Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
344,95 KB
Nội dung
Thiếtlậpcơquantàiphánhànhchínhgóp
phần hoànthiệncơchếgiảiquyếtkhiếukiện
hành chínhởnướctahiệnnay
Trịnh Thị Hương Giang
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiếtlậpcơquantàiphánhành
chính (CQTPHC) ởnước ta, sự phân công quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước
Việt Nam, về hànhchínhquản lý và hànhchínhtài phán; nêu tình hình khiếukiện và
khiếu kiệnhành chính, thực tiễn tổ chức và hoạt động của tòa án hànhchính cũng như
cơ chếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchính theo yêu cầu cải cách hànhchính nhà nước.
Lý giải tính cấp thiết phải thiếtlập CQTPHC ở Việt Nam trên cơ sở rút kinh nghiệm
từ mô hình CQTPHC một số nước trên thế giới. Đề xuất một mô hình về tổ chức
CQTPHC phù hợp với thực trạng nước ta. Kiến nghị một số giải pháp nhằm thiếtlập
CQTPHC ở Việt Nam như: thành lập CQTPHC, hoànthiện luật khiếu nại, tố cáo liên
quan đến cơchếgiảiquyếtkhiếu nại, khiếukiệnhành chính, đào tạo về nhân sự của
các CQTPHC (tài phán viên và cộng tác viên).
Keywords: Khiếu nại hành chính; Luật hành chính; Pháp luật Việt Nam; Tàiphán
hành chính
Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý hànhchính là một trong những hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước.
Khiếu nại là một quyền quan trọng của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và được thể
chế hoá trong các văn bản pháp luật có liên quan. Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam gia nhập WTO đưa nướcta hội nhập với nền kinh tế
thế giới khiến chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là trong các tranh chấp, cần
nhờ đến sự can thiệp của cơquan nhà nướccó thẩm quyền. Vì thế, hoànthiện một cơchếgiải
quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp hành chính, là một yêu cầu cấp thiết.
Hiện nay, chúng ta đang giảiquyết các tranh chấp hànhchính (khiếu kiệnhành chính)
theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, khiến những hoạt động khiếu nại vượt cấp, đông người,
kéo dài diễn ra thường xuyên và để lại nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Giảiquyết tốt tình trạng
này sẽ gópphần nâng cao hiệu quả quản lý hànhchính nhà nước.
2
Từ yêu cầu thực tiễn cũng như tình hình chung của thế giới, chúng ta cần xây dựng
một hệ thống cơquantàiphánhànhchính để tách chức năng tàiphánhànhchính khỏi cơ
quan hành chính. Vì những lý do đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Thiết lậpcơquantài
phán hànhchínhgópphầnhoànthiệncơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhởnướcta
hiện nay” để làm Luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự quan tâm về vấn đề tàiphánhànhchính đã được đề cập đến ở Việt Nam ngay từ
những năm 1990, thể hiện trong rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân và tập thể ở
nhiều cấp độ đã gópphần không nhỏ vào việc hoànthiệncơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhành
chính ởnướcta trong thời gian đó với việc thành lập toà hànhchính (thuộc hệ thống TAND)
và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND được Quốc hội khoá IX, kỳ
họp thứ 8 thông qua tháng 10/1995).
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích:
Lý giải tính cấp thiết phải thiếtlậpcơquantàiphánhànhchính trên cơ sở rút kinh
nghiệm từ mô hình cơquantàiphánhànhchínhở một số nước trên thế giới;
- Đề xuất một mô hình cơquantàiphánhànhchính thích hợp với thực trạng của Việt
Nam, cũng như những giải pháp nhằm hoànthiện tổ chức, tăng cường chức năng của cơquan
này trong điều kiệnởnước ta.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Thực trạng giảiquyếtkhiếuhànhchínhở Việt Nam và lý do phải thiếtlập một hệ
thống cơquantàiphánhành chính;
- Tổ chức, thẩm quyền, mối quan hệ với các cơquanhànhchính và Toà hànhchính của
cơ quantàiphánhànhchínhở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này được viết bằng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về nhà nước pháp quyền XHCN, pháp luật, khiếu nại, khiếukiện và cơchếgiải
quyết khiếu nại, khiếukiệnhành chính. Ngoài ra, luận văn còn được sử dụng phương pháp
tổng hợp, phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn để xem xét và đưa ra những kiếngiải cụ thể về
lý luận và thực tiễn của việc thành lậpcơquantàiphánhànhchínhởnước ta.
6. Nội dung mới và ý nghĩa của luận văn
Tài phánhànhchính là một vấn đề không mới trong công tác nghiên cứu để hoànthiện
cơ chếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhởnướcta trong gần 2 thập kỷ qua, song thông qua
việc nghiên cứu thực trạng giảiquyếtkhiếukiệnhànhchính và mô hình cơquantàiphánở
một số nước trên thế giới, luận văn này hy vọng sẽ đưa ra được những kiếngiải thích hợp cho
tính cấp thiết phải thành lậpcơquantàiphánhànhchínhở Việt Nam, cũng như đưa ra được
một mô hình cơquantàiphán thích hợp cho điều kiệnhiệnnayởnướcta và quá trình hội
nhập quốc tế.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng theo
3 chương:
3
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiếtlậpcơquantàiphánhànhchínhở
Việt Nam
- Chương 2: Mô hình cơquantàiphánhànhchínhở Việt Nam dựa trên sự đúc kết kinh
nghiệm của nước ngoài và thực tiễn Việt Nam.
- Chương 3: Các giải pháp và đề xuất để thiếtlậpcơquantàiphánhànhchínhở Việt
Nam./.
4
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
THIẾT LẬPCƠQUANTÀIPHÁNHÀNHCHÍNH
Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sự phân công quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
Để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiếtlậpcơquantàiphánhànhchínhở
Việt Nam, luận văn tập trung phân tích hai vấn đề căn bản có tính lý luận: Một là quan điểm
tổ chức thực hiện quyền lực trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001), tư tưởng phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước, mà chủ yếu là tư tưởng của
Montesquieu và khẳng định rằng, tổ chức bộ máy nhà nướcta dựa trên cơ sở quan điểm
quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của lý thuyết
phân quyền thể hiệnở sự phân công chức năng của các cơquan nhà nước: Quốc hội – cơquan
quyền lực cao nhất, có chức năng lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao, Chính phủ - cơquan
hành pháp cao nhất, có chức năng thi hành pháp luật trong quá trình quản lý và điều hành xã
hội, toà án – cơquan xét xử và Viện Kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc
thực hiện pháp luật; Hai là phân biệt giữa hànhchínhquản lý và hànhchínhtàiphán với tư
cách là những mặt hoạt động cơ bản của bộ máy hànhchính nhà nướcởnướctahiện nay.
1.1.2. Về hànhchínhquản lý và hànhchínhtàiphán
Hành chínhquản lý là chức năng chính của cơquanhànhchính nhà nước, quản lý mọi
mặt của đời sống xã hội… bằng pháp luật công, cụ thể là pháp luật hành chính, mà pháp luật
công mang tính một chiều, không bình đẳng giữa một bên là cơquan nhà nước (hay người có
thẩm quyền) và một bên là công dân. Trong mối quan hệ đó sẽ có lúc phát sinh mâu thuẫn nên
cần có một cơquan trung gian (mang tính hoà giải) nhằm kéo lợi ích hai bên lại gần nhau
hơn. Cơquan đó về thực chất sẽ thực hiện chức năng tàiphánhành chính.
“Tài phánhành chính” được xây dựng dựa trên học thuyết về trách nhiệm của Nhà
nước trước công dân (gắn liền với học thuyết nhà nước của dân, do dân và vì dân), nghĩa là
phủ nhận học thuyết về quyền miễn trừ cho Nhà nước trong các quyết định của mình. Hành
chính quản lý và hànhchínhtàipháncó mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực tiễn cho thấy,
khiếu kiệnhànhchínhcó nhiều điểm đặc biệt, rất khác so với các khiếukiện khác. Vì thế, để
có cơchếgiảiquyết tương ứng cần phân biệt rõ hai lĩnh vực này trên cơ sở có sự phân định
giữa luật công và luật tư.
1.1.3. Về khiếukiện và giảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhở Việt Nam.
Khiếu nại, tố cáo là một quyền hiến định của mọi công dân Việt Nam. Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng đến công tác giảiquyếtkhiếu nại của công dân và đã ban hành nhiều văn
bản liên quan như: Luật Khiếu nại, Tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Pháp lệnh thủ
tục giảiquyết các vụ án hànhchính 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006). Với cơchếgiải
quyết khiếukiệnhiện nay, cơquanhànhchính vừa là người ra quyết định hànhchính trong
quá trình quản lý hành chính, vừa là người giảiquyết các khiếu nại liên quan đến quyết định
của mình. Việc thực hiện đồng thời hai chức năng hànhchínhquản lý và hànhchínhtàiphán
sẽ không thể đảm bảo tính vô tư, khách quan trong quá trình giảiquyếtkhiếukiệnhành chính.
5
Từ những vấn đề lý luận được nêu trên, có thể thấy, việc thiếtlập một cơquantài
phán hànhchính để tách chức năng tàiphánhànhchính ra khỏi hoạt động của cơquanhành
chính là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiệnnayởnước ta.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình khiếukiện và khiếukiệnhànhchínhởnướctahiệnnay
Thực tế cho thấy, tình hình khiếu nại hànhchínhởnướcta đã có nhiều giai đoạn diễn
biến phức tạp. Theo Báo cáo xét khiếu tố của Thanh tra Chính phủ (2000 – 2004), từ năm
2000 đến năm 2001, số lượng các vụ khiếu nại năm sau luôn nhiều hơn năm trước, số vụ
khiếu nại vượt cấp, đông người gia tăng theo từng năm (trực tiếp khiếu nại, tố cáo lên trung
ương tăng 20%/năm), một số vụ trở thành “điểm nóng” … Từ năm 2002 đến 2004, tình hình
có biến chuyển, số vụ khiếu nại tăng, giảm khác nhau theo từng năm, nhưng nhìn chung là
giảm, đặc biệt là các vụ khiếu nại đông người, vượt cấp.
1.2.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của toà hànhchính
Hàng năm toà hànhchính vẫn có nhiều cố gắng để đưa ra các vụ khiếukiệnhành
chính ra xét xử nhưng không đáng kể so với số lượng lớn đơn khiếu nại mà các cơquanhành
chính nhà nước phải giảiquyết nhưng tính chất của các vụ khiếukiệnhànhchính ngày càng
phức tạp. Như vậy, thực tế hoạt động của toà hànhchính còn nhiều bấp cập, quá mờ nhạt và
rõ ràng là không đáp ứng được những mong đợi ban đầu khi thiếtlậpcơchếtàiphánhành
chính này.
Do đó, cùng với việc hoànthiện tổ chức và hoạt động của toà hành chính, việc thiết
lập một hệ thống cơquantàiphánhànhchính cùng tồn tại, độc lập với nhau để giảiquyết các
vụ khiếukiệnhànhchính (mang tính chuyên nghiệp) sẽ gópphần khắc phục những hạn chế
trong hoạt động của toà hànhchính và hoànthiệncơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhở
nước ta.
1.2.3. Yêu cầu giảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhở Việt Nam sau khi ký Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và gia nhập WTO.
Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phải khẩn trương sửa
đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật về khiếukiện và giải
quyết khiếukiệnhành chính, bảo đảm phù hợp với các qui định của WTO, Hiệp định Thương
mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các thông lệ quốc tế.
Thực tế các nước cho thấy, việc thiếtlập một cơquantàiphánhànhchính để giải
quyết kịp thời, nhanh chóng, khách quan các khiếukiện của công dân đối với các quyết định
hành chính, hành vi hànhchính là ưu tiên hành đầu của Nhà nước trong quá trình hoànthiện
cơ chếgiảiquyếtkhiếukiệnhành chính.
1.2.4. Cải thiệncơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchính theo yêu cầu cải cách hành
chính nhà nước
Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước trong thời gian tới là
xây dựng nền hànhchính dân chủ đòi hỏi nền hànhchính phải được tổ chức thành một hệ
thống thống nhất, ổn định,… Trong các biện pháp để thực hiện yêu cầu trên, thành lậpcơ
quan tàiphánhànhchính độc lập với cơquanhành pháp và toà án là biện pháp để khắc phục
những bất cập trong cơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhành chính, đề cao “trách nhiệm công vụ”
của cơquanhành chính, cán bộ, công chức; tăng cường sự giám sát của nhân dân (thông qua
6
quyền khiếu nại, tố cáo, khiếukiệnhành chính) đối với hoạt động của cơquanhànhchính nhà
nước. Việc thành lậpcơquantàiphánhànhchính còn gópphầnphân định rõ chức năng quản
lý và tàiphánhànhchính trong hoạt động của cơquanhànhchính nhà nước.
Như vậy, việc thành lậpcơquantàiphánhànhchính là một yêu cầu phù hợp với tình
hình hiệnnay của Việt Nam cũng như quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thiếtlậpcơquantàiphánhànhchính song song nhưng độc lập với hệ thống cơquan
hành chính nhà nước và toà án là một phương thức gópphần đảm bảo các quyền tự do, lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức.
- Bên cạnh việc giảiquyết các tranh chấp hànhchính giữa công quyền và cá nhân, tổ
chức, cơquantàiphánhànhchính còn có vai trò gópphần tăng cường, củng cố pháp chế và
kỷ luật trong quản lý nhà nước.
- Thiếtlậpcơquantàiphánhànhchính như sự bổ sung cho cơchếgiảiquyếtkhiếu nại,
tố cáo hànhchính nhằm tạo ra một con đường bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức.
7
CHƢƠNG 2:
MÔ HÌNH CƠQUANTÀIPHÁNHÀNHCHÍNHỞ VIỆT NAM DỰA TRÊN
SỰ ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM CỦA NƢỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM
2.1. Sự cần thiết phải thành lậpcơquantàiphánhànhchínhở Việt Nam trong
bối cảnh hiệnnay
Theo qui định của pháp luật hiện hành, thủ tục giảiquyếtkhiếukiệnhànhchính được
chia thành 2 giai đoạn chính:
- Giảiquyếtkhiếu nại của các cơquanhành chính;
- Khiếu nại tiếp lên cơquanhànhchính cấp trên của cơquan đã ban hànhquyết định hoặc
khiếu kiện vụ án hànhchính ra toà hànhchính (thuộc hệ thống TAND).
Cơ chếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchính trên đã được áp dụng một thời gian đủ dài để
bộc lộ rõ những ưu, khuyết điểm của nó trong thực tiễn. Giai đoạn giảiquyếtkhiếu nại tại
chính cơquanhànhchính đã ban hànhquyết định là giai đoạn có ý nghĩa thực tiễn đối với quá
trình giảiquyếtkhiếu nại và khuyết điểm – có lẽ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những bất
cập của cơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhhiệnnayởnướcta là thực trạng “vừa đá
bóng, vừa thổi còi”. Trong khi đó, thủ tục giảiquyếtkhiếukiệntại toà hànhchính lại phức tạp
và kéo dài, pháp luật về thủ tục giảiquyết các vụ án hànhchính vẫn chưa hoàn thiện, cộng với
thực trạng người dân chưa có thói quen nhờ Toà án can thiệp khi không thể tự giảiquyết mâu
thuẫn khiến nhiều người ngại không muốn đưa vụ việc ra trước toà. Ngoài ra, mặc dù luật qui
định, toà án hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật nhưng thực tế trong quan hệ xã hội,
tính độc lậpnày chỉ có thể được hiểu và thực hiện một cách tương đối, nhất là khi cơquan
hành pháp trở thành bị đơn trước toà.
Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu giảiquyếtkhiếu nại hành chính, vấn đề
thành lập một cơquantàiphánhànhchính đã thực sự trở nên cấp thiết và là mối quan tâm của
nhiều người. Cũng chính từ mục đích thành lậpcơquannày nên trình tự, thủ tục giảiquyết
khiếu kiệnhànhchínhtạicơquantàiphánhànhchính cũng sẽ phải đơn giản hơn so với toà
hành chính
2.2. Mô hình đề xuất về tổ chức cơquantàiphánhànhchínhở Việt Nam
Mỗi quốc gia trên giới đều lựa chọn một mô hình cơquantàiphánhànhchính để đảm
bảo phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước, thiếtchếchính trị, truyền thống pháp lý, tình hình
kinh tế - xã hội. Từ đó, mô hình cơquantàiphánhànhchính rất đa dạng, nhưng có thể xem
xét dưới hai hệ thống sau:
- Nhất hệ tàiphán (một hệ thống tài phán)
- Lưỡng hệ tàiphán (hai hệ thống tài phán)
Trên cơ sở phân tích mô hình cơquantàiphánhànhchính điển hình ở Pháp, Đức
(theo mô hình lưỡng hệ tài phán) và Trung Quốc, Hàn Quốc (theo mô hình nhất hệ tài phán)
xây dựng một mô hình cơquantàiphánhànhchính thích hợp cho Việt Nam.
2.2.1. Tổ chức của cơquantàiphánhànhchínhở Việt Nam
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức
8
Nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nướcta là thống nhất (từ trung ương đến địa
phương), có sự phân công, phân nhiệm hợp lý giữa các cấp các ngành. Việc thành lậpcơquan
tài phánhànhchính dù theo yêu cầu nào cũng phải đáp ứng các nguyên tắc tổ chức trên.
Tham khảo mô hình cơquantàiphánhànhchính của Pháp và các nước theo mô hình
của Pháp, tiếp thu ưu điểm là có thể thành lậpcơquantàiphánhànhchính theo nhu cầu, cơ
quan tàiphánhànhchính chuyên trách; khắc phục nhược điểm là thành lập một hệ thống cơ
quan độc lập chuyên xét xử các vụ án hànhchính và coi quyết định giám đốc thẩm của Hội
đồng Nhà nước là quyết định cuối cùng, trong khi Hội đồng Nhà nước không phải là toà án
tối cao (cơ quan tư pháp). Như vậy không phù hợp với nguyên tắc hiến định cơquan toà án là
cơ quan duy nhất nhân danh nhà nướccó quyền xét xử theo tinh thần của Hiến pháp 1992. Do
đó, đối với mô hình cơquantàiphánhànhchính của các nước theo mô hình lưỡng hệ tài
phán, tacó thể học hỏi được việc tổ chức các cơquantàiphánhànhchính theo khu vực ở 3
cấp (trung ương, phúc thẩm và sơ thẩm), đặc biệt là các cơquantàiphánhànhchính chuyên
trách; tuân thủ triệt để nguyên tắc toà án là “cơ quan xét xử duy nhất”, phù hợp với quan điểm
tổ chức bộ máy Nhà nước ta. Tuy nhiên, điểm hạn chế của mô hình này đối với yêu cầu của
Việt Nam chính là về tổ chức.
Như vậy, cả hai mô hình nhất hệ và lưỡng hệ tàiphán trên thế giới hiệnnay đều có
những ưu và khuyết điểm về tổ chức. Nhưng xét trên bình diện chung thì tổ chức cơquantài
phán hànhchính theo mô hình lưỡng hệ tàipháncó nhiều ưu điểm phù hợp với Việt Nam hơn
cả. Theo đó, tacó thể xây dựng cơquantàiphánhànhchính theo mô hình cơquantàiphán
hành chính tồn tại song song với toà án hànhchính (thuộc TAND). Điều quan trọng là phải
phân định chức năng, thẩm quyền giữa hai cơquannày cho hợp lý và đúng Hiến pháp, pháp
luật cũng như các qui định song phương, quốc tế mà nướcta đã tham gia ký kết. Hệ thống cơ
quan tàiphánhànhchínhởnướcta nên được tổ chức theo 3 cấp: trung ương, vùng, khu vực.
Ngoài ra, có thể thành lập các cơquantàiphánhànhchính chuyên ngành như mô hình của
Pháp đối với một số lĩnh vực phát sinh nhiều tranh chấp như đất đai, sở hữu trí tuệ, thuế…
2.2.1.2. Về nhân sự (tài phán viên)
Với mục tiêu thực hiện chức năng tàiphán theo một thủ tục đơn giản, nhanh gọn nên
mỗi cấp cơquantàiphánhànhchính chỉ cần có từ 3-5 tàiphán viên chuyên nghiệp, còn lại là
các “cộng tác viên” chuyên ngành. Các tàiphán viên được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực
pháp luật, chuyên ngành xét xử và cả những lĩnh vực thường xảy ra khiếukiện như đất đai,
đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách người có công,… Còn đội ngũ “cộng tác viên” gồm
các thẩm phán, đại diện các tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia đầu ngành, cấp cao trong các
lĩnh vực chuyên môn liên quan đến khiếu nại hành chính… sẽ được mời tham gia Hội đồng
tài phán tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Khi giảiquyết vấn đề chỉ liên quan đến pháp luật thì
Hội đồng tàiphán chỉ cần 1 tàiphán viên (có kiến thức pháp luật). Đối với các vụ khiếu nại
hành chính nói chung thì Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên – trong đó 1 là tàiphán viên, còn
lại là các “cộng tác viên” có chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến khiếu nại.
2.2.2. Thẩm quyền, chức năng của cơquantàiphánhànhchínhở Việt Nam
Thẩm quyền giảiquyếtkhiếu nại tức là quyền xem xét để kết luận vấn đề mà chủ thể
của quyền khiếu nại đưa ra. Thẩm quyền giảiquyếtkhiếu nại vốn là một vấn đề khá phức tạp
vì liên quan và tác động trực tiếp đến việc xem xét và giảiquyếtkhiếu nại. Xem xét và phân
9
định rõ thẩm quyền, chức năng của các cơquantàiphánhànhchính là yêu cầu quan trọng để
tránh sự chồng chéo, đùn đẩy lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Đồng thời, xác định một
cách rõ ràng thẩm quyền sẽ gópphần qui định quyền và nghĩa vụ của cơquantàiphánhành
chính trong cơchếgiảiquyếtkhiếu nại và khiếukiệnhànhchínhở Việt Nam.
Ở các nước, thẩm quyền của các cơquantàiphánhànhchính được qui định khác
nhau, hoặc qui định theo nguyên tắc chung, hoặc qui định cụ thể về cơquancó thẩm quyền
giải quyết trong các văn bản quản lý của các lĩnh vực.
Pháp luật Việt Nam hiện cũng qui định rõ những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của
toà hànhchínhtại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án hànhchính (sửa đổi, bổ
sung năm 2006). Tuy nhiên, để giảiquyết số lượng vụ việc khiếu nại hànhchính khổng lồ
này, Luật Khiếu nại, tố cáo qui định trách nhiệm cho thủ trưởng các cơquanhànhchính nhà
nước (từ Chủ tịch xã đến trưởng các phòng, ban, sở. ngành, quận, huyện, tỉnh thành, bộ
ngành) cùng thanh tra các cấp, các ngành và mọi lực lượng có thể để tham gia xác minh, thẩm
tra vụ việc khi cần thiết. Điều này gây ra cản trở không nhỏ cho hoạt động của cơquanhành
chính nhà nước. Vì vậy, thiếtlập một hệ thống cơquan chuyên trách giảiquyết các khiếu nại
hành chính sẽ gópphần “giải phóng” cho cơquanhànhchính khỏi nhiệm vụ “tài phán” bất
đắc dĩ và phức tạp này.
2.2.3. Thủ tục giảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhởcơquantàiphánhànhchính
2.2.3.1. Thủ tục giảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhởnướctahiện nay.
Theo qui định hiện hành, thủ tục giảiquyếtkhiếu nại hànhchínhởnướcta phải thực
hiện qua nhiều khâu, mang nặng tính hành chính, quan hệ cấp trên - cấp dưới nên dù yêu cầu
khiếu nại được xem xét nhiều lần nhưng vẫn không thể giảiquyết dứt điểm. Thực tế hiệnnay
cho thấy, ngay trong quá trình tố tụng tại toà án và quá trình làm việc với các cơquan tiến
hành tố tụng khi giảiquyết một vụ khiếukiệnhànhchính nói riêng và các vụ án khác, vai trò
của các luật sư cũng chưa thực sự được chú ý đúng mức. Từ đó càng nhấn mạnh nhu cầu phải
thay đổi cơchếgiảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhởnước ta, mà cụ thể là phải thiếtlậpcơquan
tài phánhànhchính với vai trò là chủ thể chínhgiảiquyết các khiếukiệnhànhchính để các
khiếu kiệnhànhchính không phải là gánh nặng của các cơquanhànhchính cũng như tố tụng,
đồng thời, có thể giảiquyết thoả đáng các tranh chấp giữa công dân và cơquan công quyền
(cơ quanhànhchính Nhà nước, người có thẩm quyền), đảm bảo lợi ích cao nhất của các bên.
Với hoạt động của cơquantàiphánhành chính, tình trạng quan liêu trong quá trình giảiquyết
khiếu nại sẽ được xoá bỏ, thay vào đó là những giải pháp có đầy đủ tính chất pháp lý và đáp
ứng được với những yêu cầu xã hội, yêu cầu chính trị của công tác giảiquyếtkhiếukiệnhiện
nay.
Bên cạnh thủ tục giảiquyếtkhiếu nại của cơquanhànhchính nhà nước, pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và pháp luật về toà án nhân dân còn qui định thủ tục giảiquyếtkhiếukiện
hành chínhtại toà hành chính. Mặc dù thủ tục giảiquyếtkhiếu nại tạicơquanhànhchính còn
nhiều bất cập, song không thể phủ nhận ý nghĩa thực tế của giai đoạn này. Thực tế, tại Mỹ và
nhiều nước khác cũng vẫn áp dụng thủ tục giảiquyết tranh chấp hànhchính theo ba kênh: một
là bản thân người ra quyết định, tiếp đến là tư pháp hành chính, cuối cùng là xét xử theo trình
tự tố tụng tại Toà án theo hai cấp.
10
Như vậy, cả cơquanhànhchính và toà hànhchính trong cơchếgiảiquyếtkhiếu nại,
khiếu kiệnhànhchínhởnướcta đều đóng một vai trò nhất định. Tuy nhiên, do những yêu cầu
thực tế nên vai trò này đã không được phát huy hiệu quả, để lại nhiều bất cập trong quá trình
thực hiện. Do đó, việc thiếtlập một cơchế mới để giảiquyết các khiếu nại, khiếukiệnhành
chính với sự tham gia của cơquantàiphánhànhchính là một yêu cầu chính đáng trong giai
đoạn phát triển hiệnnay và lâu dài của nướcta trong quá trình hội nhập.
2.2.3.2. Thủ tục giảiquyếtkhiếukiệnhànhchính của cơquantàiphánhànhchính
Theo kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Mỹ, cơquantàiphánhànhchính được coi
như một cơquan “hoà giải” – làm trung gian giữa người khiếu nại và cơquanhànhchính bị
khiếu nại để giảiquyết những bức xúc, những tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý và
bị quản lý. Vì thế, có thể qui định thủ tục giảiquyếtkhiếukiệnhànhchínhtạicơquantài
phán hànhchính như sau:
- Khi nhận được khiếu kiện, cơquantàiphánhànhchính tiến hành thẩm tra, xác minh.
Trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hànhchính trái pháp luật, cơquantài
phán hànhchính sẽ tiến hành hoà giải hoặc yêu cầu cơquanhànhchính sửa chữa, khắc phục
hoặc huỷ bỏ quyết định sai trái. Nếu cơquanhànhchính chấp hành thành công, cơquantài
phán ra phánquyết công nhận chấm dứt việc khiếu kiện.
- Nếu việc hoà giải không thành hoặc cơquanhànhchính không chấp hành yêu cầu
sửa chữa của cơquantàiphánhànhchính thì đưa vụ việc ra giảiquyếtởcơquantàiphán
hành chính theo thủ tục riêng được áp dụng tạicơquan này.
- Nếu việc giảiquyếttạicơquantàiphánhànhchínhcó sai lầm thì vụ việc được đưa
ra toà hànhchính để xem xét về mặt áp dụng pháp luật.
2.2.4. Mối quan hệ của cơquantàiphánhànhchính với cơquanhànhchính và với
toà hành chính.
Để đảm bảo được tính độc lập trong quá trình giảiquyếtkhiếu nại hành chính, cơ
quan tàiphánhànhchính phải được thành lập là cơquan thuộc Chính phủ, độc lập với cơ
quan hànhchínhquản lý, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ (hay người được Thủ
tướng uỷ quyền). Phánquyết cuả cơquantàiphánhànhchính phải chịu sự giám đốc của
TAND tối cao. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc “Toà án nhân dân tối cao là cơquan xét
xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 134 Hiến pháp 1992) và
qui định tại Điều 109 của Hiến pháp: “Chính phủ là cơquanhànhchính nhà nước cao nhất”.
2.2.4.1. Mối quan hệ giữa cơquantàiphánhànhchính và cơquanhành chính.
Khi cơquantàiphánhànhchính được thành lập thì sẽ đảm trách việc giảiquyết các
khiếu kiệnhànhchính đã được giảiquyếtởcơquanhànhchính mà không thành hoặc không
được giải quyết. Vì thế, cơquantàiphánhànhchính sẽ độc lập với cơquanhành chính, chỉ
thực hiện chức năng tài phán, không thực hiện chức năng quản lý hànhchính (thuộc chức
năng của cơquanhành chính). Dù vậy, cơquantàiphánhànhchính thực chất vẫn sẽ là một
cơ quanhànhchính (có quan hệ về ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động) nhưng hoạt
động theo thủ tục tài phán.
Mối quan hệ giữa cơquantàiphánhànhchính và cơquanhànhchính thực chất sẽ là
mối quan hệ giữa hai hệ thống cơquan thuộc bộ máy nhà nước (nhánh quyền lực hành pháp),
với chức năng, thẩm quyền riêng biệt. Điều quan trọng là cơquantàiphánhànhchínhhoàn
[...]... một cơchế giải quyếtkhiếukiệnhànhchính của nước ta: cơquantàiphánhànhchínhcó chức năng giải quyếtkhiếu nại hànhchính về tính hợp lý, hợp pháp; còn toà hànhchính sẽ xem xét việc áp dụng 15 pháp luật của quyết định, phánquyết của cơquantàiphánhànhchính trong quá trình giảiquyếtkhiếu nại hànhchính nếu có kháng nghị (theo thủ tục giám đốc thẩm) Và quan trọng hơn cả là giúp cơquan hành. .. khiếu nại hànhchính để cơquannàycó đủ thẩm quyền yêu cầu các cơquanhànhchính (một bên trong tranh chấp hành chính) hợp tác, cung cấp chứng cứ và thực hiện nghiêm túc các phán quyết, quyết định của cơquantàiphánhànhchính khi giảiquyếtkhiếu nại hànhchính - Trong quá trình giảiquyếtkhiếu nại hành chính, cơquantàiphánhànhchính nên được hoạt động như một “phiên toà” độc lập sẽ giúp người... điều kiện để bổ nhiệm làm tàiphán viên hànhchính lâu dài Đây sẽ là một nguồn nhân sự có giá trị, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của cơquantàiphánhànhchính - Mặc dù về tổ chức, cơquantàiphánhànhchính chỉ là một cơquan trong bộ máy nhà nước như các cơquanhànhchính và toà hànhchính nhưng cần phải qui định cho cơquantàiphánhànhchính một vị thế đặc biệt trong giảiquyếtkhiếu nại hành. .. trong các quyết định, hành vi hànhchính bị khiếu nại khi người khiếu nại không đồng tính với phánquyết của cơquantàiphánhành chính, tiến hànhkhiếukiện vụ án hànhchínhtại toà hànhchính Mở rộng thẩm quyền cho toà hànhchính để được xem xét lại mọi quyết định, hành vi hànhchính hoặc việc không thực hiện các hành vi hànhchính - Về pháp luật khiếu nại, tố cáo cần được tách riêng phầnkhiếu nại,... 3.1.2 Hoànthiện pháp luật khiếu nại tố cáo liên quan đến cơ chếgiảiquyếtkhiếu nại, khiếukiệnhànhchính Từ thực tiễn giảiquyếtkhiếu nại, khiếukiệnhànhchínhởnướcta cho thấy, mọi bất cập, hạn chế của cơchếnày đều xuất phát từ các qui định pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều chồng chéo và chưa hoànthiệnCó thấy điều này ngay trong qui 12 định về quyết định hành chính. .. quyền giảiquyết hiệu quả, dứt điểm các vụ khiếu nại hànhchính mà họ được phân công thụ lý, giảiquyết 3.2 Một số đề xuất - Về thẩm quyền của cơquantàiphánhànhchínhcó thể được xác định gồm tất cả các khiếu nại hànhchính liên quan đến những quyết định hànhchính của cơquanhànhchính hay hành vi hànhchính của người có thẩm quyền Cơquantàiphánhànhchính sẽ xem xét tính hợp lý của quyết. .. nại lên cơquanhànhchính đã ban hànhquyết định hànhchính bị khiếu nại hoặc người có thẩm quyền đã thực hiệnhành vi hànhchính bị khiếu nại để khắc phục sự rườm rà trong cơ chếgiảiquyếtkhiếu nại hànhchính hiện nay vốn bị coi là “thiếu vô tư, khách quan và khó đạt được sự công bằng” Nên qui định theo hướng để người khiếu nại chuyển khiếu nại thẳng đến cơquantàiphánhànhchính – cơquan chuyên... độc lập với cơquanhànhchính (cơ quan, ngừơi ra quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại) Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơquantàiphánhànhchính 2.2.4.2 Mối quan hệ giữa cơquantàiphánhànhchính và toà hànhchính thuộc TAND tối cao Theo qui định của Điều 127 và Điều 134 Hiến pháp, chức năng xét xử chỉ thuộc về một mình toà án Do vậy, đối với toà hành chính, cơ quan. .. tàiphánhànhchính chỉ là một cấp giải quyếtkhiếukiệnhànhchính về mặt nội dung Khi quyết định hoặc việc giảiquyết của cơquantàipháncó sai lầm thì mới phải đưa ra toà hànhchính để xem xét về việc áp dụng pháp luật với điều kiện một bên tranh chấp đưa ra yêu cầu xem xét lại phánquyết của cơquantàiphánhànhchính trong một thời gian luật định Như vậy, dù cơquantàipháncó được thành lập. .. Các quyết định của cơquantàiphánhànhchính phải được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế nhà nước (như đối với các quyết định của toà án) - Thiếtlậpcơquantàiphánhànhchính là phù hợp với điều kiệnhiệnnayởnướcta và như là bước chuẩn bị cho quá trình mà mọi tranh chấp hànhchính đều có thể được giảiquyết thông qua toà án 11 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ THIẾTLẬPCƠQUAN . và nghiên cứu đề tài Thiết lập cơ quan tài
phán hành chính góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta
hiện nay để làm Luận. Thiết lập cơ quan tài phán hành chính góp
phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện
hành chính ở nước ta hiện nay
Trịnh Thị Hương