Điều chỉnh cơ chế, phương pháp lập kế hoạch thanh tra

Một phần của tài liệu Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Điều chỉnh cơ chế, phương pháp lập kế hoạch thanh tra

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ quan thanh tra đối mặt với thách thức từ sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các công trình đầu tư XDCB: Sự phong phú, đa dạng trong lĩnh vực xây dựng, tính chất phức tạp của các giao dịch, cũng như các hình thức vi phạm ngày càng đa dạng, tinh vi trong khi các nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra XDCB nói riêng có hạn hoặc tăng không tương xứng như đòi hỏi của mỗi địa phương.

Với chiến lược áp dụng mô hình tuân thủ trong hoạt động thanh tra đầu tư XDCB, thực hiện thanh tra đầu tư XDCB theo cơ chế quản lý rủi ro và chuyển đổi hoạt động thanh tra đầu tư XDCB. Bổ sung một số tiêu chí để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra đầu tư XDCB đặc biệt là các tiêu chí đánh giá về mức độ tuân thủ đối tượng thanh tra, chỉ tiêu về tình hình tài chính của đối tượng thanh tra… hi thực hiện chấm điểm rủi ro theo các tiêu chí lựa chọn đối tượng thanh tra để đưa vào kế hoạch thanh tra. Theo đó, các tiêu chí được

gán điểm trọng số từ thấp đến cao. Trên cơ sở kết quả chấm điểm rủi ro, phân loại đối tượng thanh tra theo điểm rủi ro, thấp vừa và cao để làm căn cứ định hướng tập trung thanh tra toàn bộ hoặc phần lớn những đối tượng thanh tra có điểm rủi ro cao và một tỉ lệ hợp lý đối tượng thanh tra có điểm rủi ro vừa.

Việc chấm điểm rủi ro, phân loại đối tượng thanh tra theo điểm rủi ro nên thực hiện tự động với sự hỗ trợ của hệ thống máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả sơ bộ của hệ thống chấm điểm rủi ro tự động vẫn cần trải qua công đoạn rà soát bởi lực lượng cán bộ thanh tra có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ tốt cũng như nắm vững kiến thức về kinh tế ngành để hạn chế các sai sót khi thực hiện chấm điểm rủi ro tự động, phân loại bổ sung các trường hợp có mức điểm rủi ro và rủi ro vừa thành nhóm đối tượng thanh tra có khả năng gian lận hoặc nhóm đối tượng thanh tra có khả năng không cố ý gian lận để tiếp tục có những biện pháp xử lý tiếp theo phù hợp.

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của công tác thanh tra đầu tư XDCB và kết quả phân loại rủi ro, đánh giá gian lận…Cơ quan thanh tra cần chủ động cân đối với nguồn lực hiện có để xác định số lượng đối tượng thanh tra cần thực hiện thủ tục giám sát, rà soát kê khai tại trụ sở đối tượng thanh tra, số lượng đối tượng thanh tra cần thực hiện thanh tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Hằng năm, sau khi có kết quả thanh tra đầu tư XDCB tiến hành đối chiếu với kết quả đã phân tích dự báo trước đó và đánh giá công tác lập kế hoạch thanh tra theo hướng: Đánh giá khả năng phản ánh đúng thực tế rủi ro trong đầu tư XDCB của các tiêu chí đã được sử dụng để lập kế hoạch thanh tra, đánh giá tính phù hợp của thang điểm, trọng số của các tiêu chí rủi ro đã được sử dụng để lập kế hoạch thanh tra trong việc phản ánh đúng mức độ rủi ro mới và trọng số tương ứng các tiêu chí…Trên cơ sở đối chiếu, phân tích và đánh giá, kết quả đối chiếu, cơ quan thanh tra sẽ tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện bộ tiêu chí và thang điểm đánh giá rủi ro đảm bảo phản ánh chính xác nhất mức độ rủi ro trong đầu tư XDCB của đối tượng thanh tra.

Một phần của tài liệu Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 87)