5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
Dân số
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa Đào. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đại học,
11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động...
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang có nhiều cải thiện trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, các cơ quan chuyên môn cũng tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng cũng như có những cam kết giúp đỡ doanh nghiệp… điều này đã tăng việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 So sánh (tăng giảm) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ
Tăng trưởng kinh
tế % 10,2 9,0 4,18 - - -
GRDP bình quân
ĐN Triệu 74 83,5 90 112,8 107,7 110,3
GTSX Công
nghiệp Nghìn tỷ 661 743,8 783,6 112,5 105,3 108,9
Giá trị xuất khẩu Tỷ USD 25,0 27,6 29,5 110,4 106,8 108,6 Thu ngân sách Tỷ đồng 14.000 15.000 15.555 107,1 103,7 105,4 GTSX Nông nghiệp Nghìn tỷ 13,02 13,54 14,02 103,9 103,54 103,7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 65,8 68,6 70 - - - Tỷ lệ hộ nghèo % 3,7 3,4 3,1 - - - Tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia % 81,93 82,35 84,45 - - -
Nguồn: Báo cáo hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán của tác giả
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách tỉnh. Trước hết, Thái Nguyên và cả nước tập trung phòng dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh. Với tốc độ phát triển kinh tế đạt 4,18% đây là kết quả rất tốt trong bối cảnh hiện nay, cơ cấu kinh tế vẫn đảm bảo xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng
khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thái Nguyên tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính cũng như xây dựng môi trường đầu tư tốt nhằm phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư, kiểm soát tốt lạm phát, phát triển văn hóa xã hội, an sinh được đảm bảo.
Bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những tồn tại nhất định cần phải khắc phục như: inh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, nguyên liệu, linh kiện phục vụ sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào bên ngoài, tỷ lệ nội địa hóa thấp.
Một số dự án, công trình trọng điểm còn vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư, chưa bảo đảm được nguồn vốn đối ứng, cho dự án nên chậm triển khai thực hiện. Một số dự án còn chậm tiến độ, nhu cầu vốn của ngân sách địa phương còn thiếu để đầu tư hoàn thành các chương trình, dự án theo kế hoạch…
3.1.5. Khái quát về chức năng nhiệm vụ của thanh tra tỉnh Thái Nguyên
3.1.5.1. Vị trí và chức năng
Thanh tra tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
3.1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố.
(*) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Thảo kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;
+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.
(*) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
(*) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
(*) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở.
(*) Về thanh tra: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ iểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết;
+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp
công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;
+ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
+ Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(*) Về phòng, chống tham nhũng: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Phối hợp với cơ quan iểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
+ Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;
+ iểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
+ Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
3.2. Thực trạng công tác thanh tra XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Xây dựng kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Bước 1: Lập kế hoạch
Hiện nay hoạt động thanh tra của các tỉnh được thực hiện theo chỉ dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ đó là: Hằng năm chậm nhất là vào ngày 15 tháng 10, Tổng Thanh tra Chính phủ trình thủ tướng phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra. Thủ tướng sẽ xem xét và phê duyệt định hướng chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hằng năm. Sau khi đã được phê duyệt, Thanh tra Chính phủ sẽ gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để triển khai ở các tỉnh. Sau đó Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành triển khai đến các đơn vị thanh tra cấp huyện, từ những hướng dẫn đó thanh tra cấp huyện sẽ đề xuất kế hoạch thanh tra với thanh tra cấp tỉnh. Sau khi đã tiến hành thu thập, xem xét, đánh giá, và có những điều chỉnh và chậm nhất ngày 05 tháng 12 thanh tra cấp tỉnh sẽ tiến hành phê duyệt kế hoạch thanh tra và tiến hành gửi kế hoạch thanh tra đến các huyện, thành phố. Chủ tịch cấp huyện và thành phố sẽ tiến hành phê duyệt kế hoạch thanh tra của cấp mình chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Bước 2: Duyệt kế hoạch thanh tra xây dựng cơ bản
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra XDCB luôn được lãnh đạo Thanh tra tỉnh Thái nguyên quan tâm và có những chỉ đạo sát sao vì việc thực hiện kế hoạch cần sát với tình hình thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Điều này có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác thanh tra mà còn ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng cơ bản cũng như ngân sách nhà nước.
Quá trình lập kế hoạch thanh tra XDCB được thực hiện theo các quy định của thanh tra. Quá trình lập kế hoạch được dựa trên các phân tích thông tin của dự án đầu tư, chủ đầu tư, khiếu nại, tố cáo... Kế hoạch thanh tra đảm bảo tính bao quát và chính xác để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Bảng 3.2: Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB Đơn vị tính: Công trình Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/201 8 2020/201 9 BQ
Kế hoạch phê duyệt 63 52 53 82,5 101,9 92,2
Điều chỉnh tăng 5 4 7 80,0 175,0 127,5
Điều chỉnh giảm 2 4 5 200,0 125,0 162,5
Tỷ lệ công trình dự án
thanh tra (%) 5,7 6,1 5,9 - - -
Nguồn: Phòng thanh tra, chống tham nhũng - Thanh tra tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán của tác giả
Căn cứ vào văn bản hướng dẫn về thanh tra do Thanh tra Chính phủ hướng dẫn Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra để phù hợp với tình hình thực tại trên địa bàn. Đã có những chỉnh sửa nhất định trước khi đưa ra quyết định thanh tra dựa trên những phân tích, đánh giá về các công trình, dự án được thu thập từ các cơ quan chức năng.