1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên

106 48 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ KIM DUNG

THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNBẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ KIM DUNG

THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNBẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊNNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Nữ Hoàng Anh

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănđược thực hiện nghiêm túc và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồngốc rõ ràng.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Kim Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài “Thanh trađầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh TháiNguyên”, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân

và tập thể đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong học tập và nghiên cứu.

Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể cácGiảng viên trường Đại học inh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học TháiNguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình theohọc tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập vànghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học.

Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu

sắc tới TS Bùi Nữ Hoàng Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá

trình thực hiện luận văn.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng táccủa các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúptôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021

Tác giả Luận văn

Hoàng Thị Kim Dung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁCTHANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồnvốn NSNN 5

1.1.1 Khái niệm và vai trò về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN 5

1.1.2 Khái niệm và vai trò công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằngnguồn vốn NSNN 7

1.1.3 Nội dung công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN 9

1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằngnguồn vốn ngân sách nhà nước 15

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằngnguồn vốn ngân sách nhà nước và bài học cho tỉnh Thái Nguyên 18

Trang 6

1.2.1 Thực tiễn công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn

NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình 18

1.2.2 Thực tiễn công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 19

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.2.2 Tổng hợp và phân tích thông tin 23

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 24

2.3.1 Xây dựng kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

242.3.2 Thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong giai đoạn chuẩnbị đầu tư 24

2.3.3 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn thực hiện đầu tư 25

2.3.4 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn sau đầu tư 25

2.3.5 Xử lý kết quả thanh tra 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA ĐẦU TƯ XÂYDỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 27

3.1 Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 27

3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 27

3.1.2 Khí hậu 27

3.1.3 Tài nguyên 28

3.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên 29

3.1.5 Khái quát về chức năng nhiệm vụ của thanh tra tỉnh Thái Nguyên 31

Trang 7

3.2 Thực trạng công tác thanh tra XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàntỉnh Thái Nguyên 363.2.1 Xây dựng kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN 36

3.2.2 Thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong giai đoạn chuẩnbị đầu tư 383.2.3 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn thực hiện đầu tư 433.2.4 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn sau đầu tư 553.2.5 Xử lý kết quả thanh tra 613.2.6 Đánh giá của chủ đầu tư về hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 623.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 653.3.1 Yếu tố khách quan 653.3.2 Yếu tố chủ quan 683.4 Đánh giá về hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 723.4.1 Ưu điểm 723.4.2 Hạn chế và những nguyên nhân hạn chế 73

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRAĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 74

4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu công tác thanh tra đầu tư xây dựngcơ bản bằng nguồn vốn NSNN của thành phố Thái nguyên 744.1.1 Quan điểm, định hướng 744.1.2 Mục tiêu 75

Trang 8

4.2 Giải pháp tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng

nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 75

4.2.1 Điều chỉnh cơ chế, phương pháp lập kế hoạch thanh tra 75

4.2.2 Giám sát và đánh giá công tác thanh tra 77

4.2.3 Tăng cường công tác đào tạo và các hoạt động nhằm nâng cao năng lựccán bộ thanh tra đầu tư XDCB 78

4.2.4 Quy trình thanh tra và tăng cường thực hiện các bước thanh tra đầu tưXDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 80

4.3 Kiến nghị 82

4.3.1 Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên 82

4.3.2 Kiến nghị với thanh tra Chính phủ 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 01 88

PHỤ LỤC 02 94

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert 23

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên 30

Bảng 3.2: Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB 37

Bảng 3.3: Sai sót đánh giá tính khả thi 38

Bảng 3.4: Sai sót trong thiết kế kỹ thuật 40

Bảng 3.5: Sai phạm trong dự toán được duyệt 41

Bảng 3.6: Sai phạm trong thẩm quyền phê duyệt 42

Bảng 3.7: Một số sai sót khi lựa chọn nhà thầu 44

Bảng 3.8: Một số sai sót khi thực hiện giải phóng mặt bằng 45

Bảng 3.9: Sai phạm trong giai đoạn khởi công 47

Bảng 3.10: Thanh tra chất lượng thi công đầu tư xây dựng cơ bản 48

Bảng 3.11: Kiểm tra đơn vị thi công 49

Bảng 3.12: Sai phạm trong hoạt động giám sát, quản lý công trình 50

Bảng 3.13: Một số nguyên nhân tăng vốn đầu tư 52

Bảng 3.14: Một số nguyên nhân chậm tiến độ 54

Bảng 3.15: Một số sai sót phát hiện khi nghiệm thu 56

Bảng 3.16: Một số sai sót khi thực hiện quyết toán 57

Bảng 3.17: Sai phạm sau khi kiểm tra đơn giá 59

Bảng 3.18: Sai phạm trong bàn giao, sử dụng công trình đầu tư XDCB 60

Bảng 3.19: Kết quả xử lý sau thanh tra 61

Bảng 3.20: Đánh giá của chủ đầu tư về trình tự và phương pháp thanh tra 63

Bảng 3.21: Sự đồng thuận của chủ đầu tư với kết luận của đoàn thanh tra 64

Bảng 3.22: Đánh giá về luật pháp, chính sách của nhà nước 66

Bảng 3.23: Đánh giá của CBTT về sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan 67

Bảng 3.24: Đánh giá về bộ máy thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản 69

Bảng 3.25: Đánh giá về trình độ và phẩm chất cán bộ thanh tra 70

Bảng 3.26: Đánh giá của cán bộ thanh tra về CSVC thực hiện thanh tra 71

Trang 11

Bước sang năm 2020, Thái Nguyên cũng như các địa phương khác trongkhu vực đứng trước nhiều thách thức do dịch COVID-19 Dịch bệnh đã ảnhhưởng tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương Nhưngbằng những nỗ lực của chính quyền và người dân, tỉnh Thái Nguyên đã đạtđược một số thành tựu nhất định như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm2020 ước tính tăng 4,24% so với năm 2019, cao hơn mức tăng trưởng 2,91%của cả nước Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,15%; khuvực công nghiệp và xây dựng tăng 4,85%; khu vực dịch vụ tăng 3,26%; thuếsản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,09% ết quả này đã đưa tốc độ tăngtrưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,48%/năm, vượt mục tiêukế hoạch đề ra Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm58,03%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,43%; khuvực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,54% (UBND tỉnh Thái Nguyên,2018, 2019, 2020)

Để có được kết quả trên, một phần đóng góp quan trọng là đầu tư xâydựng cơ bản Tỉnh đã đầu tư một lượng ngân sách nhà nước lớn vào xâydựng cơ bản; năm 2018 là 1242 tỷ đồng, năm 2019 là 1544 tỷ đồng, năm

Trang 12

2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 số lượng vốn đầu tư cũng giảmcòn 973 tỷ đồng Với việc đầu tư mạnh mẽ này đã giúp sửa chữa cải tạonhiều tuyến đường thậm chí các xã trên địa bàn đã được bê tông hóa, ngườidân đã được sử dụng điện quốc gia, các trường học được đầu tư mới đápứng tốt nhu cầu học tập của con em trên địa bàn….(UBND tỉnh TháiNguyên, 2018, 2019, 2020)

Để các dự án được triển khai hoạt động đúng tiến độ, đảm bảo chấtlượng đề ra và đặc biệt giảm thiểu những sai phạm trong quá trình thực hiệndự án đầu tư, hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn NSNNđóng vai trò quan trọng Trong năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 335cuộc thanh tra các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nướcđã phát hiện ra 286 dự án vi phạm, xử lý về kinh tế 54 tỷ đồng và số tiền phạtlà 464 tỷ đồng ….(UBND tỉnh Thái Nguyên, 2018, 2019, 2020)

Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng của các công trình xây dựngcơ bản, tạo lòng tin của người dân đối với các công trình dự án sử dụng nguồnvốn ngân sách nhà nước Bên cạnh những thành công nhất định, công tácthanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyêntrong thời gian qua còn tồn tại những hạn chế, bất cập như hoạt động thu thậpthông tin để lập kế hoạch chưa thực sự tốt, phương pháp thanh tra cần phảiđược điều chỉnh hoàn thiện, cần có sự giám sát của lãnh đạo trong quá trìnhthanh tra… Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ:

“Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàntỉnh Thái Nguyên” là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu nhằm tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để: Tránh thất thoátlãng phí nguồn ngân sách nhà nước, tham gia tích cực vào hoạt động chống

Trang 13

tiêu cực, tham nhũng ngân sách nhà nước Ngoài ra còn đảm bảo các côngtrình dự án đầu tư xây dựng cơ bản đúng với các quy định pháp luật hiện hànhvề kỹ thuật, kinh tế…

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung xem xét và đánh giá công tácthanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnhThái Nguyên.

4 Những đóng góp của luận văn

- Đóng góp về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về công tácthanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trang 14

- Về thực tiễn: Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác thanhtra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN Từ đó, một hệ thống giảipháp tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN trên địa bàn tỉnh Thái nguyên đã được đề xuất Các giải pháp có thểđược sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý có những thay đổicần thiết Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài luận văn cũng có thể được sửdụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về công tác thanh tra đầu tư xâydựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN tại các cơ sở giáo dục đại học và caođẳng.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 04 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra đầu tư xâydựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằngnguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơbản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁCTHANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN

a, Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảngthời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xácđịnh trong điều kiện KTXH nhất định Theo nghĩa rộng, trên điểm vĩ mô, cáctác giả (Sharpe và Alexander, 1999) cho rằng: Đầu tư có nghĩa là sự hy sinhgiá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị (có thể không chắc chắn) ởtương lai Giá trị ở hiện tại có thể hiểu là tiêu dùng, còn giá trị tương lai lạiđược hiểu là năng lực sản xuất có thể làm gia tăng sản lượng quốc gia Điềunày áp dụng trong khía cạnh xây dựng thì: Đầu tư xây dựng là quá trình bỏvốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng.(Nguyễn Thị Bình, 2012)

Theo Từ Quang Phương (2012) đưa ra khái niệm đầu tư như sau: Đầu tưlà sự bỏ ra hay là sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại (tiền, của cải, con người, trítuệ, bí quyết công nghệ…) để tiến hành một hoạt động nào đó ở hiện tại nhằmđạt được kết quả lớn hơn trong tương lai (Từ Quang Phương & Phạm VănHùng, 2012)

Nền kinh tế cần có `những cơ sở vật chất cơ bản để có thể phát triển kinhtế như hệ thống đường, hệ thống trường học, công nghệ thông tin… khi cơ sởvật chất này hiện đại sẽ giúp kích thích, phát triển kinh tế.

Theo Nguyễn Phương Liên (2014) đưa ra khái niệm đầu tư cơ bản nhưsau: Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định và hoạtđộng trong các lĩnh lực khác nhau (Nguyễn Phương Liên, 2014)

Trang 16

Đối với đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộphận của đầu tư phát triển, là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầutư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặtmáy móc thiết bị và các chi phí và các chi phí khác được ghi trong tổng dựtoán Đây là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bảnnhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định trongnền kinh tế Đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sảnxuất kinh doanh nói riêng Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạora tài sản cố định Đầu tư xây dựng cơ bản được thông qua nhiều hình thứcnhư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cốđịnh cho nền kinh tế (Nguyễn Thị Bình, 2012)

Theo Nguyễn Thị Bình (2012): Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phậncủa hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt độngđầu tư xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộngcác tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xâydựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay không phục cáctài sản cố định (Nguyễn Thị Bình, 2012)

Như vậy, ta có thể hiểu đầu tư xây dựng cơ bản chính là việc đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần người dân nhằm tạo ra một xã hội văn minh và hiện đại.

b, Vai trò đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc dânnói chung cũng như từng đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng Trong nềnkinh tế quốc dân, đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tác động đến sựphát triển khoa học công nghệ của đất nước, đến sự ổn định kinh tế, tạo côngăn việc làm cho người lao động Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Trang 17

Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế:Đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nâng cao năng lực sản xuất chotừng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Đầu từ xây dựng cơ bản tác độngđến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn định công ăn việc làm, nângcao trình độ đội ngũ lao động Quá trình thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụngthu hút khá lớn lao động Nhiều dự án đã tạo điều kiện nâng cao tay nghề chongười lao động, tích lũy, trau dồi kinh nghiệm quản lý.

Đầu tư xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp: Đối với doanhnghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triểncủa các đơn vị sản xuất - kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các đơnvị Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cầnđầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa, máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề củangười lao động, tạo điều kiện chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm.(Nguyễn Thanh Hiền, 2018)

1.1.2 Khái niệm và vai trò công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằngnguồn vốn NSNN

1.1.2.1 Khái niệm thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNNKhái niệm về thanh tra

Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 thay thế Luật Thanh tra số22/2004/QH11 chỉ rõ: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lýtheo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hànhchính và thanh tra chuyên ngành (Luật Thanh tra, 2010) Thanh tra khôngđồng nhất với hoạt động điều hành, quản lý, khác với hoạt động kiểm trachuyên môn, nghiệp vụ Trong hoạt động, thanh tra thực thi quyền lực của

Trang 18

Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằm mang lại cho chủ thểquản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó có biện pháp chấnchỉnh hoạt động quản lý.

Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét tính hợp pháp, mà còn xem xéttính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý Bản chất của hoạt động thanhtra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng hơn là tìmra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngănchặn vi phạm Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và ápdụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức khôngđúng với bản chất của hoạt động thanh tra Ngược lại, thanh tra phải chỉ rađược những việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân củanó và phải thực sự trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới''.(Trường Cán bộ Thanh tra, 2014)

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản

bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đó là: Thanh tra nhà nước là việc xemxét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực xây dựngcơ bản sử dụng ngân sách nhà nước.

1.1.2.2 Vai trò công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN

Đảm bảo chất lượng các công trình đầu tư xây dựng cơ bản: Thanh tra

ở đây chính là xem xét và đánh giá việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư.Chính vì vậy các hành vi gian lận, gây thất thoát lãng phí sẽ bị xử lý Do đónó sẽ buộc các bên tham gia phải tuân thủ các quy định của pháp, vì vậy cáctiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng sẽ được tuân thủ thực hiện, chất lượngcác công trình xây dựng cơ bản được đảm bảo (Nguyễn Thanh Hiền, 2018)

Chống thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước: Trong quá trình

thanh tra, cán bộ sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật để xem xét và

Trang 19

đánh giá tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của chủ đầu tư Dựavào những quy định đó để xem xét xem có những sai phạm nào xảy ra vàtiến hành xử lý: Phạt, thu hồi Điều này sẽ giúp giảm thất thoát lãng phínguồn ngân sách nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.(Nguyễn Thanh Hiền, 2018)

Tuyên truyền nâng cao kiến thức: Trong quá trình thanh tra đầu tư xây

dựng cơ bản, cán bộ thanh tra sẽ phát hiện ra các sai phạm Thông qua các saiphạm này mà cán bộ thanh tra có thể tuyên truyền, giải thích và hướng dẫncác đối tượng thanh tra hiểu và thực hiện theo những quy định của pháp luật.(Nguyễn Thanh Hiền, 2018)

Ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật: Sau khi kết thúchoạt động thanh tra, đoàn thanh tra chỉ ra các sai phạm Những đối tượng viphạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Thông qua đây sẽ giúp ngănchặn các hành vi gây thiệt hại ngân sách nhà nước, tổn hại đến chất lượng cáccông trình đầu tư xây dựng cơ bản (Trường Cán bộ Thanh tra, 2014)

1.1.3 Nội dung công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN

1.1.3.1 Xây dựng kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

Xây dựng kế hoạch thanh tra là hoạt động rất quan trọng trong quá trìnhthanh tra Vì điều này sẽ quyết định rất nhiều đến hiệu quả công việc cũngnhư dựa trên nguồn nhân lực để thực hiện hoạt động thanh tra.

Việc xây dựng kế hoạch này được thực hiện dựa trên rất nhiều nhữngcăn cứ như: Dựa vào quá trình thực hiện các công trình dự án, dựa vào đơnthư tố cáo của người dân, dựa vào sự phản ánh của các đơn vị liên quan… từnhững căn cứ này mà cán bộ thanh tra sẽ tiến hành đề xuất các công trình dựán đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN Sau khi các phòng chứcnăng tiến hành lựa chọn thanh tra cùng với bản giải trình sẽ tiến hành trìnhlãnh đạo thanh tra xem xét và phê duyệt Lãnh đạo thanh tra sẽ căn cứ vào

Trang 20

tình hình thực tế: Nguồn lực, các nguồn thông tin… để có những điều chỉnhthích hợp đối với bản kế hoạch thanh tra được trình lên.

Xây dựng kế hoạch thanh tra phải đảm bảo các yêu cầu như sớm pháthiện các sai phạm trong quá trình chấp hành đầu tư xây dựng cơ bản, xác địnhđược các nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho từngcá nhân, tập thể liên quan đến những sai phạm Kiến nghị các giải pháp để cóthể chấn chỉnh, khắc phục và xử lý sai phạm từ đó có những kiến nghị sửa đổibổ sung các cơ chế chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnngân sách nhà nước (Nguyễn Thanh Tùng, 2019)

1.1.3.2 Thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong giai đoạnchuẩn bị đầu tư

Để có một dự án được tốt thì trước hết các dự án cần phải đánh giá xemxét tính khả thi của dự án Trong giai đoạn này cần xem xét một số mặt quantrọng như: Phương án tài chính, phương án thực hiện dự án, mục tiêu của dựán, các nguồn lực thực hiện dự án, phương án giải phóng mặt bằng… Do vậy,quá trình thanh tra sẽ tiến hành xem xét, đánh giá tính chính xác của các chỉtiêu nghiên cứu tính khả thi của dự án, nếu dự án không có tính khả thi cao thìsẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước, lãng phí nguồn lực của người dân.

Đối với xây dựng cơ bản thì thiết kế kỹ thuật là rất quan trọng: Đối vớinhững công trình khác nhau thì đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, có nhiều côngtrình đòi hỏi các kỹ thuật hiện đại tiên tiến Tại đây cán bộ thanh tra sẽ tiếnhành xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong các công trình dự ánvới các tiêu chuẩn hiện hành để có những đánh giá cụ thể Nếu các chỉ tiêukhông rõ ràng, không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng nhưnhững lựa chọn phương án kỹ thuật thực hiện dự án.

Kiểm tra tính chính xác của tổng dự toán: Trong giai đoạn này cán bộthanh tra sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu chi tiết khối lượng công việc theo hồsơ thiết kế kỹ thuật, đối chiếu các định mức, đơn giá đã sử dụng để lập dự

Trang 21

toán… thông qua đó xem xét tính chính xác của dự toán Nếu dự toán khôngchính xác sẽ gây thất thoát lãng phí mà hiệu quả của XDCB không cao.

Bên cạnh xem xét về mặt tài chính và kỹ thuật, cán bộ thanh tra cũngxem xét đánh giá cả về các thủ tục hành chính như tính chính xác của vănbản, thời gian hiệu lực, thời gian phê duyệt của dự án… để đảm bảo các dự ánthực hiện đúng theo quy định pháp luật (Nguyễn Thanh Hiền, 2018)

1.1.3.3 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn thực hiện đầu tư

+ Giải phóng mặt bằng:

Hoạt động giải phóng mặt bằng là rất quan trọng đối với việc thực hiệnđầu tư xây dựng cơ bản Nó giúp cho các công trình xây dựng cơ bản có đượcmặt bằng để tiến hành thực hiện đầu tư Hiện nay hoạt động giải phóng mặtbằng đã xảy ra nhiều vấn đề tồn tại như phương án thực hiện, thực hiện đềnbù… Đã có nhiều trường hợp giá thị trường cao hơn rất nhiều so với giá đềnbù dẫn đến người dân không đồng thuận với các quyết định giải phóng mặtbằng Thêm vào đó, có nhiều mặt bằng sau khi thực hiện các công trình dẫnđến giá bất động sản được nâng lên nên nhiều người dân không muốn bị thuhồi đất Thêm vào đó, cũng có nhiều trường hợp người dân bị thu hồi đất thìviệc chuyển đổi công việc gặp nhiều khó khăn Do vậy, quá trình thanh trasẽ xem xét đến tất cả các vấn đề như xem xét hiện trạng, xác minh, kê khai tàisản của những trường hợp giải phóng, các quyết định bồi thường, hỗ trợ táiđịnh cư, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Để đảm bảo các bênthực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

+ Thanh tra hoạt động đấu thầu:

Lựa chọn nhà thầu là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các côngtrình đầu tư xây dựng cơ bản: Liên quan rất nhiều đến chất lượng cũng nhưtiến độ thực hiện Các nhà thầu có đủ năng lực thi công sẽ giúp quá trình thicông thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm nên không bị lúng túng trước các vấn

Trang 22

đề phát sinh cũng như có trình độ chuyên môn trong những công việc đặc thùhay có khả năng thực hiện công trình khi có những biến động Thêm vào đó,lựa chọn nhà thầu sẽ tìm được các nhà thầu uy tín có đủ được các yêu cầu mànhà đầu tư đưa ra Nhưng bên cạnh đó, quá trình đấu thầu có thể xảy ra mộtsố sai phạm cần được xem xét và đánh giá mức độ vi phạm như cố ý lập hồ sơđấu thầu trước khi có phê duyệt thiết kế kỹ thuật, phát hành thư mời thầutrước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mở thầu, xét thầu trước khi phê duyệttiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thầu… Với những sai phạm này ảnhhưởng rất nhiều đến quá trình lựa chọn nhà thầu, vi phạm các quy định củapháp luật về đấu thầu, ảnh hưởng đến khả năng thi công cũng như gây thấtthoát ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản.

+ Thanh tra giai đoạn thi công đầu tư xây dựng cơ bản

Thanh tra giai đoạn thi công là hoạt động được thực hiện ngay từ khilựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, ký hợp đồng thi công xây lắp và quản lýcác vấn đề cơ bản liên quan đến thi công xây lắp - Quản lý chất lượng đối vớicông tác tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn thiết kế xây dựng: Kiểm tra việc thựchiện xét duyệt nội bộ từng đồ án Theo quy định, mỗi đồ án thiết kế phải cóchủ nhiệm đồ án chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về chất lượng vàhiệu quả của đồ án đó - Kiểm tra xem tổ chức tư vấn nhận thầu lập dự án đầutư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công và lắp đặt thiết bị, kiểm tra chất lượngxây dựng hay quản lý thực hiện dự án có trong giới hạn chứng chỉ hành nghềhay không? - Kiểm tra chất lượng tài liệu khảo sát, thiết kế có bảo đảm phùhợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước, củaNgành hay không? - Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, nghiệm thu và thanhtoán giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn - Các hồ sơ khảo sát xây dựng phảiđược xác định đúng tại hiện trường, phải phản ánh đúng hiện trạng mặt bằngxây dựng, địa hình, địa chất thực tế, nhằm phát hiện tình trạng khai tăng khốilượng so với thực tế thi công.

Trang 23

1.1.3.4 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn sau đầu tư

+ Thanh tra nghiệm thu dự án: Sau khi thực hiện xong dự án, chủ

đầu tư sẽ tiến hành lập hồ sơ đến các cơ quan chức năng để tiến hànhnghiệm thu các dự án Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó xem xét chấtlượng và hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nhưng trên thực tế đã cónhiều trường hợp xảy ra đó là cán bộ nghiệm thu đã thông đồng với chủđầu tư để bỏ qua những sai phạm của chủ đầu tư Điều này ảnh hưởng rấtnhiều đến chất lượng các công trình xây dựng cơ bản Do vậy cán bộ thanhtra cần làm rất nhiều việc để xem xét và đánh giá tính chính xác của hoạtđộng nghiệm thu như để đánh giá chất lượng: Đối chiếu các tài liệu thínghiệm, kiểm tra chất lượng, nhật ký công trình, chứng chỉ kỹ thuật, chủngloại vật tư theo thiết kế, dự toán và mẫu vật tư khi đấu thầu với chủng loạivật tư sử dụng trong thực tế, để phát hiện trường hợp sử dụng vật tư thiết bịkhông đúng thiết kế, nghiệm thu không đúng chất lượng, chủng loại vật tưthiết bị sử dụng cho công trình…

+ Thanh tra giai đoạn thanh, quyết toán: Các chi phí đầu tư xây dựng

cơ bản được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trìnhđầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng Các chiphí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiếtkế, dự toán được phê duyệt, hợp đồng ký kết, kể cả phần điều chỉnh… Đây sẽcó thể là công đoạn giúp chủ đầu tư gian lận gây thiệt hại cho ngân sách nhànước vì vậy cán bộ thanh tra cần xem xét một cách kỹ lượng vấn đề này như:Đối chiếu đơn giá thanh toán với đơn giá trúng thầu để xác định việc thanhtoán sai đơn giá Đối chiếu đơn giá thanh toán với đơn giá dự toán đượcduyệt, thông báo giá của địa phương trong từng thời kỳ thi công dự án (đốivới chỉ định thầu) để phát hiện thanh toán không đúng không đủ đơn giá So

Trang 24

sánh giữa các biện pháp thi công với đơn giá áp dụng xem phù hợp với thiếtkế thi công và hồ sơ đấu thầu và để phát hiện việc áp dụng biện pháp thi côngkhác nhưng thanh toán vẫn theo thiết kế hoặc theo hồ sơ đấu thầu với giá caohơn thực tế.

Bàn giao đưa vào sử dụng các công trình đầu tư xây dựng cơ bản: Cáccông trình dự án sau khi nghiệm thu thì sẽ tiến hành bàn giao cho các đơn vịsử dụng Trong quá trình sử dụng cần phải có những bảo quản, tu bổ, sửachữa, chăm sóc định kỳ sẽ giúp cho chất lượng và tuổi thọ các công trình dựán được nâng lên Do vậy, trong quá trình này cán bộ thanh tra sẽ xem xét cácthủ tục, giấy tờ bàn giao cho các đơn vị được giao quản lý và sử dụng cáccông trình đầu tư xây dựng cơ bản Thêm vào đó, cán bộ thanh tra cũng kiểmtra quá trình sử dụng, nếu sử dụng không đúng mục tiêu, đúng mục đích củacác công trình sẽ bị xử lý Ngoài ra, cán bộ thanh tra cũng kiểm tra các khoảnchi phí liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng để xem xét các khoản chi này đúngkhông và mức độ bảo trì bảo dưỡng như nào đối với các công trình sử dụngvốn nhà nước.

1.1.3.5 Xử lý kết quả thanh tra

Sau các đợt thanh tra cán bộ thanh tra sẽ tiến hành lập các báo báo kếtquả hoạt động thanh tra Tại thời điểm này cán bộ thanh tra căn cứ vào nộidung thanh tra sẽ yêu cầu đối tượng thanh tra làm rõ một số vấn đề và đốitượng thanh tra sẽ giải trình, đưa ra các chứng cứ, sau đó có kết luận của thanhtra.

Sau các sai phạm của chủ các công trình dự án, với những phần sai sótsẽ yêu cầu các bên liên quan phải sớm khắc phục những sai phạm này Đốivới những sai phạm về kỹ thuật yêu cầu chủ đầu tư khắc phục các sai phạmđó như tháo dỡ, sửa chữa lại… Còn đối với phần kinh tế thì nếu quyết toánthừa, quyết toán không chính xác, cán bộ thanh tra sẽ tiến hành thu hồi vàgiảm số tiền cần quyết toán, thu hồi vốn đầu tư.

Đoàn thanh tra cũng yêu cầu các đối tượng sau khi thanh tra nghiêm túcthực hiện kết luận của đoàn thanh tra Nếu các sai phạm này tiếp tục sẽ kiến

Trang 25

nghị với các cơ quan chức năng để tiếp tục xử lý Đảm bảo những sai phạmphải được nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa, tránh tình trạng sai phạm tràn langây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước.

1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

1.1.4.1 Yếu tố khách quan

- Luật pháp, chính sách của nhà nước

Để hoạt động thanh tra đầu tư XDCB đạt được hiệu quả cần dựa trênnhững văn bản pháp lý có liên quan bao gồm: Hệ thống chế tài xử phạt,thẩm quyền thu thập thông tin…Từ đó đảm bảo sự minh bạch trong côngtác thanh tra đầu tư XDCB và đảm bảo quyền của chủ đầu tư XDCB đượcbảo vệ xứng đáng.

Thanh tra đầu tư XDCB phải dựa trên cơ sở văn bản pháp luật, các quyđịnh của nhà nước Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vữngchắc cho công tác thanh tra Hiệu quả hoạt động thanh tra đầu tư XDCBphụ thuộc nhiều vào hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến điều chỉnhhoạt động thanh tra đầu tư XDCB Thanh tra đầu tư XDCB thực hiện quyềnkiểm soát của nhà nước đối với hoạt động kê khai nộp đầu tư XDCB Hệthống pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý sẽ thúc đẩythanh tra đầu tư XDCB hoạt động hiệu quả Ngược lại, nếu các văn bảnpháp luật không đầy đủ, không phù hợp với thực tế yêu cầu của quản lý đầutư XDCB sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả thanh tra đầu tư XDCB.(Nguyễn Thanh Hiền, 2018)

- Sự phối hợp các đơn vị liên quan

Để hoạt động thanh tra đầu tư XDCB đạt được kết quả tốt, cơ quan đầutư XDCB và các đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra rất cần sự phối hợp với cácbên có liên quan như: Kho bạc, các sở ban ngành Điều này giúp cán bộthanh tra đầu tư XDCB thu thập đầy đủ được thông tin để kết luận thanh tra

Trang 26

đầu tư XDCB chính xác, toàn diện và khách quan Sự phối hợp tốt giữa thanhtra đầu tư XDCB và các bên liên quan trong hoạt động thanh tra đầu tưXDCB là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin cũng như giúp làm giảmchi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra đầu tư XDCB…

Bên cạnh đó, mỗi một ngành mỗi một lĩnh vực đều có những đội thanhtra riêng, nếu không có sự phối hợp tốt dẫn đến thanh tra chồng chéo về nộidung dẫn đến hiệu quả công việc không cao mà lại ảnh hưởng rất nhiều đếnchủ đầu tư Do vậy, hoạt động thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ với cácđơn vị liên quan (Nguyễn Thanh Tùng, 2019)

1.1.4.2 Yếu tố chủ quan- Bộ máy thanh tra

Tổ chức bộ máy thanh tra có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt độngthanh tra và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệthống thanh tra các cấp khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thựchiện đầy đủ, có tác dụng nâng cao hiệu quả thanh tra đầu tư XDCB Bộ máythanh tra đầu tư XDCB được tổ chức hợp lý, bao quát được các đối tượngthanh tra và các gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộhệ thống đầu tư XDCB và đảm bảo hiệu quả quản lý cao Ngược lại, cơ cấu tổchức bộ máy thanh tra không phù hợp, cồng kềnh không chuyên nghiệp, phânđịnh không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm tăng chi phí thanh tra vàkìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy quản lý đầu tưXDCB, từ đó làm giảm tính hiệu quả của thanh tra đầu tư XDCB.

Ở một khía cạnh khác, khi nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tuân thủ phápluật đầu tư XDCB và thông qua tác động của cán bộ thanh tra, những ngườicó vai trò đáng kể trong sự vận hành hiệu quả cơ chế tự khai đầu tư XDCB, tựnộp đầu tư XDCB tại nhiều quốc gia Bên cạnh vai trò chủ yếu là ngăn chặnvà phát hiện việc không tuân thủ đầu tư XDCB, những cán bộ thanh tra đầu tưXDCB thường được yêu cầu giải thích các văn bản đầu tư XDCB phức tạp và

Trang 27

thực hiện việc kiểm tra mở rộng các tài liệu và sổ sách của chủ đầu tưXDCB…Do đó, công tác thanh tra đầu tư XDCB sẽ không đạt được mục tiêuđề ra nếu thiếu các cán bộ thanh tra có năng lực Ngoài ra, các cán bộ thanh tracần được giao nhiều vai trò quan trọng nên cần tuyển dụng và giữ được cáccán bộ thanh tra giỏi với kiến thức kỹ thuật, kỹ năng thanh tra và hiểu biếtriêng (Nguyễn Thị Bình, 2012)

- Trình độ cán bộ thanh tra

Thái độ của cán bộ thanh tra đầu tư XDCB trong quá trình thanh tra cóthể ảnh hưởng đến việc tuân thủ của chủ đầu tư XDCB Cách cán bộ thanh tratiếp xúc với chủ đầu tư XDCB trong quá trình thanh tra có thể có ảnh hưởngđến hành vi tuân thủ của chủ đầu tư XDCB trong tương lai Chẳng hạn như:Nếu chủ đầu tư XDCB được tôn trọng trong quá trình thanh tra, chủ đầu tưXDCB có thể được khuyến khích để tuân thủ các quy định trong đầu tưXDCB một cách tự nguyện hơn, ngược lại nếu cán bộ thanh tra đầu tư XDCBthực hiện việc thanh tra mà khiến cho chủ đầu tư XDCB cảm thấy khôngđược giúp đỡ thì sẽ làm giảm động lực tự nguyện tuân thủ các quy định vềđầu tư XDCB.

Như vậy, yếu tố con người rất quan trọng, mang tính chất quyết định tớihiệu quả thanh tra đầu tư XDCB hông có nguồn nhân lực thanh tra chuyênnghiệp, không có sự hiểu biết sâu rộng về đầu tư XDCB, kế toán, kỹ năngthanh tra và không có phẩm chất đạo đức tốt thì dù cơ quan đầu tư XDCB cócơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, cũng không thể đạt được hiệu quảthanh tra cao (Trường Cán bộ Thanh tra, 2014)

- Cơ sở vật chất thực hiện thanh tra

Trong bối cảnh hiện nay, trình độ của chủ đầu tư XDCB ngày càng cao,mức độ phức tạp và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâurộng, cán bộ thanh tra khó có thể kiểm tra theo phương pháp thủ công nhưtrước đây mà cần được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại khi tác nghiệp,

Trang 28

am hiểu về phần mềm, cũng như kỹ thuật mới trong xây dựng cơ bản Trongquá trình thanh tra hiện đại, tất cả các công việc của thanh tra đầu tư XDCBcần phân tích và nhận dạng các rủi ro, xếp hạng rủi ro, kiểm tra rủi ro đến việcthanh tra rủi ro tại các công trình xây dựng cơ bản đều phải có sự hỗ trợ củacông nghệ máy tính và các thiết bị công nghệ mới Mức độ thành công củahoạt động thanh tra đầu tư XDCB trên cơ sở phân tích các rủi ro phụ thuộcchủ yếu vào mức độ ứng dụng công nghệ vào việc hỗ trợ cho công tác thanhtra (Trường Cán bộ Thanh tra, 2014)

1.2 Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằngnguồn vốn NSNN

1.2.1 Kinh nghiệm tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn NSNN của một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Trong những năm qua, thanh tra Thái Bình đã thực hiện rất tốt hoạtđộng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách củamình: Xử lý kinh tế là đã thu hồi được 12,3 tỷ đồng, giảm trừ quyết toán là7,8 tỷ đồng phạt hành chính là 3,7 tỷ đồng ngoài ra bán tang vật tịch thu được674 triệu đồng Để có được kết quả trên thanh tra Thái Bình đã đã thực hiệntốt một số biện pháp như sau:

Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch Trong quá trìnhxây dựng kế hoạch có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn khácđể có thể nắm bắt thông tin cũng như xác định các dự án, công trình đang cónhững biểu hiện vi phạm pháp luật Thêm vào đó, xây dựng tốt kế hoạch sẽlàm giảm thiểu được chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra, tăng tính hiệuquả của hoạt động thanh tra.

Thứ hai: Tìm hiểu kỹ đối tượng thanh tra Cán bộ thanh tra sẽ tiến hànhtìm hiểu kỹ lưỡng các đối tượng liên quan đến hoạt động thanh tra nhằm xácđịnh chính xác các hành vi vi phạm của mình Bên cạnh đó, thu thập thông tin

Trang 29

giúp hoạt động thanh tra hiệu quả hơn, giảm các trường hợp tẩu tán các viphạm hoặc khôi phục các bằng chứng giả mạo của mình.

Thứ ba: Thực hiện tốt các bước thanh tra Cán bộ thanh tra luôn tuânthủ các bước của hoạt động thanh tra nhằm tránh những thiếu sót hoặc bỏ quanhững sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ khâuchuẩn bị dự án, đến khâu thực hiện, nghiệm thu và bàn giao công trình chocác đơn vị vận hành (Thanh tra tỉnh Thái Bình, 2019, 2020)

1.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình trong những năm qua đã và đang thực hiện nhiều biện phápnhằm phát triển kinh tế trong đó đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnngân sách nhà nước nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng tốt nhất nhằm thu hút vốn đầutư vào tỉnh Với việc triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhưng vẫnhiệu quả, đây là kết quả của hoạt động thanh tra.

Thanh tra xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã thuđược một số kết quả nhất định như thu hồi được 12,5 tỷ đồng, giảm trừ quyếttoán 6,8 tỷ đồng phạt hành chính là 965 triệu đồng… Để đạt được kết quả trênthanh tra tỉnh đã thực hiện một số biện pháp như sau:

Thu thập thông tin tốt: Để có thể thực hiện tốt hoạt động thanh tra thìcần thu thập được tốt thông tin về các đối tượng thanh tra: Xác định các côngtrình, dự án có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật hoặc thông qua các nguồntin tố cáo của người dân, thông qua cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quanchức năng để thu thập thông tin về các đối tượng cần thanh tra.

Giám sát chặt chẽ hoạt động thanh tra: Lãnh đạo các cơ quan thanh traluôn quan tâm, giám sát chặt chẽ cũng như đánh giá chất lượng thanh tra.Bằng biện pháp này lãnh đạo luôn nắm được tình hình thực hiện thanh tra, sẵnsàng cùng cán bộ giải quyết các vướng mắc Ngoài ra, lãnh đạo cũng có thểđánh giá được chất lượng của các cuộc thanh tra như nào để sớm có nhữngbiện pháp khắc phục.

Trang 30

Nâng cao chất lượng và đạo đức cán bộ thanh tra: Hiện nay khi các hànhvi gian lận đã trở lên phức tạp rất nhiều, cũng như hành vi vi phạm với sốlượng lớn và có tổ chức Chính vì vậy, năng lực và phẩm chất đạo đức của cánbộ thanh tra luôn đảm bảo tốt nhất: Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, cáclớp bồi dưỡng chuyên môn… nhằm tăng kiến thức trong thanh tra Thêm vàođó, lãnh đạo luôn giám sát để các quyết định của thanh tra không bị ảnh hưởngbởi các yếu tố bên ngoài tác động (Thanh tra tỉnh Ninh Bình, 2019, 2020)

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Từ bài học kinh nghiệm của hai tỉnh Ninh Bình và Thái Bình, có một sốbài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động thanh tra xâydựng cơ bản như sau:

Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch thanh tra Với việc lập

kế hoạch tốt sẽ giúp hiệu quả hoạt động thanh tra được tốt hơn Thêm vào đónó sẽ giảm sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, giảm áp lực lên các đốitượng thanh tra Ngoài ra, nó sẽ giúp việc phân bổ nguồn lực để thực hiện hoạtđộng thanh tra được tốt hơn.

Thứ hai: Thực hiện tốt các bước thanh tra Việc thực hiện tốt các bước

sẽ giúp cán bộ thanh tra rà soát được nội dung cần thanh tra, tránh tình trạngbỏ sót hoặc thiếu nội dung thanh tra từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến giaiđoạn thực hiện đầu tư, và nghiệm thu bàn giao công trình đầu tư xây dựng cơbản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Thứ ba: Nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất của cán bộ thanh

tra Lĩnh vực thanh tra là lĩnh vực có nhiều nhạy cảm, nội dung của công việcnhiều Chính vì vậy, để có thể thanh tra tốt thì cán bộ cần nắm chắc nghiệp vụchuyên môn và các quyết định sau thanh tra không bị tác động bên ngoài.

Thứ tư: Giám sát chặt chẽ hoạt động thanh tra Với việc giám sát chặt

chẽ hoạt động thanh tra lãnh đạo có thể đánh giá được hiệu quả công việc,giám sát tình hình thực hiện cũng như sớm có những điều chỉnh để cán bộthanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trang 31

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư xây dựngcơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

- Giải pháp nào cần thực thi để tăng cường công tác thanh tra đầu tư xâydựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập đó là các báo cáo về công tác thanhtra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh TháiNguyên như: Báo cáo về xây dựng kế hoạch thanh tra tại phòng nghiệp vụ 1,báo cáo kết quả hoạt động thanh tra tại phòng nghiệp vụ 2, 3,4 Thu thập báocáo về thực hiện kết luận sau thanh tra tại phòng giám sát, kiểm tra và xử lýsau thanh tra;…

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Mục đích điều tra: Nhằm có được những đánh giá của các bên có liên

quan đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN(cán bộ thanh tra và chủ đầu tư) Đây là căn cứ để có những đánh giá mộtcách chính xác về hoạt động thanh tra từ hai phía: Cán bộ và chủ đầu tư đểthấy được những ưu điểm và nhược điểm.

Đối tượng điều tra:

+ Cán bộ thanh tra: Đây là các cán bộ đang làm việc tại thanh tra tỉnh,thanh tra của các UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ thanh tra đầu tưxây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên tỉnh Thái Nguyên.

+ Chủ đầu tư: Đây là các đơn vị thực hiện thi công xây dựng, giám sátcác dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thái nguyên sử dụng ngân sách nhànước.

Trang 32

Tổng thể và xác định mẫu:

+ Đối với cán bộ thanh tra: Tính đến thời điểm 31.12.2020 thì có 59 cánbộ thanh tra tỉnh và có 68 cán bộ thanh tra đang công tác tại phòng thanh tracủa các UBND cấp huyện Như vậy ta có 127 cán bộ thanh tra, do đó tác giảtiến hành điều tra tổng thể.

+ Đối với chủ đầu tư: Tính đến thời điểm ngày 31.12.2020 trên địa bàntỉnh Thái Nguyên có 353 chủ đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhànước Đây là tổng thể điều tra về chủ đầu tư, với tổng thể này, tác giả sử dụngcông thức tính mẫu Slovin để xác định số mẫu cần thiết đó là:

n= : trong đó n là số mẫu điều tra, N tổng số chủ đầu tư, e là sai sốvà trong nghiên cứu tác giả lựa chọn e = 0,05 Ta có, n = = 188

Như vậy tổng số đối tượng cần điều tra là 127 cán bộ thanh tra và 188chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN.

Nội dung điều tra: Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu sử dụng phươngpháp phỏng vấn trực tiếp, thông qua mail, gọi điện cán bộ thanh tra về mộtsố nội dung như (đánh giá về giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiệnđầu tư và giai đoạn kết thúc dự án) nội dung câu hỏi đã được chuẩn bị tại Phụlục 01 Đối với chủ đầu tư tác giả xem xét những vấn đề liên quan đến hoạtđộng thanh tra tại các dự án.

Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đoLikert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1: Rấtkhông đồng ý, 2: hông đồng ý, 3: Không ý kiến, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)

Để xác định ý kiến đánh giá của các cán bộ thanh tra và chủ đầu tư xâydựng cơ bản trên địa bàn thành phố, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert cáccâu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Rất không đồng ý, 2: Khôngđồng ý, 3: Không ý kiến, 4 là Đồng ý, 5: Rất đồng ý) Căn cứ vào kết quả điều

Trang 33

tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theocông thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trongđó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B làtổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8 Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

2.2.2 Tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượngkinh tế xã hội bằng việc mô tả đối tượng nghiên cứu thông qua các số liệu đãđược thu thập Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ thể hiện những thay đổitrong công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN cũngnhư xu thế thay đổi của nó Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân của sự biếnđộng và tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình thanhtra.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác địnhnhững thay đổi của quá trình thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồnvốn NSNN trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2020, so sánh sự biếnđộng trong quá trình thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN.

Trang 34

Cũng trong nghiên cứu, tác giả so sánh tốc độ phát triển của các nộidung công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản, tìm ra xu hướng thay đổi.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Xây dựng kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNNTỷ lệ điều chỉnh kế hoạch thanh tra:

Tỷ lệ dự án điềuchỉnh

Số dự án điều chỉnh

=

Số dự án quyết định thanh tra * 100Căn cứ vào tình hình thực tế để có những điều chỉnh trong kế hoạchthanh tra Việc điều chỉnh càng nhỏ càng tốt vì điều này chứng tỏ hoạt độngxây dựng kế hoạch là tương đối tốt.

Tỷ lệ dự án sai phạm sau thanh tra

Tỷ lệ dự án giảm vốnđầu tư

2.3.2 Thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong giai đoạnchuẩn bị đầu tư

* Tỷ lệ sai phạm giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Số dự án vi phạm trong giai đoạnMức độ sai phạm giai

= CBĐT * 100đoạn chuẩn bị đầu tư

Số dự án thanh tra

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt vì: Hoạt động thanh tra sẽ phát hiện các saiphạm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm: Xem xét đánh giá về tính khảthi của công trình, dự án, tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tưXDCB, giải phóng mặt bằng.

Trang 35

2.3.3 Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trong giaiđoạn thực hiện đầu tư

Tỷ lệ dự án sai phạm trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Số dự án vi phạm trong giai đoạnMức độ sai phạm giai

= CBĐT * 100đoạn chuẩn bị đầu tư

Số dự án vi phạm trong giai đoạn

thực hiện đầu tư * 100đoạn thực hiện đầu tư

Số dự án thanh tra

Trong giai đoạn này xem xét đánh giá những sai phạm về: Sai phạmtrong nghiệm thu dự án, thanh quyết toán dự án, quản lý khai thác và vậnhành các dự án đầu tư.

2.3.5 Xử lý kết quả thanh tra

Số tiền thu hồi: Sau các đợt thanh tra sẽ phát hiện ra các chủ đầu tư có

hành vi vi phạm Thanh tra sẽ tiến hành thu hồi đảm bảo tính nghiêm minhcủa pháp luật cũng như đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mụctiêu, đúng định mức.

Mức độ tuân thủ pháp luật.

Mức độ tuân thủ quyđịnh

Trang 36

Tỷ lệ số tiền phạt tăng =

Số tiền phạt năm N - Số tiền phạt

năm N-1 * 100Số tiền phạt năm N-1

Số tiền phạt tăng lên điều này có thể được giải thích một phần là do hiệuquả của hoạt động thanh tra: Đã phát hiện ra được nhiều vi phạm của chủ đầu tư.

Tỷ lệ dự án giảm vốn đầu tư

Tỷ lệ dự án giảm vốnđầu tư

Số dự án giảm vốn đầu tư

=

Hoạt động thanh tra sẽ phát hiện các hình thức vi phạm Sau khi đã pháthiện ra các sai phạm, xác định đúng số vốn cần thiết để thực hiện đầu tư, điềunày góp phần giảm các dự án xin tăng vốn đầu tư trong quá trình thực hiện.

Trang 37

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA ĐẦU TƯ XÂYDỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN3.1 Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nóiriêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưukinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc ạn, phía Tây giáp với các tỉnh VĩnhPhúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang vàphía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80km); diện tích tự nhiên3.562,82 km².

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài50km, cách biên giới Trung Quốc 200 km và cảng Hải Phòng 200 km TháiNguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt,đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3 nối HàNội đi Bắc ạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1BLạng Sơn; Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang Hệ thống đường sông Đa Phúc -Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du,miền núi khác, chủ yếu là đồi núi thấp, chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dầntừ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng cáccông trình công nghiệp.

3.1.2 Khí hậu

hí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 vàmùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Mùađông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện

Trang 38

Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía namhuyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đ ại T ừ, T h à n h p h ố T h ái N gu y ê n ,

Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và T h ị x ã S ô n g C ô n g Nhiệt độ chênh lệch giữatháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là13,70C Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phânphối tương đối đều cho các tháng trong năm Nhìn chung, khí hậu tỉnh TháiNguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

3.1.3 Tài nguyên

3.1.3.1 Tài nguyên nông nghiệp

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiềukhả năng phát triển nông lâm nghiệp Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè TânCương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu Toàn tỉnhhiện có trên 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 30 cơ sở chếbiến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh Sản phẩm chè Thái Nguyênđang thực hiện dự án vốn vay ADB để tạo vùng chè đặc sản năng suất và chấtlượng cao Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩmchè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000ha, hiện nay đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu nguyên liệucho nhà máy ván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà cònđang là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao.

Hiện nay, Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn

8.000 ha đã cho thu hoạch Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chếbiến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân.

Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá vềcây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc Thái Nguyên đã có Nhàmáy chế biến sữa tại huyện Phổ Yên đang thúc đẩy thực hiện nhanh chươngtrình phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy

Trang 39

này Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư lớn về chăn nuôibò, lợn hướng nạc ( h t t p: / / t h a in gu y e n gov v n / )

3.1.3.2 Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phongphú về chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển cácngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên khuyếnkhích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản.

Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước Thanmỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn.

3.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái NguyênDân số

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủyếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa Đào.Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồnnhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đạihọc,

11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗinăm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang có nhiều cải thiệntrong phát triển kinh tế xã hội địa phương Chính quyền các cấp đã có nhiềugiải pháp tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng hiệu quả,giảm chi phí cho ngân sách nhà nước Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng đã được cảithiện nhiều nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, các cơ quan chuyên môn cũngtăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng cũng như có những cam kếtgiúp đỡ doanh nghiệp… điều này đã tăng việc làm và thu nhập cho người dântrên địa bàn tỉnh.

Trang 40

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên

So sánh (tăng giảm)2019/

-Nguồn: Báo cáo hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán củatác giả

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, Thái Nguyên đã thực hiệnnhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách tỉnh.Trước hết, Thái Nguyên và cả nước tập trung phòng dịch bệnh, tạo điều kiệnthuận lợi cho phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại dodịch bệnh Với tốc độ phát triển kinh tế đạt 4,18% đây là kết quả rất tốt trongbối cảnh hiện nay, cơ cấu kinh tế vẫn đảm bảo xu hướng chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng

Ngày đăng: 01/04/2022, 18:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 2.1 Thang đánh giá Likert (Trang 33)
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên (Trang 40)
Bảng 3.2: Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB (Trang 47)
Bảng 3.3: Sai sót đánh giá tính khả thi - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.3 Sai sót đánh giá tính khả thi (Trang 48)
Bảng 3.4: Sai sót trong thiết kế kỹ thuật - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.4 Sai sót trong thiết kế kỹ thuật (Trang 50)
Bảng 3.5: Sai phạm trong dự toán được duyệt - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.5 Sai phạm trong dự toán được duyệt (Trang 51)
Bảng 3.6: Sai phạm trong thẩm quyền phê duyệt - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.6 Sai phạm trong thẩm quyền phê duyệt (Trang 52)
Bảng 3.7: Một số sai sót khi lựa chọn nhà thầu - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.7 Một số sai sót khi lựa chọn nhà thầu (Trang 54)
Bảng 3.8: Một số sai sót khi thực hiện giải phóng mặt bằng - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.8 Một số sai sót khi thực hiện giải phóng mặt bằng (Trang 55)
Bảng 3.9: Sai phạm trong giai đoạn khởi công - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.9 Sai phạm trong giai đoạn khởi công (Trang 57)
Bảng 3.10: Thanh tra chất lượng thi công đầu tư xây dựng cơ bản - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.10 Thanh tra chất lượng thi công đầu tư xây dựng cơ bản (Trang 58)
Bảng 3.11: Kiểm tra đơn vị thi công - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.11 Kiểm tra đơn vị thi công (Trang 59)
Bảng 3.12: Sai phạm trong hoạt động giám sát, quản lý công trình - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.12 Sai phạm trong hoạt động giám sát, quản lý công trình (Trang 60)
Bảng 3.13: Một số nguyên nhân tăng vốn đầu tư - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.13 Một số nguyên nhân tăng vốn đầu tư (Trang 62)
Bảng 3.14: Một số nguyên nhân chậm tiến độ - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.14 Một số nguyên nhân chậm tiến độ (Trang 64)
Bảng 3.15: Một số sai sót phát hiện khi nghiệm thu - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.15 Một số sai sót phát hiện khi nghiệm thu (Trang 66)
Bảng 3.16: Một số sai sót khi thực hiện quyết toán - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.16 Một số sai sót khi thực hiện quyết toán (Trang 67)
Bảng 3.17: Sai phạm sau khi kiểm tra đơn giá - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.17 Sai phạm sau khi kiểm tra đơn giá (Trang 69)
Bảng 3.18: Sai phạm trong bàn giao, sử dụng công trình đầu tư XDCB - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.18 Sai phạm trong bàn giao, sử dụng công trình đầu tư XDCB (Trang 70)
Bảng 3.20: Đánh giá của chủ đầu tư về trình tự và phương pháp thanh tra - Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 3.20 Đánh giá của chủ đầu tư về trình tự và phương pháp thanh tra (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w