1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ thể đặc biệt của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam

4 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Thể Đặc Biệt Của Tội Phạm Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Tác giả Trần Thị Ngọc Hiếu
Người hướng dẫn Thạc Sỹ, Giảng Viên Trường Đại Học Trà Vinh
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2020
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Chủ thể đặc biệt của tội phạm là một trong những nội dung quan trọng trong luật hìnhsự được các nhà khoa học luật hình sự quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có côngtrình nghiên cứu khoa học nào trực tiếp nghiên cứu nội dung này một cách toàn diện, có hệ thốngmà chỉ được đề cập nghiên cứu “đi cùng với” những điều kiện khác của chủ thể của tội phạm, nhưmột phần trong những nghiên cứu về vấn đề chủ thể của tội phạm.

Trang 1

Số 01/2020 - Năm thứ mười lăm

CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM

Tĩm tắt: Chủ thể đặc biệt của tội phạm là một trong những nội dung quan trọng trong luật hình

sự được các nhà khoa học luật hình sự quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay, chưa cĩ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trực tiếp nghiên cứu nội dung này một cách tồn diện, cĩ hệ thống

mà chỉ được đề cập nghiên cứu “đi cùng với” những điều kiện khác của chủ thể của tội phạm, như một phần trong những nghiên cứu về vấn đề chủ thể của tội phạm

Từ khĩa: Chủ thể đặc biệt, tội phạm, pháp luật hình sự

Nhận bài: 05/12/2019; Hồn thành biên tập: 12/12/2019; Duyệt đăng: 03/01/2020

Abstract: Special subject of crime is one of important contents in criminal law which receives attention from scientists of criminal law However, until now there isn’t any work of scientific research directly researching on this content at the comprehensive and systematic level This content is only researched in relation to other conditions of the crime’s subject as a part in researches on the issue

of crime’s subject

Keywords: Special subject, crime, criminal law

Date of receipt: 05/12/2019; Date of revision: 12/12/2019; Date of Approval: 03/01/2020

1 Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về chủ

thể đặc biệt của tội phạm

Chủ thể của tội phạm trong pháp luật hình sự

là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm

(CTTP), đồng thời cũng là yếu tố giữ vai trị “chi

phối” các yếu tố khác của CTTP Nĩi đến tội

phạm là nĩi đến hành vi phạm tội thể hiện ý chí

của chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân thương

mại) ra thế giới bên ngồi dưới hình thức hành

động hoặc khơng hành động phạm tội Như vậy,

nếu khơng cĩ chủ thể của tội phạm thì khơng cĩ

hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các

quan hệ xã hội mà Bộ luật hình sự (BLHS) ghi

nhận và bảo vệ

Tư cách chủ thể của tội phạm là cá nhân

trong khoa học pháp lý hình sự từ trước tới nay

đều đề cập đến hai vấn đề là độ tuổi chịu TNHS

và năng lực TNHS Đây là hai điều kiện cần và

đủ để một cá nhân cĩ thể trở thành chủ thể của tội

phạm Ngồi ra, trong một số trường hợp, cá

nhân đĩ cịn phải thỏa mãn một số “dấu hiệu đặc

biệt khác” mà BLHS cĩ quy định thì mới cĩ thể

trở thành chủ thể của tội phạm Từ đĩ cĩ thể thấy,

chủ thể đặc biệt của tội phạm là người thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội ngồi việc thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi chịu TNHS và cĩ năng lực TNHS họ cịn phải thỏa mãn thêm một hoặc một số dấu hiệu bắt buộc khác đối với CTTP đĩ

Hiện nay, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (gọi tắt là BLHS năm 2015) khơng cĩ định nghĩa thế nào là chủ thể đặc biệt của tội phạm và những vấn đề cơ bản về chủ thể đặc biệt của tội phạm cũng khơng được quy định ở Phần thứ nhất của BLHS Trong tổng số 315 Điều luật quy định về các tội phạm cụ thể ở Phần thứ hai của BLHS thì cĩ 124 điều luật quy định chủ thể đặc biệt Các dấu hiệu đặc trưng của chủ thể đặc biệt của tội phạm cĩ thể được khái quát thành các nhĩm sau đây:

- Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn: Trong BLHS, các tội phạm do người cĩ chức

vụ, quyền hạn thực hiện bao gồm các tội phạm quy định trong chương XXIII Các tội phạm về chức vụ từ Điều 352 đến Điều 366 Người phạm tội phải là người cĩ “chức vụ, quyền hạn” được giao quản lý tài sản nhất định và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản bằng các hình thức khác nhau Đây là dấu

1 Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học Trà Vinh.

Trang 2

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

hiệu bắt buộc trong cấu thành định tội hoặc trong

cấu thành định khung ở những tội phạm này

- Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp,

tính chất cơng việc: Trong Phần thứ hai BLHS

năm 2015 quy định chủ thể của một số tội phạm

cần phải thỏa mãn dấu hiệu đặc biệt về nghề

nghiệp, tính chất cơng việc khi họ đảm nhiệm

một cơng việc hay cĩ trách nhiệm liên quan đến

cơng việc mình phụ trách mà họ khơng thực hiện

hoặc thực hiện khơng đúng với yêu cầu, tính chất

của cơng việc đĩ, trái với quy định của pháp luật

Ví dụ đối với tội phạm quy định tại Điều 277 tội

vi phạm quy định về điều khiển tàu bay cĩ chủ

thể đặc biệt là người chỉ huy, điều khiển tàu bay

- Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ, trách

nhiệm của quân nhân: Chương XXV BLHS năm

2015 quy định về các tội xâm phạm nghĩa vụ,

trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của

người phốithuộc với quân đội trong chiến đấu,

phục vụ chiến đấu bao gồm 29 Điều luật từ Điều

392 đến Điều 420 Trong đĩ, theo quy định tại

Điều 392 thì chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa

vụ, trách nhiệm của quân nhân là những người

cĩ nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Những

người này cĩ thể là quân nhân tại ngũ, quân nhân

dự bị trong thời gian huấn luyện, cơng dân được

tập trung vào phục vụ trong quân đội, dân quân

tự vệ phối hợp chiến đấu với quân đội Những

người khơng thuộc hai trường hợp trên nhưng

cũng cĩ thể là đồng phạm về các tội xâm phạm

nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Ngồi ra,

trong phạm vi của các tội này, một số tội cịn cĩ

thêm dấu hiệu đặc biệt nữa, ví dụ: Chủ thể của tội

chống mệnh lệnh (Điều 394) là người được giao

mệnh lệnh; Chủ thể của tội cố ý làm lộ bí mật

cơng tác quân sự (Điều 404) là người cĩ trách

nhiệm biết được bí mật cơng tác quân sự…

- Các dấu hiệu liên quan đến giới tính, lứa

tuổi, quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân:

Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì

cĩ hai mức độ tuổi chịu TNHS: từ đủ 14 tuổi đến

dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi trở lên Tuy nhiên,

trong BLHS, cĩ một số tội mà dấu hiệu độ tuổi là

dấu hiệu cĩ ý nghĩa bắt buộc khi xem xét CTTP

của các tội này Ví dụ: Khoản 1 Điều 146 về Tội

dâm ơ với người dưới 16 tuổi ghi nhận dấu hiệu

độ tuổi cĩ ý nghĩa bắt buộc khi xem xét CTTP

Trong đĩ, chỉ những người “đủ 18 tuổi trở lên” mới cĩ thể trở thành chủ thể của tội phạm này Đặc điểm về quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân cũng là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội phạm trong BLHS.Trong đĩ, người phạm tội và nạn nhân cĩ thể cĩ mối quan hệ với nhau về gia đình, cơng việc, tơn giáo hay kinh tế Trong các mối quan hệ này, nạn nhân thường là người bị phụ thuộc vào người phạm tội, dựa vào mối quan hệ này mà người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội Các tội phạm cĩ chủ thể mang dấu hiệu này thường rơi vào nhĩm tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình, một số nằm rải rác ở các nhĩm tội phạm khác, như: Tội loạn luân (Điều 184), Tội bức tử (Điều 130)…

- Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện: Nghĩa vụ phải thực hiện được hiểu là việc một người nào đĩ theo quy định của pháp luật trong một hồn cảnh cụ thể họ phải thực hiện cơng việc đĩ khi cĩ đủ điều kiện, nếu họ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng thì sẽ trở thành chủ thể của tội phạm mà pháp luật quy định, cụ thể đối với các tội phạm theo quy định của BLHS năm 2015 như sau: Điều 132 - nghĩa vụ cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; Điều 200 - nghĩa vụ nộp thuế…

- Các dấu hiệu liên quan đến các hoạt động tư pháp: Hoạt động tư pháp với phương diện là khách thể bảo vệ của luật hình sự bao gồm nhiều lĩnh vực như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Trong BLHS năm 2015, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong Chương XXIV với 25 Điều luật, từ Điều 367 đến Điều 391 Trong các tội phạm được quy định đĩ, bên cạnh một số ít tội phạm khơng phải do các chủ thể đặc biệt thực hiện, nhà làm luật đã đưa dấu hiệu chủ thể đặc biệt vào mỗi điều luật trong trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội do những ngýời cĩ chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…) hoặc do những người cĩ những nghĩa vụ riêng biệt mà pháp luật

đã quy định phải thực hiện (người giám định, người phiên dịch…)

2 Thực tiễn áp dụng các quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm

Chủ thể đặc biệt của tội phạm là một nội dung cĩ ý nghĩa quan trọng trong khoa học luật

Trang 3

Số 01/2020 - Năm thứ mười lăm

hình sự và hoạt động áp dụng luật hình sự trong

thực tiễn Tuy nhiên, các quy định của BLHS về

chủ thể đặc biệt của tội phạm vẫn cịn tồn tại một

số vấn đề bất cập trong quy định và thực tiễn áp

dụng Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung

phân tích thực tiễn áp dụng đối với một số dấu

hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt cụ thể như sau:

Trong việc xác định chủ thể đối với tội giết

hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo Điều 124 BLHS cho

thấy CTTP này được quy định mang tính chất

nhân đạo đối với người phạm tội là người phụ nữ

mới sinh con (7 ngày tuổi) Trước BLHS năm

2015, pháp luật hơn nhân gia đình chỉ thừa nhận

trường hợp con sinh tự nhiên và con sinh thơng

qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gồm thụ tinh nhân

tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm Cả hai

trường hợp này việc xem xét quan hệ huyết thống

là khơng cần thiết vì trước pháp luật, người phụ

nữ sinh con chính là mẹ hợp pháp của đứa trẻ và

cĩ đủ căn cứ để được xem là chủ thể của tội

phạm này Tuy nhiên, Nhà nước ta đã chính thức

thừa nhận hình thức sinh con thơng qua việc

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Trong đĩ,

người mang thai hộ chính là người thân thích

cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang

thai hộ (là người trực tiếp mang thai, sinh ra đứa

trẻ nhưng khơng được coi là mẹ của đứa trẻ đĩ);

đứa trẻ được sinh ra được pháp luật hơn nhân gia

đình xác định là con của cặp vợ chồng nhờ mang

thai hộ Trường hợp này, hành vi giết đứa trẻ mới

sinh cĩ thể được thực hiện bởi một trong hai

người phụ nữ này Vấn đề đặt ra là họ cĩ đủ căn

cứ để trở thành chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ

con mới đẻ theo Điều 124 BLHS năm 2015 hay

khơng Thực tiễn này địi hỏi pháp luật hình sự

cần cĩ sự phân biệt rõ ràng các trường hợp đã

nêu để việc quy định và áp dụng pháp luật được

thống nhất

Đối với tội vi phạm chế độ hơn nhân một vợ,

một chồng được quy định tại Điều 182 BLHS

2015 thì chủ thể của tội phạm là “người đang cĩ

vợ, cĩ chồng” hoặc “người chưa cĩ vợ, chưa cĩ

chồng” mà cĩ hành vi kết hơn hoặc chung sống

như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang

cĩ vợ hoặc đang cĩ chồng Từ quy định tại

Khoản 5, Khoản 7 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia

đình năm 2014: “Kết hơn là việc nam và nữ xác

lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hơn và đăng ký kết hơn” và “Chung sống như vợ chồng là việc nam,

nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng” cĩ thể xác định chủ thể của quan hệ “kết hơn” hoặc “chung sống như vợ chồng” phải là quan hệ giữa nam và nữ Tuy nhiên, thực tiễn xã hội hiện nay cĩ tình trạng nhiều người thuộc nhĩm LGBT (tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual)

và người chuyển giới (Transgender)) nhưng vì sợ

dư luận xã hội, sợ ảnh hưởng đến danh dự gia đình nên giấu kín giới tính thật của bản thân và kết hơn Tuy nhiên, sau đĩ họ lại cĩ quan hệ cơng khai với một người đồng tính khác khiến cho người vợ hoặc chồng của họ bị khủng hoảng tinh thần, đau khổ, dày vị đến mức phải tìm đến cái chết hoặc ly hơn… Vậy, trong trường hợp này, người vợ hoặc người chồng (đồng tính đĩ) và người tình của họ cĩ đủ yếu tố chủ thể của tội vi phạm chế độ hơn nhân một vợ, một chồng hay khơng, hướng xử lý vấn đề này sẽ như thế nào…

là vấn đề chưa được pháp luật quy định

3 Giải pháp hồn thiện các quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm

Để hồn thiện quy định về dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt của tội phạm, tác giả cĩ một

số đề xuất giải pháp sau:

Đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124): Đối với việc xác định dấu hiệu “người mẹ” trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định tại Điều 124 BLHS, tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng trường hợp này vẫn xem người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đủ điều kiện trở thành chủ thể của tội phạm này Bởi lẽ, ngồi việc người phụ nữ mang thai hộ cũng cĩ đầy đủ các tâm, sinh lý bình thường của người phụ nữ mới sinh con thì việc đứa trẻ nhận được sự nuơi dưỡng trực tiếp của người phụ nữ này từ trong bào thai cho tới khi sinh ra cũng cĩ thể được xem là cĩ quan hệ nuơi dưỡng Theo quy định của Luật nuơi con nuơi năm thì 2010 thì quan hệ nuơi dưỡng là một cơ

sở để xác định quan hệ mẹ con Vì thế, mặc dù pháp luật hơn nhân và gia đình khơng thừa nhận người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Trang 4

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

là mẹ của đứa trẻ nhưng để bảo đảm nguyên tắc

nhân đạo trong luật hình sự thì việc thừa nhận

người phụ nữ trong trường hợp này đủ điều kiện

là chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 124

BLHS là hợp lý, bảo đảm tính nhân văn và bình

đẳng trước pháp luật

Đối với tội vi phạm chế độ hơn nhân một vợ,

một chồng (Điều 182): Pháp luật hình sự cần cĩ

những quy định, giải thích cụ thể liên quan đến

người phạm tội thuộc nhĩm LGBT trong lĩnh vực

hơn nhân gia đình Hiện nay, mặc dù Nhà nước ta

khơng thừa nhận nhưng cũng khơng cấm việc kết

hơn đồng giới Do đĩ, việc những người đang cĩ

vợ hoặc đang cĩ chồng nhưng lại cĩ quan hệ bất

chính với những người cùng giới tính thì quan

điểm của nhà làm luật đối với vấn đề này cần

được làm rõ vì đĩ sẽ là cơ sở pháp lý để các chủ

thể áp dụng pháp luật cĩ căn cứ trong việc giải

quyết các vụ án cĩ liên quan đến lĩnh vực này

Tĩm lại, thực tiễn cơng tác áp dụng pháp luật hình sự hiện nay khơng đơn giản, cịn gặp nhiều vướng mắc, trong đĩ cĩ vướng mắc liên quan đến việc xác định chủ thể của tội phạm, nhất là trong việc xác định dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt trong một số tội phạm cụ thể Do đĩ, việc hồn thiện các quy định về chủ thể đặc biệt trong BLHS thời gian tới là rất cần thiết

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Nguyễn Thị Hiên, (2015) Chủ thể đặc biệt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Hà Nội

2 Trịnh Tiến Việt (2012) Hồn thiện các quy định của phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội,

3 Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2014) Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội

Phương án I : Chỉ quy định ngắn gọn:

Người bị kết án nếu thuộc một trong các trường

hợp tương ứng được quy định tại các điều Bộ luật

này (tức là phải liệt kê các điều nào trong Dự thảo

BLHS tương lai mà tương ứng với 05 trường hợp

miễn TNHS được ghi nhận tại Phần các tội phạm

BLHS năm 2015, mà cụ thể là: 1) khoản 4 Điều

110, 2) khoản4 Điều 247, 3) đoạn 2 khoản 7 Điều

364, 4) khoản 6 Điều 365 và 5) khoản 2 Điều 390)

nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình

sự, thì cĩ thể được miễn hình phạt

Phương án II: Điều này sẽ thay bằng 05 điều

khác tiếp theo đề cập cụ thể về 05 trường hợp

miễn hình phạt tương ứng với 05 điều đã nêu trên

trong BLHS năm 2015 nhưng sẽ được ghi nhận

ngay trong Phần chung Dự thảo BLHS tương lai

4 Kết luận

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về

miễn hình phạt và phân tích khoa học các quy

phạm về BPTM này trong BLHS Việt Nam năm

2015 hiện hành, đồng thời đưa ra định hướng tiếp

tục hồn thiện các quy phạm về miễn hình phạt

trong PLHS nước nhà tương lai cĩ thể đi đến một

số kết luận như sau:

Một là, miễn hình phạt là hủy bỏ biện pháp về cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho chủ thể

bị kết án mà lẽ ra Tịa án phải tuyên trong BAKT cĩ hiệu lực pháp luật đối với chủ thể đĩ khi cĩ đủ căn

cứ và những điều kiện do BLHS quy định

Hai là, trong BLHS năm 2015 hiện hành khi so sánh với BPTM là miễn TNHS (khi cĩ đến tổng cộng 12 dạng gồm 07 dạng trong phần chung và 05 dạng trong phần các tội phạm), thì BPTM là miễn hình phạt lại được ghi nhận ít hơn rất nhiều ─ đến 1/4 lần khi chỉ cĩ 03 dạng (với 02 dạng trong phần riêng và 01 dạng trong phần các tội phạm)

Ba là, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa

để luận chứng và đưa ra mơ hình lập pháp với những KGLP cụ thể của các quy phạm PLHS về các dạng miễn hình phạt cĩ đầy đủ cán cứ, bảo đảm sức thuyết phục và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thực tiễn lập pháp hình sự và áp dụng PLHS là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng của khoa học luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./

CÁC QUY PHẠM VỀ MIỄN HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HỒN THIỆN

(Tiếp theo trang 48)

Ngày đăng: 30/03/2022, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w