QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP
QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH
SVHT: Vũ Văn Quý
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước đề ra nền kinh tế nước ta
đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp,sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, làm cho nền kinh tếnước ta đã từng bước hòa nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới
Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có một lượngvốn kinh doanh nhất định Vốn kinh doanh sẽ quyết định đến quy mô cũng như làmọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Trong đó lại đóng vaitrò quan trọng trong vốn kinh doanh Vì vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tếquốc dân và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ,vốn cố địnhtrong các doanh nghiệp không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớntrong vốn kinh doanh Quy mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến trình độtrang bị kỹ thuất, công nghệ cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp và quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
Việc khai thác sử dụng vốn cố định hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độtăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp, làm thế nào
để vốn cố định được sử dụng một cách có hiệu quả là một khâu trọng tâm trongcông tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Trongthời gian qua, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến đóng góp và thu được nhữngkết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi vẫn phải tiếp tụctìm kiếm phương hướng hoàn thiện
Xuất phát tử yêu cầu trên, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH mayMinh Anh, trên cơ sở những kiến thức và thực tế tích lũy được em đã đi sâu vào
nghiên cứu đề tài: “QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH ANH” làm chuyên đề thực tập của mình.
Trang 3• Mục tiêu nghiên cứu.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn cố địnhcủa công ty
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
+ Các loại vốn cố định của công ty
+ Các loại sản phẩm của công ty
+ Công tác lập kế hoạch quản lí vốn cố định của công ty
- Phạm vi nghiên cứu.
+ Phạm vi về nội dung: nghiên cứu công tác quản lí vốn cố định tại công
ty TNHH may Minh Anh
+ Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH may MinhAnh
+ Phạm vi về thời gian: từ 01/01/2012 đến 26/04/2012
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quản lí vốn cố định.
Chương II: Tình hình quản lí vốn cố định tại công ty TNHH may Minh Anh Chương III:Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí vốn cố
định tại công ty TNHH may Minh Anh.
Mục lục
Trang 4Nguyên giá đầu kỳ: NGđk
Nguyên giá cuối kỳ: NGck
Trang 5CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH
1.1 Khái niệm vốn cố định
1.1.1 Khái niệm
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận đầu tư ứng trước về tài sản cố định
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất
và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng
Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm: giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tàichính dài hạn, chi phí XDCB dở dang…
1.1.2 Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định
Vốn cố định luân chuyển và vận động theo đặc điểm của TSCĐ được sử dụnglâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất
Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sảnxuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luânchuyển vào cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức khấu hao) tươngứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ
Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển
1.1.3 Nguồn hình thành vốn cố định
Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổsung những TSCĐ cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanhnghiệp Do đó việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản mục đầu tư như vậy là
Trang 6rất quan trọng bởi vì nó có yếu tố quyết định cho việc quản lí và sử dụng vốn cốđịnh sau này Về đại thể người ta có thể chia làm hai loại:
-Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà doanh nghiệp huy động từ bênngoài để tài trợ hoạt động kinh doanh của mình như vốn vay, phát hành trái phiếu,
cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động
-Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân doanh nghiệpnhư vốn ban đầu, lợi nhuận ban đầu…hay nói khác đi là những nguồn thuộc sởhữu của doanh nghiệp
Tuy nhiên, để làm rõ tính chất này cũng như đặc điểm của từng nguồn vốnnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chế độ quản lí thích hợp tài sản cố định, người
ta thường chia các nguồn vốn như sau:
1.1.3.1 Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp
-Vốn do ngân sách Nhà nước cấp
Vốn do ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước.Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các doanh nghiệp này mới bắt đầuhoạt động Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo toàn vốn do nhànước cấp Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc mọi tầng lớp, thành phần kinh tế cũng
có thể chọn được nguồn tài trợ từ phía nhà nước trong một số trường hợp cần thiết,những khoản tài trợ này thường không lớn và cũng không phải thường xuyên do đótrong một vài trường hợp hết sức khó khăn, doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tàitrợ này Bên cạnh đó, nhà nước cũng xem xét trợ cấp cho các doanh nghiệp nằmtrong danh mục ưu tiên Hình thức hỗ trợ có thể dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằngtài sản hoặc ưu tiên giảm thuế, miễn phí…
-Vốn tự có của doanh nghiệp:
+ Đối với các doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do các doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh
Trang 7của doanh nghiệp Số vốn tự có nếu là vốn dùng để đầu tư thì phải đạt được một tỷ
lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư và nếu là vốn tự có của công ty, doanh nghiệp tưnhân thì không được thấp hơn vốn pháp định
+ Những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự có còn được hình thành mộtphần lợi nhuận bổ sung, để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thực
tế cho thấy từ tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt Rất nhiều coitrọng tính chất tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầuvốn ngày càng tăng Tuy nhiên với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận cóliên quan đến một số khía cạnh khá nhạy cảm Bởi khi công ty để lại lợi nhuậntrong năm cho tái đầu tư tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần.Các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu sốvốn tăng lên của công ty Tuy nhiên, nó dễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do
cổ đông chỉ được nhận được một phần nhỏ cổ phiếu và do đó giá cổ phiếu có thể bịgiảm sút
-Vốn cổ phần:
Nguồn này hình thành do những người sáng lập công ty phát hành cổ phiếu
và bán những cổ phiếu này trên thị trường mà có được nguồn vốn nhất định Trongquá trình hoạt động, nhằm tăng thực lực của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể
sẽ tăng lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục
vụ cho mục tiêu kinh doanh Đặc biệt để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn, thìnguồn vốn cổ đông rất quan trọng Nó có thể kêu gọi vốn đầu tư với khối lượnglớn, mặt khác, nó cũng khá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn Tậndụng các cơ hội đầu tư để được cả hai giá là người đầu tư và doanh nghiệp pháthành chấp nhận.Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thêm trong quá trình hoạt độngđòi hỏi các nhà quản lí tài chính phải cực kì thận trọng và tỉ mỉ trong việc đánh giácác nhân tố có liên quan như: uy tín của công ty, lãi suất thị trường, mức lạm phát,
tỷ lệ cổ tức, tình hình tài chính công ty gần đây Để đưa ra thời điểm phát hành tối
ưu nhất, có lợi nhất trong công ty
Trang 81.1.3.2 Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
-Vốn vay: Mỗi doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tùy theo quy địnhcủa luật pháp mà có thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, ngân hàng, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội, dân cư trong và ngoài nước dưới các hình thức như tíndụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành các loại chứngkhoán của doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau Nguồn vốn huy động này chủyếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ, lãi suấtvay, số lượng vốn đầu tư có Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạo điều kiện cho phía doanhnghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến lợi tức cùng với khảnăng thanh toán vốn vay và lãi suất tiền đi vay
-Vốn liên doanh: Nguồn vốn này hình thành bởi sự góp vốn giữa các doanhnghiệp hoặc chủ doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài để hình thành mộtdoanh nghiệp mới Mức độ vốn góp giữa các doanh nghiệp với nhau tùy thuộc vàothỏa thuận giữa các bên tham gia liên doanh
-Tài trợ bằng thuê (thuê vốn): Các doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị và kiếntrúc hơn là muốn mang danh làm chủ sở hữu thì có thể sử dụng thiết bị bằng cáchthuê mướn hay còn gọi là thuê vốn Thuê mướn có nhiều hình thức mà quan trọngnhất là hình thức bán rồi thuê lại, thuê dịch vụ và thuê tài chính
+ Bán rồi thuê lại
Theo phương thức này, một doanh nghiệp sở hữu chủ đất đai kiến trúc và thiết bịbán tài sản lại cho cơ quan tín dụng và đồng thời kí một thỏa ước thuê lại các tàisản trên trong một thời hạn nào đó Nếu là đất đai hay kiến trúc, cơ quan tín dụngthường là một Công ty bảo hiểm Nếu tài sản là máy móc, thiết bị người cho thuê
có thể là một Ngân hàng thương mại, môt công ty bảo hiểm hay một công tychuyên cho thuê mướn Lúc này người bán (hay người thuê) nhận ngay được một
số vốn do việc bán lại tài sản từ người cho thuê Đồng thời người bán và ngườithuê cùng duy trì việc sử dụng tài sản trên trong suốt thời hạn thuê mướn
Trang 9+ Thuê dịch vụ:
Thuê dich vụ bao gồm cả việc tài trợ và bảo trì Một đặc tính quan trọng củathuê dịch vụ là tiền thuê theo khế ước không đủ để hoàn trả toàn thể trị giá củathiết bị Đương nhiên là thời gian cho thuê rất ngắn so với đời sống thiết bị vàngười cho thuê kỳ vọng thu hồi với giá cả bằng các khế ước cho thuê khác hay khibán đắt thiết bị Thuê dịch vụ đòi hỏi người cho thuê bảo trì các thiết bị và phí tổngbảo trì được gộp trong giá thuê dịch vụ Mặt khác các khế ước dịch vụ thường cóđiều khoản cho người thuê chấm dứt thuê mướn trước ngày hết hạn khế ước Đây
là điểm rất quan trọng đối với người thuê giúp họ có thể hoàn trả thiết bị nếu sựphát triển cao làm cho thiết bị trở nên lạc hậu
+ Thuê tài chính:
Đây là loại thuê không có cung cấp dịch vụ bảo trì, không thể chấm dứt hợpđồng trước hạn và được hoàn trả toàn bộ trị giá thiết bị Người cho thuê có thể làCông ty bảo hiểm, Ngân hàng thương mại, hoặc công ty chuyên cho thuê mướn Người đi thuê thường được quyền lựa chọn tiếp tục thuê mướn với giá giảmbớt hoặc mua lại sau khi hết hạn hợp đồng
1.1.4 Vai trò, tầm quan trọng của vốn cố định
Về mặt giá trị, vốn cố định phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp Còn về mặthiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quátrình tồn tại Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhưngtầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào
Thứ nhất, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp,phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loạihình kinh doanh mà nó tiến hành
Trang 10Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuấthàng hóa của doanh nghiệp Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳsản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn địnhtrong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng caothì cũng tương xứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn Điềunày đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra đượcsản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường Sự đầu tưkhông đúng mức đối với tài sản cố định dễ đem lại những khó khăn sau cho doanhnghiệp:
-Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanh nghiệpkhác cả về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm
-Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mấtmột phần thị trường của doanh nghiệp và điều này buộc doanh nghiệp khi muốngiành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hayphải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp
Thứ tư, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:
-Đối với vốn vay ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quantrọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay hay không và cho vayvới số lượng là bao nhiêu
-Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của công ty phụ thuộc vào giá tài sản cốđịnh mà công ty nắm giữ Do vậy trong quá trình huy động vốn cho doanh nghiệpbằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tưchịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có và hàm lượng côngnghệ có trong tài sản cố định của công ty
1.2 Quản lí vốn cố định
Trang 111.2.1 Khái niệm
Quản lí vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc
sử dụng nguồn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đóvốn cố định là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định trongdoanh nghiệp, vì vậy việc quản lí tốt tài sản cố định như: khấu hao, lập kế hoạchkhấu hao, bảo toàn và phát triển vốn…sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch quản
1.2.3 Mục tiêu
Quản lí vốn cố định bao gồm những mục tiêu sau:
-Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn cố định
-Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
-Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định
-Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất cho người lao động
-Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
-Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.4 Nội dung
Trang 12Quản lí việc sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng củacông tác quản lí của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vậnđộng của vốn cố định gắn liền với hình thái vật chất của nó Vì vậy để quản lí sửdụng có hiệu quả vốn cố định có một số hình thức sau:
1.2.4.1 Hao mòn và khấu hao tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định có thể bị hao mòn dưới hai hình thức:hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
-Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất tức là tổn thất dần về mặt
chất lượng và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định Cuối cùng tài sản cố định đókhông sử dụng được nữa và phải thanh lý Thực chất về mặt kinh tế của hao mònhữu hình là giá trị của tài sản cố định giảm dần và giá trị của nó được chuyển dầnvào sản phẩm được sản xuất ra Trường hợp tài sản cố định không sử dụng được,hao mòn hữu hình biểu hiện ở chỗ tài sản cố định mất dần thuộc tính do ảnh hưởngcủa điều kiện tự nhiên hay quá trình hóa học xảy ra bên trong cũng như việc trôngnom, bảo quản tài sản cố định không được chu đáo
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình của tài sản cố định, có thểchia làm 3 nhóm sau:
+ Nhóm những nhân tố thuộc về chất lượng chế tạo như: vật liệu dùng để sảnxuất ra tài sản cố định, trình độ và công nghệ chế tạo, chất lượng xây dựng, lắp ráp + Nhóm những nhân tố thuộc về quá trình sử dụng như mức độ đảm bảo về thờigian và cường độ sử dụng, trình độ tay nghề của công nhân viên, việc chấp hànhquy tắc, quy trình công nghệ,chế độ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa…
+ Nhóm những nhân tố ảnh hưởng của tự nhiên như độ ẩm, không khí, thờitiết…
-Hao mòn vô hình có 3 hình thức:
Trang 13+ Tài sản cố định bị giảm giá trị do năng suất lao động xã hội tăng lên, người tasản xuất ra các loại tài sản cố định mới sản xuất ra những sản phẩm có chất lượngnhư cũ nhưng có giá thành hạ hơn.
+ Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản xuất được loại tài sản cố định khác hoànthiện hơn về mặt kỹ thuật
+ Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản phẩm của nó làm ra bị lỗi thời
Như vậy hao mòn vô hình là do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra
-Khấu hao tài sản cố định: (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003)
Tài sản cố định đươc sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn
dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm làm ra Phần giá trịnày được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao, được hạch toán vào giá thành sảnphẩm để hình thành quỹ khấu hao đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, khắc phục, cảitạo, đổi mới, hoặc mở rộng tài sản cố định
Khấu hao là sự bù đắp về mặt kinh tế hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với bảo toàn và phát triển vốn, kết quả củahoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện khấu hao đúng đủ giá trị thực tế tài sản
cố định không những phản ánh đúng thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh mà còn đảm bảo quỹ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra
Giá trị TSCĐ phải trích khấu hao = NG – Giá trị thanh lý ước tính
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Trang 14- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao đơn
giản nhất, được sử dụng khá phổ biến Xác định mức khấu hao trung bình hàngnăm cho tài sản cố định theo công thức:
Mức khấu hao trung bình hàng năm bằng số khấu hao phải trích cả năm chiacho 12 tháng
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xácđịnh là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến nămtrước năm cuối cùng của tài sản cố định đó
1.2.4.2 Bảo toàn và phát triển vốn cố định
Để bảo đảm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và pháttriển, một trong nhiều yếu tố trong đó là phải bảo tồn và phát triển được vốn cốđịnh Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường không tách khỏinhững biến động giá cả lạm phát
Xu thế thường có nhiều hướng gia tăng làm cho sức mua của đồng tiền và giátrị của đồng tiền vốn giảm xuống so với thực tế Mặt khác do sự lỏng lẻo quản lídẫn đến hiện tượng hư hỏng, mất mát tài sản cố định trước thời hạn Cả hai nguyênnhân này đều làm cho giá trị của đồng vốn giảm đi tương đối so với thực tế vàgiảm tuyệt đối so với thời gian sử dụng vốn
Theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảotoàn và phát triển vốn cố định cả về mặt hiện vật và giá trị
Bảo toàn về mặt hiện vật không có nghĩa là nhà nước bắt buộc doanh nghiệpphải giữ nguyên hình thái vật chất của tài sản cố định hiện có khi giao vốn mà lạibảo toàn năng lực sản xuất của tài sản cố định Cụ thể, trong quá trình sử dụng tàisản cố định vào sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không
Trang 15làm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữanhằm làm cho tài sản cố định không hư hỏng trước thời gian, duy trì nâng cao nănglực hoạt động của tài sản cố định Doanh nghiệp có quyền chủ động đổi mới, thaythế tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cố định
Bảo toàn về mặt giá trị có ý nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá
cả, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước vềđiều chỉnh nguyên giá tài sản cố định theo hệ số tính lại được cơ quan có thẩmquyền công bố nhằm bảo toàn vốn cố định Đồng thời phải sử dụng đúng mục đích
và có sự kiểm tra của nhà nước đối với việc sử dụng vốn thu hồi về thanh línhượng bán tài sản cố định
Nội dung của chế độ bảo toàn và phát triển vốn cố định bao gồm:
-Các doanh nghiệp xác định đúng nguyên giá tài sản cố định trên cơ sở tínhđúng, tính đủ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn để tạo nguồn thay thế vàduy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định, bảo toàn vốn cố định
-Hàng năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số điều chỉnhgiá trị tài sản cố định vào thời điểm 1/1 và 1/7 phù hợp với đặc điểm cơ cấu hìnhthành tài sản cố định của từng nghành kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ thống nhất đểcác doanh nghiệp điều chỉnh giá trị tài sản cố định, vốn cố định
-Ngoài việc bảo toàn vốn cố định trên cơ sở hệ số trượt giá phải bảo toàn vềvốn cố định, còn cả vốn ngân sách cấp thêm hoặc doanh nghiệp tự bổ sung trong
kỳ (nếu có)
Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, các doanh nghiệp có trách nhiệm phát triểnvốn cố định trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất tích trữ từ lợi nhuận đểlại của xí nghiệp và phần vốn khấu hao cơ bản để lại đầu tư tái sản xuất mở rộngtài sản cố định
1.2.4.3 Sửa chữa tài sản cố định
Trang 16Sửa chữa tài sản cố định là doanh nghiệp đem sửa chữa những tài sản cố địnhđang hoạt động nhưng bị hư hỏng mà không thể hoạt động được nữa hoặc bị trụctrặc, ảnh hưởng đến các bộ phận khác gây cản trở đến quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
Sửa chữa tài sản cố định bao gồm sửa chữa lớn tài sản cố định và sửa chữa nhỏtài sản cố định
Sửa chữa lớn tài sản cố định: là sửa chữa các máy móc thiết bị, tài sản cố định
mà phát sinh chi phí sửa chữa lớn và doanh nghiệp phải dừng hoạt động sản xuấtcủa tài sản cố định đó để tiến hành sửa chữa trong thời gian tương đối dài Thườngthì cứ đầu mỗi tháng doanh nghiệp tính toán những tài sản cố định cần được sửachữa và trích một khoản phí để dùng cho việc sửa chữa những tài sản bị hư hỏng.Nếu như khoản tiền dùng để sửa chữa tài sản cố định bị hư hỏng lớn hơn khoản phíđược trích ra thì doanh nghiệp sẽ ghi vào khoản chi phí sản xuất sản phẩm và ghităng chi phí lên, còn nếu như khoản tiền sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn khoảnchi phí trích ra thì doanh nghiệp sẽ giảm chi phí sản xuất sản phẩm
Sửa chữa nhỏ tài sản cố định: là sửa chữa máy móc thiết bị, tài sản cố định màphát sinh chi phí sửa chữa những tài sản này là nhỏ Sửa chữa nhỏ tài sản cố địnhthường được thực hiện ngay khi có sự cố, và chi phí được ghi nhận ngay lúc đó Chi phí sửa chữa tài sản cố định được quy định ở điều 7: Nâng cấp và sửachữa tài sản cố định:
1 Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánhtăng nguyên giá tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào cácchi phí kinh doanh trong kỳ
2 Các chi phí sửa chữa tài sản cố định được coi như khoản phí tổn và đượchạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đakhông quá 3 năm
3 Các chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau ghi nhận banđầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của tài sản cố định
Trang 17vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá tài sản
cố định Các chi phí khác liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khighi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
-Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Số vốn bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số học giữa vốn
cố định bình quân đầu kỳ và cuối kỳ:
Trong đó số vốn cố định ở đầu kỳ(hoặc cuối kỳ) được tính theo công thức:
Số VCĐ Nguyên giá Số khấu hao
Đầu kỳ = TSCĐ ở đầu _ lũy kế ở đầu kỳ
(cuối kỳ) kỳ (cuối kỳ) (cuối kỳ)
Số tiền khấu Số tiền Số tiền khấu Số tiền khấu
hao lũy kế = khấu hao + hao tăng _ hao giảm
ở cuối kỳ ở cuối kỳ trong kỳ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân có thể tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần trong kỳ
Trang 18Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế)
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Nguyên giá BQ của TSCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ thì tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần
-Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở Luật kinh tế và các
biện pháp kinh tế vĩ mô, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho cácdoanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Đồng thời Nhà nước hướng các hànhđộng sản xuất kinh doanh đó của các doanh nghiệp theo kế hoạch kinh tế vĩ mô Vì
Trang 19thế, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định nóiriêng chịu tác động rất lớn của các quy chế quản lý Nhà nước.
- Thị trường cạnh tranh: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt tác
động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Đặc biệt khinước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO như hiện nay, các doanhnghiệp không chỉ phải đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trongnước mà còn chịu tác động rất lớn của thị trường nước ngoài Để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn cố định đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì buộc các doanhnghiệp phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, từ đó mới nângcao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành
-Lãi suất tiền vay: cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng
vốn cố định tại công ty Khi ngân quỹ của Công ty không đủ để đáp ứng nhu cầuđầu tư, doanh nghiệp sẽ đi vay dài hạn của các công ty tài chính Lãi suất tiền vaytác động tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp, sự thay đổi của lãi suất sẽ kéo theonhững biến đổi cơ bản của dự án đầu tư, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính
-Các nhân tố khác: như thiên tai, dịch họa…các nhân tố này được coi là bất
khả kháng, nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn cố địnhtại Công ty
-Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý tài sản cố định: Trong doanh nghiệp,
chủ sở hữu là người cầm quyền quyết định về hình thức quản lý tài sản cố định.Quan điểm và sự nhận thức của chủ sở hữu trong việc quản lý tài sản cố định cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trang 20-Hiệu quả huy động vốn cố định: Tài sản cố định được hình thành từ hai
nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn phải trả Khi doanh nghiệp dùng hai nguồnnày để đầu tư vào tài sản cố định thì phải trả một khoản chi phí gọi là chi phí sửdụng vốn Hiệu quả sử dụng tài sản cố định phụ thuộc lớn vào chi phí sử dụng vốn
và lượng vốn có thể huy động được Chính vì vậy, để có hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh hay hiệu quả sử dụng tài sản cố định Công ty phải huy động được lượng vốncần thiết cho nhu cầu đầu tư, mua sắm tài sản cố định và lựa chọn được nguồncung cấp vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất
- Nghành nghề kinh doanh: Nhân tố nghành nghề kinh doanh là xuất phát điểm
cho doanh nghiệp phát triển cũng như định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quátrình tồn tại Do đó, việc sử dụng tài sản cố định của mỗi nghành nghề kinh doanhkhác nhau là không giống nhau Tùy từng lĩnh vực mà công ty có cách sử dụng,quản lý tài sản cố định khác nhau Do vậy, nó có tác động không nhỏ tới hiệu quả
sử dụng vốn cố định tại công ty
-Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh: Chiến lược hoạt động là định
hướng quan trọng, nó thể hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty Từnhững chến lược được đề ra và doanh nghiệp sẽ có những biện pháp sử dụng tàisản cố định riêng Do đó, chiến lược sản xuất kinh doanh cũng là một yếu tố quantrọng tác động tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
-Trình độ lao động: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn
cố định của công ty Để mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc quyếtđịnh đúng đắn phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý của cán bộ quản trị trong công
ty Đồng thời, máy móc không thể làm việc nếu thiếu người lao động, tài sảnkhông thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu người thông minh biết sử dụng nó Do vậy,trình độ quản lý của cán bộ quản trị và trình độ tay nghề của người lao động có tácđộng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn cố định Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cố định thì daonh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và nhân công lành
Trang 21nghề cộng với một nhà lãnh đạo có uy tín và nhạy bén nắm bắt tốt các cơ hội đầutư.
-Uy tín của doanh nghiệp: Các mối quan hệ của Công ty với khách hàng, với
nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng lớn tới nhịp độ sản xuất, khả năng phânphối, tiêu thụ sản phẩm Do đó nó tác động trực tiếp tới doanh thu cũng như lợinhuận của công ty Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng, với các đối tác vànhà cung cấp sẽ giảm được chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng…và từ
đó tác đông trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty
Trang 22CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
TNHH MAY MINH ANH
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH may Minh Anh
Địa chỉ: Khu công nghệp Phố Nối B – Nghĩa Hiệp – Yên Mỹ - Hưng Yên Điện thoại: 0321.6273.007
Fax: 0321.3972.569
Mã số thuế: 0900195432
Công ty TNHH may Minh Anh là công ty TNHH hạch toán độc lập, chuyênsản xuất, mua bán các loại sản phẩm phục vụ ngành may mặc Sản phẩm chủ yếucủa công ty là các loại quần áo sản xuất xuất khẩu sang các nước thuộc khối EUnhư: Đức, Séc, Tiệp khắc
Công ty TNHH May Minh Anh tuy mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng
5 năm 2002 nhưng đến nay đã tạo được uy tín trên thị trường quốc tế Cho đến naycông ty vẫn không ngừng học hỏi kinh nghiệm nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và
Trang 23Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chế
độ một thủ trưởng và các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất
a- Giám đốc:Giám đốc là người đứng đầu có quyền hành cao nhất Quyết
định mọi vấn đề của công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩmquyền, trước công ty và trước cán bộ công nhân viên về toàn bộ hoạt động củacông ty Giám đốc là người phụ trách chung, là người quản lý trực tiếp các phòngban
- Phó giám đốc: là người được giám đốc giao trọng trách quán xuyến, giámsát, đốc thúc kiểm tra mọi hoạt động của phòng ban, cũng như mọi hoạt động sảnxuất
b- Các phòng ban trực thuộc Phòng hành chính: Đây là phòng khá quan
trọng của công ty, có trách nhiệm điều hành cơ cấu tổ chức lao động Bố trí côngnhân viên trong công ty ở những vị trí công việc một cách hợp lý sao cho quá trìnhkinh doanh đạt hiệu quả cao nhất
* Phòng kế toán: Giúp việc cho giám đốc về công tác kế toán - tài chính của
công ty, thống kê và thông tin kinh tế nội bộ công ty Thực hiện việc phản ánh vàghi chép một cách đầy đủ, kịp thời chứng thực đúng các nội dung nghiệp vụ kếtoán phát sinh theo đúng chế độ kế toán- tài chính hiện hành Hàng quý, hàng nămlập báo cáo tài chính gửi lên cấp trên
* Phòng Marketing, bán hàng làm nhiệm vụ giao dịch, thăm dò thị trường,
giới thiệu SP và chịu trách nhiệm về số hàng đã bán
c- Bộ phận cơ điện: Làm nhiệm vụ quản lý, sửa chữa tài sản của toàn công ty
và chịu sự quản lý của phòng hành chính
d- Bộ phận SX trực tiếp: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm
và chịu sự giám sát của phòng hành chính
Trang 24SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MAY
MINH ANH
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
- Phòng kế toán: Phụ trách thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tình hìnhthu, chi của công ty Phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về cácchính sách chế độ tài chính, thể lệ kế toán nhà nước Phản ánh thường xuyên kipthời toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính giúp cho Giám đốc nắm bắt kip thời tìnhhình tài chính của công ty
Phòngvật tư
Phòng kế
hoạch,
nhân sự
Phòngkinhdoanh
Phòngkỹthuật
Phânxưởngcắt
Phòng giám đốc
Phòng phó giám đốc
Trang 25- Phòng vật tư kinh doanh: Làm việc nghiên cứu thị trường, giới thiệu sảnphẩm, chào hàng cạnh tranh các sản phẩm, tiến hành bán sản phẩm, soạn thảo,kiểm tra thanh lý các hợp đồng thanh quyết toán, tổng giá trị sản lượng tháng, quý,năm và lập báo cáo theo quy định.
- Phòng kế hoạch: Làm nhiệm vụ quản lý các hoạt động xuất nhập vật tư, thiết
bị máy móc, hàng hóa, thủ tục xuất khẩu sản phẩm và các vấn đề ở hải quan
-Phòng kỹ thuật: Xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất tổng hợp vàđưa vào thực tiễn các sáng kiến kỹ thuật, phụ trách các vấn đề về mặt kỹ thuật sảnxuất, đồng thời theo dõi các đơn đặt hàng dưới phân xưởng, điều tiết tình hình sảnxuất
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trísắp xếp tuyển chọn công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lýđào tạo cán bộ công nhân viên, làm định mức đơn giá tiền lương đồng thời thamgia các phong trào văn hóa xã hội các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại củacông ty
- Các phân xưởng của công ty có nhiệm vụ thực hiện sản xuất đúng, đủ, kịp thờitạo sản phẩm theo đúng quy cách đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý
2.2 Thực trạng quản lý vốn cố dịnh tại nhà công ty TNHH may Minh Anh 2.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong 3 năm qua, công ty TNHH may Minh Anh đã tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu tăng lên so với những năm trước đó, mứclợi nhuận cao hơn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thểhiện rõ nét qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Trang 26Bảng 01: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
Đơn vị: VNĐ
Chênh lệch 2010/2009
Chênh lệch 2011/2010
Trang 277 Chi phí tài chính 22 513.760.137 459.333.224 155.229.549
-54.426.913 -10,59 -304.103.675 -66,21 Trong đó: lãi vay
Trang 28Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 65.266.224
đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 55,85% Lợi nhuận sau thuế năm
2011 tăng 27.011.935 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 14,83% cho thấy kết quảkinh doanh của công ty nhìn chung tương đối tốt, điều đó thể hiện sự cố gắng củacông ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận đồng thời cũng cho thấy sự phát triển củadoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu vàchi phí ta thấy :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 4.790.235.250 đồng sovới năm 2009 với tỷ lệ tăng là 16,97%, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2011 tăng 4.127.112.620 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,5%,đây là sự cố gắng của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Điều này chẳngnhững làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện làm gia tăng lợi nhuận kinh doanh màcòn giúp công ty thu hồi được vốn Tuy vậy cũng cần nghiên cứu xem doanh thu tăng
là do sản lượng sản phẩm bán gia tăng hay do công ty tăng giá sản phẩm và nhữngnguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 giảm 26.558.862 đồng với tỷ lệ giảm là26,50%, doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng 143.208.114 đồng so với năm
2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 194,37% cho thấy năm 2011 công ty có tỷ lệ tăngdoanh thu hoạt động tài chính khá cao trong khi chi phí tài chính lại giảm304.103.675 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 66,21%, điều này đã góp phần làm lợinhuận thuần của công ty năm 2011 tăng lên Năm 2010 doanh thu từ hoạt động tàichính giảm đồng thời chi phí tài chính cũng giảm 54.426.913 đồng cũng là điều dễhiểu, chứng tỏ năm 2011 công ty đã quan tâm đến việc đầu tư ra bên ngoài để tìmkiếm lợi nhuận tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 709.827.170 đồng với tỷ lệ tăng là 3,25%, năm
2011 giá vốn hàng bán tăng 11.289.059.014 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,13%
Trang 29Trong khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng cũng là điều có thể chấpnhận được Tuy nhiên năm 2010 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tốc độtăng của giá vốn hàng bán, đây là một sự cố gắng lớn của công ty trong việc tiết kiệmchi phí, giảm giá thành sản phẩm đẩy mạnh tiêu thụ Nhưng đến năm 2011 thì ngượclại, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng,công ty cần xem xét lại về tình hình tiêu thụ năm 2011 của công ty.
Chi phí bán hàng năm 2010 tăng 5.912.885.363 đồng với tỷ lệ tăng là 281,76%,năm 2011 giảm 7.251.088.462 đồng với tỷ lệ giảm là 90,51% Cho thấy năm 2011công ty đã tiết kiệm được chi phí bán hàng so với năm 2010 nhưng giảm chi phí bánhàng cũng chưa hẳn đã tốt vì có thể năm 2011 công ty có tình hình tiêu thụ và doanhthu bán hàng chưa cao, trong khi chi phí bán hàng nă 2011 giảm thì chi phí quản lýdoanh nghiệp lại tăng 1.214.133.398 đồng, chi phí quản lý tăng góp phần làm cho lợinhuận của công ty bị giảm sút Năm 2010 chi phí bán hàng của công ty tăng với tỷ lệkhá cao 281,76% đồng thời chi phí quản lý lại giảm 1.222.067.504 đồng với tỷ lệgiảm là 28,86%, chi phí bán hàng tăng nếu không có khoản chi lãng phí nào thì điều
đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng và thực tế doanh thu bán hàng của công ty đãtăng lên 16,97% so với năm 2009
Năm 2010 thu nhập khác của công ty tăng 1.849.520.186 đồng so với năm 2009tương ứng với tỷ lệ tăng là 259,2%, đến năm 2011 lợi nhuận khác của công ty giảm526.984.873 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là 20,56% Cho thấy năm 2010công ty đã gia tăng được lợi nhuận từ các nguồn thu nhập khác trong khi chi phí khácnăm 2010 cũng tăng 601.374.462 đồng, năm 2010 chi phí khác tăng 1.038.692.488đồng với tỷ lệ giảm 81,12% điều này góp phần làm tăng lợi nhuận khác và thực tế thìlợi nhuận khác năm 2011 tăng 511.707.615 đồng
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho ta thấy lợi nhuận sauthuế năm 2010 tăng 65.266.224 đồng với tỷ lệ tăng 55,85% so với năm 2011, năm
Trang 302011 lợi nhuận sau thuế tăng 27.011.935 đồng với tỷ lệ tăng 14,83% cho thấy công ty
có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối tốt, công ty đã đẩy mạnh bán ra để tăngdoanh thu thuần, đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng 1 lượng khá lớn, chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng còn nhiều biến động làm cho lợi nhuậnthuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ Công ty cần xem xét xem trong cáckhoản chi phí có khoản nào lãng phí hay không? Đã hợp lý chưa? Nhận thấy lợinhuận khác qua 3 năm cũng tăng khá cao đây là mặt tích cực của công ty góp phầnlàm cho lợi nhuận sau thuế tăng, công ty cần phát huy ưu điểm này trong các kỳ tiếptheo
Trang 31BẢNG 02: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
-II Các khoản đầu tư tài
-III Các khoản phải thu 3.374.437.686 6.200.193.527 7.145.160.144
1 Phải thu khách hàng 1.238.926.402 2.024.442.439 3.019.406.085
-4 Các khoản phải thu khác 2.135.511.284 4.175.751.088 4.125.754.059
-giá trị hao mòn lũy kế (7.562.119.248) (8.628.183.722) (8.303.493.420)
-3 Tài sản cố định vô hình 390.125.786 458.756.919 462.370.463
-Giá trị hao mòn lũy kế 102.771.809 191.680.965 188.067.421
4 Chi phí xây dựng cơ bản 12.324.635 18.946.036 9.913.450
Trang 325 Các khoản ký cược, ký quỹ
-IV Các khoản đầu tư tài
2 Phải trả cho người bán (762.864.131) (850.498.156) (854.296.156)
-4 Thuế và các khoản phải nộp
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 34.939.546.001 40.703.715.805 40.703.715.805
2 Lợi nhuận chưa phân phối (6.312.877.57) (7.142.565.419) (6.515.654.080)
-Tổng nguồn vốn 32.080.034.375 37.908.801.953 38.951.876.865
Trang 33Tình hình vốn cố định được thể hiện bằng số liệu trong bảng cân đối kế toán qua 3năm 2009, 2010, 2011 đi sâu vào xem xét kết cấu của vốn cố định qua bảng sau:
Trang 34Bảng 03: Cơ cấu vốn cố định của công ty
Đơn vị:VNĐ
Chênh lệch 2010/2009
Chênh lệnh 2011/2010
3.145.747.89 0
11,6 5
308.459.36 0
3.031.636.12 0
11,6 9
300.842.900 1,04