1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam

20 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 416,1 KB

Nội dung

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam Đinh Thị Kiều My Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Trịnh Quốc Toản Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011). Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội thiếu trách nhiệm; Hậu quả nghiêm trọng Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ ngày càng tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ án ngày càng khó khăn phức tạp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ khá cao tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ phận bị tha hóa, biến chất hoặc trình độ chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn v.v Thực tế áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội cho thấy, phần lớn bị cáo bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước… Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999, khái niệm các tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 227, Chương XXI BLHS là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Việc qui định khái niệm tội phạm chức vụ trong BLHS là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với các hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với 2 tội phạm này. Việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này là rất cần thiết và cấp bách, góp phần hoàn chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến các tội phạm về chức vụ. Do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ; đặc biệt là thiếu các quy định liên quan đến các yếu tố định lượng và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức các dấu hiệu pháp lý, việc định tội danh và đường lối xử lý đối với các tội phạm này. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói chung và thực tế áp dụng tại TAND thành phố Hà Nội nói riêng, qua đó đánh việc xét xử trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy phạm của tội phạm này trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Dưới góc độ thực tiễn: Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có văn bản hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS năm 1985. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết các dấu hiệu về định lượng "hậu quả nghiêm trọng", "hậu quả rất nghiêm trọng" hay "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" trong tội phạm này. Cũng như các tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tiêu chí về để định tội danh, tiêu chí để phân biệt với các tội phạm khác có cùng tính chất. Dưới góc độ khoa học pháp lý: Việc nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật học như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo khác. Trong đó phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo hay những bài viết như: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa - Các tội phạm về chức vụ, trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), tập thể tác giả do TSKH.GS Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu của ThS. Đinh Văn Quế như Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự, tập V, các tội phạm về chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam cụ thể là: khái niệm chức vụ, khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, những đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, so sánh với các tội thiếu trách nhiệm khác và tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, kết hợp với thực tiễn áp dụng, xét xử để qua đó chỉ ra những nguyên tắc cơ bản và đề xuất các kiến giải lập pháp cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự, thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2001-2011, đồng thời cũng có đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về tội này trong thực tiễn xét xử, từ đó rút ra những tồn tại, bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của quy phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự nước ta, cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội phạm này trong thực tiễn xét xử. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách hình sự của Nhà nước về của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, đặc điểm của tội phạm, phân biệt tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, phân biệt tội phạm với các tội về quản lý kinh tế, phân tích nội dung và điều kiện áp dụng tội phạm, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của tội phạm trong BLHS năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của quy phạm theo luật hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp luật hình sự của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy phạm pháp luật về tội này trong pháp luật hình sự Việt Nam. 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên 4 cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính…để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường hợp phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong thực tiễn điều tra, truy tố, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật nước ta về tội này để rút ra những nhận xét, đánh giá. Phân tích thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn của cơ quan TAND thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó góp phần đánh giá đúng thực trạng phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại địa bàn thành phố Hà Nội, những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những khó khăn khi xét xử loại tội phạm này trên thực tế. Đặc biệt, luận văn còn chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và những nguyên nhân của thực trạng này để đề xuất những giải pháp khắc phục. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Chương 2: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011. Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG 5 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội phạm về chức vụ Khái niệm tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 277 BLHS năm 1999: "Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ quyền hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ". 1.1.2. Khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Qua phân tích tác giả luận văn đưa khái niệm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không được hưởng lương được giao một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ đã không thực hiện hay thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có một số đặc điểm cơ bản như sau: Một là, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định tại BLHS, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hai là, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Ba là, tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn. 1.1.3. Ý nghĩa của việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam Việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, cụ thể là: Thứ nhất, qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọngsự ghi nhận và bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là một biểu hiện của bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thứ ba, quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là nội dung cụ thể hóa nhiệm vụ của BLHS Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này, đó là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. 6 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1.2.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tác giả luận văn trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: - Thời kỳ nhà Lê - Thời kỳ nhà Nguyễn - Thời kỳ Pháp thuộc 1.2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Tác giả luận văn đã điểm qua quá trình phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 BLHS năm 1985 qui định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 220 như sau: "Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm". Tuy nhiên điều luật chỉ qui định một khung hình phạt chưa thực sự phù hợp với tình hình xét xử và thực tế tội phạm nên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 đã sửa sửa đổi bổ sung Điều 220: "1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm". 1.3. Các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự một số nước Tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự một số nước: 1.3.1. Luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1.3.2. Luật hình sự của Liên bang Nga 1.3.3. Luật hình sự Bungary 7 Chương 2 TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011 2.1. Nhũng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và phân biệt tội này với một số tội phạm khác 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 Các dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm: * Khách thể của tội phạm Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị tội phạm này xõm hại. Việc xâm phạm khách thể này là làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hóa, biến chất. * Mặt khách quan của tội phạm +Hành vi khách quan: Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ánh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không giống nhau, nó tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra hậu quả. Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành của người có chức vụ quyền hạn được biểu hiện như: vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý con người, quản lý tài sản + Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, là một bộ phận hợp thành tội danh, đó là hậu quả nghiêm trọng. Nếu hậu quả gây ra rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật. * Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này. * Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi phạm tộihậu quả do hành vi đó gây ra, bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích. Về lỗi, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện do vô ý. Các dấu hiệu về vô ý phạm tội được qui định tại Điều 10 BLHS. * Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể 8 Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể được quy định trong điều 285 BLHS năm 1999. 2.1.2. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm khác * Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144) Hành vi "thiếu trách nhiệm" là hành vi không làm hoặc làm không hết trách nhiệm nên đã để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước do mình trực tiếp quản lý. Điểm giống nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là người phạm tội có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là khách thể của tội phạm, cụ thể: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước với đối tượng tác động là tài sản của Nhà nước bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; còn tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. * Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 235), tội thiếu trách nhiệm để người đang bị giam, giữ trốn (Điều 301) So sánh các tội phạm này thấy rằng: điểm giống nhau giữa ba loại tội này là đều có hành vi khách quan là "thiếu trách nhiệm" và ý thức chủ quan của người phạm tội được thực hiện với lỗi vô ý. Điểm khác nhau giữa ba loại tội này là khách thể xâm phạm, chủ thể thực hiện tội phạm và hậu quả. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọngtội xâm phạm đến trật tự, an toàn cộng cộng, tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của Nhà nước, các tổ chức và công dân. Đối tượng tác động của tội phạm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tội phạm được quy định nhằm đấu tranh phòng chống những hành vi thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của nhân dân, bảo vệ tài sản nhà nước, các tổ chức và công dân. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn là tội xâm phạm đến hoạt động tư pháp nên khách thể của nó là sự xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của của cơ quan tư pháp, gây tác hại trực tiếp đến uy tín cũng như việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp mà còn xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) 2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các tội phạm hình sự của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) Bảng 2.1: Số liệu các vụ án toàn ngành TAND thành phố Hà Nội đã xét xử trong 11 năm (2001 - 2011) Năm 200 200 200 200 200 200 200 200 200 201 201 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 Hình sự sơ thẩm 487 5 512 6 505 8 498 6 511 34 542 3 524 9 671 5 698 2 683 9 679 3 Hình sự phúc thẩm 457 512 496 534 569 608 649 718 935 114 5 120 9 Nguồn: TAND thành phố Hà Nội. Bảng 2.2: Số liệu các nhóm tội phạm đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) Các nhóm tội phạm Năm Nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng .con người Nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu Nhóm tội phạm xâm phạm ma túy Nhóm tội phạm chức vụ Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng 2001 124 248 490 12 5 196 2002 129 313 642 10 11 183 2003 130 331 650 18 21 106 2004 156 285 353 20 15 153 2005 114 213 181 17 13 112 2006 130 245 180 26 20 97 2007 134 254 125 30 21 60 2008 150 254 142 30 23 62 2009 128 242 111 26 34 60 2010 142 234 48 18 11 57 2011 151 236 42 16 25 59 Nguồn: TAND thành phố Hà Nội. Bảng số liệu chỉ nêu một số nhóm tội phạm thường xuyên xét xử tại TAND thành phố Hà Nội. Qua bảng số liệu có thể phân tích được diễn biến tình hình phát triển tội phạm theo từng năm và từng loại tội phạm. 2.2.2. Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) Từ năm 2001 đến 2011, trong số 12.634 vụ án mà TAND thành phố Hà Nội đã xét xử, có 415 vụ án/963 bị cáo thuộc các tội phạm về chức vụ, chiếm 0,3% số lượng án xét xử. 10 Bảng 2.3: Số liệu tội phạm về chức vụ đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) Năm Các tội phạm về chức vụ 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 Điều 278 9 9 12 15 16 22 15 20 14 15 13 Điều 279 1 4 3 2 3 1 2 6 1 Điều 280 1 2 1 6 3 6 4 2 Điều 281 1 2 1 4 4 3 2 Điều 282 Điều 283 2 Điều 284 Điều 285 1 1 Điều 286 1 1 2 Điều 287 Điều 288 Điều 289 1 1 Điều 290 1 Điều 291 Nguồn: TAND thành phố Hà Nội. Bảng số liệu trên cho thấy một đặc điểm của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử tại TAND thành phố Hà Nội là tuy nằmtrong nhóm những tội phạm về chức vụ nhưng sẽ có những bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử trong những vụ án thuộc chương các tội phạm về kinh tế, vậy nên khi thống kê theo các vụ án sẽ không thể hiện tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại chương các tội phạm về chức vụ, mặc dù thực tế TAND thành phố Hà Nội xét xử rất nhiều về tội phạm này. Bảng 2.4: Bảng số liệu so sánh việc xét xử các tội thuộc nhóm tội phạm về chức vụ của TAND thành phố Hà Nội với toàn quốc Năm Toàn quốc TAND thành phố Hà Nội 2005 418 17 2006 539 26 2007 622 30 2008 582 30 2009 524 26 [...]... định tại ch-ơng XIV "các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội 53 Đào Trí úc (Chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 54 Đào Trí úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sựluật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 55 Đào Trí úc (1997), Nhà n-ớc và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb... luật hình sự, (đ-ợc sửa đổi bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ 01.01.2010), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 31 Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 18 32 Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 33 Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình luật hình sự Việt. .. thiện pháp luật hình sự n-ớc ta trong giai đoạn hiện nay", Khoa học, (KHXH), (2) 5 Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 6 Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (tái bản lần thứ nhất, 2003) 7 Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),... Trách nhiệm hình sự" , Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 20 Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu) (2007), Bộ luật hình sự của n-ớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997, Nxb T- pháp, Hà Nội 21 Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 22 Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (1999), "Thuật ngữ Luật hình sự" , Trong. .. Nội 56 Đào Trí úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 57 ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội 58 Viện Khoa học pháp lý (Bộ T- pháp) (1995), Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 59 Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội... tụng hình sự, Hà Nội 41 Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội 42 Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội 43 Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 44 Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội 45 Quốc hội (2005), Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội 46 Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, Hà Nội 47 Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 48 Quốc hội (2010), Luật. .. lun chung nhm nõng cao hiu qu trong cụng tỏc u tranh vi ti phm v chc v núi chung v ti thiu trỏch nhim gõy hu qu nghiờm trng núi riờng References 1 Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội 16 2 Bộ T- pháp (1997), Bộ luật hình sự Bungari, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội 3 Bộ T- pháp (1997), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, (Tài liệu dịch... Các triều đại Việt Nam (In lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung), Nxb Thanh niên, Hà Nội 14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t- pháp trong thời gian tới, Hà Nội 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến l-ợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm... Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 9 Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 10 Nguyễn Huy Chiểu (1972), Hình luật, Viện Đại học Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn 11 Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01 h-ớng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội... trị quốc gia, Hà Nội 59 Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội 60 Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 61 Võ Khánh Vinh (1996), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 . tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam cụ thể là: khái niệm chức vụ, khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm. đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Số liệu cỏc nhúm tội phạm đó xột xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011)  - Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam
Bảng 2.2 Số liệu cỏc nhúm tội phạm đó xột xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) (Trang 9)
Bảng số liệu chỉ nờu một số nhúm tội phạm thường xuyờn xột xử tại TAND thành phố Hà Nội - Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam
Bảng s ố liệu chỉ nờu một số nhúm tội phạm thường xuyờn xột xử tại TAND thành phố Hà Nội (Trang 9)
Bảng số liệu trờn cho thấy một đặc điểm của tội thiếu trỏch nhiệm gõy hậu quả nghiờm trọng được xột xử tại TAND thành phố Hà Nội là tuy nằm ở trong nhúm những tội phạm về chức vụ  nhưng sẽ cú những bị cỏo bị truy tố về tội thiếu trỏch nhiệm gõy hậu quả ng - Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam
Bảng s ố liệu trờn cho thấy một đặc điểm của tội thiếu trỏch nhiệm gõy hậu quả nghiờm trọng được xột xử tại TAND thành phố Hà Nội là tuy nằm ở trong nhúm những tội phạm về chức vụ nhưng sẽ cú những bị cỏo bị truy tố về tội thiếu trỏch nhiệm gõy hậu quả ng (Trang 10)
Bảng 2.3: Số liệu tội phạm về chức vụ đó xột xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011)  - Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự việt nam
Bảng 2.3 Số liệu tội phạm về chức vụ đó xột xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w