1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Cuối năm phá rào lãi suất: Bệnh cũ tái phát docx

3 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 94,42 KB

Nội dung

Cuối năm phá rào lãi suất: Bệnh tái phát Dù tín dụng khó khăn, nhiều ngân hàng kêu thừa vốn thì vẫn có không ít ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút vốn. Điều này có vẻ như là một nghịch lý nhưng đối với nhiều chuyên gia đây vẫn là một bệnh lặp đi lặp lại đó là ‘thanh khoản” chưa được xử lý dứt điểm. Tăng cả lãi suất USD và VND Phòng giao dịch một ngân hàng đóng trên khu vực Bách Khoa - Hà Nội từ cuối tháng 9 đã bắt đầu tăng lãi suất huy động VND. Theo đó, lãi suất VND một tháng trên 500 triệu khi đáo hạn nếu tiếp tục gửi lại đã được nhân viên ở đây tự động điều chỉnh tăng thêm 0,5 Giải thích cho việc điều chỉnh lãi suất này, nhân viên giao dịch chỉ cho biết là mới nhận được thông báo từ lãnh đạo trong 1 -2 tuần gần đây. Lãi suất tăng dịp này cũng dễ hiểu là nhu cầu cuối năm tăng cao và dường như đã trở thành một quy luật. Vẫn là cách nhưng rất hiệu quả. Khách hàng gửi không được lấy trước hạn, lãi suất vượt trội sẽ được chuyển trực tiếp băng tiền mặt hoặc vào tài khoản của khách hàng vào cuối kỳ. Những trường hợp như trên không còn là lạ. Trong thời gian qua lãi suất huy động 1 tháng gần như đã mặc định ở mức 12% cho khoản tiền gửi 500 triệu. Tuy nhiên, nay thì chỉ cần 100 triệu đã có thể được hưởng mức này. Thậm chí, nếu khách hàng có tiền gửi lớn, nếu yêu cầu rút lãi vượt trội trước cũng được các ngân hàng chấp nhận. Trong khi đó, tại phòng giao dịch ngân hàng khác ở Định Công, chỉ cần 500 triệu khách hàng đã có thể nhận lãi suất 13%. Mức 1 tỷ đồng có thể được hưởng lãi suất cao hơn. Nếu khách còn gửi tiền ở ngân hàng khác mà có ý định chuyển sang thì ngân hàng sẽ hỗ trợ thủ tục chuyển tiền, thậm chí cử nhân viên đi cùng để lấy tiền trực tiếp về hộ khách hàng. Ngoài số tiền trực tiếp được hưởng từ lãi suất vượt trần từ ngân hàng thì các khách hàng có tiền còn được chăm sóc trực tiếp bởi các nhân viên khai thác nguồn vốn với nhiều dạng khuyến mãi và thâm chí là các nhân viên sẵn sàng chia thêm tiền thưởng doanh số cho khách hàng để có được những nguồn tiền lớn, hay các quà tặng có giá trị. Trao đổi về hiện tượng này, kiểm soát viên phòng giao dịch một ngân hàng cho biết, đây đường như đã thành lệ. Càng gần cuối năm các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng cho nhu cầu vốn tăng lên. Năm nay, tuy tín dụng tăng chậm nhưng đổi lại, không ít ngân hàng vẫn gặp khó khăn thanh khoản do khó thu hồi nợ xấu nên vẫn tiếp tục tăng huy động vốn. Không chỉ VND mà các ngân hàng cũng đang tăng huy động lãi suất đối với USD. Hiện nay, trần huy động USD là 2% tuy nhiên các ngân hàng đã bắt đầu gia tăng lãi suất huy động dần lên 2 - 4 thậm chí 5%. Theo nhiều khách hàng, chỉ cần gửi 20.000 USD thì khách hàng hoàn toàn dễ dàng có được lãi suất 3%. Mức tiền gửi cao hơn sẽ được điều chỉnh lãi suất thỏa thuận tăng lên. Theo giám đốc một chi nhánh ngân hàng, thời điểm này USD khá ổn định nên việc mua bán không hẳn đã sôi động. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện có lợi nếu huy động vốn USD để chuyển hóa một phần làm nguồn vốn cho vay theo VND thông qua các sản phẩm tín dụng. Hơn nữa, do nhu cầu cuối năm về nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và sản xuất nên các ngân hàng cũng chủ động tăng huy động USD lên cao hơn. Nghịch lý dễ hiểu Dường như việc tăng lãi suất vượt trần của các ngân hàng trong điều kiện tín dụng thấp là nghịch lý. Tuy nhiêu, điều này lại được cho là dễ hiểu nếu, các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn nhằm giải quyết bài toán thanh khoản. Đồng thời, các ngân hàng cũng muốn cải thiện cơ cấu nguồn vốn huy động do lâu nay ngân hàng huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu, trong khi cho vay trung, dài hạn là phần nhiều. Các ngâ hàng đang tranh thủ thu hút nguồn vốn trung dài hạn trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao nên buộc phải đẩy lãi suất lên để thu hút vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải tính đến bài toán nhu cầu hút tiền mặt, hoặc giải ngân vào những tháng cuối năm do chu kỳ tăng. Tuy nhiên, khi thừa nhận thực tế này thì nhiều chuyên gia cũng cho biết vẫn confn những ngân hàng gặp khó khăn, có hiện tượng một số ngân hàng nhỏ đang không có tài sản thế chấp để vay trên thị trường liên ngân hàng, cũng không có giấy tờ có giá để vay trên thị trường mở nên đã sẵn sàng nâng lãi suất. Tình trạng huy động tiền vượt trần lãi suất vẫn tiếp diễn trong bối cảnh tín dụng không cao rõ ràng, thanh khoản của các ngân hàng tuy đã được cải thiện, nhưng chưa hẳn đã "bình phục" hoàn toàn, hiện tượng tăng lãi suất huy động không phải để cho khách hàng vay đã nói lên điều này. Điều này cho thấy, sự ổn định tạm thời và bề mặt chưa cho thấy bền vững trong vấn đề thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tình trạng này thể hiện sự bất ổn của nền kinh tế. Trong khi DN đang sống dở chết dở thì tiền vẫn chạy lòng vòng không đưa vào sản xuất. Kết cục là DN không có vốn, không thể tiếp tục hoạt động, phải đóng cửa, ngân hàng lại tiếp tục không cho vay, như vậy nền kinh tế không thể phát triển. Về dài hạn, điều này lại là mầm mống gây ra hậu quả về lâu dài. . Cuối năm phá rào lãi suất: Bệnh cũ tái phát Dù tín dụng khó khăn, nhiều ngân hàng kêu thừa vốn thì vẫn có không ít ngân hàng tăng lãi suất huy. nhu cầu cuối năm tăng cao và dường như đã trở thành một quy luật. Vẫn là cách cũ nhưng rất hiệu quả. Khách hàng gửi không được lấy trước hạn, lãi suất

Ngày đăng: 12/02/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w