5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Quy trình thanh tra và tăng cường thực hiện các bước thanh tra đầu tư
tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tập trung thực hiện phân tích chi tiết về đối tượng thanh tra trước thanh tra: Phân tích trước thanh tra được coi là một phần quan trọng của quy trình thanh tra chuẩn áp dụng nhiều cơ quan thanh tra. Phân tích và chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra sẽ tác động lớn đến việc đưa ra các định hướng đảm bảo cuộc thanh tra đầu tư XDCB được tiến hành hiệu lực và hiệu quả.
Mức độ của các công việc phân tích và chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào sự phức tạp của các hoạt động kinh doanh của đối tượng thanh tra và các rủi ro được xác định trong quá trình lập kế hoạch thanh tra tổng thể. Tuy nhiên, Đoàn thanh tra và cán bộ thanh tra cần lập được danh sách các rủi ro và các vấn đề cần làm rõ theo thứ tự ưu tiên được xác định vào thời điểm đó cũng như các dữ liệu cần thiết để kiểm tra các rủi ro này và danh sách các câu hỏi sẽ đặt ra cho đối tượng thanh tra, đại diện của đối tượng thanh tra, phụ trách các bộ phận sản xuất - kinh doanh của đối tượng thanh tra hoặc các bên liên quan.
Quy định cụ thể về dự kiến phương án triển khai thanh tra đầu tư XDCB:
Sau khi kết thúc việc phân tích thì cán bộ thanh tra đảm nhiệm nhiệm vụ vị trí Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm dự kiến phương án triển khai thanh tra đối tượng thanh tra. Thay vì chỉ có một số nội dung sơ bộ như quy định hiện hành, Trưởng Đoàn thanh tra cũng cần xác định nội dung thanh tra, lý do cần thanh tra, danh sách các hồ sơ tài liệu cần thu thập, yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ tương ứng với từng nội dung cần thanh tra, các thủ tục thanh tra chính dự kiến tiến hành đối với các nội dung cần thanh tra, dự kiến phân công việc cho các thành viên của Đoàn thanh tra.
Bổ sung nội dung cần thực hiện khi thống nhất về việc công bố Quyết định thanh tra. Sau khi ra Quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra cần lựa chọn hình thức liên lạc phù hợp với đối tượng thanh tra về kế hoạch công
bố Quyết định thanh tra gồm: Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự công bố Quyết định thanh tra để đối tượng thanh tra chuẩn bị. Khi thông báo về dự kiến công bố Quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra cần trao đổi, hướng dẫn sơ bộ cho đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo, các tài liệu, hồ sơ và các thông tin phục vụ cho buổi công bố cũng như những buổi làm việc đầu tiên của thanh tra.
Bổ sung nội dung cần thực hiện khi công bố quyết định thanh tra đầu tư XDCB. Theo quy định hiện hành, khi công bố Quyết định thanh tra thì Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm giải thích về nội dung Quyết định thanh tra để đối tượng thanh tra được thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm chấp hành Quyết định thanh tra, giới thiệu các thành phần của Đoàn thanh tra, nêu rõ quyền hạn và nhiệm vụ của Đoàn thanh tra. Tuy nhiên, cần sự đồng thuận lớn nhất của đối tượng thanh tra, xem xét bổ sung một số nội dung khi công bố Quyết định thanh tra như: Giải thích mục đích chung của hoạt động thanh tra đầu tư XDCB. Bối cảnh, lý do tiến hành cuộc thanh tra đầu tư XDCB, giới thiệu tóm tắt về quy trình thanh tra, các bước công việc mà Đoàn thanh tra phải tiến hành.
Chi tiết thủ tục yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và tiếp nhận hồ sơ, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp: Để đảm bảo tính minh bạch, khách quan và xác định trách nhiệm của các bên. Đoàn thanh tra cần viết trong phiếu yêu cần cung cấp thông tin như: Thời kỳ phản ánh của hồ sơ, thông tin, thực trạng hồ sơ, thông tin cần cung cấp….
hi đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu…Đoàn thanh tra phải lập phiếu tiếp nhận hồ sơ, thông tin. Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thông tin bao gồm các nội dung cơ bản: Số tham chiếu của yêu cầu, tên và loại hồ sơ, thông tin cung cấp…Trong trường hợp không thể cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra thì đối tượng thanh tra có trách nhiệm lập biên bản xác nhận việc không cung cấp thông tin và giải trình lý do.
Chi tiết thủ tục, nội dung trao đổi, đề nghị đối tượng thanh tra giải trình:
Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa có đủ cơ sở kết luận hoặc cần đối tượng thanh tra chính thức khẳng định làm căn cứ xử lý, đoàn điều tra lập phiếu yêu cầu giải trình gửi đại diện của đối tượng thanh tra. Phiếu yêu cầu giải trình cần bao gồm các nội dung cơ bản như: Khoản mục, nghiệp vụ kinh tế hoặc nội dung cần phải giải trình, lý do cần phải giải trình, thời hạn giải trình… khi nhận được văn bản giải trình của đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập phiếu tiếp nhận văn bản giải trình của đối tượng thanh tra. Phiếu tiếp nhận văn bản giải trình của đối tượng thanh tra bao gồm các nội dung cơ bản: Đánh giá của Đoàn thanh tra về văn bản giải trình, các yêu cầu bổ sung để hoàn chỉnh văn bản giải trình và thời hạn thực hiện bổ sung… phiếu tiếp nhận văn bản giải trình của đối tượng thanh tra cần có Trưởng Đoàn thanh tra và đại diện đối tượng thanh tra giải trình ký xác nhận.