1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ngân hàng vượt rào lãi suất: Trị cách nào? pdf

3 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 91,33 KB

Nội dung

Ngân hàng vượt rào lãi suất: Trị cách nào? NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng các loại lãi suất chủ chốt với mức độ khác nhau, nhằm kiềm chế lạm phát đang có dấu hiệu bùng nổ ngay sau Tết Nguyên đán. Cùng lúc đó, NHNN đã hạn chế “cung” tiền qua thị trường mở về phạm vi lẫn quy mô giao dịch. Các “đại gia” ngân hàng lớn vốn là chủ cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì có lợi thế vay vốn trên thị trường mở cũng đã hạn chế cho vay trên thị trường này. Hệ quả là lãi suất thị trường liên ngân hàng nhảy vọt, có thời điểm lên đến 22% - 23%/năm. Điều này đã dồn ép các NHTM chuyển sang huy động vốn bằng mọi giá trên thị trường tiền gửi dân cư vì lãi suất “ngầm” bình quân 17% - 18%/năm vẫn rẻ hơn lãi suất vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Cuộc đua lách trần huy động vốn đến nay không chỉ diễn ra ở các NHTM nhỏ, mạng lưới nhỏ và ít khách hàng như trước mà còn phổ biến ở các NHTM có quy mô lớn và uy tín trên thị trường. Các NHTM còn chạy đua tăng lãi suất không kỳ hạn, kèm các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Không những thế, nhiều NHTM còn thông qua các công ty con trực thuộc để thực hiện các hợp đồng huy động vốn lãi suất cao qua hình thức hợp đồng ủy thác vốn nhằm tránh bị NHNN thanh tra, kiểm tra. Sự biến tướng lãi suất diễn ra dưới nhiều hình thức và thực tế chỉ có ngân hàng và người gửi tiền mới biết được. Năm 2011, NHNN quy định tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM không được vượt quá 20%. Tín dụng đang bị thắt chặt và thực tế cho vay tiền đồng của hệ thống NHTM trong quý 1-2011 tăng khá chậm, vậy tại sao các NHTM lại mất thanh khoản và tăng lãi suất huy động? Điều này thực tế không quá khó hiểu. Có thể thấy, phần lớn các NHTM nhỏ quản lý thanh khoản kém nhưng lại đổ vốn vào dư nợ lĩnh vực phi sản xuất lớn nên khi NHNN yêu cầu kéo giảm tỷ lệ này xuống các NHTM này sẽ gặp khó khăn. Nhiều NHTM nhỏ trước đó đã huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng đến hạn phải trả trong khi tín dụng chưa thu hồi kịp. Trong khi đó, cửa vay NHNN bị siết lại. Đi vay NHNN phải sở hữu giấy tờ có giá đủ điều kiện để tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Còn nghiệp vụ tái cấp vốn cũng tùy từng đối tượng chứ không phải NHTM nào cũng được cấp vốn từ NHNN. Cửa giải quyết thanh khoản bị hẹp lại, nhiều NHTM nhỏ chọn giải pháp huy động vốn trên thị trường bằng mọi giá. Các NHTM lớn dư dật thanh khoản nhưng vì muốn giữ chân khách hàng và thị phần huy động nên cũng phải giành giật vốn các NHTM nhỏ bằng cách lách trần lãi suất. Có cơ sở giảm lãi suất tiền đồng Nhiều chuyên gia cho rằng nếu muốn giải quyết dứt điểm tình trạng xé rào lãi suất, NHNN cần giải quyết căn bệnh từ các NHTM nhỏ song song với việc áp dụng biện pháp mạnh tay như rút giấy phép kinh doanh. Thực tế, các NHTM nên thận trọng trong việc áp dụng lãi suất huy động vốn vượt trần, nhất là đối với lãi suất không kỳ hạn. Thỏa thuận ngầm giữa ngân hàng và khách hàng đã tạo ra tâm lý khách hàng có tiền luôn đòi hỏi được thỏa thuận lãi suất cao, sẵn sàng rút vốn gửi kỳ hạn ngắn. Như vậy, việc lách luật không chỉ làm cho chi phí huy động vốn của các NHTM tăng lên mà còn nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn rất lớn cho các NHTM. Một chuyên gia ngân hàng cho rằng có nhiều cơ sở để chấm dứt cuộc đua lãi suất huy động VNĐ vượt trần ở các NHTM vì NHNN đã áp trần lãi suất huy động USD không quá 3%/năm từ 13-4. So với trần lãi suất USD mới, trần lãi suất huy động tiền đồng 14%/năm đủ hấp dẫn người dân gửi tiền trong bối cảnh các thị trường đầu tư chứng khoán, bất động sản, vàng ngày càng mất lợi thế. Chắc chắn tới đây sẽ có một vài ngân hàng đi đầu trong việc giảm lãi suất tiền đồng khi thanh khoản tiền đồng được hỗ trợ từ nguồn vốn USD chuyển sang tiền đồng. NHTM nào huy động vốn tiền đồng lãi suất vượt trần trước đó sẽ chịu thiệt về tài chính khi khó cạnh tranh lãi suất cho vay vì xu thế lãi suất theo hướng giảm dần. . Ngân hàng vượt rào lãi suất: Trị cách nào? NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng các loại lãi suất chủ chốt với mức độ khác nhau, nhằm kiềm chế. dụng lãi suất huy động vốn vượt trần, nhất là đối với lãi suất không kỳ hạn. Thỏa thuận ngầm giữa ngân hàng và khách hàng đã tạo ra tâm lý khách hàng có tiền luôn đòi hỏi được thỏa thuận lãi. gia” ngân hàng lớn vốn là chủ cho vay trên thị trường liên ngân hàng vì có lợi thế vay vốn trên thị trường mở cũng đã hạn chế cho vay trên thị trường này. Hệ quả là lãi suất thị trường liên ngân

Ngày đăng: 28/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w