1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam

29 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 483,77 KB

Nội dung

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Trần Thị Thu Nam Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Tiệp Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa này; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành, thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử. Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội chứa chấp Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm cao đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác tư pháp nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn chế. Tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội đang là vấn đề bức xúc của người dân. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, trong không ít vụ án, một số công dân do chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mặc dù biết tài sản mình chứa chấp, tiêu thụtài sản do người khác phạm tội có, đã cố tình chứa chấp, tiêu thụ những tài sản này, gây thêm khó khăn cho các quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, khám phá vụ án. Việc một số công dân không tham gia đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, trái lại chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, đã gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội, làm phức tạp thêm tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm này Về mặt lý luận, xung quanh tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam", mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội tội phạm tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001 Các công trình nói trên đã đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, nhưng chưa công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội dưới góc độ pháp lý hình sự. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên sở lý luận và thực tiễn áp dụng tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống nhằm hoàn thiện việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. - Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong pháp luật hình sự; phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này. - Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, dưới góc độ pháp lý hình sự, trong thời gian 10 năm từ năm 1997 đến năm 2007. 5. sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, và về xây dựng pháp luật Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có; số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này. Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống, lịch sử, lôgíc, thống kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối hệ thống về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội dưới góc độ pháp lý hình sự. thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. - Phân tích, đánh giá những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn. - Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội và thực tiễn áp dụng, nêu lên những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. - Đề xuất hệ thống các giải pháp tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội nói riêng. Luận văn thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 mục. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TẢI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Trong chương này, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề chung về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội như khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, ý nghĩa của việc quy định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam và những quy định về tội phạm này trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. 1.1. Khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội và ý nghĩa của việc quy định tội phạm này trong luật hình sự 1.1.1. Khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội hiểu theo nghĩa chung nhất là hành vi chứa, cất, giữ một cách trái pháp luật hoặc bán một cách trái pháp luật tài sản do người khác phạm tội có. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, mặc dù mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó. Đây là đặc điểm giúp phân biệt hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội với những hành vi của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong đồng phạm. Tội tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có.phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách lỗi. thể đưa ra khái niệm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội như sau: tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự của người năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy không hứa hẹn trước, chứa, cất, giữ, bán tài sản biết rõ là do người khác phạm tội có, xâm phạm trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội tội phạm lịch sử lâu đời, thể hiện thái độ xử lý kiên quyết của các nhà nước phong kiến và Nhà nước ta đối với người hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có. Việc ghi nhận tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong luật hình sự Việt Nam những ý nghĩa sau đây: thứ nhất, tạo sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội ở nước ta; thứ hai, ý nghĩa giáo dục với người dân và các tác dụng răn đe đối với người ý định chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có; thứ ba, góp phần bảo vệ, tài sản của Nhà nước, tổ chức và nhân dân. 1.2. Khái lược sự hình thành và phát triển những quy định của pháp luật hình sự việt Nam về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội 1.2.1. Thời kỳ nhà Ngô đến nhà Lê Năm 939, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta. Trong buổi đầu của nền quân chủ phong kiến tự chủ, để bảo vệ nền thống trị mới được thành lập, chính quyền mới đã sử dụng các biện pháp bạo lực với các hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ chống đối. So với nhà Ngô, nhà Đinh, dưới thời nhà tiền Lê, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng được tăng cường hơn, nhưng chúng ta không tài liệu khẳng định, thời kỳ này quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội không? Dưới thời nhà Lý, quyền thống trị của giai cấp phong kiến đã được xác lập, tổ chức cai trị quy củ hơn. Đáng chú ý, hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng của nhà Lê được tiến hành thành công nhất dưới thời Vua Lê Thánh Tông. Chính triều đại Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483. Nghiên cứu Quốc triều hình luật cho thấy, mặc dù chưa quy định riêng về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, nhưng đề cập tội phạm này tại nhiều điều luật. Trong Bộ luật này, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội được nhà làm luật đánh giá là ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm chính (ăn trộm). Người mua phải đồ gian, nhưng ngay tình, thì được lấy lại số tiền đã mua ở người bán, còn đồ gian thì được trả lại cho người mất trộm. Đây là quy định rất hợp lý, hợp tình, thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp rất cao của Bộ luật Hồng Đức. 1.1.2. Thời kỳ nhà Tây Sơn đến thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm lược Thời kỳ nhà Tây Sơn, về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng, ngay từ năm 1788, Quang Trung đã chủ trương biên soạn một bộ luật cho triều đại mới. Năm 1802, sau khi đánh bại hoàn toàn lực lượng của Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế ngày nay). Về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng, sau khi lên ngôi hoàng đế, Vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành (1757 - 1817) là Tổng tài soạn thảo Bộ luật tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Mặc dù chịu ảnh hưởng của Đại Thanh luật lệ khá nặng nề, nhưng nhiều điều luật trong Hoàng Việt luật lệ vẫn được quy định trên sở tiếp thu những giá trị lập pháp của Bộ luật Hồng Đức. Điều 7, quyền thứ 13, Hoàng Việt luật lệ đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội với tên gọi tội đạo tặc oa trữ (trộm cắp, chứa đồ gian). Hoàng Việt luật lệ đã quy định tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội ở những điểm đáng chú ý sau: thứ nhất, tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội có, liên quan đến một tội chính là tội trộm cắp tài sản; thứ hai, nếu cố ý cùng thực hiện tội trộm cắp dưới dạng giúp sức, chứa chấp tài sản trộm cắp được, được chia tang vật trộm cắp được, thì bị xử chém cùng những người trộm cắp; thứ ba, nếu cùng thực hiện tội trộm cắp và sau đó chứa chấp tài sản trộm cắp được, thì không cần biết được chia tang vật trộm cắp được hay không, đều bị xử chém; thứ tư, trường hợp người chứa chấp tài sản trộm cắp được không thực hiện tội trộm cắp và cũng không được chia tang vật trộm cắp được, thì phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm. Dưới thời Pháp thuộc, tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội đã được Hoàng Việt hình luật đề cập cụ thể hơn so với quy định tương ứng trong Hoàng Việt luật lệ. Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội không chỉ liên quan tội trộm cắp tài sản như trong Hoàng Việt luật lệ, thể liên quan đến những tội phạm khác, và hình phạt đối với tội này chỉ bằng một nửa hình phạt đối với tội phạm nó liên quan, trừ trường hợp nếu hình phạt đối với tội phạm nó liên quan là tử hình, hay khổ sai chung thân, thì người phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội sẽ bị phạt khổ sai từ 6 năm đến 20 năm. Đây thể coi là một bước tiến bộ đáng kể về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong Hoàng việt hình luật. 1.1.3. Thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến nay Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.Để bảo vệ những công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Nhà nước ta cũng đã ban hành Sắc lệnh số 26/SL ngày 25-02-1946 trừng trị nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê đập, các nhà máy điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín Đáng chú ý, Sắc lệnh này đã đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Ở miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đến quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Việc ban hành cùng một lúc hai pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, không những đối với tài sản xã hội chủ nghĩa, cả đối với tài sản riêng của công dân. Trong hai Pháp lệnh này, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt đều bản giống nhau về tội danh, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng, chỉ khác là khung hình phạt thấp hơn một cách đáng kể. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội tại Điều 201. So với các quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong các văn bản pháp luật hình sự đơn hành trước đây, quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã một số điểm mới sau đây: thứ nhất, so với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản công cộng bị chiếm đoạt trong các văn bản pháp luật hình sự đơn hành trước đây, tội danh chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1985 tính khái quát cao hơn, nội hàm rộng, chính xác hơn; thứ hai, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật, tạo điều kiện cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định ba khung hình phạt, ngoài khung bản, còn hai khung tăng nặng hình phạt. So với các văn bản pháp luật hình sự đơn hành, quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng, với các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cụ thể hơn. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội được quy định tại Điều 250. So với quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 một số điểm mới sau đây: thứ nhất, tại khung bản, bổ sung thêm hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, nâng mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm và nâng mức khởi điểm của hình phạt tù thời hạn lên sáu tháng; thứ hai, tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật để tạo điều kiện cá thể hóa hình phạt trong áp dụng pháp luật bằng việc quy định ba khung hình phạt tăng nặng, trong đó quy định các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cụ thể như: tổ chức, tính chất chuyên nghiệp, tài sản, vật phạm pháp giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, tái phạm nguy hiểm, tài sản, vật phạm pháp giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính rất lớn; tài sản, vật phạm pháp giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn; [...]... hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 2.1.1 Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội 1- Khách thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, người phạm tội biết tài sản mình chứa chấp, tiêu. .. nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội theo khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 Khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là các cấu thành tội phạm tăng nặng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình. .. thành tội phạm, động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội 2.1.2 Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội 2.1.2.1 Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật. .. những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội 3.2.1 Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Trên sở phân tích... của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội của các quan bảo vệ pháp luật và giải pháp tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, trong đó việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội là giải... vậy, khách thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội là quan hệ xã hội về trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Đối tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Đối tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội phải là những tài sản bất hợp pháp Những hành vi chứa chấp hoặc tiêu. .. dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội nói riêng Đó là giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, nâng cao hiệu quả hoạt... tội theo khoản 3, 4 Điều 250 Bộ luật này, còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội thuộc bất cứ khoản nào theo Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 4- Mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Lỗi của người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm. .. tính chất định khung hình phạt người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có, lại căn cứ vào văn bản hướng dẫn khi áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự năm 1985 Thứ ba, về việc xác định giá trị tài sản của người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội Qua nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội và nghiên cứu... khách quan, trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là biểu hiện bản nhất Hành vi khách quan đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội được thể hiện bởi hai loại hành vi: chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội như tham ô tài sản, trộm cắp tài sản, cướp tài sản Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội . tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội phạm có. của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là loại tội phạm

Ngày đăng: 12/02/2014, 13:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; thu lợi bất chính  lớn - Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam
c tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn (Trang 15)
Thứ nhất, việc không quy định về định lượng giá trị tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự  trong trường  hợp chứa chấp  hoặc tiêu thụ tài  sản do người khác phạm tội  mà  có, cũng  như  chưa có hướng dẫn về việc người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của - Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam
h ứ nhất, việc không quy định về định lượng giá trị tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cũng như chưa có hướng dẫn về việc người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w