiểm tra kỹ tính hợp pháp, tính khách quan và tính liênquan của các chứng cứ, tài liệu để xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ Người

tư vấn cần xác minh kỹ càng các chứng cứ tài liệu mình tiếp nhận được

Thứ ba, người tư vấn cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật có liên quan Các

Trang 7

bên trong vụ án được quy định như thế nào theo pháp luật Chú ý về hiệu lực của các vănbản pháp luật để đảm bảo giá trị thi hành

Bước 3: Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, hồ sơ vụ án, đưa ra những nhận định cơ bản

về vụ án

Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, hồ sơ vụ án, người tư vấn cần đưa ra nhữngnhận định cơ bản về vụ án như diễn biến, nội dung, chủ thể, khách thể,

Bước 4: Xác định các đương sự trong vụ án

Thứ nhất, đương sự trong vụ án dân sự

 Xác định tư cách nguyên đơn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn trong vụ

án dân sự là: “ người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”

Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự không những chỉ là người khởi kiện hay ngườiđược cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện yêu cầu Tòa

án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm mànguyên đơn trong vụ án dân sự còn là cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệlợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách Việc tham gia tốtụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn so với các đương sự khác Hoạt động tố tụngcủa nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng

 Xác định tư cách bị đơn

Trang 8

Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền

và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.

Như vậy, để được xác định tư cách bị đơn cần có các đặc điểm sau:

- Là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của

Bộ luật tố tụng dân sự khởi kiện

- Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay xâm phạm đến quyền lợi của nguyênđơn

 Xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của

họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Thứ hai, đương sự trong vụ án hình sự: Theo quy định tại khoản g khoản 1 Điều 4

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đương sự trong vụ án hình sự gồm nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự

 Nguyên đơn dân sự

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có

Trang 9

đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

 Bị đơn dân sự

Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại

 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự

Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết khi khởi tố vụ án hình sự màkhông cần có đơn khởi kiện của đương sự Khi vụ án hình sự có vấn đề dân sự phát sinh doviệc thực hiện tội phạm bị khởi tố thì việc dân sự đó đương nhiên được xem xét và giảiquyết mà không cần phải khởi kiện riêng bằng một thủ tục khác nữa Theo đó, việc giảiquyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hìnhsự

Không phải vụ án hình sự nào cũng có sự tham gia của các đương sự mà chỉ những

vụ án có chứa tranh chấp dân sự cần được giải quyết trong vụ án hình sự thì mới có sựtham gia của những người được gọi là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Thứ ba, đương sự trong vụ việc hành chính

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 thì đương sự trong

vụ án hành chính bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan

 Người khởi kiện

Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu

Trang 10

Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ýdân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

 Người bị kiện

Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hànhchính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử

lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện

 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởikiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi,nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dânchấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan

Bên cạnh việc xác định quan hệ pháp luật trong vụ việc cần tư vấn, người tư vấncũng cần xác định những quan hệ hệ pháp luật có liên quan với đương sự Ví dụ như trong

vụ tranh chấp đất đai, ngoài quan hệ pháp luật tranh chấp đất đai, cũng có thể có quan hệpháp luật tặng cho đối với người thứ 3, Vì vậy, việc xác định đầy đủ các quan hệ pháp luật

có liên quan sẽ giúp xác định đúng các đương sự liên quan đến vụ việc

Trong bước này, để xác định các đương sự trong quan hệ pháp luật ta cần chú ý xemxét:

 Xem xét năng lực pháp luật, năng lực hành vi của đương sự

Năng lực pháp luật của đương sự được xem là điều kiện tiên quyết ( điều kiện cần) đểmột chủ thể tham gia vào qúa trình tố tụng Một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố tụng khiđược pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật

Nếu như năng lực pháp luật là điều kiện cần thì năng lực hành vi của đương sự là điều

Trang 11

kiện đủ, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau Việc xem xét điều kiện năng lực pháp luật

và năng lực hành vi của đương sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định tưcách đương sự và các bước tiếp theo trong tuư vấn pháp luật

 Xem xét xem có yếu tố nước ngoài hay không

Việc này sẽ giúp cho người được tư vấn gửi đơn khởi kiện tới đúng nơi có thẩm quyền

và ảnh hưởng tới việc trao đổi chứng cứ, tài liệu giữ các bên

 Xem xét điều kiện kế thừa quyền

Trong các vụ việc về tranh chấp dân sự, cụ thể là tranh chấp về quyền thừa kế thì người

tư vấn cần phải xem xét những điều kiện kế thừa quyền của các chủ thể liên quan đến vụviệc, qua đó giúp cho việc xác định tư cách đương sự đầy đủ, chính xác

Quá trình tham gia tố tụng dân sự, đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết hoặcđương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì quyền và nghĩa

vụ tố tụng dân sự thì để đảm bảo lợi ích cho đương sự, cần xem xét các quy định của phápluật về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy đinh của Bộ luật Tố tụng Hành chính, Bộluật Tố tụng dân sự

Ví dụ: H cho F vay số tiền 850 triệu đồng, có lập hợp đồng vay nợ Tháng 8/2021, H bịtai nạn qua đời H có 2người con là C, D đều đã thành niên Trong trường hợp này, 2 ngườicon của H và vợ của H do là hàng thừa kế thứ nhất nên có thể kế thừa quyền và nghĩa vụ tốtụng tại tòa án Ngoài ra, 3 người thừa kế cũng có thể ủy quyền cho 1 người đại diện thamgia tố tụng

Trang 12

III NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THỰC HÀNH KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH ĐƯƠNG SỰ TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

3.1 Tình huống pháp lí

Tình huống 1:

Bà Tr nợ bà Đ một số tiền Ngày 14/8/2018, bà M cùng với bà Đ và bà Tr gặp nhau thống nhất số tiền

nợ mà bà Tr có nợ bà Đ là 320tr đồng, giao lại cho bà M nhận trả nợ thay bà Tr Trong ngày nhận trả nợ thay

bà Tr, bà M có trả cho bà Đ 150tr đồng để bà Đ trả lại cho bà Tr 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và bà

M viết biên nhận có nợ bà Đ số tiền là 170tr đồng, hứa để 01 tháng là trả hết số tiền nợ Tại buổi ký biên

nhân, bà Tr không có ý kiến về việc chuyển giao nghĩa vụ cho bà M.

Tuy nhiên, trong 01 tháng, bà M không trả mà lấy lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên xin trả dần

số tiền 170tr đồng, mỗi tháng 500.000 đồng Bà M khẳng định thêm trách nhiệm trả nợ là của bà Tr, bà không đồng ý trả nợ, đồng thời không biết bà Tr nợ bà Đ số tiền bao nhiêu Bà Đ muốn được nhận toàn bộ số tiền

nợ nhanh nhất nên quyết định khởi kiện

Trong tình huống trên: Bà Đ là người có nhu cầu khởi kiện đến tìm luật sư tư vấn xác địnhcác đương sự trong vụ án Luật sư tư vấn cần phải:

Ngày đăng: 04/04/2022, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w