Đề xuất một số giải pháp cho phố biến, giáo dục Luật trật tự an toàn giao thông: Phát triển các nguồn nhân lực nhân lực và tài chính; Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các c
Trang 1Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông, qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đặng Quang Tuân
Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS TS Hoàng Thị Kim Quế
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày cơ sở khoa học, vị trí, vai trò, mục đích của phố biến giáo dục Luật
trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Khái quát tình hình phổ biến giáo dục Luật TTATGT ở nước ta hiện nay Phân tích thực trạng phổ biến giáo dục Luật trật tự an toàn giao thông, qua thực tiễn tĩnh Quảng Bình Đề xuất một số giải pháp cho phố biến, giáo dục Luật trật tự an toàn giao thông: Phát triển các nguồn nhân lực (nhân lực và tài chính); Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương; Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT); Kiện toàn tổ chức của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
và nâng cao vai trò của cơ quan tư pháp; Đổi mới hình thức cũng như nội dung phổ biến, giáo dục; tùy từng đối tượng để có nội dung phù hợp; Xây dựng văn hóa giao thông; Tăng cường xử phạt, cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; Tăng cường phổ biến giáo dục ATGT cho thanh thiếu niên; Trách nhiệm của người dân
khi tham gia giao thông
Keywords: Giáo dục pháp luật; Lịch sử nhà nước; Giao thông; Pháp luật Việt Nam;
Quảng Bình
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trung bình, mỗi ngày trên cả nước có 30 người chết do tai nạn giao thông (TNGT), cộng lại mỗi năm có trên 1 vạn người chết và vài chục ngàn người bị thương vì lý do không đáng có này
Tính sơ qua, số người chết do TNGT một năm ở nước ta bằng số người chết trong 120 cơn bão lớn, gấp gần 3 lần hậu quả cuộc chiến kéo dài 7 năm ở I rắc
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, lưu lượng phương tiện tham gia lớn , thì có một nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng, đó là ý thức tham gia giao thông, cao hơn có thể nói, văn hoá giao thông của chúng ta đang có vấn đề!
Trang 2Điều này được chứng minh bởi tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ gia tăng với các hành vi như: chạy quá tốc độ, sử dụng rượu, bia, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm
Năm nay, năm 2012 Được ủy ban an toàn quốc gia chọn làm “năm an toàn giao thông”, với chủ đề: “ Thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chông ùn tắc giao thông ở các tỉnh thành phố lớn Đồng thời, phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông và xây dựng văn hóa giao thông đến từng phường xã, khu dân cư”
Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nêu cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toan giao thông, nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, tai nan giao thông được kiềm chế, giảm cả về số vụ số người chết và bị thương
Ý thức được sự nóng bỏng của vấn đề TTATGT và vai trò vô cùng quan trọng của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông ở nước ta nói chung cũng như ở Quảng Bình nói riêng Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang có sự chuyển mình đáng kể về kinh tế xã hội và cùng với nó là đời sống giao thông vô cùng phức tạp, ngày ngày đang là bài toán nan giải cho nước nhà và cũng như ở Quảng Bình
Mặt khác, để góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng văn hóa giao thông, đưa đời sống giao thông nước nhà và khu vực tỉnh nhà đi vào ổn định Tôi đã lựa chọn nội dung: “ Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông, qua thực tiễn ở Tỉnh Quảng Bình” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp cho mình
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài, nhất là qua việc phân tích thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông trên phạm vi cả nước nói chung và cụ thể ở Tỉnh Quang Bình nói riêng Qua đó góp phần xây dựng lối sống văn hóa giao thông tiên tiến, văn minh, cùng với cả nước phát triển một cách toàn diện và bền vững
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài Giúp cho chính bản thân Tôi và những người có quan tâm
về vấn đề trật tự an toan giao thông và văn hóa giao thông hiểu thêm về tầm quan trọng của phổ biến giáo dục pháp luật giao thông Nó thực sự là một nhân tố thiết yếu ảnh hướng tới hạnh phúc của mọi người, mọi nhà và góp phần ổn định kinh tế - xã hội- chính trị quốc gia Từ đó mối chúng ta sẽ có cách ứng sứ phù hợp, tốt đẹp khi tham gia giao thông, từng bước xây dựng nền văn hóa giao thông tiến bộ văn minh phù hợp với xu thế thời đại và văn minh nhân loại
Đối với địa phương Tỉnh Quảng Bình, một vùng đất ở miền Trung đang từng ngày đối mới, là một trong những Tỉnh có đường Quốc Lộ 1A chạy qua với chiều dài lớn nhất trong nước.Đây cũng là khu vực có đời sống giao thông phức tạp nhất, là điểm nóng về trật tự an toàn giao thông trong những năm gần đây Bởi vậy, khi nghiên cứu đề tài không có mục đích gì khác
là tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự
an toàn giao thông của Tỉnh nhà, qua đó đúc rút những kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông và từng bước đưa giao thông Tỉnh nhà đi vào nề nếp ổn định, bảo đám hạnh phúc mọi nhà
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào đối tượng là hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình và một vài địa phương khác trên cả nước, từ đó tìm ra những cái làm được và những hạn chế của công tác phố biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông Cuối cùng là rút ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
Trang 3quả của công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông của Tỉnh cũng như cả nước
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài chú yếu nghiên cứu vần đề phổ biến, giáo dục pháp luật về
an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình Cụ thể là thực trạng của công tác này ở các Huyện, thành phố Đồng Hới Quảng bình trong những năm gần đây
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so sánh
- Phương pháp định tính: nhận định và giả thuyết về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật
về trật tự an toàn giao thông
- Phương pháp thống kê xã hội học: Điều tra, thu thập và xử lí số liệu qua phiếu thăm dò thông tin
5 Nội dung và kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở khoa học, vị trí, vai trò, mục đích của phố biến giáo dục Luật trật tự an toàn giao thông
Chương 2 Thực trạng phổ biến giáo dục Luật trật tự an toàn giao thông, qua thực tiễn tĩnh Quảng Bình
Chương 3 Một số giải pháp cho phố biến, giáo dục Luật trật tự an toàn giao thông
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT ATGT 1.1.Cơ sở lý luận của phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông
1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông
“Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các
hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức,
cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”
Cả cụm từ phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:
(i) Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng
(ii) Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thường mà không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ, công chức) phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; Triển khai chương trình kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận…về phổ biến, giáo dục pháp luật
Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông về cơ bản cũng giống với phổ biến giáo dục pháp luật nói chung nhưng khác chăng ở phạm vi hoạt động được giới hạn ở lĩnh vực giao thông vận tải Có thể hiểu phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giao thông vận tải nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông nói riêng là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên
Trang 4chức, người lao động trong ngành giao thông vận tải cũng như người tham gia giao thông nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông
1.1.2 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong phổ biến, giáo dục pháp luật vấn đề quan trọng và cơ bản nhất đó là xác định được mục đích là gì? Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật là những gì mà chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra khi thực hiện và mục đích chính là một trong những yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của phổ biến, giáo dục pháp luật Có thể khái quát các mục đích chính của giáo dục pháp luật bao gồm:
- Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho đối tượng
- Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tượng
- Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luậ cho đối tượng
1.1.3 Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật
Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý
của mọi thành viên trong xã hội
1.1.4 Đặc điểm phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông
1.1.4.1 Đặc điểm về đối tƣợng và chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông
Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông: Đối với công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, các cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông có thể kể đến là Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường, phóng viên, biên tập viên chuyên mục an toàn giao thông của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp, các tổ chức nghề nghiệp (Hội luật gia, Đoàn luật sư, Tư vấn pháp lý )
Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật: ở đây có thể là cá nhân, những nhóm cộng đồng
xã hội, đó có thể là cán bộ, công chức, viên chức; công nhân lao động; nông dân, học sinh sinh viên, thanh niên và thậm chí là cả những người tham gia đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng công an, thanh tra… Xét trong mối quan hệ này thì họ là đối tượng được giáo dục pháp luật, trong mối quan hệ khác họ có thể trở thành các chủ thể giáo dục pháp luật
1.1.2.3 Đặc điểm về nội dung và hình thức
Đặc điểm về nội dung: Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông phải bao gồm đầy đủ các thông tin pháp luật về an toàn giao thông (bao gồm cả kiến thức pháp luật cơ bản về các văn bản pháp luật thực định); các thông tin về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông; thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ pháp luật các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp)
Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông hiện nay bao gồm: Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường thuỷ nội địa và văn bản hướng dẫn thi hành; Luật đường sắt, Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông Tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác bảo đảm an toàn giao thông, những tấm gương tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vướng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ Tuyên
Trang 5truyền về hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm bài học cho mọi người
-Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông thông qua hoạt động của đội ngũ cán
bộ nòng cốt tại xã, phường, thị trấn
1.1.5.Quan niệm về hiệu quả PBGDPL và các tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL
Hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật là kết quả đạt được theo đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hội được đem lại với chi phí về vật chất, tinh thần thấp nhất
Về hiệu quả PBGDPL xét trên phương diện thực hiện đúng các yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng Hiệu quả PBGDPL cần được đánh giá trên từng mục đích cơ bản của PBGDPL: mục đích nhận thức, mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật và mục đích hành vi phù hợp pháp luật Đây chính là “bộ ba mục đích“ của PBGDPL Như vậy mới thật sự khách quan, toàn diện và công bằng đối với hoạt động PBGDPL Theo đó, có các tiêu chí sau: Tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức pháp luật;
Tiêu chí 2: đạt được mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật;
Tiêu chí 3: đạt được mục đích hành vi phù hợp pháp luật
Hiểu một cách cụ thể hơn, hiệu qủa PBGDPL được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau đây:
Tiêu chí thứ nhất: về trạng thái tri thức ban đầu của đối tượng PBGDPL khi chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật
Tiêu chí thứ hai: về trạng thái thái độ, tình cảm pháp luật ở đối tượng phổ biến,giáo dục pháp luật trước khi được phổ biến,giáo dục pháp luật nhằm xây dựng, củng cố niềm tin vào pháp luật
Tiêu chí thứ ba: về trạng thái của động cơ và hành vi tích cực pháp luật ở đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật Hiệu quả của hoạt động PBGDPL được đánh giá
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ tuy còn đơn giản nhưng cũng đã có đóng góp vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi tham gia giao thông, cụ thể như:
- Về bảo đảm an toàn giao thông có Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- Về kết cấu hạ tầng giao thông có Pháp lệnh Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Nghị định
số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
Trang 6- Về xử phạt vi phạm hành chính có Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông
đô thị
- Về hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật về giao thông đường bộ: ngày 29/6/2001 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Giao thông đường bộ Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002 Đây là Luật đầu tiên về lĩnh vực giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan
Ngay sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện Chỉ tính trong
6 năm (từ năm 2001 đến năm 2007) để triển khai thực hiện Luật đã có tới 190 văn bản được ban hành, trong đó Chính phủ ban hành 14 Nghị định và 02 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 Quyết định và 05 Chỉ thị; Bộ Giao thông vận tải ban hành 93 Quyết định, 11 Thông tư
và 09 Chỉ thị; Bộ Công an ban hành 10 Quyết định, 13 Thông tư, 02 Chỉ thị; Bộ Tài chính ban hành 02 Quyết định và 11 Thông tư; Bộ Y tế ban hành 01 Quyết định và các Bộ ban hành 08 Thông tư liên tịch
Song song với những kết quả đạt được từ khi luật 2001 có hiệu lực thì bản thân luật 2001 vẫn bộc lộ những hạn chế Chính vì vậy luật giao thông đường bộ 2008 đã được ban hành với nhiều điểm mới, tiến bộ và phù hợp với sự phát triểu của đất nước Bên cạnh đó còn có nhiều chỉ thị hướng dẫn thi hành luật 2008 và đưa luật mới vào nhân dân Chỉ thị 07/2008/CT-BGTVT về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải giai đoạn 2008_ 2012 do Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành
1.2.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông là yêu cầu cấp bách hiện nay
Giao thông đường bộ là một lĩnh vực mang tính xã hội cao, đối tượng tham gia giao thông
đa dạng về thành phần, lứa tuổi, trình độ văn hoá Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ chưa sâu và chưa thường xuyên, nội dung và hình thức chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là đồng bào ở nông thôn, vùng sâu vùng xa Việc tổ chức dạy Luật Giao thông đường bộ trong các trường học còn ít; Chương trình truyền hình đưa tin về trật tự an toàn giao thông trong Bản tin “Chào buổi sáng” nhiều thông tin chưa được chọn lọc, kiểm chứng nên có nhiều tin chưa chính xác và thời gian đưa tin chỉ phù hợp đối tượng cán bộ công chức làm giờ hành chính, cán bộ hưu trí, còn ít tác dụng đối với viên chức, công nhân làm việc ca kíp, học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do và người lao động ở khu vực nông thôn Công tác tuyên truyền mới tập trung thực hiện ở các Bộ, ngành chức năng và một số cơ quan thông tin đại chúng, chưa có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội Tại nhiều địa phương, việc tuyên truyền chủ yếu ở UBND cấp tỉnh do Ban An toàn giao thông,
Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh thực hiện; UBND cấp huyện, cấp xã chưa quan tâm đúng mức nên chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia
Nếu xét từ góc độ quyền về sức khỏe, tính mạng, quyền sống của con người thì hoàn toàn
có thể nói rằng, đảm bảo an toàn, trật tự giao thông còn nóng bỏng hơn, bức xúc hơn so với các vấn đề xã hội khác PBGDPL trong lĩnh vực này thực sự là vấn đề đặc biệt cấp bách hiện nay Không nên tiết kiệm vào việc huy động trí tuệ, công sức, thời gian để tìm ra những biện pháp quyết liệt, hợp lý, khả thi hơn thì mới có thể cải thiện được tình hình chấp hành pháp luật về trật
tự an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC LUẬT ATGT, QUA THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Khái quát tình hình phổ biến giáo dục Luật TTATGT ở nước ta
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ Mỗi ngày, các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn cả nước Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Đảng và Nhà nước ta phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông
- Công tác phổ biến, giáo dục luật trật tự an toàn giao thông được thực hiện đồng bộ kết
hợp giữa các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương
- Phổ biến, giáo dục luật TTATGT cho mọi đối tượng và ở mọi nơi
-Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
2.2 Thực trạng phổ biến an toàn giao thông tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tân Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông) Tỉnh giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27 km² trong đó 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Quảng Bình
Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam
2.2.1 Thực trạng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1.1 Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Bình
Hệ thống đường bộ của tỉnh bao gồm:
-Quốc lộ: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Đường Hồ Chí Minh phía Tây, Quốc lộ 15 dài 69 km, Quốc lộ 12A từ Ba Đồn đến Mụ Dạ
- Hệ thống tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến, có tổng chiều dài 364 km, có 29 cầu các loại với tổng chiều dài là 401m, 3 ngầm có chiều dài 205 m
- Đường nội thị: có 34 km, nền dường rộng từ 6m dến 34 m, mặt đường rộng từ 4m đến 22,5m
Trang 8- Đường huyện xã có: 744 km đường huyện và 2.647 km đường xã,
2.2.1.2 Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ qua các năm
Qua bảng số liệu cho thấy tai nạn giao thông giảm cả trên 3 mặt: số vụ, số người chết và bị thương Tuy vậy, so với yêu cầu, tỷ lệ giảm chưa nhiều, số vụ và số người chết vẫn còn cao Đặc biệt là giai đoạn 2008-2009, số người chết vì tai nạn giao thông năm 2009 lên đến 286 tăng 20,2% so với năm 2008; và giai đoạn này Quảng Bình là tỉnh có tỉ suất tử vong trung bình do tai nạn giao thông cao nhất (38,9 người tử vong/100.000 dân
2.2.1.3 Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông
Tình hình TTATGT ở địa bàn tỉnhh diễn biến khá phức tạp ở các các huyện, thành phố thuộc tỉnh trong các năm qua
Thực hiện Tháng ATGT năm 2011, lực lượng CSGT, CSTT Công an thành phố Đồng Hới
đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát tại các “điểm đen” như ngã tư Bưu điện tỉnh, ngã 3 Bắc Lý, đường Trương Pháp, đường Trần Hưng Đạo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ATGT Kết quả lực lượng CSGT đã thực hiện 30 ca tuần tra kiểm soát, với 136 lượt cán bộ chiến
sĩ tham gia, phát hiện được 421 trường hợp vi phạm (trong đó ô tô 25 trường hợp, mô tô 396 trường hợp), xử phạt 317 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 105.345.000 đồng và tước quyền
sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn của 9 trường hợp vi phạm Trên các tuyến đường thủy nội địa, lực lượng CSGT Công an thành phố đã phối hợp với Công an xã Bảo Ninh kiểm tra hoạt động của các bến đò khách ngang sông Nhật Lệ, yêu cầu công an xã kiểm tra tất cả các chuyến
đò trước khi xuất bến
Thực hiện năm An toàn giao thông (ATGT) 2012, ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo Công an huyện Minh Hóa đã chỉ đạo Đội CSGT chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm nhằm lập lại trật tự ATGT trên địa bàn Ngay từ đầu năm, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện đã tổ chức 162 ca tuần tra, kiểm soát với 486 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện, lập biên bản 180 trường hợp vi phạm, tạm giữ 47 phương tiện, trong đó có 6 xe ô tô, 41 xe
mô tô và 133 giấy tờ; không đội mũ bảo hiểm 50 trường hợp
Để giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm giao thông trong thời gian tới, lực lượng CSGT huyện Minh Hóa tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuần tra kiểm soát, xử lý kiên quyết các hành vi
vi phạm; tổ chức tuần tra lưu động, khép kín địa bàn, đảm bảo lực lượng CSGT liên tục có mặt trên đường; đặc biệt, tập trung theo từng chuyên đề xử lý các đối tượng điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định, phóng nhanh vượt ẩu, đón trả khách không đúng nơi quy định
Đội Cảnh sát giao thông - trật tự và Cơ động Công an huyện Quảng Ninh đã tổ chức 830 ca tuần tra, kiểm soát, phát hiện 2.886 trường hợp vi phạm, trong đó lập biên bản 1.967 trường hợp,
Trang 9tạm giữ 396 phương tiện và xử lý tại chỗ 523 trường hợp với số tiền trên 47 triệu đồng; xử lý tại trụ sở 2.708 trường hợp, phạt tiền 728 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe có thời hạn 15 trường hợp Ngoài ra, Ban Chỉ đạo An toàn giao thông huyện cũng thường xuyên kiểm tra việc đảm bảo hành lang an toàn giao thông tại các ngã ba, ngã tư và những điểm thường xảy ra tai nạn giao thông Các xã, thị trấn đã chủ động kiểm tra, ngăn chặn tình trạng cơi nới trái phép để bán hàng hóa, nguyên - vật liệu hai bên lề đường
Đối với người đi bộ, những lỗi thường vi phạm là: Đi bộ dưới lòng đường, Băng qua đường không đúng vạch quy định, Băng qua đường không đúng đèn giao thông Nguyên nhân là
do vỉa hè bị lấn chiếm “Vỉa hè dành cho người đi bộ”, nhưng ở Tp Đồng Hới và một số thị trấn của tỉnh Quảng Bình thực tế không phải như vậy.Tình trạng chiếm dụng vỉa hè xảy ra phổ biến trên các tuyến đường thị trấn Ba Đồn
Câu chuyện chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường có nhiều nguyên nhân nhưng vẫn là ý thức của người dân chưa cao, việc xử lý của các cơ quan chức năng không nghiêm và thường xuyên Bởi vậy, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường vẫn tái diễn liên tục
2.2.1.4 Các nguyên nhân gây tai nạn giao thông ở Quảng bình
Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ở Quảng Bình, nhưng các nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và Quảng Bình nói riêng có thể kể đến:
- Cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn
- Trách nhiệm, năng lực quản lý của cơ quan giao thông chưa tốt
- Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém
2.2.2 Tình hình phổ biến, giáo dục luật an toàn giao thông tại Quảng Bình
Xác định công tác tuyên truyền là biện pháp trọng tâm trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia lưu thông và là biện pháp quyết định hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn, các ban ngành, đoàn thể tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chặt chẽ cùng thực hiện tốt chủ đề “Năm An toàn giao thông 2012”
2.2.2.1 Các hoạt động phổ biến, giáo dục luật an toàn giao thông tại Quảng Bình
Xác định công tác tuyên truyền là biện pháp trọng tâm trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia lưu thông và là biện pháp quyết định hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn, các ban ngành, đoàn thể tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chặt chẽ cùng thực hiện tốt chủ đề “Năm An toàn giao thông 2012”
- Hưởng ứng các hoạt động phổ năm an toàn giao thông Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ ATGT trong đoàn viên thanh niên Hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2012, Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi trong đoàn viên thanh niên, hội thảo với chủ đề “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Thanh niên công nhân với văn hóa giao thông”, “Hiểm họa bia rượu và tai nạn giao thông”, “Thanh niên học sinh, sinh viên với vấn đề đội mũ bảo hiểm” Theo đó, nội dung tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xác định là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, góp phần tích cực trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong các tầng lớp nhân dân nói chung và thanh, thiếu niên nói riêng
- Mở rộng phạm vi tuyên tuyên truyền từ cụm dân cư, khu phố đến nông thôn
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Bình triển khai mô hình điểm "Thôn văn hoá giao thông" ở thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình Được biết, đây là mô hình điểm về an toàn giao thông đầu tiên trên toàn quốc được triển khai Mô hình
“Thôn văn hóa giao thông” với đối tượng tham gia là tất cả cán bộ, đảng viên, công nhân viên,
Trang 10học sinh và quần chúng nhân dân trên địa bàn “Thôn văn hoá giao thông” thống nhất đưa ra 3 nội dung hoạt động như: Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như rải đinh; ném đất, đá lên tàu hoả, xả rác thải ra đường Tôn trọng, nhường nhịn người khác khi tham gia giao thông Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về đảm bảo TTATGT Sau khi thí điểm mô hình "thôn văn hoá giao thông" có kết quả tốt, Ban ATGT tỉnh Quảng Bình sẽ nhân rộng mô hình ra tất cả các địa phương khác trong tỉnh
- Tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học luôn được chú trọng
Tai nạn giao thông luôn là nỗi lo, mối quan tâm thường trực của các ngành chức năng, của những người tham gia giao thông nói chung và đối với ngành Giáo dục-Đào tạo nói riêng Để góp phần giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông của học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Sở Giáo dục-Đào tạo(GDĐT) đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và Tỉnh đoàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông cho học sinh, sinh viên thông qua những buổi sinh hoạt, học tập kiến thức giao thông ngoại khóa
“Để hưởng ứng “Tháng AT-GT” do Sở GD-ĐT phát động, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức các hội thi cho học sinh tham gia như: các cuộc thi viết, thi báo tường, thi sáng tác ca khúc, tranh, ảnh, tranh biếm họa, hội diễn sân khấu kịch ngắn và tấu hài có nội dung giáo dục, tuyên truyền về việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, chú ý nhấn mạnh thái độ ứng xử, hành vi của người tham gia giao thôn
Công an huyện Minh Hóa phối hợp với Trường Dân tộc nội trú huyện tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho gần 250 học sinh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường Quảng Ninh với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Xác định công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu nên thời gian qua, Ban Chỉ đạo An toàn giao thông huyện Quảng Ninh đã phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể tổ chức nhiều đợt truyên truyền an toàn giao thông cho trên 5.000 lượt giáo viên, học sinh của các trường THCS, THPT; thuyền thông Luật Giao thông đường sắt, đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật liên quan cho hàng ngàn lượt người
2.2.2.2 Hiệu quả công tác tuyên truyền ở Quảng bình
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành liên quan đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp mạnh về bảo đảm trật tự ATGT, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân, trong đó phải kể đến những kết quả tích cực của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT
Với những kiến thức về TTATGT được giáo dục trong nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thì đoàn học sinh Quảng Bình đã đạt thành tích cao tại hội thi "An toàn giao thông" cấp quốc gia Kết quả 1 giải nhất và hai giải ba có thể nói là những “con số sống” ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục, phổ biến luật TTATGT
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tại Quảng Bình, đã có 5.755 hộ dân tự nguyện hiến gần 500.000m2 đất với giá trị ước lên đến hàng chục tỷ đồng Tại huyện Quảng Trạch, người dân hiến trên 86.000m2, nhiều nhất tỉnh, tiếp đến là các huyện: Bố Trạch trên 55.252m2, Tuyên Hoá trên 257.380m2 Cùng với việc hiến đất, người dân Quảng Bình còn tự giác tháo dỡ gần 2.000.000m hàng rào, 187 trụ cổng, hiến trên 100.000 cây cối các
Trang 11loại, với tổng giá trị ước tính gần 20 tỷ đồng để mở rộng đường giao thông, dành đất xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng nhà văn hoá, chợ nông thôn
Và Quảng Bình là một trong 10 địa phương được Thủ tướng Chính biểu dương trong việc phấn đấu giảm nhiều người chết do tai nạn giao thông trong năm 2010 và năm 2011.10 địa phương được Thủ tướng biểu dương gồm: Đắk Nông, Hải Dương, Hà Nam, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Bình, Đắk Lắk, Nghệ An, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Để tìm hiểu nhận thức của người dân Quảng Bình về TTATGT, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến người dân dưới hình thức phiếu khảo sát với các câu hỏi liên quan đến nhận thức của người dân về luật Giao thông đường bộ, sự quan tâm của người dân về các chương trình tuyên truyền
về ATGT của tỉnh Qua đó làm thước đo cho công tác tuyên truyền, phổ biến luật TTATGT của tỉnh
Tỉ lệ %
1.Khi tham gia giao thông, bạn có
tuân thủ theo những biển báo có
trên đường?
Không để ý
42,5 Không hiểu nội dung của biển báo 31,6
2.Theo bạn, đảm bảo trật tự an
toàn giao thông đường bộ là trách
nhiệm của ai?
Ngành GTVT và công an 20,1
Cá nhân và tổ chức 40,6
3.Bạn có tham gia giao thông sau
khi đã uống rượu bia quá mức cho
5 Tốc độ tối đa bạn thường chạy
khoảng bao biêu?
Trang 12Trên 50km/h 22,8
6 Bạn có thường đi bộ dưới lòng
đường hay không?
Bảng 2.3 Thống kê nhận thức của người dân về Luật ATGT
Qua bảng thống kê số liệu từ phiếu đánh giá có thể nhận thấy rằng tình hình nhận thức về luật lệ an toàn giao thông của người dân địa phương còn ở mức tương đối thấp Mặc dù số lượng người dân có giấy phép lái xe chiếm một tỉ lệ khá cao (79,5%), thế nhưng các hành vi vi phạm ATGT đường bộ vẫn thường xuyên xảy ra:
-Không tuân thủ những biển báo có trên đường: 74,1%
-Tham gia giao thông khi đã uống rượu bia:91,2%
-Chạy vượt quá tốc độ quy định: 68,8%
-Đi không đúng làn đường quy định
Điều đó cho thấy Công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe còn một số tồn tại, việc quản lý, giáo dục lái xe chưa được coi trọng đúng mức Trình độ quản lý, năng lực đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa đồng đều, nhiều nơi công tác quản lý chưa tốt
Trong công tác sát hạch, việc sát hạch lái xe môtô làm thủ công, phân tán, chất lượng không đồng đều, ở một số nơi chất lượng thấp, có nơi xảy ra tiêu cực thông qua việc tìm hiểu nhận thức về luật an toàn giao thông của người dân có thể nhận thấy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ở địa phương chưa đạt hiệu quả, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới đạt yêu cầu về diện, thiếu chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế
Tỉ lệ %
1 bạn có thường xuyên theo
dõi các chương trình về ATGT
trên truyền hình tỉnh hay
không?
Không
49,8 Thỉnh thoảng
27,9
Có
22,3
2.Những nguồn nào sẽ giúp
bạn nhận được các thông tin về
ATGT một cách dễ dàng và
nhanh chóng nhất
Phương tiện thông tin đại chúng(báo nói, báo viết, báo đài…) 49,6 Các buổi vận động, tuyên truyền
24,3 Gia đình và bạn bè
26,1