Quảng
Nam
Giới thiệu
chung
Quảng Nam là một
tỉnh thuộc vùng Duyên
Hải Nam Trung Bộ,
Việt Nam, là vùng đất
còn lưu giữ nhiều dấu
tích của nền Văn hóa
Chămpa. Tên gọi
Quảng Nam có nghĩa
là "mở rộng về
phương Nam". Quảng
Nam còn được biết
đến là vùng đất "Địa
Linh Nhân Kiệt", Ngũ
Phụng Tề Phi nơi đã
sinh ra nhiều hiền tài
cho đất nước. Quảng
Nam còn nổi tiếng là
địa phương đi đầu
trong kháng chiến
chống giặc ngoại xâm
[1]
.
Vị trí địa lý
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có tọa độ địa lý
khoảng 108
0
26’16” đến 108
0
44’04” độ kinh đông và từ 15
0
23’38” đến 15
0
38’43” độ vĩ
bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh
Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của
nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. QuảngNam
nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Hành chính
Tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Việt Nam
Chính trị và hành chính
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải
Chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Sỹ
Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Hải
Địa lý
Tỉnh lỵ Thành phố Tam Kỳ
Miền Nam Trung Bộ
Diện tích 10.406 km²
Các thị xã /
huyện
2 Thành phố và 16 Huyện
Nhân khẩu
Số dân
• Mật độ
1.438.800 người
138 người/km²
Dân tộc Việt, Hoa, Cơ-tu, Xơ-đăng, Giẻ-triêng và Cor
Mã điện thoại 510
Mã bưu chính: 51
ISO 3166-2 VN-27
Website [1]
Biển số xe: 92
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố và 16 huyện:
Huyện, thành
phố
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(người)
Mật độ
(người/km
2
)
Số đơn vị hành chính
cấp xã
Thành phố Tam
Kỳ
92,02 103.730 1.127 09 phường, 04 xã
Thành phố Hội
An
60,68 82.850 1.365 09 phường, 04 xã
Huyện Điện
Bàn
214,28 195.048 910 19 xã, 01 thị trấn
Huyện Thăng
Bình
384,75 186.964 486 21 xã, 01 thị trấn
Huyện Bắc Trà
My
823,05 36.650 45 12 xã, 01 thị trấn
Huyện Nam Trà
My
822,53 21.139 26 10 xã
Huyện Núi
Thành
533,03 142.020 266 16 xã, 01 thị trấn
Huyện Phước
Sơn
1.142,27 20.114 18 16 xã, 01 thị trấn
Huyện Tiên
Phước
453,22 73.717 163 14 xã, 01 thị trấn
Huyện Hiệp
Đức
491,77 39.696 81 12 xã, 01 thị trấn
Huyện Nông
Sơn
455,92 34.524 78 07 xã
Huyện Đông
Giang
811,29 21.192 26 10 xã, 01 thị trấn
Huyện Nam
Giang
1.836,50 20.111 11 08 xã, 01 thị trấn
Huyện Đại Lộc 585,55 158.237 270 17 xã, 01 thị trấn
Huyện Phú
Ninh
251,47 84.477 336 10 xã
Huyện Tây
Giang
910,2 13.992 15 10 xã
Huyện Duy
Xuyên
297,85 131.242 441 13 xã, 01 thị trấn
Huyện Quế Sơn 250,75 97.537 389 13 xã, 01 thị trấn
Nguồn: Sở Nội Vụ Quảng Nam, 2007
Lịch sử
Trước kia QuảngNam là đất Chiêm Thành, năm 1301 theo thỏa ước giữa vua Chiêm
Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô
tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ
cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại
hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương
quốc.
Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là
Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghi Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị
[2]
.
Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê
Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên QuảngNam gồm 3 phủ:
Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh
xưng QuảngNam xuất hiện từ đây.
Cư dân QuảngNam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có
mặt ở QuảngNam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở
Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn
gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).
Theo dòng lịch sử, QuảngNam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian
tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), QuảngNam trở thành một bộ
phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, QuảngNam thuộc quyền
cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy
nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi QuảngNam Quốc.
Bằng lao động sáng tạo, QuảngNam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và
tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép
về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự
rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá,
không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”.
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và
tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành
hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào
Tây Sơn bùng nổ, nhân dân QuảngNam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi
quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân QuảngNam đã phối hợp cùng nghĩa quân
phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa
Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của
phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu
sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23
trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và
Quảng Nam doanh
[3]
.
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. QuảngNam chính thức trở
thành tỉnh từ năm này. Tỉnh QuảngNam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang,
Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.
Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi QuảngNam để trở thành đất
nhượng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh QuảngNam (1956) bị
chia thành hai tỉnh mới là QuảngNam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc,
Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và
Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và
Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập
tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành
phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại
Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành
hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng
Nam mới có 14 huyện gồm Hiên (nay là huyện Nam Giang), Giằng (nay là Đông Giang
và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và
Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà
My, Núi Thànhvà 2 thị xã Tam Kỳ(nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh
và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh
quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven
biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi
Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước
Sơn)
[4]
. Núi Ngọc Lĩnh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi
cao nhất của dãy Trường Sơn
[5]
Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là
dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình
bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và
sông Trường Giang.
Khí hậu
Quảng Namnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô,
chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4
o
C, Mùa đông
nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20
o
C. Độ ẩm trung bình trong khí đạt 84%
[6]
.
Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không
gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm
80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền
Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các
vùng ven sông.
Sông ngòi
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá phát triển. Hệ
thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổng diện
tích lưu vực khoảng 9.000 km
2
. Sông Tam Kỳ với diện tích lưu vực 800 km
2
là sông lớn
thứ hai. Ngoài ra còn có các sông có diện tích nhỏ hơn như sông Cu Đê 400km
2
, Tuý
Loan 300 km
2
, LiLi 280 km
2
,
Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. lưu lượng dòng chảy sông
Vu Gia 400m
3
/s, Thu Bồn 200m
3
/s có giá trị thủy điện, giao thông và thủy nông lớn. Hiện
tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh
I, Sông Tranh II, Sông AVương, Sông Bung đang được xây dựng góp phần cung cấp
điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của QuảngNam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất
khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc
màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Nhóm đất phù sa ven
sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công
nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công
nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích
nuôi trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%),
kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích
đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.
Loại đất Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất lâm nghiệp 430.033 41,33
Đất chuyên dùng 26.133 2,5
Đất thổ cư 6.980 0.67
Đất chưa sử dụng 466.951 44,87
Nguồn: Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam, 2006
Tài nguyên rừng
Tiềm năng thủy điện
Quảng Nam có hệ thống sông suối phát triển với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ thống sông
Vu Gia-Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là có tiềm
năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác
[7]
.
Tài nguyên khoáng sản
Dân số
• Dân số: gần 1,5 triệu người (2004)
• Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor
Văn hóa - Xã hội
Lễ hội
• Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh
Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân
ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch
[8]
.
Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem
hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền
thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy
Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa
đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
• Lễ Hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã DUY
TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại
Dinh bà Chiêm Sơn
[9]
. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh
ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng
thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia
các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi
[10]
.
• Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội
An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội
Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Mỹ Latin
[11]
• Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng
(âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để
tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tàiliệu "Thần Nữ Linh Ứng
Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm
1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng. Trong
một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh
sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung
túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán
nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được
hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ
"Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn
Thị Đẳng Thần"
[12]
.
• Lễ Hội Long Chu
• Lễ Hội Cầu Bông
• Lễ Hội Bà Thiên Hậu
• Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội
Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm
[13]
• Lễ Tế Cá Ông
• Lễ Cúng Tổ Minh Hải
• Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị
cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng,
thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống trong không gian tĩnh
mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông.
Đường phố được giành cho người đi bộ thưởng lãm.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
. Việt Nam
quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập
tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam- Đà. Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh
xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.
Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá