1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tài chính Dầu khí Việt nam pdf

42 492 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 464,19 KB

Nội dung

Chức năng chính của PV hiện nay là: Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác chế biến, vận chuyển và làm dịch vụ về dầu khí; kinh doanh và phân khối các sản phẩm về dầu khí và các sản ph

Trang 2

đề thực tập Một khi đã không hiểu được tổng quát về công ty thì quá trình viết báo cáo tổng hợp cũng như chuyên đề thực tập gặp rất nhiều khó khăn Khó khăn trong việc tìm tài liệu, xin tài những tài liệu cần thiết…

Quá trình thực tập chính là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên thu thập cho mình những kiến thức thực tế phong phú và đa dạng Mỗi người

sẽ có được những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn nắm bắt nhanh nhạy và so sánh với những gì đã được học sau đó tự rút ra những bài học bổ ích Việc tìm hiểu chung về công ty chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên những thành công đó

Báo cáo gồm các nội dung chính sau:

Phần I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phần II: Đặc điểm công tác kế toán của công ty

Trang 3

Phần I: đặc đIểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tàI chính

Dầu khí Việt nam

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Tổng công ty dầu khí Việt Nam viết tắt là PV, tên tiếng Anh là:

Vietnam oil and Gas Corporation (viết tắt là PetroVietnam),được thủ tướng chính phủ kí quyết định thành lập theo quyết định số 330/TTG ngày 29/5/2005.Trụ sở chính của PV đặt tại 22 NGô Quyền Tp.Hà Nội Chức năng chính của PV hiện nay là: Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác chế biến, vận chuyển và làm dịch vụ về dầu khí; kinh doanh và phân khối các sản phẩm

về dầu khí và các sản phẩm hoá dầu; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, các sản phẩm dầu khí và các sản phẩm hoá dầu, tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết

kế, kinh doanh xây dựng và sữa chữa công trình, phương tiện nổi phục vụ dầu khí, dân dụng; Bảo hiểm và tái bảo hiểm dầu khí; kinh doanh khách sạn du lịch, đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành dầu khí; Tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước ban hành, phù hợp với pháp luật Việt Nam Định hướng phát triển đến năm

2010 của tổng công ty dầu khí Việt Nam Về mục tiêu hoạt động: Không chỉ chú trọng đến việc phát triển ngành dầu khí chỉ dựa vào tài nguyên vào nội lực sẵn có trong nước mà cần phải chú trọng mở rộng hoạt động dầu khí ngoài nước nhằm tận dụng nguồn nnguyên liệu nước ngoài, đảm bảo an toàn năng lượng cho đất nước; nâng cao và phát triển các doanh nghiệp quốc doanh; phát triển có chọn lựa trên cơ sở so sánh thế mạnh để hoà nhập và phát triển trên thị trường khu vực và quốc tế; phát triển ngành dầu khí Việt Nam trên cơ

sở tăng cường hợp tác quốc tế; việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng cần được phát triển

Với những mục tiêu đề ra như vậy ngành dầu khí Việt Nam cần phải đổi mới cơ cấu đầu tư và tiến hành việc hiện đại hoá ngành thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng các đơn vị thành viên nhằm tận dụng tối đa nguồn lực

Việc cho ra đời một công ty tài chính dầu khí trực thuộc tổng công ty dầu khí là hết sức cần thiết, công ty tài chính ra đời sẽ giúp tổng công ty trong vấn đề về huy động và thu hút vốn cho tổng công ty; đứng ra đàm phán thu xếp các khoản vay vốn và trả nợ dối với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; nhân vốn uỷ thác và đầu tư và sử dụng có hiệu quả vào các dự án phát triển của công ty thành viên trong tổng công ty, công ty tài chính sẽ là một công cụ đắc lực cho sự phát triển của tổng công ty

Trang 4

Công ty tài chính dầu khí (PVFC), tên gọi bằng tiếng Anh: PETROVIETNAM FINANCE COMPANY, trực thuộc tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam PVFC được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP do chủ nhiệm văn phòng chính phủ kí quyết định Là đơn

vị hạch toán độc lập với tổng công ty dầu khí Việt Nam Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng vì vậy nó hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp nhà nước Ngày 19/6/2000 được hội đồng quản trị tổng công ty dầu khí Việt Nam kí quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập công ty tài chính dầu khí Được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động số12/GP-NHNN, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 25 tháng 10 năm 2000; được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000

Trụ sở chính của công ty tài chính dầu khí VN đặt tại số 72 Trần Hưng Đạo quận hoàn kiếm Hà nội điện thoại: 049426800; fax: 049426796/97; web: http://www.pvfc.com.vn công ty có 2 chi nhánh chính: 99bí Sương Nguyệt ánh –Q1- Thành Phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh đặt tại 33 Trương Công Định thành Phố Vũng Tàu Có 4 văn phòng giao dịch trong đó có 2 văn phòng tại Hà nội, 1 văn phòng tại TPHCM và một văn phòng tại TP Vũng Tàu bao gồm: phòng giao dịch số 10: địa chỉ 72f trần Hưng Đạo –HoànKiếm-Hà Nội; phòng giao dịch số 11: địa chỉ 61 Huỳnh Thúch Kháng-ĐốngĐa- Hà Nội; phòng giao dịch số 20: địa chỉ 12AB Thanh Đa –Bình Thạnh- TP.HCM; phòng giao dịch số 30: địa chỉ: 33 Trương Công Định –Phường 3- Vũng Tàu

Hiện nay số cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty lên đến 334 người với trình độ đại học và trên đại học là 271 người chiếm 81.13% trong

so với năm 2003 và tăng 3,4 lần so với năm 2002, tăng 11,2 lần so với năm

2001 Lợi nhuận năm 2004 là 8.300.716.079 tăng khoảng 1,4 lần so với năm

2003, tăng 1,7 lần so với năm 2002 Hoạt động của công ty không ngừng tăng trưởng dù chỉ mới đi vào hoạt động, điều đó cho thấy tính tất yếu của việc ra đời công ty tài chính dầu khí đối với tổng công ty dầu khí Việt Nam

Trang 5

2 Bộ máy quản lý của công ty:

Do vừa được thành lập và đi vào hoạt động 5 năm nên cơ cấu tổ chức của công ty đang trong quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện phù hợp với đường lối phát triển cũng như hoạt động của công ty

cá đơn vị thành viên; Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được hội đồng quản trị PV cho phép và được sự đồng ý của thống đốc ngân hàng nhà nước

2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty tài chính Dầu khí Việt nam:

Phụ lục I

2.3 Nguyên tắc tổ chức và điều hành:

PVFC chịu sự quản lí của PV về chiến lược phát triển, về tổ chức và nhân sự; chịu sự quản lí của ngân hàng nhà nước về nội dung và nhiệm vụ hoạt động; Giám đốc của PVFC do hội đồng quản trị của tổng công ty bổ nhiêm, thay mặt tổng công ty điều hành hoạt động của công ty, và bổ nhiệm theo quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam; Là một tổ chức kinh tế vì vậy PVFC chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên PVFC cũng chịu sự quản lí và giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam

2.4 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể:

Trang 6

Hiện nay PVFC có 6 phòng kinh doanh: Phòng Đầu tư, Phòng Quản Lí Vốn Uỷ Thác Đầu Tư, Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ tài chính, Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân, Phòng quản lí dòng tiền

Có 6 phòng quản lí: Văn phòng giám đốc và hội đồng quản trị, Phòng

tổ chức nhân sự và tiền lương, Phòng kế hoạch và thị trường, phòng kế toán, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, Phòng thông tin và công nghệ thông tin Hội đồng quản trị: Theo điều lệ hoạt động của PVFC hội đồng quản trị công

ty có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lí công ty theo luật các tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp nhà nước Có nhiệm vụ báo cáo lên tổng công ty những vấn đề của PVFC thuộc thẩm quyền và quyết định các vấn đề theo sự uỷ quyền của hội đồng quản trị của tổng công ty Hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của PVFC để thực hiện nhiệm vụ của mình Hội đồng quản trị cũng lập ra ban kiểm soát nhằm kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty tài chính dầu khí

Ban giám đốc gồm 3 thành viên trong đó 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của công ty, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo nhiệm vụ quyền hạn được quy định cụ thể trong điều lệ cụ thể của công ty

Phó giám đốc: là người gúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao do giám đốc phân công

Về chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể:

a Văn phòng giám đốc và hội đồng quản trị:

Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc và hội đồng quản trị trong việc chỉ đạo, quản lí và điều hành công ty

Gồm các tổ: Tổ thư kí, tổ nghiệp vụ, tổ pháp chế, tổ hành chính, tổ quản trị

b Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương:

Là một bộ phận điều hành làm nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc công ty trong việc quản lí và điều hành các công tác: tổ chức nhân sự, Đào tạo, Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, Tiền lương và chế

độ chính sách đối với người lao động, Công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo

hộ lao động của công ty

Cơ cấu tổ chức: Tổ tổ chức nhân sự và đào tạo: Tổ lao động và tiền lương và chế độ chính sách

Trang 7

c Phòng kế hoạch và thị trường:

Là phòng có chức năng giúp giám đốc trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm: nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng

Gồm các tổ: Tổ kế hoạch, Tổ thị trường, Tổ quản lí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị

d Phòng kế toán:

Là phòng chuyên môn chức năng tổ chức công tác hạch toán kinh tế, quản lí tài sản tiền vốn, xây dựng quản lí và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty

Bao gồm các tổ: Tổ kế toán nội bộ, Tổ kế toán khách hàng, Tổ kế toán tổng hợp và phân tích hoạt động kinh doanh

e Phòng thông tin và công nghệ thông tin:

Là phòng có chức năng thu thập, tổng hợp, xử lí, phân tích lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động cho công ty; Quản lí hệ thống kĩ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng

Gồm các tổ: Tổ tổng hợp và phân tích thị trường, Tổ lập trình và phát triển phần mềm, Tổ quản trị hệ thống mạng và trang thiết bị tin học, Tổ biên tập, phát triển website và thư viện

f Phòng quản lí dòng tiền:

Là một bộ phận nghiệp vụ có chức năng cân đối,điều hoà, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty

Gồm các tổ: Tổ trái phiếu, Tổ kinh doanh vốn và các tổ chức tín dụng,

Tổ cân đối và tổng hợp

l Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp:

Là một phòng nghiệp vụ có chức năng thu xếp vốn cho các dự án đầu

tư trong và ngoài tổng công ty; Quản lí và triển khai các hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp

Gồm các tổ: Tổ tư vần và thu xếp vốn dự án, Tổ tín dụng, Tổ bảo lãnh- bao thanh toán, Tổ tổng hợp

m Phòng dịch vụ tài chính:

Là phòng chuyên môn có chức năng tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính cho tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác

Trang 8

Gồm các tổ: Tổ dịch vụ tư vấn tài chính, Tổ huy động vốn uỷ thác, Tổ them định, Tổ khai thác và phát triển các dịch vụ tài chính

n Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân:

Là một bộ phận kinh doanh có chức năng nghiên cứu và triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong công ty và các cá nhân khác

Gồm các tổ: Tổ nghiệp vụ, Tổ tổng hợp, nghiên cứu và phát triển thị trường, Tổ giao dịch

i Phòng đầu tư:

Là một bộ phận có chức năng nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lí đầu tư vốn của công ty vào các dự án và các doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán

Gồm các tổ: Tổ đầu tư dự án, Tổ đầu tư chứng từ có giá, Tổ kinh doanh, Tổ tổng hợp và phân tích, Phòng giao dịch chứng khoán

k Phòng quản lí vốn uỷ thác đầu tư:

Là phòng nghiệp vụ có chức năng nghien cứu, tổ chức triển khai, huy động và quản lí nguồn vốn uỷ thác đầu tư của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

Gồm các tổ: Tổ huy động vốn uỷ thác đầu tư trong nước, Tổ huy động vốn uỷ thác đầu tư quốc tế, Tổ tổng hợp quản lí danh mục đầu tư

3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

3.1.Những hoạt động chính của PVFC:

3.1.1 Đàm phán và ký kết các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các

dự án đầu tư của Tổng công ty Dầu khí Việt nam và các đơn vị thành viên theo sự uỷ quyền:

PVFC đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư của tổng công ty dầu khí, các đơn vị thành viên và khách hàng khác với các điều kiện tối ưu nhất

Trang 9

-Thành viên đồng tài trợ: PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho các

dự án (từ nguồn vốn của mình hoặc và từ nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức tín dụng khác)

-Dàn xếp thuê mua tài chính: PVFC thay mặt chủ đầu tư tìm kiếm lựa chọn, đàm phán với tổ chức cho thuê tài chính để đảm bảo khách hàng có cơ hội được sử dụng các dịch vụ thuê mua tài chính để đảm bảo khách hàng có

cơ hội được sử dụng các dịch vụ thuê mua tài chính với các điều kiện phù hợp cho dự án, công trình, trang thiết bị, máy móc và các động sản khác

Với nghiệp vụ này đã giúp cho các nhà đầu tư nhận được nguồn tài trợ với lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu chi phí trả cho khoản vay, thuận tiện nâng cao hiệu quả đầu tư dự án Được PVFC chịu trách nhiệm đến cùng với dự án thông qua việc hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả đối với các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình giải ngân vốn cho dự án Giúp các nhà tài trợ có cơ hội đầu tư vào ngành dầu khí và các ngành kinh tế có hiệu quả cao Chính vì ưu điểm và lợi thế này hoạt động thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư đã đem về cho công ty một khoản thu nhập không nhỏ Trong giai đoạn 2001-

2004 công ty đã thu xếp thành công được 5.300 tỷ VNĐ

-Nhận uỷ thác quản lí vốn và tài sản cho tổng công ty dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, các tổ chức và cá nhân khác

-Nhận uỷ thác đầu tư cho các tổ chức và cá nhân

Với những hoạt đông như trên PVFC đã tạo ra được những ưu thế và lợi ích cho khách hàng nhằm tạo được niềm tin cũng như sụ hấp dẫn về dịch

vụ đã thu hút khách hàng đến với công ty, giúp khách hàng có cơ hội đầu tư vào các ngành kinh tế hiệu quả nhất; vốn của khách hàng được đảm bảo an toàn và sinh lời cao; hình thức huy động thì đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; khách hàng được vay vốn tại PVFC với lãi suất ưu đãi và thủ tục nhanh chóng thuận lợi

Hoạt động huy động vốn của công ty đã không ngừng tăng trưởng qua các năm đã cho thấy sự phát triển vượt bậc của công ty tài chính dầu khí trong

Trang 10

quỏ trỡnh hoạt động, nú cho thấy sự tin tưởng của cỏc tổ chức tớn dụng cũng như cỏc tổ chức kinh tế đối với cụng ty Đồng thời với sự mở rộng khụng ngừng của hoạt động huy động vốn đó tạo cho cụng ty cú được nguồn vốn lớn, đỏp ứng đầy đủ nhu cầu tớn dụng của cỏc tổ chức kinh tế và cỏc dự ỏn cú quy mụ lớn, mở rộng hoạt động tớn dụng cho cỏc tổ chức kinh tế, cỏ nhõn trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quỏ trỡnh hoạt động của cụng ty tài chớnh dầu khớ

256 1108 2388 3800 8000

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

tỷ đồng

Năm 2001

Năm 2003

Năm 2005

Huy động vốn giai đoạn 2001-2005

Series1

3.1.3 Hoạt động tớn dụng doanh nghiệp:

Với hoạt động này PVFC đó đỏp ứng được nhu cầu tớn dụng kịp thời và cựng chia sẻ và chịu trỏch nhiệm với doanh nghiệp

300 tỷ VNĐ vốn điều lệ dư nợ cho vay của một khỏch hàng khụng vượt quỏ

45 tỷ đồng, trong trường hợp khoản vay của một khỏch hàng vượt quỏ 45 tỷ đồng thỡ cụng ty cần phối hợp với cỏc tổ chức tớn dụng khỏc để cho vay hợp

Trang 11

vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam Chính vì việc hạn chế

về số vốn điều lệ đang còn quá nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là ngân hàng quốc doanh đã hạn chế về hoạt động của công ty, gây cản trở trong hoạt động tín dụng

Tuy nhiên hoạt động này cũng không ngừng phát triển và tăng trưởng qua các năm hoạt động Dư nợ cho vay năm 2001 là 171 tỷ đồng, năm 2002 là

931 tỷ đồng gấp 5,4 lần so với năm 2001 trong đó cho vay trực tiếp là 250 tỷ đồng cho vay từ uỷ thác là 685 tỷ đồng, năm 2003 dư nợ cho vay là 1830 tỷ đồng gấp 10,7 lần so với năm 2001 trong đó cho vay trực tiếp là 1173,3 tỷ đồng và cho vay uỷ thác là 657,477 tỷ đồng Năm 2004 dư nợ cho vay lên đến

2350 tỷ đồng trong đó cho vay trực tiếp là 1863,5 tỷ đồng, cho vay uỷ thác là 487,7 tỷ đồng Năm 2005 dư nợ cho vay là 4000 tỷ đồng tăng 1,7 lần so với năm 2004 và tăng 23,39 lần so với khi bắt đầu đi vào hoạt động, một sự tăng trưởng vượt bậc của công ty tài chính dầu khí

171 931 1830 2350 4000

0 1000 2000 3000 4000

N¨m 2001

N¨m 2002

N¨m 2003

N¨m 2004

N¨m 2005

Năm 2002 công ty đã cung cấp hoạt động bảo lãnh cho 8 khách hàng với số

dư bảo lãnh là 58 tỷ đồng, năm 2003 giá trị bảo lãnh là 65 tỷ đồng trong đó bảo lãnh trong ngành dầu khí là 40 tỷ đồng, tăng 1,12 lần so với năm trước, năm 2004 giá trị bảo lãnh là 70 tỷ đồng tăng 1,07 lần so với năm 2003 và tăng 2,27 lần khi mới bắt đầu thực hiện nghiệp vụ này, trong đó bảo lãnh trong

Trang 12

ngành dầu khí là 47 tỷ đồng chiếm 67% Nghiệp vụ bảo lãnh dù chưa đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty nhưng nó đang dần khẳng định sự phát triển của mình trong tương lai

-Bao thanh toán: PVFC thực hiện nghiệp vụ này thông qua hình thức tài trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp bằng việc mua lại chứng từ ghi các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm Nghiệp vụ này mới được triển khai ở PVFC chưa có một hoạt động đáng kể nào, tuy nhiên với nền kinh tế ngày càng toàn cầu hoá như hiện nay, việc quan hệ với các bạn hàng nước ngoài ngày càng trở nên phát triển thì việc phát triển hoạt động bao thanh toán là điều không thể tránh khỏi, hứa hẹn một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty

3.1.4 Thực hiện các dịch vụ tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật:

Với các hình thức: tư vấn tài chính dự án, Tư vấn thẩm định kinh tế dự án; tư vấn quản lí vốn và tài sản; tư vấn xử lí nợ; tư vấn đầu tư; tư vấn cổ phần hoá, mua, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; Nhận uỷ thác phát hành trái phiếu, cổ phiếu trong và ngoài nước cho tổng công ty dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức kinh tế khác; Nhận uỷ thác quản lí tài sản thuê mua tài chính; Đại lí phát hành trái phiếu, cổ phiếu

Nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng những thông tin đáng tin cậy và nguồn tài trợ chắc chắn, đảm bảo an toàn và đem lại lợi nhuận cao nhất cho vốn và tài sản của khách hàng, tiết kiệm chi phí thủ tục đợn giản thuận tiện Chính vì những ưu thế trên đã tạo cho PVFC một hình ảnh chuyên nghiệp và hiệu quả

Từ khi hoạt động đến nay công ty đã thực hiện tư vấn tài chính cho một

số dự án như: đường ống Phú Mỹ – THủ Đức; Giàn khoan tự nâng; Cảng hạ lưu Vũng Tàu…đây là những doanh nghiệp trong ngành còn đối với những doanh nghiệp ngoài ngành đã thực hiện như: Công ty Hoà Phát; Khu đô thị mới Nhơn Trạch- Đồng Nai.Trong năm 2004 công ty thực hiện việc tư vấn tài chính cho dự án nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn

3.1.5 Hoạt động đầu tư cho các dự án:

Với nguyên tắc quan hệ hợp tác đầu tư của PVFC và khách hàng bình đẳng cùng có lợi và tuân thủ theo quy định của pháp luật, PVFC đã tạo được niềm tin, sự hợp tác của khách hàng trong hoạt động này

Có các hình thức đầu tư sau:

-Đầu tư dự án: PVFC sẵn sàng cùng khách hàng đầu tư hợp tác các dự

án với các hình thức phong phú: thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH,

Trang 13

công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh… qua từng bước cụ thể của

dự án: +Tìm kiếm cơ hội đầu tư

+Chuẩn bị đầu tư

+thực hiện đầu tư

+Quản lí vận hành khai thác dự án

Với nghiệp vụ này PVFC tham gia với tư cách là nhà tài trợ đồng thời

là nhà đầu tư nên khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn tốt nhất về tài chính

Trong năm 2003,2004 công ty đầu tư vào các dự án sau: kí kết hợp tácđầu tư dự án nhà máy sản xuất vỏ bình gas; Thực hiện đầu tư vào dự án tàu ESPO với tổng giá tị là: 23,7 tỷ đồng

Thực hiện góp vốn mua cổ phần của công ty Sông Hồng gas có giá trị là: 600 triệu VNĐ Đến ngày 31/12/2003 góp vốn mua cổ phần với các tổ chức tín dụng là 7,23 tỷ đồng trong đó mua trái phiếu của BID là 2,19 tỷ đồng, mua trái phiếu chính phủ là 5,04 tỷ đồng Góp vốn mua cổ phần với các

tổ chức kinh tế khác là 25,766 tỷ đồng trong đó đáng kể đến là mua cổ phần vào dự án tàu FPSO RUBY PRINCES với tổng giá trị lên đến 23,68 tỷ đồng, ngoài ra còn mua cổ phần của một số tổ chức kinh tế khác như: cổ phiếu PMS, cổ phiếu SAV cổ phiếu TMS, cổ phiếu của công ty cổ phàn dầu khí sông Hồng vẫn giữ nguyên là 600 triệu VNĐ Đến năm 2004 cùng với chính sách cổ phần hoá các ngân hàng thương mại của nhà nước, công ty tài chính dầu khí cũng tăng khoản mua cổ phần của các tổ chức tín dụng lên đến 24,1 tỷ đồng tăng 3,3 lần so với năm ngoái trong đó trái phiếu chính phủ chiếm đến 16,45 tỷ đồng Việc mua cổ phần của các tổ chức kinh tế khác năm 2004 là 22,1 tỷ đồng có giảm sút so với năm ngoái, ngoài các khoản mục đầu tư vào các tổ chức kinh tế so với năm ngoái công ty đã đầu tư thêm vào công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Việt Nam là 2,4 tỷ đồng và mua cổ phần của công ty xây dựng số 9 là 420,5 triệu VNĐ Như vậy về quy mô đầu tư qua năm ngày càng tăng, một hình thức hoạt động đem lại một khoản lợi nhuận không phải

là nhỏ so với công ty tài chính dầu khí trong tương lai

-Đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ:

Bằng các hoạt động: Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh các chứng

từ có giá, mua bán cổphần, mua bán nợ PVFC đã trở thành một đối tác tin cậy,đầy tiềm năng phát triển đối với khách hàng

+Kinh doanh chứng khoán đã trở thành một hoạt động ngày càng đem

về nhiều lợi nhuận cho công ty Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, PVFC đã xác định được việc cần thiết và cơ hội tham gia

Trang 14

vào thị trường chứng khoán: PVFC trực tiếp tham gia vào kinh doanh chứng khoán với tư các là nhà đầu tư; PVFC cũng cung cấp các dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho khách hàng với các dịch vụ sau:

*Dịch vụ môi giới chứng khoán

*Dịch vụ lưu kí chứng khoán

*Dịch vụ cho vay ứng trước và cầm cố chứng khoán

*Đại lí phân phối chứng khoán

*Đại lí phát hành chứng khoán

*Bảo lãnh phát hành chứng khoán

*Mua bán, chiết khấu chứng từ có giá

*Dịch vụ quản lí cổ đông…

+ Kinh doanh các chứng từ có giá:

PVFC thực hiện giao dịch các chứng từ có giá trên thị trường:

*Công trái, trái phiếu chính phủ

*Trái phiếu các ngân hàng thương mại

*Trái phiếu, tín phiếu doanh nghiệp

*Các chứng từ có giá được phép khác

+Mua bán nợ: PVFC thực hiện mua bán, môi giới các khoản nợ tín dụng và các khoản nợ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lành mạnh hoá tài chính khách hàng

Tính đến ngay 31/12/2004 công ty đã đầu tư vào chứng khoán của 11 ngân hàng và công ty bao gồm cả chứng khoán ngắn hạn, trung và dài hạn

Năm 2003 giá trị đầu tư vào chứng khoán của công ty là 81,68 tỷ đồng trong đó đầu tư vào tín phiếu ngân hàng nhà nước và chứng khoán chính phủ

là 3 tỷ dồng, đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 42 tỷ đồng gồm Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long –SGD Tp.HCM, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn –CN 50 Bến Chương Dương, ngân hàng đầu

tư và phát triển Hà Nội …đầu tư chứng khoán trung và dài hạn chiếm 36,67 tỷ đồng gồm trái phiếu của công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chứng từ có giá đem đi vay chiết khấu và một số chứng từ có giá khác đến năm 2004 giá trị đầu tư vào chứng khoán lên đến 210,57 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2004 việc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn không phát triển mà chỉ chú trọng đến đầu tư vào chứng khoán trung và dài hạn có tổng giá trị là 207,57 tỷ đồng chiêm 98,57% giá trị đầu tư vào chứng khoán, điều này cho thấy sự dịch chuyển trong cơ cấu đầu tư, chú trọng đến đầu tư trung và dài hạn trong công ty tài chính dầu khí

Trang 15

Những hoạt động này đã làm đa dạng hoà hình thức đầu tư của công ty tài chính dầu khí, đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho công ty Năm

2004 thu từ kinh doanh trên thị trường tiền tệ là 22,52 tỷ dồng gấp 2,6 lần so với năm 2003

3.1.6 Dịch vụ tài chính cá nhân:

Với phương châm an toàn bảo mật và thuận tiện dịch vụ tài chính cá nhân ngày càng phát triển Tuy chỉ mới hoạt động được một thời gian không phải là dài so với các ngân hàng thương mại nhưng dịch vụ tài chính cá nhân

đã không ngừng phát triển và cải tiến, đã và đang thực hiện các nghiệp vụ như:

+Huy động vốn cá nhân: Nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ; Nhận tiền gửi tích luỹ có kì hạn

+Nhận uỷ thác quản lí vốn cá nhân có các hình thức: Nhận uỷ thác quản lí vốn (kì hạn dưới 12 tháng); Nhận uỷ thác đầu tư Giúp khách hàng đảm bảo an toàn, bảo mật và sinh lời cao Hình thức nhận uỷ thác thì đa dạng, linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

+Cho vay cá nhân: Cho vay cán bộ nhân viên ngành dầu khí và cá nhân khác nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống Dịch vụ cho vay cá nhân của PVFC

có các hình thúc sau:

*Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương

*Cho vay thế chấp bằng tài sản

*cho vay cầm cố chứng từ có giá: Gồm chứng từ có giá do PVFC phát hành và chứng từ có giá do tổ chức tín dụng phát hành

*Cho vay mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đảm bảo bằng số cỏ phiếu hình thành từ vốn vay

Hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu nhanh nhất của khách hàng, hình thức vay đa dạng phù hợp với khả năng của khách hàng, lãi suất vay cạnh tranh linh hoạt

+Dịch vụ thu đổi ngoại tệ: Nhận đổi ngoại tệ ra VNĐ với phương thức nhanh gon, tỷ giá hợp lí

+Chi trả kiều hối: nhận chuyển tiền gửi của thân nhân khách hàng thông qua dịch vụ chi trả kiều hối Western Union

+Dịch vụ thu hộ chi hộ khách hàng: Gồm các phương thức sau:

*Dịch vụ thu tiền bán nhà

*Thu tiền kí quỹ

*Dịch vụ thu, chi hộ khác…

Trang 16

+Kinh doanh vàng bạc: Chuyên cung cấp các sản phẩm trang sức bằng vàng, bạc, đá quý với sự phong phú đa dạng; đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm vàng miếng trong thanh toán mua bán nhà đất, dự trữ và thanh toán khác

Hoạt động kinh doanh ngoại hối được cấp giấy phép hoạt động vào ngay 6 tháng 3 năm 2003 của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 03/GP-NHNN Năm đầu hoạt động công ty đã bị thua lỗ 111,7 triệu VNĐ nhưng đến năm 2004 hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đưa lại cho công ty khoản thu nhập là 145,9 triệu đồng, đây là một hoạt động trong tương lai sẽ rất phát triển bởi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thêm vào đó nên kinh tế ngày càng toàn cầu hoá hoạt động kinh doanh ngoại hối có một tiềm năng rất lớn

3.2 Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2002 - 2004:

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt nam vẫn có những bước tiến vững chắc Tốc độ tăng trưởng thường xuyên đạt mức trên 7% Đóng góp không nhỏ vào thành quả của nền kinh tế Việt nam phải kể đến vai trò của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong đó có công ty tài chính Dầu khí Việt nam

Để có thể thấy rõ vai trò đó chúng ta có thể phân tích báo cáo tài chính của công ty năm 2003 – 2004:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 17

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy rằng thu

nhập trước thuế năm 2004 tăng 2366.841 triệu VNĐ tức là tăng 39.89% so

với năm 2003 Chứng tỏ rằng công ty đã hoạt động rất hiệu quả cụ thể khoản

thu từ lãi tăng mạnh nhất đạt 70760.505 triệu VNĐ tức là tăng 61.78% trong

khi đó các khoản chi trả lãi và chi phí ngoài lãi cũng tăng nhưng không nhiều

Điều đó dẫn đến thu nhập trước thuế của công ty tăng cao Cụ thể hơn nữa

trong năm tài chính 2004 khoản lỗ từ kinh doanh ngoại hối là không có, cùng

với việc khoản chi về hoạt động khác giảm mạnh đến 89.6% điều này tác

động rất lớn đến khoản chi phí ngoài lãi của công ty và đồng thời đến lợi

nhuận trước thuế

Bảng cân đối kế toán năm 2004

đvt: triệu VNĐ

2 Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài

nước

900516.857 1541455.291

4 Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước 152744.243 430125.928

Trang 18

7 Vốn và các quỹ 112992.814 319247.152

8 Tổng cộng nguồn vốn 2895530.738 4207025.343

Để thấy rõ chất lượng của công tác tài chính ở công ty tài chính Dầu khí Việt nam chúng ta xem xét một vài chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả, nợ phải thu

và các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty

 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả của công ty là 99.4% năm 2003 và 96.2% năm 2004 Thông thường tỷ lệ này bằng 100% là hợp lý với PVFC tỷ lệ này chứng tỏ rằng số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng từ các khoản phải trả lớn hơn số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng bởi các khoản phải thu Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty Công ty đã không khắc phục điều này trong năm tài chính

2004 mà để cho tỷ lệ này giảm xuống 3.2% so với năm tài chính 2003

 Chúng ta có thể áp dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT

để tìm mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu

 Tỷ suất sinh lời của tài sản là 0.06% năm 2003 và năm 2004 Điều này cho ta thấy nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của công ty là do trong năm 2004 khoản thu từ lãi của công ty tăng mạnh đồng thời với đó

là công ty đã tiết kiệm được chi phí ngoài lãi Do đó lợi nhuận của công

ty tăng lên cao

3.3 Xu hướng phát triển của công ty đến năm 2010:

Vẫn tiếp tục phấn đấu là một công ty tài chính trực thuộc của tổng công ty dầu khí Việt Nam, PVFC phấn đấu thu xếp vốn cho cho đầu tư phát triển của tổng công ty từ đây đến năm 2010: trong các năm từ nay đến năm 2010 tổng công ty dầu khí Việt Nam cónhu cầu vốn đầu tư hơn 20 tỷ đo la mỹ trong đó phần vốn góp của công ty là 10 tỷ đô la mỹ, nhu cầu vốn là rất lớn vì vậy đòi hỏi PVFC phải nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn

Trong giai đoạn 2006-2010 PVFC đặt trọng tâm vào cho vay vốn trung

và dài hạn cho các dự án của tổng công ty và các dự án ngoài ngành khác Dư

nợ cho vay năm 2006 chỉ tiêu kế hoạch là 4800 tỷ VNĐ, Năm 2007 dư nợ cho vay là 5600 tỷ VNĐ, năm 2008 là 6500 tỷ VNĐ, năm 2009 là 7200 tỷ VNĐ

và đến năm 2010 dư nợ cho vay sẽ là 8300 tỷ VNĐ gấp 2,075 lần so với dư

nợ cho vay của năm 2005

Về hoạt động huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của tổng công ty và các doanh nghiệp ngoài ngành khác PVFC phấn đấu mở rộng qui

mô huy động vốn cho vay, chỉ tiêu đến năm 2006 số lượng vốn huy động được sẽ là 9200 tỷ VNĐ, năm 2007 lượng vốn huy động là 11500 tỷ VNĐ,

Trang 19

năm 2008 cố gắng huy động được nguồn vốn là 14000 tỷ VNĐ, năm 2009 ssố vốn huy động được là 16200 tỷ VNĐ và năm 2010 huy động vốn lên đến

19500 tỷ VNĐ tăng 2,4 lần so với số vốn huy động được của năm 2005

Tổng tài sản trong giai đoạn này sẽ tăng từ 8300 tỷ VNĐ của năm 2005 lên 28300 tỷ VNĐ của năm 2010 trong đó qua các năm: năm 2006 tổng tài sản của công ty tăng lên 9500 tỷ VNĐ, năm 2007 là 1200 tỷ VNĐ, 14500 tỷ VNĐ là con số tổng tài sản của năm 2008, năm 2009 là 16700 tỷ VNĐ Số vốn huy động được đến năm 2010 sẽ tăng 3,4 lần so với tổng tài sản của năm

Lợi nhuận năm 2010, chỉ tiêu đạt được là 150 tỷ VNĐ Năm 2006 lợi nhuận thu về là 32 tỷ VNđ, năm 2007 là 62 tỷ VNĐ, năm 2008 là 80 tỷ VNĐ, năm 2009 là 98 tỷ VNĐ Như vậy lợi nhuận của công ty tăng 6,2 lần so với lợi nhuận năm 2005 thu được

3.4 Định hướng đến năm 2025:

Xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước Tổng số vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025 dự kiến 41 tỷ USD trong đó giai đoạn 2005-

2015 là 20 tỷ USD và giai đoạn 2015-2025 là 21 tỷ USD Duy trì tỷ lệ Nợ trên Vốn Chủ sở hữu ở mức 50-70% từ năm 2005-2015 và 40-50% từ năm 2015-2025

Trang 20

Phần ii: đặc đIểm công tác kế toán của công ty:

I đặc điểm phòng kế toán của công ty:

Phòng kế toán của PVFC có 15 người được chia làm 3 bộ phận theo sơ đồ sau:

Trang 21

Công ty hạch toán theo hình thức nhật ký chung với niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm Chu kỳ kế toán của công ty là 1 tháng Mỗi nghiệp vụ phát sinh trong ngày đều được kế toán của các phần hành cụ thể cập nhật ngay trong ngày đó trên phần mềm Bank2000 của công ty Công ty ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc dự thu, dự chi; đúng như hướng dẫn tại Thông tư số 92/2000/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ tài chính Định kỳ cuối tháng kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối phát sinh tổng hợp Các số liệu được phần mềm Bank2000 tự động vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính

II Quy trình hạch toán các phần hành kế toán cụ thể, tài khoản sử dụng

và biểu mẫu chứng từ kế toán:

2.1 Quy trình kế toán các nghiệp vụ huy động vốn:

Tk4711: mua bán ngoại tệ kinh doanh

Tk4712: thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh

c Điều khoản thi hành:

Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2005 phù hợp với quyết định

số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho của TCTD Trong quá trình thực hiện có thể chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của NHNN, mọi chỉnh sửa phải được

kế toán trưởng công ty ban hành mới có hiệu lực

Ngày đăng: 14/02/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cõn đối kế toỏn năm 2004 - Tài liệu Luận văn: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tài chính Dầu khí Việt nam pdf
Bảng c õn đối kế toỏn năm 2004 (Trang 17)
Hồ sơ ngoại bảng - Tài liệu Luận văn: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tài chính Dầu khí Việt nam pdf
s ơ ngoại bảng (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w