1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh bắc trung bộ (development of coastal economic zones in the north central provinces)

240 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • TÁC GIẢ LUẬN ÁN

  • Ma Đức Hân

  • MỤC LỤC

  • Trang

  • DANH MỤC BẢNG

  • Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

    • Quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030

    • Giải pháp phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030

    • KẾT LUẬN

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • PHỤ LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • STT

  • Tên bảng

  • Trang

  • 01

  • Bảng 3.1: Số lượng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2020

  • 85

  • 02

  • 88

  • 03

  • 89

  • 04

  • Bảng 3.4: Số lao động phân theo trình độ trong khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2020

  • 92

  • 05

  • 93

  • 06

  • Bảng 3.6: Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB giai đoạn 2015-2020

  • 94

  • 07

  • 101

  • 08

  • 103

  • 09

  • 113

  • 10

  • Bảng 3.10. Cán cân xuất, nhập khẩu của KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước giai đoạn 2015-2020

  • 114

  • DANH MỤC HÌNH

  • STT

  • Trang

  • 01

  • 86

  • 02

  • 90

  • 03

  • Hình 3.3: Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên vốn đăng ký trong dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước năm 2020

  • 95

  • 04

  • Hình 3.4: Vốn đầu tư trong nước thực hiện trên vốn đăng ký trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước năm 2020

  • 96

  • 05

  • 99

  • 06

  • 105

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

  • Việt Nam là quốc gia biển, có đường bờ biển dài khoảng 3.260km và hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế. Các vùng biển Việt Nam có vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự, quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Với gần 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển, Việt Nam là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát huy vai trò các khu kinh tế ven biển trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng cường hội nhập quốc tế là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của KKTVB đối với sự phát triển KT-XH đất nước, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, quyết định nhằm tạo hàng lang pháp lý cho các KKTVB hoạt động một cách có hiệu quả. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 Đảng ta đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài KKT, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH ở các địa phương nơi có KKT hoạt động. Tiếp tục triển khai những nội dung của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, về sau trong các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, Chính phủ đều thống nhất nhận thức và quyết tâm xây dựng và phát triển KKTVB là một trong các nội dung góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình KKT, KCN sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm KTB mạnh. KKTVB phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng” [17, tr. 92].

  • Những thành tựu đạt được trong 35 năm đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế (1986-2021) của Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của các KKTVB. Xây dựng các khu kinh tế ven biển được xem là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành các khu kinh tế động lực thúc đẩy sự phát KT-XH ở các địa phương và vùng nghèo ven biển. Theo số liệu thống kê cho thấy, tính luỹ kế đến năm 2020 có 18 KKTVB ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 858.309ha; thu hút được 592 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 553.392,27 triệu USD và 1.884 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn là 1.208.067,91 tỷ đồng; thu hút được 267.486 lao động trong và ngoài nước; đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 68.976,65 tỷ đồng [90]. Với những kết qủa đóng góp tích cực, KKTVB đã tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động; góp phần hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại; tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.

  • Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược có lợi thế quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các nước như: Lào, Đông Bắc Thái Lan và cửa ra của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh KTB ở các tỉnh BTB, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy KKTVB phát triển làm nòng cốt trong phát triển KTB ở các tỉnh BTB. Do vậy, những năm qua KKTVB ở các tỉnh BTB đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, thu hút lao động; tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng thu ngân sách cho các địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại ở các tỉnh BTB. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, KKTVB ở các tỉnh BTB còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh ở các tỉnh BTB. Do đó, để các KKTVB ở các tỉnh BTB phát huy được thế mạnh, có bước đột phá, đóng vai trò động lực quan trọng trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng cũng như mục tiêu, kỳ vọng khi thành lập và khắc được những bất cập, hạn chế cần có những nghiên cứu mang tính hệ thống, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB các tỉnh BTB đến năm 2030 sao cho không mất đi cơ hội phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, song cũng không gây phương hại đến sự phát triển tổng hợp KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

  • 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

  • 5. Những đóng góp mới của luận án

  • Xây dựng bộ khung lý luận về KKT, KKTVB và tiêu chí đánh KKTVB về số lượng, chất lượng và cơ cấu ở các tỉnh BTB trong mối quan hệ lợi ích với thực tiễn đang diễn ra trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • Chỉ ra được các mâu thuẫn phản ánh thực chất trình độ phát triển và những biểu hiện đang diễn của KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • Đề xuất 3 quan điểm và 5 giải pháp có tính hệ thống phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.

  • 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

  • 7. Kết cấu của luận án

  • Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.

  • 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

  • 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển

  • 1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

  • Phạm Văn Thanh (2021), Cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển Việt Nam [51]. Đề tài xây dựng hệ phương pháp luận, xác lập cơ sở khoa học cho phát triển bền vững các KKTVB Viêt Nam và 03 KTTVB nghiên cứu điểm (KKT Đình Vũ, KKT Chân Mây-Lăng Cô, KKT Phú Quốc); trên cơ sở đó, xác định được các tiêu chí phát triển bền vững các KKTVB; đề xuất một số mô hình phát triển bền vững các KKTVB (KKT Đình Vũ- Hải Phòng, KKT Chân Mây-Lăng Cô- Thừa Thiên Huế, KKT Phú Quốc- Kiên Giảng). Từ đó, đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển bền vững các KKTVB Việt Nam trong thời gian tới như: nhóm giải pháp pháp lý; nhóm giải pháp kinh tế; nhóm giải pháp khoa học và công nghệ; nhóm giải pháp giáo dục.

  • Chương 2

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU KINH TẾ VEN BIỂN, PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

  • 2.1. Những vấn đề chung về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển và phát triển khu kinh tế ven biển

  • 2.1.1. Quan niệm và các loại hình khu kinh tế

  • 2.1.1.1. Quan niệm khu kinh tế

  • Trên cơ sở nghiên cứu về mô hình, cấu trúc của các KKT Guang-wen, Meng cho rằng: “KKT là một khu vực địa lý xác định, các hoạt động kinh tế trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như đang áp dụng chung cho toàn nền kinh tế quốc dân” [107, tr.16]. Theo đó, KKT là những khu vực được hưởng những chính sách thuế ưu đãi đặc biệt, nơi đây không áp dụng các chính sách thuế chung của một quốc gia, nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các dự án sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, quan niệm mới chỉ ra được KKT là khu vực được hưởng các ưu đãi về thuế quan mà chưa bàn đến những ưu đãi và hỗ trợ về thủ tục hành chính, thu hút đầu tư và các chính sách khác được áp dụng trong KKT.

  • Lee Changwon cho rằng, ĐKKT là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một khu vực địa lý đặc biệt. Ở đó, cho phép các quy định đặc biệt được áp dụng trong khu vực này mà các quy định đó không có ở các khu vực khác. Nói một cách cụ thể hơn, ĐKKT là khu vực được thiết lập với các ưu đãi: thuế quan; cơ sở hạ tầng; nguồn vật lực và hành chính khác biệt so với các khu vực khác trong cùng một quốc gia, nhằm thu hút vốn và công nghệ nước ngoài [126, tr.3]. Quan niệm chỉ ra ĐKKT là khu vực địa lý đặc biệt được áp dụng các chính sách đặc biệt so với các khu vực khác, quan niệm cũng chỉ ra ĐKKT được hưởng ưu đãi về thuế quan, cơ sở hạ tầng nhằm mục đích thu hút vốn và công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc cho ĐKKT được hưởng các ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chưa đề cập đến việc thu hút, chuyển giao khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… và chưa đề cập đến các nhà đầu tư trong nước.

  • Trong báo cáo về các KKT ở Asean, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc đưa ra quan niệm: ĐKKT là một khu vực không gian địa lý riêng biệt được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt về thương mại như: thuế quan, hạn ngạch, và các chính sách khác. Mục tiêu của các ĐKKT nhằm: thu hút đầu tư nước ngoài; tạo cơ hội việc làm; trở thành động lực của những cải cách mang tầm vĩ mô; hoạt động như một thử nghiệm cho các chính sách mới và cách tiếp cận phát triển kinh tế [129, tr.32]. Như vậy, theo quan niệm của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc thì ĐKKT được phân ra thành các khu chức năng riêng biệt và là nơi được hưởng các chính sách về đầu tư, thương mại và các KKT là nơi áp dụng thử nhiệm các chính sách mới. Tuy nhiên, quan niệm này mới chỉ đưa ra khái quát chung về KKT mà chưa chỉ ra được các loại hình KKT ở các nước Asean là gì.

  • Nguyễn Ngọc Dung cho rằng, KKT theo nghĩa hẹp, là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, xây dựng theo hướng kinh doanh tổng hợp (gồm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục…) và hướng ngoại; hoạt động theo mô hình “khu trong khu” (gồm KCN, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu đô thị) [10, tr. 65]. Quan niệm trên chỉ ra, KKT được xây dựng thành các khu chức năng theo từng ngành hoặc nhóm ngành thành hệ thống trong quy hoạch tổng thể của KKT, các khu chức năng trong KKT hoạt động có xu hướng mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới đưa ra quan niệm về KKT dưới góc độ quy hoạch cơ cấu ngành, lĩnh vực, còn thiếu tính tổng thể trong phát triển KKT như: chủ thể phát triển là ai; cơ chế quản lý như thế nào; những chính sách ưu đãi nào được áp dụng.

  • Lê Hồng Giang cho rằng, KKT được hiểu là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, ranh giới địa lý xác định, có lợi thế nhất định về vị trí địa lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, được Nhà nước cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế [22, tr.67]. Quan niệm chỉ ra KKT mang đầy đủ những yếu tố đặc trưng về không gian địa lý, môi trường đầu tư, khung pháp lý ưu đãi là những yếu tố không thể thiếu để cho một KKT hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, quan niệm trên chưa phản ánh hết các tính chất đặc trưng của KKT, cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan.

  • Từ quan niệm của các tổ chức kinh tế và các nhà khoa học trong và ngoài nước, nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau; căn cứ vào điều kiện, mục tiêu thành lập và thể chế mỗi quốc gia nên KKT có tên gọi khác nhau, song các KKT đều có những điểm chung đó là:

  • Một là, KKT được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế thuận lợi;

  • Hai là, được chia thành khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó: Khu phi thuế quan là khu có ranh giới xác định, được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh, không có dân cư sinh sống. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau được xem như là quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu;

  • Ba là, cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp từng KKT được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau. Các KKT phát triển kinh tế độc lập dựa trên nguyên tắc điều tiết thị trường, dựa vào vốn đầu tư từ bên ngoài là chủ yếu, chú trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu, công nghiệp là ngành được ưu tiên, có các cơ chế ưu đãi hơn so với các khu vực khác trong cùng một quốc gia;

  • Bốn là, KKT ảnh hưởng đến hoạt động KT-XH ở quy mô tỉnh/thành phố hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh. Việc hình thành và xây dựng KKT phải tùy thuộc vào các điều kiện địa lý có sẵn, vào hướng phát triển kinh tế của từng vùng, khu vực;

  • Năm là, KKT có quy hoạch, có sự liên kết đồng bộ, cân đối trong tổng thể hợp lý của địa phương và của vùng. KKT là hình thức tổ chức theo hướng tập trung chuyên môn hóa, thể hiện những đặc trưng cơ bản của tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ. Sự thiếu đồng bộ có thể làm hạn chế ảnh hưởng tích cực của KKT đối với địa phương và toàn vùng xung quanh;

  • Sáu là, KKT là nơi thí điểm các thể chế, cơ chế, chính sách mới nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt, là động lực tăng trưởng kinh tế ở các địa phương, vùng kinh tế của các quốc gia.

  • 2.1.1.2. Các loại hình khu kinh tế

  • Hiện nay trên thế giới ở mỗi quốc gia việc quy hoạch, thành lập KKT có những mục tiêu, cơ chế chính sách dành cho KKT và tên gọi khác nhau. Do vậy, trên thực tế hiện nay có các loại hình KKT cơ bản sau:

  • Khu kinh tế đặc biệt

  • KKTĐB hay còn gọi là Đặc khu kinh tế, được xây dựng với không gian KT-XH riêng biệt, được vận hành bởi khung pháp lý riêng thích hợp cho phát triển theo cơ chế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế. Để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, các KKTĐB được ưu đãi cao về thuế, quyền kinh doanh, thể chế hành chính và kinh tế theo hướng tự do hóa có mức độ vượt trội so với thể chế trong nước và khu vực. Các KKTĐB có cơ sở hạ tầng hiện đại, vị trí có nhiều lợi thế. Trong KKTĐB có thể có nhiều khu chức năng như khu chế xuất, KCN, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan (khu bảo thuế), khu đô thị, khu hành chính và một số phân khu chức năng khác. Điểm đặc biệt các KKTĐB có bộ máy hành chính với quyền tự quản cao, có thể đề xuất, chuẩn y và thực thi những thể chế vượt trội so với khung thể chế chung.

  • Khu kinh tế tự do

  • KKTTD được thành lập với mục tiêu tạo động lực phát triển KT-XH ở những địa phương kém phát triển hơn so với mặt bằng chung của cả nước, các KKTTD được áp dụng các chính sách khuyến khích đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư vào KKT như: miễn, giảm các loại thuế quan; cơ chế chính sách linh hoạt; cơ sở hạ tầng thuận tiện, bảo đảm điều kiện tốt cho người lao động làm việc trong KKT; vị trí chiến lược gần đường giao thông, sân bay, cảng biển, gần thị trường tiêu thụ.

  • Khu kinh tế mở

  • KKTM được hình thành với ý tưởng là tạo ra một khu vực địa lý trên lãnh thổ quốc gia với việc xây dựng môi trường đặc biệt thuận lợi cho hoạt động đầu tư, từ việc xây dựng kết cấu hạ tầng đến việc xây dựng các ưu đãi đặc biệt hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển KT-XH của địa phương, vùng và quốc gia. Trên thế giới, người ta thường hiểu KKT mở là KKT tự do, một tên gọi chung cho các KKT được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

  • Khu kinh tế cửa khẩu

  • KKT cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả KT-XH cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực. Đồng thời, nó được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.

  • Khu kinh tế ven biển

  • KKTVB là những KKT được xây dựng ở những vị trí đắc địa ven bờ biển gắn với các cảng biển. Mục tiêu là khai thác tiềm năng lợi thế tự nhiên để phát triển KTB, du lịch, dịch vụ. Được hỗ trợ bằng các chính sách và biện pháp ưu đãi đặc biệt với kỳ vọng có thể thu hút đầu tư cao, tạo đột phá phát triển mạnh và có sức lan tỏa nhanh.

  • 2.1.2. Quan niệm, vai trò của khu kinh tế ven biển

  • 2.1.2.1. Quan niệm khu kinh tế ven biển

  • Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đưa ra những quan niệm khác nhau về KKTVB cụ thể:

  • Phạm Xuân Hậu cho rằng, KKTVB là khu vực có không gian rộng lớn, cơ cấu kinh tế đa dạng, được hưởng các chính sách ưu đãi về quản lý, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, hạ tầng kỹ thuật; là trung tâm kinh tế của địa phương, vùng; bảo đảm tốt việc kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh, tạo được sự gắn bó giữa Việt Nam với thế giới trong quá trình hội nhập [26, tr.2]. Quan niệm trên thể hiện khá toàn diện, phản ánh được những đặc trưng cơ bản KKTVB ở Việt Nam về địa lý, chính sách ưu đãi, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, quan niệm trên chưa tách biệt được khỏi quan niệm về KKT. Mặt khác, chưa chỉ ra được về không gian địa lý cụ thể ở đâu, cũng như phân bố quy hoạch thành các khu chức năng trong KKTVB.

  • Theo tác giả Nguyễn Văn Phú, KKTVB là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định được hình thành ở khu vực ven biển và thành lập theo quyết định của Chính phủ [42, tr.3]. Quan niệm trên, đã chỉ rõ về ranh giới địa lý hành chính của KKTVB được hình thành chủ yếu ở khu vực ven biển, với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, quan niệm trên chưa bao trùm hết được các đặc trưng cơ bản của KKTVB; chưa rõ chủ thể xây dựng, phát triển và mục tiêu KKTVB hướng tới là gì.

  • Lưu Ngọc Trịnh, Cao Tường Huy quan niệm: “KKTVB là loại hình KKT mở tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, được áp dụng chính sách đặc biệt khuyến khích đầu tư, hành chính thông thoáng theo hướng “một cửa”; là nơi thí điểm các cơ chế, chính sách mới về kinh tế để rút kinh nghiệm và áp dụng chung” [79, tr.12].Quan niệm trên đề cập về KKTVB dưới góc độ tiếp cận như một ĐKKT với việc được hưởng các chính sách đặc thù riêng biệt so với các khu vực còn lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả chưa chỉ ra được mục tiêu và phương thức phát triển KKTVB là gì và chưa tính đến yếu tố bảo đảm kết hợp phát triển KKTVB với củng cố quốc phòng, an ninh.

  • Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế, trên cơ sở quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP cho rằng: KKTVB là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, gắn với cảng biển nước sâu (hoặc sân bay); được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT. [89, tr.12-13]. Đây là quan niệm khá toàn diện về KKTVB ở Việt Nam hiện nay, thể hiện hết được các tính chất cơ bản về địa bàn phát triển; vị trí địa lý thuận lợi; các chính sách ưu đãi về thuế, cơ sở hạ tầng và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chủ thể, mục tiêu phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, quan niệm trên chưa thấy được vai trò của KKTVB đối với sự phát triển vùng và gắn liên kết vùng ở các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

  • Quan niệm cho thấy, các KKTVB có những đặc trưng khác hẳn so với các loại hình KKT khác ở Việt Nam, điều này thể hiện thông qua một số nội dung sau:

  • Về vị trí địa lý, KKTVB là một loại hình KKT nằm trên khu vực biên giới trên biển, được thành lập ở các các xã, huyện ven biển và một phần tiếp giáp ven biển của các địa phương, với diện tích đất tự nhiên rộng, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay).

  • Về cơ chế chính sách áp dụng, là nơi được hưởng những chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ hiện đại.

  • Về cơ sở hạ tầng, là nơi được xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng đồng bộ, cả trong và ngoài KKTVB, đặc biệt là hệ thống hạ tầng cảng biển được quan tâm đầu tư, xây dựng hiện đại; tính chất hệ thống hạ tầng có tính kết nối với các vùng lân cận và các địa phương ven biển thuận tiện cho tiếp nhận đầu tư, triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh quy mô lớn.

  • Về cơ cấu ngành nghề, KKTVB được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, hướng tới phát triển trở thành các trung tâm phát triển tổng hợp đa ngành về công nghiệp, logistics, du lịch, hậu cần kinh tế biển; cảng biển; khu đô thị.

  • Về tính lan tỏa với khu vực ngoại vi và với tổng thể cả nước, với tính chất khu kinh tế đa ngành, được hưởng các ưu đãi đặc thù về thể chế, cơ chế chính sách các KKTVB không chỉ có vai trò to lớn trong thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, thu hút và giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước mà còn có vai trò to lớn có sức lan toả với khu vực ngoại vi và tổng thể cả nước như: thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ của các địa phương; các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển KKTVB; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các địa phương; cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông được cải thiện; thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống và phân bổ nguồn lao động hợp lý; quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững. Thông qua hoạt động của KKTVB góp phần cải cách thể chế kinh tế, mở rộng trao đổi thương mại, từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế.

  • 2.1.2.2. Vai trò của khu kinh tế ven biển

  • Thứ nhất, góp phần vào đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh.

  • Thứ tư, góp phần tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại.

  • Là một loại hình KKT phát triển tổng hợp đa ngành, KKTVB có thể tiếp nhận các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực như: công nghiệp; thương mại; du lịch; dịch vụ hậu cần KTB; xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt với nhiều dự án đầu tư nước ngoài sử dụng trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tính luỹ kế đến năm 2020 các KKTVB có 2.252 dự án đang hoạt động trong đó có 1.411 dự án có trình độ công nghệ và năng lực sản xuất tiến tiến và trung bình tiên tiến chiếm 62,6% tổng số dự án [90]. Với số lượng các dự án có trình độ công nghệ và năng lực sả xuất tiến tiến và trung bình tiên tiến chiếm tỷ lệ cao đây là yếu tố thuận lợi để quá trình thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh cùng quá trình đó, người lao động và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, từng bước tiếp thu lĩnh hội những kiến thức; kỹ năng lao động; trình độ khoa học, công nghệ; kinh nghiệm quản lý. Thông qua đó, quá trình chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý được thực hiện dần từng bước tại các doanh nghiệp trong KKTVB ở Việt Nam hiện nay. Đây chính là cơ sở để Việt Nam từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc, khoa học công nghệ trong phát triển các ngành KTB nói chung và KKTVB nói riêng.

  • 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và hoạt động của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • 2.2.1. Quan niệm khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • Thứ nhất, KKTVB là một loại hình KKT nằm trên khu vực biên giới trên biển, được thành lập ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi ven biển thuộc các tỉnh BTB.

  • Theo nội dung tại Khoản 3 Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2020 và Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo của Việt Nam. Về mặt không gian địa lý theo sự phân định của Luật pháp Việt Nam hiện nay, 06 KKTVB ở các tỉnh BTB đều nằm trên khu vực biên giới trên biển, có giá trị chiến lược về mặt kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của các tỉnh BTB và cả nước.

  • Mặt khác, KKTVB ở các tỉnh BTB được thành lập tại các xã, huyện ven biển và một phần tiếp giáp ven biển của các địa phương kéo dài từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế với diện tích đất tự nhiên rộng, diện tích bình quân KKTVB ở các tỉnh BTB vào khoảng 35.106 ha; thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý có cảng biển nước sâu như: Cảng Nghi Sơn, Cảng Cửa Lò; Cảng Vũng Áng, Cảng Chân Mây và gần các sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Bài; KKTVB ở các tỉnh BTB được thành lập với ranh giới địa lý riêng biệt, có tính kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia và các vùng kinh tế.

  • Thứ hai, KKTVB ở các tỉnh BTB được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng, an ninh.

  • Với không gian địa lý được xác định là khu vực riêng biệt theo quy định của Chính phủ, các KKTVB được hưởng các chính sách mang tính chất đặc thù riêng so với các khu vực còn lại trong lãnh thổ của một quốc gia hoặc một địa phương. Các tỉnh BTB có điều kiện tự nhiên, KT-XH khó khăn hơn các vùng khác, do đó, để tạo động lực cho các KKTVB phát huy được tiềm năng, thế mạnh thì ngoài những ưu đãi chung, các KKTVB ở các tỉnh BTB còn được hưởng các ưu đãi về đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; cắt giảm đối với thuế xuất nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế thuê đất (áp dụng riêng cho từng KKTVB). Đây được coi là các ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất, kinh doanh; phát triển thương mại; phát triển cơ sở hạ tầng; giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng cho người lao động; tăng thu ngân sách cho địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở các tỉnh BTB. Khi KT-XH phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đây chính là, điều kiện quan trọng góp phần củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa phương nơi có KKTVB hoạt động.

  • Khu phi thuế quan

  • Khu phi thuế quan là khu vực khác với các khu chức năng khác trong KKT và nội địa bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào, bảo đảm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng có liên quan. Trong khu phi thuế quan có cơ quan hải quan để giám sát, kiểm tra, làm thủ tục hải quan hàng hóa ra, vào. Trong khu phi thuế quan không có dân cư, việc quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nhau được xem như việc quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài và không phải làm thủ tục hải quan. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với các khu chức năng khác (trừ Khu chế xuất) được xem như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với trong nước và phải tuân theo các quy định về hải quan, xuất, nhập khẩu.

  • Khu thuế quan

  • Là khu vực còn lại của KKTVB nằm ngoài khu phi thuế quan, trong khu thuế quan bao gồm: KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính. Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc KKTVB phải tuân thủ quy định của pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu, nhưng được áp dụng các chính sách hải quan thuận lợi, tự do lưu thông, trao đổi thương mại giữa khu thuế quan với khu vực nội địa.

  • 2.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong

  • Một là, nhận thức của chính quyền và nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ về KKTVB và vị trí, vai trò KKTVB.

  • 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở vùng ven biển Phía Bắc

  • 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở vùng ven biển duyên hải Trung Bộ

  • 2.3.3. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở vùng ven biển Tây Nam Bộ

    • Vùng ven biển TNB có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan và Malaysia, nằm sát với các tuyến hàng hải quốc tế. Những năm qua trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển KTB, đảo gắn với củng cố quốc phòng, an ninh các tỉnh vùng ven biển TNB trong quá trình phát triển KKTVB đã thực hiện tốt đường lối, quan điểm phát triển KKTVB gắn với củng cố quốc phòng, an ninh. Điển hình trong quy hoạch phát triển KKT Năm Căn (tỉnh Cà Mau), được thành lập theo Quyết định số 2456/QĐ-TTg Ngày 17 tháng 12 năm 2013, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 với diện tích 10.801,95ha trong đó phần đất dành cho quốc phòng, an ninh là 20 ha nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể của KKTVB, nhằm bảo đảm khai thác tiếp cận với các cửa sông lớn, thuận lợi tác chiến, bảo vệ an ninh chủ quyền tại vùng biển phía Nam và Vịnh Thái Lan, hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn trong vùng biển và khu vực. Mặt khác, quá trình tổ chức quy hoạch các dự án trong KKTVB đều được tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các địa phương có KKTVB làm tốt công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu phát triển, phục vụ dân sinh đi đôi với tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ.

    • Quá trình xây dựng, đầu tư kết cấu hạ tầng KKTVB gắn với tăng cường hệ thống phòng thủ, nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần trên vùng biển, đảo; quy hoạch, xây dựng đô thị, phát triển sản xuất, kể cả kinh doanh, dịch vụ đều gắn chặt với xây dựng, củng cố, và không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng. Hệ thống giao thông, bến cảng, sân bay và những KCN nằm trong KKTVB được coi trọng từ khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất đều phải gắn với quốc phòng, an ninh, bảo đảm có thể chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và sẵn sàng động viên phục vụ nhiệm vụ chiến đấu theo yêu cầu đặt ra. Các khu chức năng trong KKTVB được quy hoạch tổng thể và có kế hoạch phát triển nhằm mục tiêu kinh tế và quốc phòng, là cơ sở trực tiếp, tăng cường tiềm lực công nghiệp quốc phòng của địa phương để khi có tình huống chiến tranh. Mặt khác, các tỉnh vùng ven biển TNB chỉ đạo các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp, cơ quan thực hiện nghiêm Luật Dân quân, Tự vệ năm 2019 nhằm phát triển lực lượng dân quân, tự vệ góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ tài sản, tính mạng của các nhà đầu tư và người lao động trong KKTVB.

    • Bảo đảm quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam nói chung và phát triển KKTVB nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm kết hợp chặt chẽ hai mục tiêu phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa phương nơi có KKTVB hoạt động.

    • Từ kinh nghiệm phát triển KKTVB vùng ven biển TNB chỉ ra phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh là điều kiện quan trọng trong phát triển KKTVB. Điều này lại càng có ý nghĩa to lớn đối với những KKTVB có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Thực tế cho thấy 06 KKTVB ở các tỉnh BTB đều nằm ở những nơi có vị trí, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh; nằm trong vành đai biên giới trên biển và hướng phòng thủ biển chiến lược của Quốc gia và các tỉnh BTB, sau sự kiện sự cố môi trường biển diễn ra ở các tỉnh Miền Trung đã bộc lộ một số hạn chế trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB.

    • Do vậy, để bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB ngay từ khâu quy hoạch, cấp phép các dự án đầu tư; mở rộng KKT cần có sự tham vấn, rà soát thật kỹ của cơ quan quân sự các cấp theo thẩm quyền và theo quy định, tránh tình trạng các dự án đầu tư được lợi ích về mặt kinh tế nhưng phương hại đến quốc phòng, an ninh của quốc gia và từng địa phương; nghiên cứu một số KKTVB nằm ở những vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh để sau này khi có kế hoạch mở rộng KKTVB, hoặc những khu chức năng trong KKTVB chưa lấp đầy để dành một phần đất quy hoạch làm đất quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, việc phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB phải nằm trong tổng thể của khu vực phòng thủ của thủ tỉnh, huyện. Quan tâm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với tiềm lực, thế trận an ninh nhân dân trên vùng biển trong đó lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làm nòng cốt. Chú trọng đẩy mạnh củng cố tổ chức, phát triển lực lượng tự vệ trong các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, nhất là lực lượng dân quân, tự vệ và dân phòng ở vùng biển có số lượng hợp lý, có chất lượng cao, trước hết là chất lượng chính trị; tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng đó; chú trọng nâng cao khả năng hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong từng khu vực phòng thủ địa phương, liên hoàn bờ - biển - đảo ở các tỉnh BTB.

  • Kết luận chương 2

  • Chương 3

  • THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CẤU KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

  • 3.1. Ưu điểm, hạn chế của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • 3.1.1. Ưu điểm của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • 3.1.1.1. Số lượng, quy mô khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung bộ cơ bản phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương

  • Thứ nhất, số lượng KKTVB ở các tỉnh BTB chiếm tỷ lệ lớn so với KKTVB được quy hoạch của cả nước.

  • Các tỉnh BTB với lợi thế là các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về KTB nói chung và KKTVB nói riêng. Những năm qua trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của mình về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cùng với hỗ trợ của Trung ương; do vậy, các tỉnh BTB là vùng tập trung KKTVB với mật độ nhiều nhất so với các vùng khác của cả nước. Tính đến luỹ kế đến năm 2020 các tỉnh BTB có 06 KKTVB được quy hoạch, thành lập và đi vào hoạt động.

  • Bảng 3.1: Số lượng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2020

  • Thứ hai, KKTVB ở các tỉnh BTB có số lượng các dự án đầu tư lớn trên tổng số dự án đầu tư vào KKTVB của cả nước.

  • Các tỉnh BTB có 02 KKTVB được chính phủ lựa chọn là các KKT trọng tâm đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương đó là KKT Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh). Do vậy, những năm qua thu hút được số lượng lớn các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh; dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội vào KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • Thứ ba, vốn đầu tư vào KKTVB ở các tỉnh BTB chiếm tỷ lệ cao so với các KKTVB của cả nước.

  • Các tỉnh BTB tập trung 06 trên tổng số 18 KKTVB chiếm 33,3% tổng KTVB của cả nước. Theo số liệu (Bảng 3.4.) cho thấy, tính đến 31/12/2020 KKTVB ở các tỉnh BTB thu hút được 64.645 lao động trong đó số lao động có trình độ sau đại học là 1.432 người chiếm 2,2%, lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 24.028 người chiếm 37,1%, lao động có trình độ trung cấp là 21.769 người chiếm 33,6%. Tính bình quân tỷ lệ lao động qua đào tạo là 47.229 lao động chiếm 73% tổng số lao động qua đào tạo trong KKTVB ở các tỉnh BTB. Với tỷ lệ lao động qua đào đạo được thu hút vào KKTVB chiếm tỷ lệ cao, cho phép tiếp nhận các dự án đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trong các KKTVB. Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư trong KKTVB nói riêng và các tỉnh BTB nói chung. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020 KKTVB vùng ven biển phía Bắc số lao động qua đào tạo là 78.174 người chiếm 72,8% tổng số lao động; KKTVB vùng DHTB số lao động qua đào tạo là 60.158 người chiếm 70,9% tổng số lao động [Phụ lục 19].

  • Bảng 3.4: Số lao động phân theo trình độ trong khu kinh tế ven biển

  • ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2020

  • Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020, các KKTVB vùng ven biển phía Bắc thu hút được 528 dự án đầu tư, trong đó có 313 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và trung bình tiên tiến, chiếm 59,2% tổng số dự án; KKTVB vùng TNB thu hút được 383 dự án, trong đó có 216 dự án trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và trung bình tiên tiến, chiếm 56,3% tổng số dự án [Phụ lục 23].

  • Đối với trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • Theo số liệu (Bảng 3.6) cho thấy, tính đến năm 2020 KKTVB ở các tỉnh BTB thu hút được 86 dự án đầu tư, trong đó có 12 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến chiếm 13,9% tổng số dự án, 44 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến, chiếm 51,1% tổng số dự án; tổng số dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và trung bình tiên tiến là 56 dự án, chiếm 65,1% tổng số dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • Đơn vị tính: Dự án

  • Với số lượng các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất cao so với các KKTVB ở các vùng khác trên cả nước. Đây sẽ là cơ sở, để xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải công nghiệp; dự án hạ tầng nhà ở, giáo dục, y tế trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

  • Bên cạnh đó, tính luỹ kế đến năm 2020, KKTVB vùng DHTB thu hút 56 dự án đầu tư, trong đó có 34 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và trung bình tiên tiến chiếm 60,7% tổng số dự án; KKTVB vùng TNB thu hút được 60 dự án đầu tư, trong đó có 36 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và trung bình tiên tiến chiếm 60% tổng số dự án [Phụ lục 24].

  • Hình 3.3: Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên vốn đăng ký trong dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước năm 2020

  • Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.

  • Về vốn đầu tư nước ngoài, theo số liệu (Hình 3.3) cho thấy, năm 2020 KKTVB ở các tỉnh BTB thu hút được 32.248,30 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong đó vốn thực hiện 18.621,34 triệu USD đạt 57,7% trên tổng số vốn đăng ký. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020 KKTVB vùng ven biển phía Bắc thu hút được 11.002,29 triệu USD, trong đó số vốn thực hiện là 6.082,51 triệu USD đạt 55,2% trên tổng số vốn đăng ký; KKTVB vùng TNB thu hút được 3.134,00 triệu USD, trong đó số vốn thực hiện là 1.415,69 triệu USD đạt 45,1% tổng số vốn đăng ký.

  • Hình 3.4: Vốn đầu tư trong nước thực hiện trên vốn đăng ký trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước năm 2020

  • Thứ nhất, cơ cấu khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ bước đầu phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.

  • 3.1.2. Hạn chế của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • 3.1.2.1. Quy mô khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có

  • Thứ nhất, một số khu kinh tế ven biển có tỷ lệ lấp đầy diện tích còn thấp, quy mô diện tích còn nhỏ hơn so với một số KKTVB của cả nước.

  • Các tỉnh BTB là một trong những vùng có KKTVB được quy hoạch thành lập và đi vào hoạt động sớm. Tuy nhiên, theo số liệu (Hình 3.2) cho thấy, KKT Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) là KKT được thành lập đầu tiên ngày 05/01/2006 và KKT Đông Nam (tỉnh Quảng Trị) được thành lập ngày 16/09/2015. Nhưng tính đến 31/12/2020 tỷ lệ lấp đầy diện tích bình quân của của 06 KKTVB đạt khoảng 37,8%, nhiều KKTVB được quy hoạch, thành lập và đi vào hoạt động gần 15 năm nhưng tỷ lệ lấp đầy diện tích còn thấp như KKT Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) tỷ lệ lấp đầy diện tích mới đạt 36%; KKT Hòn La (tỉnh Quảng Bình) tỷ lệ lấp đầy diện tích là 25%, một số KKT nằm trong nhóm các KKT được Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển làm nòng cốt trong phát triển KKTVB của cả nước như KKT Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) tỷ lệ lấp đầy mới đạt khoảng 50%. Trong khi đó, cùng thời điểm 2020 các KKTVB vùng DHTB có tỷ lệ lấp đầy khá cao, tính tỷ lệ bình quân lấp đầy diện tích của các KKTVB đạt khoảng 45,4%; một số KKTVB như: KKT Đình Vũ (thành phố Hải Phòng), KKT Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), KKT Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) có tỷ lệ lấp đầy diện tích cao và trong thời gian ngắn hơn so với một số KKTVB ở các tỉnh BTB [Phụ lục 5].

  • 3.1.2.2. Chất lượng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ một số mặt còn hạn chế

  • Đơn vị tính: Người

  • Bảng 3.10: Cán cân xuất, nhập khẩu của KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước giai đoạn 2015-2020

  • 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • 3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

  • 3.2.1.1. Nguyên nhân ưu điểm

  • * Nguyên nhân khách quan

  • Một là, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều nghị quyết, quyết định đúng đắn về kinh tế biển nói chung và khu kinh tế ven biển nói riêng.

  • Việt Nam là quốc gia có lợi thế từ biển, với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như: hải sản, khoáng sản, dầu khí, khí đốt... ; với nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống vịnh và đảo thuận lợi cho phát triển du lịch; nằm trên hệ thống giao thông đường biển có hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới thuận lợi cho phát triển các ngành hậu cần KTB; vận tải; cảng biển... Để phát huy được những lợi thế trên đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. Do vậy Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định đúng đắn về KTB nói chung và KKTVB nói riêng. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 Đảng ta đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài KKT, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện; Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VIII; Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018. Như vậy, với những chủ trương, đường lối, chính sách về KTB nói chung KKTVB nói riêng những năm qua KKTVB Việt Nam và KKTVB ở các tỉnh BTB ngày càng có những đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH các địa phương. Đây chính là nguyên nhân khách quan chính tạo nên những ưu điểm của KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian qua.

  • Hai là, thể chế, cơ chế, chính sách về khu kinh tế ven biển ngày càng thông thoáng và đồng bộ.

  • Thể chế, cơ chế, chính sách là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quy hoạch, quy mô, chất lượng KKTVB ở các tỉnh BTB. Hiện nay KKTVB ở các tỉnh BTB hoạt động theo sự quản lý tập trung thống nhất được phân công theo chức năng nhiệm vụ từ Chính phủ đến các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương và thực hiện theo các cơ chế, chính sách áp dụng chung cho KKTVB trên cả nước. Những năm qua Chính phủ, ban hành các Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 về Quy hoạch phát triển các KKTVB ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 Ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KKTVB; Quyết định số: 203/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 02 năm 2020 về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số: 647/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2020 về việc phê duyệt đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, Quốc hội ban hành các luật Đầu tư, luật Doanh nghiệp, luật Đất đai, luật thuế Doanh nghiệp; luật thuế Thu nhập và pháp luật chuyên ngành về đất đai, thương mại, lao động, xây dựng, thuế và một số pháp luật khác có liên quan. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách đi cùng với quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KKTVB. Với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, đồng bộ và minh bạch là nguyên nhân chủ yếu để KKTVB phát huy được thế mạnh, tiềm năng của mình ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những năm tiếp theo.

  • Ba là, sự phát triển của khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế về kinh tế biển ngày càng sâu rộng.

  • Sự phát triển khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về kinh tế biển là nguyên nhân thúc đẩy các ngành KTB nói chung, và ngành nghề trong KKTVB phát triển đa dạng, theo hướng các ngành nghề thuộc nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nghề trong KKTVB; trình độ công nghệ và năng lực sản xuất ngày càng tăng. Thực tế cho thấy, nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ những năm qua KKTVB của cả nước nói chung và các tỉnh BTB nói riêng thu hút được nhiều dự án đầu tư có trình độ công nghệ và năng lực sản xuất tiên tiến, trung bình tiên tiến; giá trị sản phẩm tạo ra từ KKTVB chứa hàm lượng tri thức ngày càng cao. Mặt khác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng giúp Việt Nam khai thác được những nguồn lực từ bên ngoài như: vốn, khoa học công nghệ, chuyên gia có kinh nghiệm về biển. Từ đó, thúc đẩy KTB Việt Nam nói chung và KKTVB nói riêng, đặc biệt những lĩnh vực, ngành KTB mà Việt Nam có thế mạnh như: khai thác, chế biến dầu khí; công nghiệp ven biển; du lịch biển; dịch vụ hậu cần KTB; cảng biển... Qua đó, góp phần từng bước thực hiện hóa mục tiêu về chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam.

  • * Nguyên nhân chủ quan

  • Một là, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ở các tỉnh Bắc Trung Bộ về vị trí, vai trò của khu kinh tế ven biển không ngừng được nâng lên.

  • Trên cơ sở quán triệt, triển khai hiệu quả đường lối, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về KTB nói chung và KKTVB nói riêng trong thời gian qua ở các tỉnh BTB. Từ đó, làm cho nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương về vị trí, vai trò của các KKTVB không ngừng được nâng lên. Khi nhận thức được nâng lên, sẽ tạo ra sự thống nhất trong tổ chức triển khai, đường lối quan điểm của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến KKTVB một cách nhanh chóng và hiệu quả của Cấp ủy, Chính quyền địa phương. Đồng thời, khi nhân dân các tỉnh BTB nhận thức được vị trí, vai trò của KKTVB đối với sự phát triển KT-XH; giải quyết việc làm; thu hút đầu tư... Đặc biệt, đối với những người dân trong diện bị giải tỏa, di dời liên quan đến các dự án trong KKTVB ở các địa phương, từ đó ủng hộ chính quyền địa phương và các nhà đầu tư trong thỏa thuận đền bù, giải tỏa và khu tái định cư của các dự án. Khi nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương về vị trí, vai trò của các KKTVB không ngừng được nâng lên, chính là nguyên nhân thúc đẩy và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, triển khai dự án của KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian qua.

  • Hai là, sự năng động sáng tạo, linh hoạt trong ban hành cơ chế, chính sách của các tỉnh Bắc Trung Bộ đối với khu kinh tế ven biển.

  • Để đạt được những kết quả quan trọng của KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân chủ quan đó chính là việc các tỉnh BTB đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng cơ chế, chính sách của Trung ương, Bộ, Ngành áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn, tiềm năng, thế mạnh của KKTVB sát với điều kiện, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của các địa phương. Từ đó, tạo sự thông thoáng về thủ tục hành chính, sự hấp dẫn của các ưu đãi đầu tư, cùng với sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp về nguồn lao động phù hợp với lĩnh vực, sản xuất kinh doanh của từng dự án; tạo sự tin tưởng, yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian qua. Từ đó, góp phần tạo nên những ưu điểm vượt trội KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian qua về thu hút vốn đầu tư; nâng cao trình độ công nghệ; thu hút lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

  • Ba là, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã quan tâm huy động được các nguồn lực cho khu kinh tế ven biển.

  • Những năm qua bên cạnh những nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ trong phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực cho KKTVB, nhất là việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương ở các tỉnh BTB đã sử dụng hợp lý, linh hoạt các nguồn lực trong và ngoài ngân sách để đầu tư đúng định hướng, đúng mục tiêu, nhằm tạo đòn bẩy góp phần phát huy lợi thế so sánh của địa phương. Các cơ quan chức năng ở các tỉnh BTB chủ động trong tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng để khai thác tốt nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu tư phát triển, nhằm tạo giá trị gia tăng mới cho KKTVB.

  • Bốn là, Ban Quản lý khu kinh tế ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ thực hiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

  • Kết luận chương 3

  • QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN

  • Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030

  • 4.1. Quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030

  • 4.1.1. Phát triển khu kinh tế ven biển biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương

  • Đây là quan điểm mang tính định hướng phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB hiện nay. Phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của vùng và điều kiện của từng địa phương, nhằm xác định cơ cấu ngành nghề (khu chức năng) trong KKT phù hợp với khả năng, thế mạnh, tạo động lực phát triển KT-XH ở từng địa phương. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo đảm tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và không có biển” [18, tr.93]. Quan điểm này là cơ sở để giải quyết vấn đề phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB, giúp các tỉnh BTB biết tận dụng sự lan tỏa của KKTVB, để tập trung phát triển hệ thống KCN; dịch vụ; chuỗi logistics, chủ động tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, các địa phương phải xác định chính xác mục tiêu, định hướng phát triển các ngành trong KKTVB để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhất là dự án công nghệ cao. Thực hiện quan điểm trên cần làm tốt các yêu cầu cơ bản sau:

  • Thứ nhất, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai trong phát triển khu kinh tế ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ.

  • Kết luận chương 4

  • Để khắc phục những hạn chế, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản từ thực trạng KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian từ 2015-20200 luận án đề xuất 3 quan điểm phát triển KKTVB ở các tỉnhBTB đến năm 2030 đó là: phát triển khu kinh tế ven biển biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải có lộ trình, bước đi vững chắc, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương; phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải theo hướng bền vững; Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải trên cơ sở kết hợp giữa sức mạnh nội lực với ngoại lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

  • Cũng như các vùng khác trong cả nước, để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 36NQ/TW phát triển KKTVB hướng tới mô hình KKT sinh thái và khẳng định vai trò quan trọng của KKTVB trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng, đồng thời khắc phục được những hạn chế của KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian qua, trên cơ sở 3 quan điểm luận án đề xuất đồng bộ 5 giải pháp: Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng; Giải pháp kết hợp chặt chẽ giữa phát triển khu kinh tế ven biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó giải pháp 1 có ý nghĩa quyết định mang tính đột phá; giải pháp 2,3 có ý nghĩa quan trọng; giải pháp 4 quan trọng, lâu dài; giải pháp 5 quan trọng xuyên suốt, trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.

  • KẾT LUẬN

  • Số lượng và tỷ lệ lấp đầy khu kinh tế ven biển ở Việt Nam năm 2020

  • Phụ lục 6

  • Nguồn: [89]

  • Phụ lục 7

  • Nguồn: [89]

Nội dung

BỘ QUỐC PHỊNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ MA ĐỨC HÂN Ph¸t triĨn khu kinh tÕ ven biĨn ë c¸c tØnh b¾c trung bé Chun ngành: Kinh tế Chính trị Mã số : 931 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Phạm Văn Sơn TS Đỗ Văn Nhiệm HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các số liệu kết nêu luận án trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ma Đức Hân MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 1.2 1.3 Chương 2.1 2.2 2.3 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án Một số công trình nghiên cứu nước liên quan đến đề tài luận án Đánh giá khái quát kết nghiên cứu công trình liên quan công bố và vấn đề luận án cần tập trung giải NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU KINH TẾ VEN BIỂN, PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Những vấn đề chung khu kinh tế, khu kinh tế ven biển và phát triển khu kinh tế ven biển Quan niệm, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển số vùng nước Chương 3.1 Ưu điểm, hạn chế khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ 3.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và vấn đề đặt cần giải từ thực trạng khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ Chương QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030 4.1 Quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030 4.2 Giải pháp phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030 THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CẤU KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 13 13 22 29 35 35 50 66 85 85 116 132 132 144 178 180 182 195 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT 10 11 12 13 14 15 16 Chữ viết đầy đủ Ban quản lý Bắc Trung Bộ Duyên hải Trung Bộ Đặc khu kinh tế Khu chế xuất Khu công nghiệp Khu kinh tế Khu kinh tế cửa Khu kinh tế đặc biệt Khu kinh tế mở Khu kinh tế tự Khu kinh tế ven biển Kinh tế biển Kinh tế - xã hội Tây Nam Bộ Uỷ ban nhân dân Chữ viết tắt BQL BTB DHTB ĐKKT KCX KCN KKT KKTCK KKTĐB KKTM KKTTD KKTVB KTB KT-XH TNB UBND DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 01 Bảng 3.1: Số lượng khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung 85 02 Bộ năm 2020 Bảng 3.2: Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB 88 03 tỉnh BTB giai đoạn 2015- 2020 Bảng 3.3: Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội KKTVB 89 04 tỉnh BTB giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.4: Số lao động phân theo trình độ khu kinh tế ven 92 05 biển tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.5: Trình độ và lực công nghệ sản xuất dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB tỉnh BTB giai đoạn 06 2015-2020 Bảng 3.6: Trình độ và lực công nghệ sản xuất dự án 93 đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội KKTVB tỉnh BTB 94 07 giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.7: Số lượng doanh nghiệp khu kinh tế ven biển 101 08 tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.8: Tổng giá trị xuất, nhập KKTVB 103 09 tỉnh TBT và nước giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.9: Lao động khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc 113 10 Trung Bộ giai đoạn 2015-2020 Bảng 3.10 Cán cân xuất, nhập KKTVB BTB so với KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 114 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 01 Hình 3.1: Số lượng dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh KKTVB 86 02 BTB so với KKTVB nước năm 2020 Hình 3.2: Tỷ lệ lấp đầy diện tích khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc 90 03 Trung Bộ đến năm 2020 Hình 3.3: Vốn đầu tư nước ngoài thực vốn đăng ký dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB BTB so với 04 05 KKTVB nước năm 2020 Hình 3.4: Vốn đầu tư nước thực vốn đăng ký dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB BTB so với KKTVB nước năm 2020 Hình 3.5: Giá trị sản xuất công nghiệp khu kinh tế ven 95 96 biển tỉnh Bắc Trung Bộ so với KKTVB nước 06 năm 2020 Hình 3.6: Đóng góp vào ngân sách nhà nước KKTVB tỉnh Bắc Trung Bộ so với khu kinh tế ven biển nước năm 2020 MỞ ĐẦU 99 105 Lý lựa chọn đề tài luận án Việt Nam là quốc gia biển, có đường bờ biển dài khoảng 3.260km và triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế Các vùng biển Việt Nam có vị trí địa trị, địa kinh tế, địa quân sự, quan trọng khu vực và giới Với gần 50% dân số sống 28 tỉnh, thành phố ven biển, Việt Nam là quốc gia có lợi và tiềm to lớn để phát huy vai trò khu kinh tế ven biển trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, đại hố và tăng cường hội nhập quốc tế là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài Nhận thức vị trí, tầm quan trọng KKTVB đối với phát triển KT-XH đất nước, Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, sách, định nhằm tạo hàng lang pháp lý cho KKTVB hoạt động cách có hiệu Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 Đảng ta đề chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm vài KKT, khu mậu dịch tự địa bàn ven biển có đủ điều kiện nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương nơi có KKT hoạt động Tiếp tục triển khai nội dung Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, sau văn kiện Đảng, sách Nhà nước, Chính phủ thống nhận thức và tâm xây dựng và phát triển KKTVB là nội dung góp phần quan trọng thực thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam giai đoạn Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình KKT, KCN sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển trung tâm KTB mạnh KKTVB phải đóng vai trị chủ đạo phát triển vùng và gắn kết liên vùng” [17, tr 92] Những thành tựu đạt 35 năm đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế (1986-2021) Việt Nam có đóng góp lớn KKTVB Xây dựng khu kinh tế ven biển xem là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành khu kinh tế động lực thúc đẩy phát KT-XH địa phương và vùng nghèo ven biển Theo số liệu thống kê cho thấy, tính luỹ năm 2020 có 18 KKTVB Việt Nam thành lập và vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 858.309ha; thu hút 592 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 553.392,27 triệu USD và 1.884 dự án đầu tư nước với tổng số vốn là 1.208.067,91 tỷ đồng; thu hút 267.486 lao động và ngoài nước; đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 68.976,65 tỷ đồng [90] Với kết qủa đóng góp tích cực, KKTVB tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước và giải việc làm cho người lao động; góp phần hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng và đại; tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược có lợi quan trọng kinh tế, trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với nước như: Lào, Đông Bắc Thái Lan và cửa tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế Biển Đông Để phát huy tiềm năng, mạnh KTB tỉnh BTB, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có nhiều chế, sách khuyến khích phát triển, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy KKTVB phát triển làm nòng cốt phát triển KTB tỉnh BTB Do vậy, năm qua KKTVB tỉnh BTB đạt nhiều thành tựu quan trọng thu hút vốn đầu tư, thu hút lao động; tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng thu ngân sách cho địa phương; góp phần chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng đại tỉnh BTB Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm, KKTVB tỉnh BTB nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm mạnh tỉnh BTB Do đó, để KKTVB tỉnh BTB phát huy mạnh, có bước đột phá, đóng vai trị động lực quan trọng phát triển vùng và gắn liên kết vùng mục tiêu, kỳ vọng thành lập và khắc bất cập, hạn chế cần có nghiên cứu mang tính hệ thống, từ làm sở cho việc đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB tỉnh BTB đến năm 2030 cho không hội phát triển kinh tế bối cảnh mới, song không gây phương hại đến phát triển tổng hợp KKTVB tỉnh BTB Trong đó, dưới góc độ khoa học Kinh tế trị chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu phát triển KKTVB tỉnh BTB Với lý đó, tác giả chọn vấn đề “Phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế trị Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn KKTVB, phát triển KKTVB tỉnh BTB; sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB tỉnh BTB đến năm 2030 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan công trình nghiên cứu và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát kết nghiên cứu công trình khoa học công bố và vấn đề luận án cần tập trung giải Luận giải số vấn đề chung KKT và KKTVB; xây dựng quan niệm, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến KKTVB tỉnh BTB; xây dựng quan niệm phát triển KKTVB; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KKTVB số vùng nước, từ rút bài học mà tỉnh BTB vận dụng phát triển KKTVB Đánh giá thực trạng KKTVB tỉnh BTB, xác định nguyên nhân và vấn đề đặt cần giải từ thực trạng KKTVB tỉnh BTB Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB tỉnh BTB đến năm 2030 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ Phạm vi nghiên cứu 10 Về nội dung: Nghiên cứu KKTVB số lượng, quy mô, chất lượng và cấu KKTVB tỉnh BTB; so sánh trạng KKTVB tỉnh BTB với KKTVB vùng khác nước như: KKTVB vùng ven biển phía Bắc; KKTVB vùng DHTB; KKTVB vùng TNB Về không gian: Luận án nghiên cứu 06 KKTVB: Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Đơng Nam Nghệ An (tỉnh Nghệ An), Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), Hòn La (tỉnh Quảng Bình), Đông Nam Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) Về thời gian: Các số liệu khảo sát đánh giá thực trạng KKTVB giai đoạn 2015-2020, đề xuất quan điểm giải pháp phát triển KKTVB tỉnh BTB đến năm 2030 Cơ sở lý luận, thực tiễn phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm Đảng, pháp luật Nhà nước KKT nói chung và KKTVB nói riêng Cơ sở thực tiễn Luận án dựa số liệu thống kê, báo cáo tổng kết Chính phủ; Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; BQL KKT UBND tỉnh, thành phố và báo cáo tổng kết Sở, Ban, Ngành tỉnh BTB Đồng thời, luận án kế thừa có chọn lọc nhận định, đánh giá và số liệu, kết nghiên cứu công trình khoa học cơng bố có liên quan đến đề tài Phương pháp nghiên cứu Phương pháp vật biện chứng vật lịch sử: sử dụng chương luận án để nghiên cứu, phân tích, luận chứng vấn đề lý luận, thực tiễn KKTVB tỉnh BTB; nghiên cứu KKTVB tỉnh BTB mối quan hệ tổng thể với phát triển KT-XH tỉnh BTB và KKTVB vùng khác nước Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: sử dụng tập trung chủ Tỷ lệ vốn trung bình / dự án đầu tư KKTVB nước Năm STT Tên khu kinh tế ven biển Tổng số dự án đầu tư Nước 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số vốn đầu tư 226 Trong nước Số vốn trung bình 01 dự án Nước Trong nước Nước Trong nước (Tr.USD) (Tỷ đồng) (Tr.USD) (Tỷ đồng) 01 Ven biển phía Bắc 66 117 11.852,80 22.108,60 17,91 188,96 02 Bắc Trung Bộ 93 430 23.703,40 140.310,62 246,91 327,06 03 Duyên Hải Trung Bộ 105 410 4.470,90 105.208,49 42,57 256,60 04 Tây Nam Bộ - 173 - 640 305,17 - 3.701,18 01 Ven biển phía Bắc 143 121 13.114,63 24.399,60 9,17 201,64 02 Bắc Trung Bộ 113 528 26.444,40 150.452,62 234,02 284,94 03 Duyên Hải Trung Bộ 164 473 482,49 115.096,24 27,33 233,33 04 Tây Nam Bộ 20 263 46.301,89 629 455,12 385,84 2.393,36 01 Ven biển phía Bắc 198 162 10.616,93 52.466,50 5,36 323,86 02 Bắc Trung Bộ 130 574 30.635,10 160.373,72 235,65 279,39 03 Duyên Hải Trung Bộ 129 473 6.077,49 125.006,07 47,11 264,28 04 Tây Nam Bộ 35 308 50.072,19 713.325,42 143,06 2.315,99 01 Ven biển phía Bắc 201 266 10.497,63 73.291,10 5,22 275,53 02 Bắc Trung Bộ 130 585 30.285,88 213.250,92 232,96 364,53 03 Duyên Hải Trung Bộ 130 509 6.606,89 130.300,77 5,08 255,99 04 Tây Nam Bộ 35 362 49.948,57 795.691,92 142,71 198,04 01 Ven biển phía Bắc 209 259 11.248,80 217.292,10 5,38 838,96 02 Bắc Trung Bộ 131 594 30.680,70 311.877,50 236,00 525,04 03 Duyên Hải Trung Bộ 138 540 6.751,98 131.133,42 4,89 242,83 04 Tây Nam Bộ 35 364 50.499,59 1.036.653,85 144,28 2.847,95 213 343 11.092,34 230.177,60 5,20 671,07 01 227 Nguồn: [89] Phụ lục 21 Tổng số vốn thực dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 Tổng số vốn thực dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh Năm STT Dự án đầu tư nước Tên khu kinh tế ven biển Tổng số Tổng vốn đăng ký dự án (Tr.USD) Tổng vốn thực (Tr.USD) Dự án đầu tư nước Tổng số Tổng vốn đăng ký Tổng số dự án dự án (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) 228 2015 2016 2017 2018 2019 2020 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ 59 87 101 136 104 160 20 190 121 125 35 194 121 126 35 202 125 134 35 206 143 156 50 11.031,40 23.411,30 4.449,60 13.032,49 26.135,30 4.461,60 2.672,50 10.534,79 30.288,30 6.056,60 3.192,50 10.415,49 29.939,08 6.586,00 3.008,00 10.426,60 30.333,90 6.731,09 3.008,00 11.002,29 32.248,30 6.994,62 3.134,00 7.329,64 13.321,11 2.135,61 8.531,49 14.893,37 2.109,36 1.632,51 6.328,10 16.356,31 4.831,09 2.095,12 6.628,18 15.974,56 4.972,31 2.095,12 6.893,21 16.893,41 5.072,31 2.123,61 6.082,51 18.621,34 4.216,53 1.415,69 102 381 392 173 103 470 450 263 142 517 442 308 245 512 467 311 238 521 498 313 322 527 515 333 20.439,20 90.220,82 103.758,35 389.886,80 21.949,20 93.980,82 113.488,30 400.036,80 24.089,20 113.852,12 123.257,30 452.126,80 44.913,80 166.729,32 128.552,00 455.496,80 187.133,50 262.638,60 128.624,50 458.028,92 197.229,20 268.585,10 133.840,40 462.421,30 14.456,71 57.432,92 61.772,31 268.561,90 13.471,82 62.443,19 68.725,36 273.901,41 15.892,40 68.349,41 71.903,41 279.781,05 31.543,91 83.432,51 78.832,94 280.053,75 103.673,09 141.489,02 79.053,41 286.934,51 127.874,53 173.651,93 80.532,72 289.943,03 Nguồn: [89] 229 Phụ lục 22 Tổng số vốn thực dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 Tổng số vốn thực dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội Năm STT 01 Tên khu kinh tế ven biển Ven biển phía Bắc Dự án đầu tư nước Tổng vốn Tổng số Tổng vốn đăng ký thực dự án (Tr.USD) (Tr.USD) 821,40 631,54 Dự án đầu tư nước Tổng số dự án 15 Tổng vốn đăng ký (Tỷ đồng) 16.694,00 Tổng số dự án (Tỷ đồng) 9.456,03 230 2015 2016 2017 2018 2019 2020 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ 7 13 14 306,10 208,90 821,40 306,10 208,90 821,40 346,80 208,90 821,40 346,80 208,90 821,40 346,80 208,90 900,50 548,10 477,90 87 231,45 125,67 631,40 231,45 125,67 635,47 289,18 134,41 640,21 29032 134,41 640,41 290,32 134,41 561,52 346,54 281,74 - 49 18 18 58 23 20 57 31 21 73 42 21 73 42 51 21 73 42 51 39.071,50 14.501,40 24.504,00 43.553,50 16.079,40 28.377,30 46.521,60 17.487,70 28.377,30 46.521,60 17.487,70 31.058,60 49.238,90 25.089,20 22.833,00 32.948,40 52.267,91 27.769,20 135.983,00 20.479,02 7.937,62 15.351,61 25.872,12 8.312,60 17.093,41 27.430,41 9.032,16 17.093,41 30.459,82 9.732,16 19.317,59 32.462,19 11.345,18 16.362,51 19.860,32 38.310,31 12.578,41 80.347,01 Nguồn: [89] 231 232 Phụ lục 23 Phân loại trình độ lực cơng nghệ sản xuất dự án đầu tư sản xuất kinh doanh KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 Trình độ lực cơng nghệ sản xuất Năm STT 01 2015 2016 02 03 04 01 02 03 04 Tên khu kinh tế ven biển Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Tổng số dự án 161 468 493 173 239 574 610 283 Tiên tiến Trung bình tiên Trung bình Lạc hậu 15 55 53 16 20 72 61 20 tiến 86 201 207 92 120 214 251 124 52 208 224 60 90 284 289 133 9 233 2017 2018 2019 2020 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ 332 638 567 343 439 633 593 346 440 646 632 348 528 670 671 383 23 84 61 23 30 84 66 23 30 90 73 25 45 93 86 32 135 231 260 136 208 231 293 140 211 337 301 145 268 341 362 184 168 318 239 178 195 313 228 177 193 214 251 173 210 231 218 163 6 6 6 5 5 Nguồn: [89] 234 Phụ lục 24 Phân loại trình độ lực cơng nghệ sản xuất dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 Trình độ lực cơng nghệ sản xuất Năm 2015 STT 01 02 03 04 01 02 03 Tên khu kinh tế ven biển Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tổng số dự án 22 55 22 25 64 27 Tiên tiến Trung bình tiên tiến 15 10 12 20 12 Trung bình Lạc hậu 29 34 5 235 2016 2017 2018 2019 2020 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ 28 63 35 28 79 46 51 28 79 46 51 28 86 56 60 6 12 12 12 12 12 14 20 17 14 23 25 25 14 23 25 25 14 44 25 28 31 43 10 11 43 10 11 26 18 21 4 5 4 Nguồn: [89] 236 Phụ lục 25 Số lượng doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 Năm 2015 2016 STT 01 02 03 04 01 02 03 04 01 Khu kinh tế ven biển Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc Tổng số 183 523 515 173 264 638 637 283 360 Loại hình doanh nghiêp Vốn đầu tư nước Tư nhân 61 96 76 210 104 121 113 268 138 87 234 170 20 157 273 152 108 Liên doanh Nhà nước 35 186 131 27 49 248 176 87 81 11 33 12 16 43 18 24 14 237 2017 2018 2019 2020 02 03 04 01 02 03 04 01 Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc 701 602 343 467 712 639 397 468 130 250 02 03 04 01 Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc 725 678 399 556 02 Bắc Trung Bộ 03 04 260 192 116 118 269 208 156 97 61 20 20 16 61 18 20 14 129 35 162 130 261 172 171 252 130 35 283 186 182 134 175 258 270 231 180 149 63 18 26 21 756 138 35 206 159 291 193 180 267 273 66 Duyên Hải Trung Bộ 727 170 214 289 54 Tây Nam Bộ 443 59 201 157 26 Nguồn: [89] 238 Phụ lục 26 Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề KKTVB nước giai đoạn 2015-2020 Năm STT 01 02 03 Khu kinh tế ven biển Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tổng số 183 523 515 Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề Công nghiệp Dịch vụ Hạ tầng khu kinh tế 98 314 213 55 134 268 22 55 22 Khác 20 12 239 2015 2016 2017 2018 2019 2020 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 02 03 04 01 Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc 173 264 638 637 283 360 701 602 343 467 712 639 397 468 02 03 04 01 Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nam Bộ Vùng ven biển phía Bắc 725 678 399 556 02 Bắc Trung Bộ 03 04 28 12 21 16 11 14 22 20 13 14 22 22 14 14 79 46 51 28 22 23 14 17 86 22 232 56 24 85 60 11 106 141 350 59 86 203 351 185 157 362 243 87 108 254 338 206 241 366 209 124 184 245 350 220 221 112 241 371 183 253 756 364 220 323 402 245 110 188 246 Duyên Hải Trung Bộ 727 415 Tây Nam Bộ 443 287 25 64 27 28 63 35 28 79 46 51 Nguồn: [89] 240 ... Bắc Trung Bộ Duyên hải Trung Bộ Đặc khu kinh tế Khu chế xuất Khu công nghiệp Khu kinh tế Khu kinh tế cửa Khu kinh tế đặc biệt Khu kinh tế mở Khu kinh tế tự Khu kinh tế ven biển Kinh tế biển Kinh. .. VỀ KHU KINH TẾ VEN BIỂN, PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1 Những vấn đề chung khu kinh tế, khu kinh tế ven biển phát triển khu kinh tế ven biển. .. KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030 4.1 Quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030 4.2 Giải pháp phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bắc Trung

Ngày đăng: 30/03/2022, 08:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w