MỤC LỤC
Nó đảm bảo giám sát một cách chặt chẽ tình hình sản xuất của công ty, từ khâu thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ,phát sinh cải tiến sản xuất sản phẩm, tổ chức sản xuất, tìm nguồn tiêu thụ đến đảm bảo tài chính cho công ty được hoạt động bình thường, liên tục tăng thu, tăng chi, tăng lợi nhuận. - Phòng vật tư kinh doanh: Làm việc nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, chào hàng cạnh tranh các sản phẩm, tiến hành bán sản phẩm, soạn thảo, kiểm tra thanh lý các hợp đồng thanh quyết toán, tổng giá trị sản lượng tháng, quý, năm và lập báo cáo theo quy định. -Phòng kỹ thuật: Xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất tổng hợp và đưa vào thực tiễn các sáng kiến kỹ thuật, phụ trách các vấn đề về mặt kỹ thuật sản xuất, đồng thời theo dừi cỏc đơn đặt hàng dưới phõn xưởng, điều tiết tỡnh hỡnh sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trí sắp xếp tuyển chọn công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý đào tạo cán bộ công nhân viên, làm định mức đơn giá tiền lương đồng thời tham gia các phong trào văn hóa xã hội các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại của công ty.
- Phòng kế hoạch: Làm nhiệm vụ quản lý các hoạt động xuất nhập vật tư, thiết bị máy móc, hàng hóa, thủ tục xuất khẩu sản phẩm và các vấn đề ở hải quan. - Các phân xưởng của công ty có nhiệm vụ thực hiện sản xuất đúng, đủ, kịp thời tạo sản phẩm theo đúng quy cách đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 27.011.935 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 14,83% cho thấy kết quả kinh doanh của công ty nhìn chung tương đối tốt, điều đó thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện làm gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp công ty thu hồi được vốn. Tuy vậy cũng cần nghiên cứu xem doanh thu tăng là do sản lượng sản phẩm bán gia tăng hay do công ty tăng giá sản phẩm và những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. Trong khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng cũng là điều có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên năm 2010 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, đây là một sự cố gắng lớn của công ty trong việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm đẩy mạnh tiêu thụ. Nhưng đến năm 2011 thì ngược lại, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng, công ty cần xem xét lại về tình hình tiêu thụ năm 2011 của công ty. 2011 lợi nhuận sau thuế tăng 27.011.935 đồng với tỷ lệ tăng 14,83% cho thấy công ty có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối tốt, công ty đã đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu thuần, đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng 1 lượng khá lớn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng còn nhiều biến động làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ.
Công ty cần xem xét xem trong các khoản chi phí có khoản nào lãng phí hay không?. Nhận thấy lợi nhuận khác qua 3 năm cũng tăng khá cao đây là mặt tích cực của công ty góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế tăng, công ty cần phát huy ưu điểm này trong các kỳ tiếp theo.
Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập khấu hao tài sản cố định nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ xung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ Trong các doanh nghiệp sự nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới, bổ xung tài sản cố định là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sự dụng vốn cố định thông qua giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động…mặt khác nó cũng giải phóng lao động thủ công đảm bảo an toàn cho người lao động. Việc thay thế đổi mới thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị và phải đánh giá được tốc độ phát triển của sản phẩm qua đó xác định mức độ khấu hao.
Do đó để đảm bảo có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư tài sản cố định nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị tin học, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong công tác khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố như sau: sự phát triển của khấu hao kỹ thuật, giá cả biến động. Trong nguồn lực tài sản cố định của công ty, ngoài những tài sản của công ty đầu tư, mua sắm trong những năm gần đây bằng các nguồn vốn mà công ty huy động còn có những tài sản đã quá cũ, những tài sản này đã không còn phù hợp với tốc độ sản xuất hiện nay. Vì vậy xử lý nhanh những tài sản đã quá cũ là một trong các biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi phí thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng.
Nhưng vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, máy móc thiết bị cho nên hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong vấn đề mua sắm, theo dừi, nhượng bỏn, thanh lý tài sản mỏy múc thiết bị sẽ gúp phần nõng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Hàng năm theo kế hoạch chi tiết cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán cần thực hiện việc trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn, có kế hoạch bảo dưỡng, thay thế từng chi tiết, bộ phận tài sản cố định và cũng để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng. - Công ty nói chung và đặc biệt là phòng tài chính kế toán cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng tin học hóa vào hoạt động hạch toán kinh tế nhằm chính xác hóa số liệu giảm nhẹ các chi phí sổ sách và các chi phí khác kèm theo trong quá trình hạch toán theo phương pháp thủ công.
+ Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất, kịp thời thanh lí các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, do có sự phân biệt giữa quyền sở hữu vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lí kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lí để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Do đó đòi hỏi công ty phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn làm cho đồng vốn không ngừng nâng lên, duy trì và phát triển năng lực sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH may Minh Anh, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, Ban lãnh đạo Công ty, các cô, chú, anh, chị phòng Tài chính - Kế toán của công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, kết hợp lý luận đã học với tình hình thực tế của Công ty em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp chủ yếu để công ty tham khảo nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty.