Xử lý kết quả thanh tra

Một phần của tài liệu Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Xử lý kết quả thanh tra

Số tiền thu hồi: Sau các đợt thanh tra sẽ phát hiện ra các chủ đầu tư có

hành vi vi phạm. Thanh tra sẽ tiến hành thu hồi đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục tiêu, đúng định mức. Mức độ tuân thủ pháp luật. Mức độ tuân thủ quy định Số dự án vi pham = Số dự án thanh tra * 100

Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN.

Tỷ lệ số tiền phạt tăng =

Số tiền phạt năm N - Số tiền phạt

năm N-1 * 100 Số tiền phạt năm N-1

Số tiền phạt tăng lên điều này có thể được giải thích một phần là do hiệu quả của hoạt động thanh tra: Đã phát hiện ra được nhiều vi phạm của chủ đầu tư.

Tỷ lệ dự án giảm vốn đầu tư

Tỷ lệ dự án giảm vốn đầu tư

Số dự án giảm vốn đầu tư

=

Số dự án đầu tư * 100

Hoạt động thanh tra sẽ phát hiện các hình thức vi phạm. Sau khi đã phát hiện ra các sai phạm, xác định đúng số vốn cần thiết để thực hiện đầu tư, điều này góp phần giảm các dự án xin tăng vốn đầu tư trong quá trình thực hiện.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc ạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc ạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng Sơn; Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, chủ yếu là đồi núi thấp, chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp.

3.1.2. Khí hậu

hí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện

Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đ ại T ừ,T h à n h p h ố T h ái N gu y ê n ,

Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và T h ị x ã S ô n g C ô n g . Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

3.1.3. Tài nguyên

3.1.3.1 Tài nguyên nông nghiệp

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 30 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Sản phẩm chè Thái Nguyên đang thực hiện dự án vốn vay ADB để tạo vùng chè đặc sản năng suất và chất lượng cao. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha, hiện nay đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà còn đang là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao.

Hiện nay, Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn

8.000 ha đã cho thu hoạch. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân.

Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên đã có Nhà máy chế biến sữa tại huyện Phổ Yên đang thúc đẩy thực hiện nhanh chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy

này. Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư lớn về chăn nuôi bò, lợn hướng nạc...( h t t p: / / t h a in gu y e n. gov. v n / )

3.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản.

Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước. Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn.

3.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái NguyênDân số Dân số

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa Đào. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đại học,

11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động...

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang có nhiều cải thiện trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chính quyền các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhiều nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, các cơ quan chuyên môn cũng tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng cũng như có những cam kết giúp đỡ doanh nghiệp… điều này đã tăng việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 So sánh (tăng giảm) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ

Tăng trưởng kinh

tế % 10,2 9,0 4,18 - - -

GRDP bình quân

ĐN Triệu 74 83,5 90 112,8 107,7 110,3

GTSX Công

nghiệp Nghìn tỷ 661 743,8 783,6 112,5 105,3 108,9

Giá trị xuất khẩu Tỷ USD 25,0 27,6 29,5 110,4 106,8 108,6 Thu ngân sách Tỷ đồng 14.000 15.000 15.555 107,1 103,7 105,4 GTSX Nông nghiệp Nghìn tỷ 13,02 13,54 14,02 103,9 103,54 103,7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 65,8 68,6 70 - - - Tỷ lệ hộ nghèo % 3,7 3,4 3,1 - - - Tỷ lệ trường đạt

chuẩn quốc gia % 81,93 82,35 84,45 - - -

Nguồn: Báo cáo hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán của tác giả

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách tỉnh. Trước hết, Thái Nguyên và cả nước tập trung phòng dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh. Với tốc độ phát triển kinh tế đạt 4,18% đây là kết quả rất tốt trong bối cảnh hiện nay, cơ cấu kinh tế vẫn đảm bảo xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng

khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thái Nguyên tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính cũng như xây dựng môi trường đầu tư tốt nhằm phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư, kiểm soát tốt lạm phát, phát triển văn hóa xã hội, an sinh được đảm bảo.

Bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những tồn tại nhất định cần phải khắc phục như: inh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, nguyên liệu, linh kiện phục vụ sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào bên ngoài, tỷ lệ nội địa hóa thấp.

Một số dự án, công trình trọng điểm còn vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư, chưa bảo đảm được nguồn vốn đối ứng, cho dự án nên chậm triển khai thực hiện. Một số dự án còn chậm tiến độ, nhu cầu vốn của ngân sách địa phương còn thiếu để đầu tư hoàn thành các chương trình, dự án theo kế hoạch…

3.1.5. Khái quát về chức năng nhiệm vụ của thanh tra tỉnh Thái Nguyên

3.1.5.1. Vị trí và chức năng

Thanh tra tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

3.1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố.

(*) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ Thảo kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;

+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.

(*) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

(*) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

(*) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở.

(*) Về thanh tra: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ iểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết;

+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp

công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;

+ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;

+ Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;

+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

Một phần của tài liệu Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w