1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông

14 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 338,73 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRẦN THỊ LAN HƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LIÊN KẾT TRUYỀN THÔNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NÔI – 2012 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS.ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC Phản biện 1: TS.Bạch Đức Hiển Phản biện 2:TS. Nguyễn Phú Hưng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc:09 giờ 00 ngày 20 tháng 01 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 I. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình đổi mới kinh tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể và đang có những bước đột phá mạnh mẽ. chế kinh tế mới đem lại cho các doanh nghiệp nhiều hội mới đồng thời cũng cho các doanh nghiệp nhiều thách thức trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong đó vốn, huy động vốn ở đâu, sử dụng vốn thế nào để hiệu quả tối ưu là vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Vì vậy việc mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề lớn của công ty. Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông tiền thân là Công ty TNHH công nghệ liên kết truyền thông, được thành lập năm 2003 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngày 12/11/2007 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Công ty trụ sở chính nằm ở Miền Bắc, ngoài ra còn hai văn phòng đại diện Miền Nam và Miền Trung, với hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và giải pháp cho mạng viễn thông. Với doanh số hàng năm đạt kết quả khá cao khoảng trên dưới 50 tỷ. Công ty đã và đang không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận, đặc biệt Công ty đang trong quá trình cổ phần hóa, vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty là rất cần thiết, nó liên quan đến vị thế và sức mạnh của công ty trong thời gian tới. Với mong muốn giúp Công ty thể các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ thực tế đó tôi đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông” làm đề tài nghiên cứu. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề tài: Tình hình hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông Phạm vi nghiên cứu: Đề tài dựa trên các số liệu tài chính trong thời gian gần đây của công ty để phân tích. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp 2 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh (VKD) là lượng tiền vốn nhất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) (mua sắm nguyên vật liệu, trang bị tài sản cố định, trả tiền công cho người lao động …). VKD của doanh nghiệp (DN) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, VKD còn được coi là một qũy tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh. VKD thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thể như sau: 1.1.2.1.Căn cứ vào nguồn hình thành vốn: Về bản, VKD được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) và nợ phải trả. 1.1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: Dựa trên tiêu thức này, VKD được chia làm hai loại: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động(VLĐ) 1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động: VKD được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp và Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp 1.1.2.4. Căn cứ vào thời gian huy động vốn: Theo tiêu thức này thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. 1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh VKD vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động SXKD cuả doanh nghiệp (DN) phát triển, là điều kiện để taọ lợi thế cạnh tranh, khẳng định vai trò cuả DN trên thị trường. VKD còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản (TS), kiểm tra, giám sát quá trình SXKD của DN thông qua các chỉ tiêu tài chính. 3 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của DN. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho DN an toàn về mặt tài chính, hạn chế rủi do, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng SXKD, tăng lợi nhuận mà còn giúp DN tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của DN trên thương trường. thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của DN, đó là vấn đề bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN . 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bao gồm : 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ thể kể đến như là : Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình, vòng quay vốn lưu động, mức đảm nhiệm vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ như : Hiệu quả sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng VCĐ, hàm lượng VCĐ, tỷ suất lợi nhuận VCĐ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu suất sử dụng VKD, tỷ suất lợi nhuận VKD. 1.2.3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết vì vốn kinh doanh (1)Quyết định sự sống còn, sự tăng trưởng và phát triển của mỗi DN trong chế mới, (2) Là các yếu tố cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất, quyết định giá thành sản phẩm, (3) Mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : 1.3.1. Các nhân tố khách quan như (1) Sự ổn định của nền kinh tế, (2) Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp như Chính sách lãi suất, Chính sách thuế, (3) Tình hình hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống các tổ chức tài chính trung gian. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan gồm (1) Nhân tố con người, (2) cấu vốn, (3) Nhân tố chi phí vốn và (4) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LIÊN KẾT TRUYỀN THÔNG 2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Công nghệ Liên kết truyền thông, tiền thân là Công Ty TNHH Công nghệ Liên Kết Truyền thông, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007550, ngày 13/01/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngày 12/11/2007, Công ty được 4 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103020625. Theo đó Công ty thay đổi hình thức kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty Cổ Phần. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần 2 ngày 24/11/2008, do thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cấu tổ chức 2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông (được gọi tắt là Comlink) được thành lập từ năm 2003 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và giải pháp cho mạng viễn thông cố định và mạng viễn thông di động. Ngoài ra công ty Comlink cũng thực hiện đầu tư phát triển các hệ thống hạ tầng điện thoại cố định, Internet và hạ tầng phủ sóng di động cho các toà nhà cao tầng, khu đô thị. 2.1.2.2. cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là các phòng ban chức năng, để đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban chức năng trong toàn công ty với nhau. Với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý thì Công ty đã tận dụng được trí tuệ của các cá nhân giỏi trong từng lĩnh vực cụ thể, giảm bớt được khối lượng công tác quản lý chung trong toàn Công ty của Giám đốc. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Hoạt động chính của Công ty là Buôn bán, xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, dịch vụ tư vấn đầu tư (trong lĩnh vực điện tử, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thanh, truyền hình, công nghiệp). Kinh doanh các thiết bị chống đột nhập, chống sét, các sản phẩm khí, nhựa, lắp đặt thiết bị điện, phòng cháy, chống cháy, báo cháy. * Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty - Về quy mô hoạt động kinh doanh : Về tổng tài sản của Công ty giảm dần trong 3 năm, con số này đạt được trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 62.710; 46.751; 42.686 triệu đồng. Tổng tài sản của Công ty bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản của Công ty, qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 thì tỷ trọng TSNH/Tổng tài sản lần lượt là 80%, 89%, 86%, 84% và tỷ trọng TSDH/Tổng tài sản lần lượt là 20%, 11%, 14%, 16%. Điều này cho thấy cấu tài sản thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các năm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại của Công ty. Về doanh thu: Doanh thu 4 năm liên tiếp từ 2008 đến 2011 giá trị đạt lần lượt là (45.894, 78.561, 58.029, 44.655) triệu đồng. Năm 2009/2008 tăng còn từ năm 2009 đến 2011 giảm dần. năm 2010/2009 giảm 20.515 triệu đồng (26,1%), năm 2011/2010 giảm 13.890 triệu đồng 24%). Nguyên nhân giảm do thị trường viễn thông trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều 5 nhân tố tác động tiêu cực, gây khó khăn cho việc huy động vốn. Mặt khác, giai đoạn này Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá nên không hoàn toàn tập trung vào hoạt động kinh doanh. - Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận sau thuế 4 năm liên tiếp 2008 đến 2011 đạt lần lượt là (419, 1.570, 254, -5.512) triệu đồng. Năm 2010/2009 lợi nhuận giảm 897 triệu đồng (83,8%), năm 2011/2010 lợi nhuận giảm 5.766 triệu đồng (2.270%), chứng tỏ hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả. 2.1.4. Kết quả kinh doanh trong thời gian gần đây Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 45,894 78,561 58,029 44,655 Các kho ản giảm trừ doanh thu 0 17 516 Doanh thu thu ần về bán h àng và cung c ấp DV 4 5,894 78,544 58,029 44,139 Giá vốn hàng bán 34,905 62,926 46,218 37,636 L ợi nhuận gộp về bán h àng và cung c ấp DV 10,989 15,618 11,811 6,503 Doanh thu hoạt động tài chính 555 49 31 35 Chi phí tài chính 891 3,981 3,510 4,142 Trong đó : Chi phí lãi vay 425 737 1,864 1,636 Chi phí bán hàng 2,822 3,872 2,360 2,037 Chi phí qu ản lý doanh nghiệp 7,799 7,041 5,774 6,345 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 32 773 198 -5,986 Thu nh ập khác 543 1,141 291 888 Chi phí khác 31 10 151 275 Lợi nhuận khác 512 1,131 140 613 T ổng lợi nhuận kế toán tr ư ớc thuế 544 1,904 338 - 5,373 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 125 334 84 139 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 19 1,570 254 -5,512 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008-2011 6 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông 2.2.1. Khái quát về vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty. 2.2.1.1. cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp * Về cấu nguồn vốn: Tổng cộng nguồn vốn 4 năm 2008 đến 2011 đạt (37.974; 62.710; 46751; 42.686) triệu đồng, năm 2009/2008 tăng, còn từ năm 2009 đến 2011 giảm dần. Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: NVCSH và nợ phải trả trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn và chủ yếu trong tổng nguồn vốn so với nguồn VCSH. - Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng VKD. Trong 4 năm 2008 đến 2011 giá trị đạt là (30.922, 55.491, 40.219, 41.850) triệu đồng tương ứng tỷ lệ chiếm (81%,88%, 86%, 98%). Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 thì: nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn ngân hàng với tỷ lệ tương ứng 3 năm là (100%, 98%, 96%) và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả tương ứng 3 năm là (0%, 2%, 4%). - VCSH của Công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn VKD. 4 năm 2008 đến 2011 đạt (7.052, 7.219, 6532, 836) triệu đồng tương ứng chiếm (19%, 12%, 14%, 2%) so với tổng nguồn VKD. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2011 không hiệu quả bằng năm 2010. * Về cấu tài sản: Tổng cộng tài sản 4 năm 2008 đến 2011 đạt (37.974; 62.710; 46751; 42.686) triệu đồng, năm 2009/2008 tăng, còn từ năm 2009 đến 2011 giảm dần. Tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó TSNH chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng tài sản còn TSDH chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng TS. Tài sản ngắn hạn 4 năm 2008 đến năm 2011 đạt (30.202, 55.510, 40.261, 35.969) triệu đồng tương ứng chiếm (80%, 89%, 86%, 84%) so với tổng TS. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được cấu thành bởi bốn loại tài sản: tiền và tương đương tiền, phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác, trong đó thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng TS và giảm dần qua các năm: 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 86%, 77%, 72% còn hàng tồn kho, tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn lưu động. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng tài sản, 4 năm 2008 đến 2011 giá trị đạt là (7.772, 7.146, 6.452, 6.676) triệu đồng tương ứng là (20%, 11%, 14%, 16%). Trong TSDH thì các loại: các khoản phải thu dài hạn, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác thì TSCĐ chiếm tỷ trọng là chủ yếu trên TSDH giá trị đạt 4 năm là (7.580, 7.146, 6452, 6676) triệu đồng tương ứng (98%, 99%, 99%, 99%). 7 2.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn Bảng 2.7: cấu phân bố tài sản-nguồn vốn của Công ty các năm 2008-2011 Năm Tài s ản Ngu ồn vốn Tài sản NH Tài sản DH Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) 2008 30,202 80% 7,772 20% 30,922 81% 7,052 19% 2009 55,510 89% 7,200 11% 55,491 88% 7,219 12% 2010 40,261 86% 6,490 14% 40,219 86% 6,532 14% 2011 35,969 84% 6,716 16% 41,850 98% 836 2% Ngu ồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2008 - 2011 Qua 4 năm 2008 đến 2011 tỷ trọng của: TSNH/Tổng TS tương ứng là (80%, 89%, 86%, 84%) và NVNH/Tổng NV tương ứng là (81%, 88%, 86%, 98%). Tỷ trọng TSNH/Tổng TS qua 4 năm chủ yếu đều nhỏ hơn hoặc bằng tỷ trọng NVNH/Tổng NV (trừ năm 2009). Điều này chứng tỏ TSLĐ không đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho DN và cấu vốn thay đổi không hợp lý và không phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại của công ty. 2.2.2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2.8: cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá tr ị Tỷ tr ọng Giá tr ị Tỷ tr ọng Giá tr ị Tỷ tr ọng Giá tr ị Tỷ tr ọng (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) Tiền 2,394 8% 81 0% 2,008 5% 1,590 4% Các khoản phải thu 21,083 70% 47,524 86% 30,874 77% 25,920 72% Hàng tồn kho 4,701 16% 6,759 12% 3,899 10% 4,013 11% Tài sản ngắn hạn khác 2,024 7% 1,146 2% 3480 9% 4,446 12% Cộng TSNH 30,202 100% 55,510 100% 40,261 100% 35,969 100% Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2008-2011 VLĐ của Công ty 4 năm từ 2008 đến 2011 giá trị lần lượt là (30.202, 55.510, 40.261, 35.969) triệu đồng. Trong các khoản như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSNH khác của VLĐ thì các khoản phải thu đạt được 4 năm lần lượt là (21.083, 47.524, 30.874, 25.920) triệu đồng tương ứng là 70%, 86%,77%, 72%) so với tổng VLĐ, chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoản khác so với tổng VLĐ.Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cũng phản ánh tình hình thu hồi nợ của công ty chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả 8 sử dụng vốn nói chung, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động từ năm 2009 đến 2011 đạt được là (1,83; 1,21; 1,16) lần giảm dần tương ứng với số ngày một vòng quay cũng tăng dần (196, 297,311), vòng quay vốn lưu động năm 2010, 2011, ở mức thấp dẫn đến thời gian lưu chuyển vốn dài. Năm 2011 vốn lưu động luân chuyển chậm hơn so với các năm trước, đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu và lợi nhuận đều giảm) * Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty phản ánh rõ việc sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2010 và 2011 là chưa thật hiệu quả, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần lần lượt là 0,83 và 0,86 đồng vốn cố định. Năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn lưu động không đươc cải thiện hơn các năm trước (0,86). Hệ số này tăng cho thấy công ty cần nhiều vốn lưu động hơn để tạo ra 01 đồng doanh thu. * Mức sinh lời của vốn lưu động: Mức sinh lời 4 năm 2008 đến 2011 đạt lần lượt là ( 1,4%; 3,7%, 0,5%; 0,0%) tỷ lệ này rất thấp và giảm dần cho thấy vốn lưu động được sử dụng không hiệu quả, không những không thu hồi được vốn kinh doanh mà còn bị âm vào vốn kinh doanh. Như vậy, năm 2009/2008 việc sử dụng vốn lưu động của công ty hiệu quả cao như : công tác thu hồi nợ và quản lý hàng tồn kho chặt chẽ hơn, khả năng sinh lời của đồng vốn cao hơn, nhưng sang năm 2010, 2011việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, vốn bị sử dụng lãng phí, ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý và tiêu thụ hàng tồn kho chưa tốt và công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu kém hiệu quả. 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định 4 năm từ 2008 đến 2011 giá trị lần lượt là (7.772, 7.200, 6.490, 6.716) triệu đồng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Trong các khoản cuả VCĐ như: Các khoản phải thu dài han, TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình thì TSCĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn dài hạn, trong 4 năm TSCĐ giá trị lần lượt là (7.580, 7.146, 6.452, 6.676) triệu đồng, tương ứng chiếm (98%, 99%, 99%, 99%) so với tổng vốn dài han. Đây là sự chuyển biến khá tốt,cho thấy công ty đã nỗ lực trong việc thu hồi nợ, giảm dần nợ phải thu tính chất dài hạn, còn lại là tài sản dài hạn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong 4 năm 2008 là 2%, và 3 năm 2009,2010,2011 chỉ là 1%. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định 4 năm từ 2008 đến 2011 lần lượt đạt (6,05; 10,67; 8,53; 6,72) giảm dần qua các năm, điều này cho thấy năng lực và chất lượng vốn cố định không được cải thiện. Hệ số này khá thấp do vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm dẫn đến mức sinh lời của vốn cố định giảm. Mức sinh lời của VCĐ trong 4 năm 2008 đến 2011 lần lượt là: (0,06; 0,21; 0,04; -0,8). Chỉ tiêu này giảm dần [...]... CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ LIÊN KẾT TRUYÊN THÔNG 3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 3.1.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty + Là sở để công ty bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của mình + Sử dụng vốn hiệu quả hay không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động... ngành viễn thông nói chung, Công ty Comlink hoàn toàn thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế Vì vậy, đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Liên kết Truyền thông được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh... đồng vốn đưa vào kinh doanh tạo ra 1,03 đồng doanh thu Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2011 không tốt so với năm 2010,2009 Nguyên nhân do doanh thu giảm mạnh trong năm 2011 đồng thời tốc độ tăng trưởng của doanh thu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh 2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông 2.3.1 Những kết quả. .. được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty và nguyên nhân của những tồn tại đó Trên sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ Liên Kết Truyền thông Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh... Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh + Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 20%-30%; lành mạnh hoá tài chính để cấu vốn chủ sở hữu hợp lý 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh 3.2.1 Giải pháp chung đối với công ty 3.2.1.1 Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn 3.2.1.2 Đổi mới chế quản lý, đổi mới công tác... nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty tiềm năng - Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh theo hướng kết hợp kinh doanh nhiều loại thiết bị viễn thông - Đa dạng hoá hình thức kinh doanh nhằm mở rộng thị trường và giảm thiểu chi phí, cụ thể - Đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh nhằm bổ sung và mở rộng hoạt động kinh doanh đang thế mạnh 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả. .. một cách hợp lý Như là: Phương pháp gián tiếp: là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty cần kế hoạch theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định để đảm... khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty + Vốn không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ làm suy giảm khả năng tạo vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty 3.1.2 Những định hướng của công ty trong thời gian tới + Ổn định hoạt động kinh doanh, khắc phục hết lỗ luỹ kế và lãi trong thời gian tới + Kinh doanh đa dạng hoá các loại thiết bị và giải pháp cho mạng viễn thông + Thường xuyên theo dõi,... quả sử dụng vốn chưa cao - Phân bổ nguồn vốn năm 2011 chưa hợp lý, tỷ trọng nợ quá cao và tăng đột biến 2.3.2.2 Nguyên nhân a Nguyên nhân khách quan - Tình hình kinh tế tài chính năm 2011 gặp nhiều khó khăn - Năm 2011 giá một số mặt hàng về linh kiện truyền thông tăng mạnh - Hoạt động kinh doanh chưa thật sự ổn định từ sau cổ phần hoá cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty b Nguyên... của công ty khá tốt - Tài sản dài hạn của công ty được tài trợ khá hợp lý - Cuộc sống cho cán bộ công nhân viên được đảm bảo đầy đủ, thưc hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, luôn chấp hành đúng và đủ chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội - Công ty đã nỗ lực và quyết tâm trong công tác thu hồi nợ - Giai đoạn đầu khi thay đổi hình thức kinh doanh từ Công ty TNHH sang Công ty Cổ Phần thì Công . phần công nghệ liên kết truyền thông. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền. hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề lớn của công ty. Công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông tiền thân là Công ty TNHH công nghệ liên kết truyền thông,

Ngày đăng: 13/02/2014, 12:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008-2011 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông
Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008-2011 (Trang 7)
2.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công nghệ liên kết truyền thông
2.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w