LỜIMỞĐẦU Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế qu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chínhsách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trongviệc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt độnggiữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảosự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhântrong xã hội Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nướcmà nguồn thu ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20% GDP Do vị tríquan trọng của thuế, đòi hỏi phải thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệuquả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp báchvừa nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuấtkinh doanh phát triển.
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã cónhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất,kinh doanh đúng hướng Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luậtthuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II vàcó hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thế cho luật thuế doanh thu.
Từ khi áp dụng luật thuế GTGT đến nay, đã đem lại những thànhcông bước đầu là: số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, khắc phục đượcthu trùng lặp của thuế doanh thu, giảm được nhiều mức thuế suất xuốngcòn 3 mức thuế suất tạo thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời hạn chếđược một phần về trốn lậu thuế…
Tuy có nhưng thành công bước đầu, nhưng do thuế GTGT là loạithuế mới, lần đầu được đưa vào áp dụng ở Việt Nam, trong đó có nhữngnội dung quy định với luật thuế doanh thu trước kia và cũng không hoàntoàn giống nhu thuế GTGT với các nước khác Chính vì vậy, vấn đề quảnlý thuế GTGT cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt đối với các doanh
Trang 2nghiệp cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước, đồng thời đây cũng là nguồnthu quan trọng của NSNN Tuy nhiên, đây cũng là khu vực bị thất thu caonhất Do yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình thực tập tại cục thuế tỉnhBắc Giang cùng với những kiến thức đã được học tập tại trường và sự giúpđỡ của thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Văn, các cô chú cán bộ của cục thuếtỉnh Bắc Giang, em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác quản lý thu thuế
GTGT và chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT của cácDoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thuế giá trịgia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm2005đến 2007 Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế đó, từ đó đua ra những giải pháp, kiến nghị để công tácquản lý thu thuế GTGT được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thu đúng,thu đủ và kịp thời về cho NSNN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văngồm 3 chương:
Chương1 : Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và sự cần thiếttăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệpChương2 : Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chương3 : Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với cácdoanh nghiệp trong giai doạn hiên nay
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin trân trọng cảm ơn thầygiáo – Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Văn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóaluận tốt nghiệp Em rất trân trọng và biết ơn tập thể Ban lãnh đạo Cục thuếtỉnh Bắc Giang, cùng các cô chú và các anh chị tại các phòng nghiệp vụchức năng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được thực tập và tiếp cậnvới nghiệp vụ của ngành thuế Bắc Giang
Trang 31.1.1.2 Đặc điểm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu ( không phụ thuộc vào kết quả sảnxuất kinh doanh ) được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụqua mỗi khâu của quá trình sản xuất lưu thông.
Thuế GTGT do các cơ sở sản xuất- kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịchvụ nộp hộ người tiêu dùng, thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bánhàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán Người tiêudùng là người chịu thuế
Về thực chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của ngườitiêu dùng nhằm động viên một phần thu nhập thông qua đóng góp củangười tiêu dùng
1.1.1.3.Vai trò của thuế GTGT
- Khắc phục được nhược điểm trùng lắp “ Thuế thu trên thuế”, nhiều thuếsuất
Trang 4- Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức động viên sốthu cho ngân sách nhà nước tương ứng với số thuế doanh thu trước đây, màcòn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó để tăng thu chongân sách nhà nước
- Thuế GTGT thu cả đối với hàng hoá nhập khẩu tạo sự bình đẳng trongkinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh trong nước
- Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra,hạn chế việc kinh doanh trốn thuế
- Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ởnước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạođiều kiện để tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế – nhanhchóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới
- Tạo điều kiện cho ngành thuế có điều kiện hiện đại hoá công tác quản lýthuế, thu thuế, cải cách hành chính thuế, giúp Chính phủ có biện pháp hữuhiệu trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế
1.1.2 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế và đối tượng nộpthuế GTGT
1.1.2.1 Đối tượng chịu thuế GTGT
Là hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nướcngoài ) dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam( trừ những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quiđịnh của pháp luật )
1.1.2.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành thì có 28 đối tượng khôngthuộc diện chịu thuế GTGT Những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc diệnkhông chịu thuế GTGT có các đặc điểm:
Trang 5- Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điềukiện khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất ralại dùng cho chính người sản xuất và cho đời sống xã hội
- Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hộinhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá không ngừng tăng lên củacon người
- Là sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu xã hội không vì mụctiêu lợi nhuận
- Là sản phẩm, dịch vụ mà theo thông lệ quốc tế không thu thuếGTGT
- Là các sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tínhnhân đạo cao
- Các sản phẩm hàng hoá, các dich vụ do Nhà nước quy định khôngthu thuế GTGT
- Cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu quyđịnh áp dụng cho công chức Nhà nước
1.1.2.3 Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT trên lãnh thổ ViệtNam, không phân biệt ngành, nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh và các tổchức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT Tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, luật doanhnghiệp nhà nước và luật hợp tác xã
- Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổchức đơn vị sự nghiệp khác
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài thamgia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài hoạt động kinh
Trang 6doanh ở Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoàihoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam
- Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất – kinh doanh, nhóm người kinhdoanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác
- Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia côngchưa có thuế , bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, vật liệu phụ và cácchi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu
- Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để biếu tặng, giá tính thuế GTGTđược xác định theo giá tính thuế cùng loại hoặc tương đương tạicùng thời điểm phát sinh hoạt động này
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giábán trả 1 lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, khôngbao gồm tính theo số tiền trả định kỳ
Trang 7- Đối với hàng hoá có tính đặc thù được dùng các chứng từ như tembưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số… thì giá ghi trên các chứng từđó là giá đã có thuế GTGT và giá chưa có thuế GTGT được xác địnhnhư său:
Gía chưa có thuế GTGT = Gía thanh toán ( ghi trên chứng từ )/ 1+ thuếsuất thuế GTGT
- Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá vận tải
chưa có thuế ( Dịch vụ vận tải quốc tế không chịu thuế GTGT )
- Đối với dịch vụ cầm đồ giá tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này- Đối với sách tạp chí ( Thuộc diện chịu thuế GTGT ) bán đúng giá phát
hành thì giá đó được xác định là đã có thuế GTGT Các trường hợp bánkhông theo giá bìa thì gia tính thuế GTGT là giá bán ra
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gắn với đất, giá tính thuế
GTGT được trừ giá đất theo quy định tại thời điểm bán bất động sản
- Đối với dich vụ in, giá tính thuế không bao gồm tiền giấy in
1.1.3.2 Thuế suất thuế GTGT
Có 3 mức thuế suất khác nhău: 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từngloại hàng hoá, dịch vụ – sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu.Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điềutiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với các loại hàng hoá, dịch vụkhác nhau
- Thuế suất 0% : Được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng
hoá gia công xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuếGTGT xuất khẩu Khi áp dụng mức thuế suất 0% tức là nhà nước đã tàitrợ cho các doanh nghiệp
- Thuế suất 5% : Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá,
dich vụ thiết yếu cần khuyến khích, hoặc sản xuất kinh doanh còn đanggặp nhiều khó khăn
Trang 8- Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến , áp dụng cho các loại hàng
hoá dịch vụ thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuếsuất 0%, 5% Đây là mức thuế suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước.
1.1.4 Các phương pháp tính thuế GTGT
Các cơ sở nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phươngpháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Đối tượng ápdụng và thuế phải nộp được xác định theo từng phương pháp sau
1.1.4.1 Phương pháp khấu trừ ( phương pháp gián tiếp )
Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các đơn vị hoạt động tổ chứckinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài và các đơn vị tổ chức cá nhân khác có đủ điều kiện muabán có hoá đơn chứng từ, sổ sách theo dõi, hạch toán đầy đủ thuế đầu ra,đầu vào
Khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, các đơn vị khi bán hàng thì phảitính và thu thuế GTGT của dịch vụ đó Cơ sở để lập hoá đơn ghi rõ giá bánchưa có thuế GTGT, thuế và số tiền người mua phải thanh toán Nếu khôngghi rõ giá chưa có thuế và thuế GTGT thì giá của hàng hoá, dịch vụ bán raphải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn đó.
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ
Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Trang 9- Số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao
gồm cả TSCĐ ) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịuthuế GTGT
- Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu- Số thuế GTGT nộp thay cho phía nước ngoài hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.1.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT ( phươngpháp trực tiếp )
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT được áp dụng chocác cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức cá nhân ngườinước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá dơn, chứngtừ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ và các cơ sở kinhdoanh mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT như sau:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT x
Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ tương ứng
Trong đó :
GTGT của hàng hoá, dich vụ chịu thuế GTGT = Gía thanh toán của
hàng hoá, dịch vụ bán ra – giá vốn của hàng hoá dịch vụ mua vào tương
+ Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế,bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và cáckhoản phụ thu, phụ phí, thu thêm mà bên mua phải trả
+ Gía vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng ( với hàng hoá,dịch vụ bán ra ) được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao
Trang 10gồm cả thuế GTGT mà cơ sở đã dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịuthuế GTGT bán ra
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝTHUẾ GTGT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.2.1 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BắcGiang từ năm 2005-2007.
Trong những năm qua , chủ yếu từ năm 2005 trở lại đây Do thựchiện luật doanh nghiệp, việc mở rộng và hình thành các khu công nghiệp,cụm công nghiệp, đặc biệt là môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi khuyếnkhích thu hút vốn đầu tư được cải thiện nên đã có nhiều doanh nghiệp dândoanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập và đi vào hoạtđộng, khu vực doanh nghiệp nhà nước do trung ương, địa phương quản lýcơ bản thực hiện xong cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu Tínhhết ngày 31/12/2007 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 1.184 doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế đã được cấp mã số thuế đang hoạt động, trongđó: Doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi của cả Trung ương và địaphương là106 doanh nghiệp Công ty TNHH và Công ty cổ phần là892doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân là 142 doanh nghiệp; Doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài là 44 doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển là động lựckhơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dânnhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều nàycó ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay
Các loại hình doanh nghiệp phát triển đã và đang góp phần rất lớntrong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt làtầng lớp người lao động giản đơn có trình độ học vấn thấp
1.2.2 Những đặc điểm của các Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tácquản lý thu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và sự cần thiết phải
Trang 11tăng cường công tác quản lý thuế GTGT tại các Doanh nghiệp nóiriêng
- Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều có quymô nhỏ và vừa, chủ yếu có quy mô nhỏ công nghệ lac hậu, vốn ít, năng lựcquản lý trình độ tay nghề công nhân còn thấp, khả năng xúc tiến thươngmại và thị trường tiêu thụ còn hạn chế Hiệu quả sản xuất kinh doanh, khảnăng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
-Tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án trong các khucông nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, thời gian đầu tư kéo dài, pháthuy đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế.
- Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh chínhsách pháp luật về thuế, tự giác kê khai và thực hiện đầy đủ các khoản thuếphải đóng góp với nhà nước, song vẫn còn một số doanh nghiệp chấp hànhkhông đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, không tự giác kê khai thuế theoquy định, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn trốn thuế, một sốdoanh nghiệp dây dưa, chây ỳ trong việc nộp thuế, để nợ đọng thuế kéo dài,thậm chí tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế Vì vậy cần phải tăngcường công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT tại cácdoanh nghiệp nói riêng
Trang 12Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía đông bắc của tổ quốc,phía bắc giáp với 2 tỉnh là Thái Nguyên và Lạng Sơn, phía đông giáp vớitỉnh Quảng Ninh Nơi đây cộng đồng gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinhsống, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sứcchung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử củađất nước Việt Nam.
- Tổng diện tích đất tự nhiên : 382.331,34 ha
Trong đó: + Đất nông nghiệp : 260.906,57 ha
+ Đất phi nông nghiệp : 90.709,88 ha + Đất chưa sử dụng : 30.714,89 ha
- Dân số : 1.596.696 người
Trong đó : + Dân tộc kinh chiếm : 75,59%
+ Một số dân tộc anh, em khác chiếm : 24,41%- Đơn vị hàng chính : 10 Huyện, thành phố gồm:
+ TP Bắc Giang+ Huyện Lục Ngạn+ Huyện Lục Nam+ Huyện Sơn Động + Huyện Yên Thế+ Huyện Hiệp Hoà+ Huyện Lạng Giang+ Huyện Tân Yên
Trang 13+ Huyện Việt Yên+ Huyện Yên Dũng
2.1.2 Tình hình kinh tế
Trước đây kinh tế Bắc Giang chủ yếu là Nông – Lâm nghiệp thị trường tiêuthụ nhỏ hẹp, thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hoá chưa pháttriển.
Nhưng từ năm 2000 cho tới nay cùng với sự phát triển của cả nước, nềnkinh tế của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị tổngsản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 8,4%; GDP bình quân đầungười đạt 305 USD/ người ( năm 2005 ) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tích cực, hết năm 2008 dự kiến tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản còn43,5% ( giảm 6,3% so với năm 2000 ); công nghiệp xây dựng chiếm22,0%; dịch vụ chiếm 34,5% Có được sự phát triển trên là do những nămqua đã có nhiếu cơ chế chính sách liên quan được xây dựng bổ xung theohướng thông thoáng, hấp dẫn hơn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư,thu hút đầu tư tăng nhanh: Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch xâydựng, các ngành nghề nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển; cơ sở vậtchất kỹ thuật,kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được cải thiệt; quốc phòng anninh được tăng cường, trật tự xã hội ổn định.v.v.
2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Từ 1990, với nỗ lực cải cách thuế trong đó có cải cách bộ máy quảnlý thuế, Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng(nay là chính phủ) đã quy định việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nướctrực thuộc Bộ Tài chính Theo nghị định 281/HĐBT (nay là chính phủ) vàthông tư hướng dẫn thi hành nghị định 281/HĐBT , Cục thuế Hà Bắc làmột bộ phận trong hệ thống thuế của nhà nước Cục thuế Hà Bắc ra đời vàchịu sự quản lý theo nguyên tắc song trùng trực thuộc đó là chịu sự quản lýcủa Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc.
Trang 14Từ ngày 1/1/1997, thực hiện nghị quyết của Quốc Hội về việc chia táchtỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Cũng từ đây Cục thuếtỉnh Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1132/TC/QĐ/TCCBngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và có trụ sở tại đườngXương Giang, phường Trần Phú, TP Bắc Giang Hiện nay theo luật quản lýthuế mới được ban hành ngay 1/1/2007 thì cục thuế Bắc Giang chịu sựquản lý của Tổng cục thuế, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ phối hợp với Tổngcục thuế trong công tác thu.
2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thu của cục thuế Bắc Giang
Cán bộ công chức ngành thuế Bắc Giang tính đến ngày 31/12/2007 là546 người được bố trí như sau:
- Văn phòng cục: 102 người - 10 Chi cục: 444 người
* Văn phòng cục gồm có:1 cục trưởng, 2 phó cục trưởng và 11 Phòng
trợ người
nộp thuế
Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ –
Dự toán
Phòng Kê khai và kế toán thuế
Phòng Kiểm tra nội
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kiểm
tra thuế
Phòng Hành chính -Tài vụ- Ấn
Phòng Thanh tra thuế
Phòng Tin
Phòng Quản
lý thuế
thu nhập
cá nhân
Trang 15* 10 Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Bắc Giang:
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngành Thuế tỉnh Bắc Giang
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Theo quyết định số 728/ QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởngTổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộcCục thuế, cụ thể là:
1 Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện công
tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trongphạm vi Cục thuế quản lý.
2 Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký
thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi CụcThuế quản lý.
3 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ
thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạttrong phạm vi quản lý.
4 Phòng kiểm tra thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm
thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trựctiếp của Cục Thuế.
Cục thuế
Chi cục thuế
TP Bắc Giang
Chi cục thuế huyện
Tân Yên
Chi cục thuế huyện Việt Yên
Chi cục thuế huyện Yên Thế
Chi cục thuế huyện
Hiệp Hoà
Chi cục thuế huyện Lục
Chi cục thuế huyện Yên Dũng
Chi cục thuế huyện Lục Ngạn
Chi cục thuế huyện Lạng Giang
Chi cục thuế huyện Sơn Động
Trang 165 Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp
thuế ; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế; gian lận thuế liên quan đếnngười nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
6 Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản
lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phảinộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật
7 Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán: Giúp Cục trưởng cục thuế
trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luậtthuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước
8 Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác
kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, côngchức thuế ; giải quyết khiếu lại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành côngvụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm viquản lý của Cục trưởng cục thuế.
9 Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp cục trưởng tổ chức chỉ đạo, triển khai thực
hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đàotạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ thuế
10 Phòng Hành chính – Quản trị – Tài vụ – ấn chỉ: Thực hiện công tác
hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tưxây dựng cơ bản, quản trị quản lý ấn chỉ thuế trong toàn cục thuế
11 Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin
học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ côngtác quản lý thuế va hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sửdụng tin học trong công tác quản lý.
2.2.4 Quản lý đối tượng nộp thuế tại cục thuế Bắc Giang.
Hàng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinhdoanh, cơ quan thuế tiến hành đang ký đối tượng nộp thuế và trên cơ sở đótiến hành quản lý và thu thuế đối với đối tượng này Có 2 phương thức
Trang 17đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng tại cục thuế Bắc Gianglà:
Một là: Đăng ký đối tượng nộp thuế theo phương thức thủ công Theophương pháp này mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một sổ đăng ký thuếriêng, các thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được phản ánh và lưutrữ trong sổ này Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợpsố lượng đối tượng nộp thuế ít và khá tập trung, điều kiện cho việc cơ giớihoá công tác quản lý thuế chưa được thực hiện.
Hai là: phương thức quản lý bằng mạng vi tính Theo phương pháp này,trong phạm vi cả nước, mỗi đối tượng nộp thuế được gắn một mã số duynhất, mọi thông tin về đối tượng nộp thuế được nạp vào máy với một fileriêng với tên file là mã số của đối tượng nộp thuế Đây là phương thứcquản lý hiện đại hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
2.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH CỦA CỤC THUẾTỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 2005-2007.
Bảng 1.1 Số thu nộp ngân sách nhà nước từ năm 2005-2007 của cụcthuế tỉnh Bắc Giang.
Đơn vị tính:tỷ đồng
STT Năm Dự toán Thực hiện % so với dựtoán
% so vớicùng kỳ
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Cục thuế Bắc Giang
Qua bảng 1.1 ta có thể thấy rằng: Dự toán thu Trung ương giao cho tỉnhBắc Giang tăng dần theo thời gian Dự toán giao thu năm 2007 là 607 tỷ,cao hơn năm 2006 là 107 tỷ và cao hơn năm 2005 là 312 tỷ Điều đó đã chothấy nền kinh tế của Bắc Giang đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát
Trang 18triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo điều kiện chomọi thành phần kinh tế phat triển
Cũng theo bảng trên ta có thể thấy trong 3 năm số thu nộp ngân sách hàngnăm của Cục thuế tỉnh Bắc Giang luôn đạt và vượt kế hoạch được giao, sốthu năm sau đều cao hơn năm trước: Kết quả thu năm 2005 là 475,240 tỷđã vượt 61,1% so với dự toán; năm 2006 có kết quả thu tăng mạnh và đạtđược 708.355 tỷ tăng so với dụ toán là 41,7% và với cùng kỳ đã tăng 42,4%; năm 2007 tuy số thu nộp ngân sách của Cục thuế Bắc Giang không tăngmạnh như năm 2006 nhưng vẫn tăng 24,8% so với dự toán và tăng 6,9% sovới năm 2006.
Để có được kết quả trên bên cạnh xự chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính,Tổng Cục thuế là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhândân tỉnh, sự chủ động phối hợp của các cơ sở ban ngành, đoàn thuể trongtỉnh và sự nỗ lực của bản thân mỗi cán bộ viên chức thuộc ngành thuế tỉnhBắc Giang Ngành thuế Bắc Giang đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉđạo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách ngành thuế đã tuyên truyền trên cácphương tiện thông tin đại chúng các luật thuế các chính sách thuế để các tổchức cá nhân nộp thuế tự giác chấp hành và sử lý nghiêm các trường hợpcố tình trốn lậu thuế Biểu dương kịp thời các Doanh nghiệp và các hộ sảnxuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có số thuế nộp nhiềucho ngân sách Nhà nước Việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trongnăm được Cục cụ thể hoá cho từng phòng, từng Chi cục ngay từ cuối nămtrước và thực tế phát sinh trong từng tháng, từng quý, để đề ra các biệnpháp cụ thể, thu đúng, thu đủ thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhànước, hạn chế nợ đọng phát sinh, chống thất thu ngân sách Một phần kháclà do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của một số ngành nghề tươngđối ổn định và phát triển, ý thức chấp hành chính sách thuế của người nộpthuế đã được nâng cao Doanh nghiệp quan tâm chú trọng hơn trong công
Trang 19tác hoạch toán kế toán, kê khai hoá đơn chứng từ Vì vậy số thu nộp chongân sách nhà nước hàng năm của Cục thuế tỉnh Bắc Giang luôn vượt mứcnhiệm vụ thu ngân sách được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao.
2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.4.1 Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế
Các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Bắc Giang quản lý được phân theo 4khu vực chính là : Các Doanh nghiệp nhà nước trung ương, các Doanhnghiệp nhà nước địa phương, các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bảng 2.2 : Số thu nộp thuế GTGT theo từng loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính : tỷ đồng
CHỈ TIÊUNăm2005
So sánh
2006/20052007/2006Gía trịTỷ lệGía trịTỷ lệ
Các DNNN- TW 49,458 47,331 45,680 -2,127 -4,3% -1,651 - 3,5%Các DNNN- ĐP 16,486 20,192 22,667 3,706 20% 2,479 12%.Các DN có vốn ĐTNN 2,535 2,793 5,580 0,258 10% 2,780 99,8%
Tổng cộng 85,309 96,208 115,94 10,899 12,7% 19,732 20,5%
Nguồn : Phòng Kê khai và Kế toán thuế, Cục thuế Bắc Giang
Qua bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tình hình quản lý và thu thuế GTGT tạicác doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều tăng theo từng năm; năm2005 số thuế GTGT ngành thuế Bắc Giang đã thu tại các doanh nghiệp là85,309 tỷ thì năm 2006 là 96,208 tỷ cao hơn năm 2005 là 10,899 tỷ, đếnnăm 2007 có số thu thuế GTGT là 115,94 tỷ tăng 20,5% so với năm 2006và tăng 35,9% so với năm 2005 Để có được kết quả này, ngành thuế BắcGiang đã thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng ở địa
Trang 20phương để mở các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế.Ngoài ra việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệpcũng đã được làm thường xuyên, từ đó đã uốn nắn những sai sót trong việcchấp hành các chính sách Pháp luật thuế của các doanh nghiệp, đồng thờiphát hiện những hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, kịp thời xử lý nghiêmminh các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật Chính vìvậy nên số thuế GTGT mà cục thuế Bắc Giang thu được tại các khu vựcdoanh nghiệp năm sau đều cao hơn năm trước
- Khu vực DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có số lượng ít,tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa ổn định, sảnphẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường, chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏchỉ có một vài doanh nghiệp có số thu nộp ngân sách thuế GTGT trên mộttrăm triệu đồng một năm Qua bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tuy số lượng cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chưa nhiều, nhưng số thu nộpngân sách của các doanh nghiệp này đều tăng theo từng năm Năm 2005 sốthuế GTGT nộp ngân sách là 2,535 tỷ thì năm 2006 là 2,793 tỷ tăng 10%,năm 2007 thu nộp ngân sách là 5,580 tỷ cao hơn năm 2006 là 2,790 tỷ vàtăng 99,8% so với năm 2006 Năm 2007 có mức thu tăng cao như vậy chủyếu là do một số doanh nghiệp sau khi xây dựng cơ bản xong đã đi vàohoạt động và có một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển, chấphành tốt nghĩa vụ nộp thuế, như: Công ty Mộng Phong nộp 1,7 tỷ, công tyTích Sỹ Giai nộp 900 triệu … Tuy là khu vực có số thu nộp ngân sách hàngnăm ít nhất nhưng đây cũng là những con số đáng khích lệ vì hàng nămtổng doanh số hàng hoá dịch vụ bán ra đều tăng, đây cũng là những doanhnghiệp luôn đóng thuế đầy đủ, ít xẩy ra sai phạm.
- Khu vực các DNNN-ĐP là khu vực có số thu nộp ngân sách hàng năm đạtloại khá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cụ thể là năm 2006 số thu nộp ngânsách thuế GTGT đạt 20,192 tỷ, tăng so với năm 2005 là 22%, năm 2007tăng so với năm 2006 là 12% Để có được kết quả như vậy là sau khi thực
Trang 21hiện các chính sách về việc sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi hình thức sở hữu,thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp đã được nâng lên, tình hình tài chính lànhmạnh hơn, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động tăng, mởrộng và đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thịtrường Tuy nhiên các DNNN-ĐP hầu hết là những doanh nghiệp có quymô nhỏ, kỹ thuật công nghệ chậm đổi mới, thời gian đầu thực hiện cổ phầnhoá, nên doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đạt như ý muốn,một số doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, nhưngnhìn chung khối các DNNN- ĐP đã có nhiều cố gắng chấp hành nghĩa vụnộp thuế.
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế thì khu vực cácdoanh nghiệp NQD phát triển rất nhanh Mỗi năm bình quân trên địa bàntỉnh Bắc Giang có khoảng 90 doanh nghiệp mới được thành lập chủ yếu làcác Cty TNHH, các doanh nghiệp TN… Các DN-NQD ngày càng pháttriển đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, làmcho khối lượng hàng hoá lưu thông ngày càng đa dạng và phong phú Khicác DN – NQD phát triển làm cho các khoản nộp ngân sách nhà nước nóichung và thuế GTGT nói riêng tại khu vực này ngày càng tăng, qua bảng2.2 chúng ta có thể thấy rằng số thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nướccủa các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong vòng 3năm ,từ năm 2005 đến 2007 đã tăng gấp đôi, cụ thể là: năm 2005 nộp ngânsách 16,830 tỷ thì đến năm 2006 đã tăng lên thành 25,892 tỷ tăng 54% sovới năm 2005 và năm 2007 co số thu nộp là 42,013 tăng 147% so với năm2005 , tăng 62% so với năm 2006 Để có được mức thu tăng cao như vậytheo từng năm như vậy thì ngoài việc phát triển rất nhanh của các DN-NQD, thì cũng có sự đóng góp không nhỏ của Cục thuế tỉnh; trong nhữngnăm qua cùng với việc phát triển của các doanh nghiệp, Cục thuế đã chỉđạo các đơn vị thu tích cực thực hiện công tác quản lý đối với các doanh
Trang 22nghiệp mới thành lập, quản lý chặt chẽ với các doanh nghiệp đang hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đôn đốc thu nộp, xử lý nợ đọng, kiên quyết xử lýcác vi phạm của các doanh nghiệp Do vậy khu vực các DN – NQD có sốthuế GTGT nộp ngân sách nhà nước đều tăng cao theo từng năm
- Qua bảng 2.2 chúng ta có thể thấy rằng chỉ có duy nhất khu vực cácDNNN –TW có số nộp thuế GTGT cao nhất, nhưng lại giảm dần theo từngnăm, giảm xấp xỉ 4% một năm Nếu năm 2005 các doanh nghiệp trong khuvực này có số tiền thuế GTGT nộp ngân sách là 49,458 tỷ thì đến năm 2006là 47,331 tỷ và đến năm 2007 số thuế thu được chỉ là 45,680 tỷ giảm 3,78tỷ so với năm 2005 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng số thuế GTGT phảinộp tại các DNNN- TW giảm như vậy là: Sau khi cổ phần hoá một sốdoanh nghiệp hoạt động trì trệ, hiệu quả thấp, chưa thực sự năng động,sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, công nghệ lạc hậu,khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, do vậy đã ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp,nên số nộp ngân sách thuế GTGT giảm Mặc dù vậy tại khu vực các DNNN- TW vẫn có một số doanh nghiệp saukhi cổ phần thì tình hình sản xuất kinh doanh vẫn phát triển và có số thuếGTGT nộp ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng, điển hình là Công tyPhân đạm và Hoá chất Hà Bắc có số thuế GTGT nộp ngân sách nhà nướctrung bình hàng năm là 15,428 tỷ chiếm tỷ trọng 31% số thu tại khu vựcnày, Công ty cổ phần Tân Xuyên trung bình mỗi năm nộp khoảng 3,5 tỷthuế GTGT… Đây có thể coi là những tín hiệu đáng mừng đối với cácDNNN – TW trên địa bàn tỉnh.
2.4.2.Tình hình quản lý doanh thu tính thuế GTGT đối với các loạihình doanh nghiệp
Trong 3 năm từ 2005-2007, doanh thu tính thuế cũng như số thuế GTGTcủa các doanh nghiệp ngày càng tăng