Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
365,7 KB
Nội dung
Phápluậtgiảiquyếttranhchấpkếtnốiviễn
thông tạiViệtNam
Trần Văn Hoàn
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Mẫn
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Khái quát về mạng viễn thông, những vấn đề lý luận cơ bản về kếtnối và tranh
chấp kếtnốiviễn thông, về quá trình hình thành, phát triển của tranh chấp, về bản chất,
đặc điểm của tranh chấp. Thực trạng tranhchấp và phápluật về giảiquyếttranhchấpkết
nối tạiViệtNamthông qua vụ việc điển hình VNPT-VIETEL, làm rõ những phương án
pháp lý có thể vận dụng, giảiquyết các tranhchấpkếtnốiviễnthông theo quy định hiện
hành tạiViệt Nam. Phân tích và rút ra nhận xét về một số điểm bất cập của hệ thốngpháp
luật hiện tại trong quá trình kếtnốiviễn thông. Đưa ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện
từng bước hệ thống quy định phápluật về trình tự thủ tục giảiquyếttranhchấpkếtnối
viễn thôngtạiViệtNam
Keywords: Luật kinh tế; PhápluậtViệt Nam; Tranh chấp; Viễnthông
Content
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn cao học: “Pháp luậtgiảiquyếttranhchấpkếtnốiViễn thông" được chọn làm đề
tài nghiên cứu trên ba đòi hỏi sau đây:
- Đòi hỏi từ thực tiễn tranhchấp và cách giảiquyếttranhchấp thời gian qua: Các cơ
quan quản lý thì lúng túng; Các chủ thể tham gia tranhchấp có tâm lý không tin tưởng vào trình
tự, thủ tục giảiquyết theo phápluật hiện hành, thay vào đó, họ lại hành chính hoá tiến trình giải
quyết; Số lượng các vụ tranhchấpkếtnối có xu hướng ngày càng tăng do số lượng dịch vụ mới
và doanh nghiệp mới tăng.
- Đòi hỏi từ quá trình hội nhập Kinh tế, quốc tế của đất nước: Phải minh bạch, thực
thi hóa hệ thốngpháp luật, nhằm tạo tính cạnh tranh cho thị trường Viễn thông, phù hợp với cam
kết quốc tế.
- Đòi hỏi từ sự thiếu thống nhất, thiếu khả thi giữa các văn bản tham gia giảiquyết
tranh chấp: Hiện nay, tạiViệtNam đang tồn tại đồng thời 4 trình tự, thủ tục giảiquyếttranh
chấp kếtnốiviễn thông: 1) Pháp Lệnh Bưu chính, Viễn thông; 2) Pháp Lệnh trọng tài Thương
mại; 3) Bộ luật tố tụng dân sự; 4) Luật cạnh tranh. Tuy vậy, tính khả thi của mỗi trình tự không
cao, không phù hợp với đặc thù của tranhchấpkếtnốiviễn thông.
2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Pháp luậtgiảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthông là một khái niệm rộng. Do điều kiện về
thời gian, nguồn tài liệu khan hiếm và sự hạn chế trong nhận thức, Luận văn này chỉ tập trung
nghiên cứu trình tự, thủ tục liên quan đến giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông trong các văn
bản phápluậtViệt Nam, của ITU và một số nước trên thế giới. Ngoài ra, các bài viết liên quan
trên tạp chí, sách, báo, một số kết quả nghiên cứu trước đây về tranhchấp thương mại trong các
Luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu khoa học, các khuyến nghị của ITU cũng như thực tiễn
tranh chấp và giảiquyếttranhchấpkếtnốitạiViệtNam cũng được đưa vào phạm vi, đối tượng
nghiên cứu.
3. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo,
Luận văn chia thành 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề chung; Chương 2: Thực trạng tranh
chấp và phápluật về giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthôngtạiViệt Nam; Chương 3: Một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật về giảiquyếttranhchấpkếtnỗiviễnthôngtạiViệt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chương này bao gồm 3 nội dung cơ bản: 1) Khái quát về mạng Viễn thông; 2) Kếtnốiviễn
thông; 3) Tranhchấpkếtnốiviễn thông.
1.1 Khái quát về mạng Viễn thông:
Mục đích: Tập hợp những kiến thức cơ bản nhất về mạng viễn thông. Từ đó, tìm hiểu và
khái quát toàn bộ mạng viễnthôngtạiViệtNam hiện nay, tạo tiền đề kiến thức cho phần tiếp
theo: “Kết nốiviễn thông”.
Để đạt được mục đích đó, trong phần này, trên cơ sở phân tích các khái niệm về mạng viễn
thông dưới góc độ kỹ thuật và pháp lý, luận văn đã tiến hành phân loại mạng viễn thông, sau đó
tập trung vào mô tả, khái quát toàn bộ thực trạng mạng lưới viễnthôngtạiViệtNam hiện nay
thông qua những thông tin, mô hình chí tiết mạng của một số doanh nghiệp viễnthông lớn như:
VNPT, Vietel, EVN Telcom, Saigon Postel.v.v
Một số khái niệm điển hình về mạng viễn thông:
- “Mạng Viễnthông là phương tiện truyền đưa thông tin từ đầu phát tới đầu thu. Mạng
Viễn thông bao gồm các thành phần chính: Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi
trường truyền và thiết bị đầu cuối”.
- “Mạng Viễnthông là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các
đường truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các đường truyền dẫn tạo thành
các cấp mạng khác nhau”.
- “Mạng Viễnthông là tập hợp các thiết bị Viễnthông được liên kết với nhau bằng các
đường truyền dẫn bao gồm: Mạng Viễnthông công cộng, Mạng Viễnthông dùng riêng và Mạng
Viễn thông chuyên dùng”
1.2. KếtnốiViễnthông
Mục đích: Làm sáng tỏ bản chất của kếtnốiviễn thông, đồng thời nghiên cứu mở rộng
một số vấn đề có liên quan để hiểu rõ hơn về kếtnốiviễn thông.
Để đạt được mục đích đó, trong phần này, ngoài việc đưa ra những khái niệm “Kết nối
viễn thông”, luật văn cũng trình bày về: Phân loại kếtnốiviễn thông; Ý nghĩa, tầm quan trọng
của kếtnốiviễn thông; Điểm kết nối; Dùng chung cơ sở hạ tầng và Thoả thuận kếtnốiviễn
thông.
1.2.1. Một số khái niệm về kếtnốiviễn thông:
- Khái niệm của Liên minh Viễnthông quốc tế (ITU): KếtnốiViễnthông là những thoả
thuận về thương mại và kỹ thuật giữa những nhà cung cấp dịch vụ nhằm “nối” thiết bị, mạng và
dịch vụ với nhau để khách hàng của doanh nghiệp viễnthông có thể vào mạng, sử dụng dịch vụ
và thiết bị và khách hàng của doanh nghiệp viễnthông khác.
- Khái niệm của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO): KếtnốiViễnthông là sự liên kết
giữa những doanh nghiệp viễnthông hoặc mạng Viễnthông công cộng để cho phép người sử
dụng của doanh nghiệp viễnthông này liên lạc được với người sử dụng của doanh nghiệp viễn
thông kia và truy nhập vào dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ ấy theo một cam kết đã được hai
bên thoả thuận
- Kếtnối theo quan điểm của các nước Châu Âu: KếtnốiViễnthông là sự liên kết về mặt
logic và mặt vật lý giữa các mạng Viễnthông trong cùng một hoặc nhiều tổ chức khác nhau
nhằm cho phép người sử dụng của một tổ chức có thể liên lạc được với người sử dụng khác
thuộc cùng hoặc khác tổ chức hoặc để truy nhập vào dịch vụ của một tổ chức khác. Dịch vụ có
thể được cung cấp bởi các bên có liên quan hoặc bên truy nhập vào mạng khác.
- Khái niệm quy định trong Pháp lệnh Bưu chính, ViễnthôngViệt Nam: Kếtnối là việc
liên kết vật lý và lô gích các mạng Viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụ của mạng này có
thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngược lại.
1.2.2. Điểm kết nối.
- Hầu hết các nước có quan điểm thống nhất: Điểm kếtnối phải khả thi về mặt kỹ thuật
cho hai mạng Viễn thông, thường là các điểm kếtnối trung kế trên mạng nội hạt và tổng đài
tandem quốc gia.
- TạiViệt Nam, Điểm kếtnối là điểm nằm trên tuyến kếtnối hai mạng Viễnthông với
nhau, phân định trách nhiệm kinh tế, kỹ thuật giữa hai doanh nghiệp Viễn thông. Vị trí địa lý của
điểm kếtnối là: (1) Vị trí địa lý của điểm kếtnối cho liên lạc nội hạt là tổng đài nội hạt hoặc tổng
đài tandem nội hạt; (2) Vị trí địa lý của điểm kếtnối cho liên lạc đường dài trong nước là tổng
đài tandem nội hạt hoặc tổng đài đường dài; (3) Vị trí địa lý của điểm kếtnối cho liên lac quốc tế
là tổng đài đường dài hoặc tổng đài quốc tế; (4) Vị trí địa lý cho liên lạc di động là tổng đài
tandem nội hạt, hoặc tổng đài đường dài, hoặc tổng đài di động (Nghị định 160/2004 NĐ-CP).
1.2.3. Dùng chung cơ sở hạ tầng
- Khi kếtnốiviễn thông, để giảm tối đa các chi phí đối với các doanh nghiệp viễnthông
chia sẻ, sử dụng chung các tổng đài nội hạt hoặc hạ tầng mạng lưới, thiết bị của nhau như: Hạ
tầng mạng cáp, cống, bể cáp, nguồn điện Dùng chung cơ sở hạ tầng là một quy định có tính bắt
buộc tại nhiều nước trên thế giới.
- TạiViệt Nam, nguyên tắc sử dụng chung cơ sở hạ tầng được thể hiện trong Pháp lệnh
BCVT và Nghị định 160/2004/NĐ-CP. Trong đó có các quy định mang tính nguyên tắc về việc
sử dụng chung vị trí và cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng, giảm chi phí và
tạo thuận lợi trong khai thác mạng lưới. Việc sử dụng chung được thực hiện thông qua hợp đồng
trên cơ sở thoả thuận giữa các doanh nghiệp viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễnthông giữ quyền
quyết định việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng Viễnthông nếu các doanh nghiệp không thoả thuận
được, và xét thấy cần thiết phải bảo vệ lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và người sử dụng.
1.2.4. Thỏa thuận kếtnối (Ineterconnection Agrement)
Về nội dung, một thỏa thuận kếtnối thường gồm hai phần cơ bản: Phần thứ nhất là nội
dung chính của thỏa thuận (thỏa thuận khung). Phần này bao gồm những quy định mang tính
tổng quan, nguyên tắc định hướng chung cho toàn bộ phần còn lại như: Loại hình dịch vụ, phạm
vi cung cấp; Nguyên tắc kết nối; Cước dịch vụ kết nối, cước kết nối; Đối soát, hóa đơn, thu cước;
Kinh doanh chăm sóc khách hàng; Những cam kết chung và xử lý tranh chấp.v.v Phần thứ hai
bao gồm những phụ lục chi tiết hóa. Thông thường có thể có 7 phụ lục sau: Phụ lục I: Các văn
bản pháp lý chính của Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễnthông (Đây là phụ lục thường có ở các
văn bản mang tính hợp đồng tạiViệt Nam); Phụ lục II: Các nội dung cơ bản về kếtnối kỹ thuật
cung cấp dịch vụ; Phụ lục III: Qui định phối hợp xử lý sự cố kết nối; Phụ lục IV: Qui định xử lý
các cuộc gọi không bình thường; Phụ lục V: Qui định gửi số liệu cước, đối soát cước kết nối,
cước dịch vụ giữa hai bên; Phụ lục VI: Qui định về thanh toán cước kết nối, cước dịch vụ; Phụ
lục VII: Qui định về phối hợp giảiquyết khiếu nại khách hàng. Thông qua bảng minh họa dưới
đây, chúng ta sẽ thấy phần nào về tính phức tạp của một thỏa thuận kết nối.
Về hình thức pháp lý: Thỏa thuận kếtnối giữa các nhà cung cấp dịch vụ Viễnthông công
cộng mang bản chất một hợp đồng, tạiViệt Nam, đó là hợp đồng thương mại.
1.3. TranhchấpkếtnốiViễnthông
Mục tiêu của phần này là: Làm rõ khái niệm “tranh chấpkếtnốiviễn thông” và phân
biệt nó với tranhchấp thương mại thông thường.
Hiện chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra khái niệm “tranh chấpkếtnốiviễn thông”.
Trong khi lại có nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm “tranh chấp”. Về cơ bản, các tài liệu thống
nhất hiểu “tranh chấp” là một dạng xung đột về lợi ích.
Để làm rõ khái niệm “tranh chấpkếtnỗiviễn thông”, luận văn tập trung làm rõ hai vấn đề
cơ bản: 1) Nguyên nhân, điều kiện tồn tại của tranhchấpkếtnốiViễn thông; 2) Bản chất, đặc
điểm của tranhchấpkếtnốiViễn thông.
1.3.1. Nguyên nhân, điều kiện tồn tại của tranhchấpkếtnốiviễn thông.
Trên cơ sở phân tích bản chất của thị trường viễnthông trước và sau khi có cạnh tranh tự
do tại thị trường một số nước điển hình như Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.v.v và Việt
nam, luận văn kết luận: Điều kiện tồn tại của tranhchấpkếtnối là thị trường tự do cạnh tranh,
nguyên nhân cơ bản của tranhchấpkếtnốiViễnthông là sự xung đột về lợi ích và vị thế trên thị
trường giữa các doanh nghiệp viễn thông.
1.3.2. Bản chất, đặc điểm của tranhchấpkếtnốiViễn thông.
Căn cứ vào thực tiễn và các quy định pháp lý về Viễnthông của ViệtNam và một số
nước trên thế giới, tranhchấpkếtnốiViễnthông có 6 đặc điểm sau đây:
1) TranhchấpkếtnốiViễnthông nảy sinh trong lĩnh vực Viễn thông.
2) Chủ thể trong tranhchấpkếtnốiViễnthông luôn là những doanh nghiệp viễnthông
(chủ yếu là thoại cố định và di động), mặc dù, ngoài doanh nghiệp Viễn thông, trong lĩnh vực
Viễn thông còn có người sử dụng, mạng Viễnthông dùng riêng, đại lý dịch vụ Viễn thông.v.v…
3) Về hình thức giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễn thông: Ngoài 4 hình thức phổ biến giải
quyết tranhchấp thương mại thông thường là: Thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài, trong
lĩnh vực Viễn thông, hình thành một hình thức giảiquyết đặc biệt, nó là tổng hòa những đặc
trưng của giảiquyết bằng hình thức tòa án, trọng tài, thỏa thuận, hòa giải, thêm vào đó là những
yếu tố có tính kỹ thuật, công nghệ Viễn thông. Sự kết hợp này cho ra đời một hình thức giải
quyết linh động, mềm dẻo, phù hợp với đòi hỏi về tính liên tục, thông suốt của thông tin liên lạc.
Hình thức này có thể được giao cho Cơ quan quản lý Viễnthông quốc gia, một tòa án đặc biệt,
trọng tài, hay cơ quan quản lý cạnh tranh đảm nhận.
4) Khác với đa phần các tranhchấp hợp đồng khác, tranhchấpkếtnốiViễnthông nảy
sinh ngay cả khi các bên đang trong giai đoạn đàm phán.
5) TranhchấpkếtnốiViễnthông không mang tính “một mất, một còn”, mà các bên vừa
là đối thủ, vừa là đối tác của nhau. Có thể nóitranhchấpkếtnốiViễnthông là sự tranhchấp
trong “hoà bình”.
6) TranhchấpkếtnốiViễnthông liên quan mật thiết tới quyền lợi các bên thứ ba như:
Người sử dụng dịch vụ, nhà nước.
Từ những phân tích trên đây, Luận văn đã rút ra khái niệm: “Tranh chấpkếtnốiViễn
thông” là một dạng đặc biệt của tranhchấp thương mại, nảy sinh trong lĩnh vực Viễn thông, liên
quan đến việc đàm phán, ký kết, thực hiện “Thoả thuận kết nối” giữa các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ, nhằm mục tiêu tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ trên cơ sở một “Thỏa thuận kết
nối” phù hợp với lợi ích các bên, lợi ích nhà nước và lợi ích của cộng đồng người sử dụng dịch
vụ”.
Căn cứ và đặc điểm và khái niệm “Tranh chấpkếtnốiViễn thông”, có thể phân biệt được
với tranhchấp thương mại thông thường. Trong số những điểm khác biệt đó, khác biệt cơ bản và
quan trọng nhất là: Tranhchấp thương mại có thể dẫn đến chấm dứt mối quan hệ giữa các bên
(đôi khi mục tiêu của tranhchấp là để chấm dứt quan hệ). Trong khi với tranhchấpkếtnốiViễn
thông, quan hệ giữa các bên vẫn tiếp tục được duy trì, trong nhiều trường hợp, việc giảiquyết
tranh chấp mới chỉ là điểm bắt đầu của một giai đoạn quan hệ mới.
Chương 2
THỰC TRẠNG TRANHCHẤP VÀ PHÁPLUẬT VỀ GIẢIQUYẾTTRANHCHẤPKẾT
NỐI VIỄNTHÔNGTẠIVIỆTNAM
Chương này bao gồm 2 nội dung chính: 1) Thực trạng tranhchấpkếtnốiviễn thông; 2) Pháp
luật về giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthôngtạiViệtNam hiện nay.
2.1. Thực trạng tranhchấpkếtnốiViễnthôngtạiViệtNam trong thời gian qua.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tranhchấp và giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthông trong
thời gian qua, từ đó rút ra điểm hạn chế, làm cơ sở, tiền đề cho những kiến nghị sửa đổi tại
Chương 3.
Phù hợp với mục tiêu trên, Mục này có 3 nội dung chính: 1) Các giai đoạn phát triển của
tranh chấpkếtnốiviễnthôngtạiViệt Nam; 2) Vụ tranhchấpkếtnốiviễnthông điển hình Vietel-
VNPT; 3) Một số nhận xét quan trọng sau khi khảo sát thực trạng tranhchấp và giảiquyếttranh
chấp viễnthôngtạiViệt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của tranhchấpkếtnốiviễnthôngtạiViệtNam chia
làm ba giai đoạn: Trước năm 1995 (chưa có tranh chấp); Từ 1995-2005 (đã có tranhchấp nhưng
còn manh nha, nhỏ lẻ); Từ 2005 trở về đây: Tranhchấpkếtnốiviễnthông thực sự xảy ra một
cách phổ biến, công khai và theo nghĩa đầy đủ hơn.
Từ năm 2005 trở lại đây, đã xảy ra một số vụ tranhchấp về kết nối. Điển hình nhất là vụ
tranh chấp giữa Vietel và VNPT. Trên cơ sở phân tích tiến trình giảiquyếttranhchấp vụ việc
này, cùng sự nghiên cứu, khái quát những chi tiết từ những vụ việc khác, Luận văn rút ra bảy kết
luận sau đây:
Một là, tranhchấpkếtnốiViễnthông ở ta chủ yếu là tranhchấp về dung lượng, chưa
thấy xuất hiện những dạng tranhchấp khác như: Tranhchấp liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật, sử
dụng chung cơ sở hạ tầng, thời gian thực hiện kết nối, cước kết nối.v.v
Hai là, theo các quy định hiện hành, tranhchấpkếtnốinói chung, tranhchấp Vietel-
VNPT nói riêng là một dạng của tranhchấp thương mại.
Ba là, nếu vụ việc giữa VNPT và Vietel không được Bộ Bưu chính, Viễnthônggiải
quyết dứt điểm, tranhchấp này sẽ được giảiquyết ở đâu? Tại sao Toà án, Trọng tài thương mại,
hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh không được các bên tham gia tranhchấp lựa chọn?
Bốn là, xuất hiện xu hướng hành chính hoá các quan hệ kinh tế trong giảiquyếttranh
chấp kếtnốiviễn thông. Thực tế này đặt ra một câu hỏi, trong tương lai không xa, khi các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ Viễnthông ngày càng phổ biến hơn tạiViệt
Nam, liệu họ có chấp nhận cách giảiquyết như vậy hay không?
Năm là, tính đến thời điểm xảy ra tranhchấp VNPT-Vietel, Bộ BCVT chưa thành lập cơ
quan chuyên trách về kếtnối mạng và dịch vụ Viễnthông công cộng như đã được quy định tại
Pháp lệnh Bưu chính, Viễnthông và Nghị định 160/2004/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh về viễn
thông. Cũng thời điểm này, tức là sau 4 năm kể từ ngày Pháp lệnh Bưu chính, Viễnthông có
hiệu lực, nhưng VNPT chưa ban hành được “Thoả thuận kếtnối mẫu” theo như quy định của
Pháp lệnh. Bộ Bưu chính, Viễnthông cũng chưa có Quy định chi tiết việc giảiquyếttranhchấp
kết nốiViễnthông ngoài một số Điều khoản mang tính nguyên tắc tại Nghị định 160/2004/NĐ-
CP hướng dẫn Pháp lệnh BCVT về Viễnthông (Quyết định 12/2006/QĐ-BBCVT được ban hành
sau khi tranhchấp VNPT-Vietel kết thúc). Thực tế này phản ánh hai đòi hỏi mang tính bắt buộc
trong hội nhập quốc tế: 1) Các quy định hướng dẫn thi hành chưa minh bạch, rõ ràng; 2) Chúng
ta chưa có cơ chế xử lý nghiêm những hành vi kéo dài trình tự, thủ tục giảiquyết vụ tranh chấp.
Sáu là, dư luận hoài nghi về tính chuyên nghiệp của các chuyên gia có trách nhiệm tổ
chức hiệp thương giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthôngtại Bộ Bưu chính, Viễn thông. Nếu
không có sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, liệu vụ việc có được giảiquyết dứt điểm?
Bảy là, Quyết định 12/2006/QĐ-BBCVT là một giảipháp sáng tạo của Bộ Bưu chính,
Viễn thông. Nhưng giảipháp này cũng chỉ là giảipháp tình thế, nhằm làm dịu bớt sức nóng của
các vụ tranh chấp, không đồng nghĩa với phápluật về trình tự, thủ tục giảiquyếttranhchấpkết
nối đã phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cho dù, sau khi Quyết định ra đời, tình trạng tranhchấp
kết nốiViễnthông đã tạm thời lắng xuống.
2.2. PhápluậtgiảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthôngtạiViệtNam hiện nay.
Mục tiêu: Trả lời cho câu hỏi, liệu Pháp lệnh Bưu chính, Viễnthông có phải là trình tự,
thủ tục duy nhất giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthông theo quy định của Phápluật hiện nay
hay không? Cho phép nhìn nhận một cách tổng quan hơn và rút ra được nhận xét về sự hạn chế
của phápluậtgiảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthôngtạiViệt Nam. Những hạn chế này sẽ được
đặt bên cạnh, trong tương quan so sánh với kinh nghiệm giảiquyết của một số quốc gia trên thế
giới, làm tiền đề cho kiến nghị, đề xuất tại Chương 3.
Để đáp ứng được mục tiêu nêu trên, trong phần này, căn cứ vào những quy định pháp lý
trong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Trọng tài thương mại và Pháp lệnh Bưu
chính, Viễn thông, Luận văn khẳng định, hiện nay chúng ta có thể giảiquyếttranhchấpkếtnối
viễn thông theo 4 trình tự: Tố tụng dân sự, Tố tụng cạnh tranh, Tố tụng Trọng tài, Trình tự quy
định trong Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông. Ngoài ra, tranhchấpkếtnốiviễnthông cũng có thể
giải quyết bằng “Thoả thuận”.
Từ sự khẳng định trên, Luận văn giới thiệu 5 phương án có thể vận dụng để giảiquyết
tranh chấpkếtnốiviễnthôngtạiViệtNam hiện nay, bao gồm: 1) Áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự
vào giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễn thông; 2) Áp dụng Luật Cạnh tranhgiảiquyếttranhchấp
kết nốiviễn thông; 3) Áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễn
thông; 4) Pháp lệnh Bưu chính, Viễnthông và các văn bản hướng dẫn thi hành - Phápluật
chuyên ngành giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễn thông; 5) Thoả thuận để giảiquyếttranhchấp
kết nốiviễn thông. Với mỗi phương án, Luận văn tập trung vào 4 ý: Một là: Cơ sở pháp lý nào
cho phép giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthông theo phương án đó; Hai là, những nội dung cơ
bản cần quan tâm khi vận dụng, giải quyết; Ba là, những ưu điểm, nhược điểm với từng phương
án (nếu có); Bốn là, giới thiệu thực tiễn vận dụng từng phương án để giảiquyếttranhchấpkết
nối trong thời gian qua đối với các doanh nghiệp viễn thông.
Từ đó, Luận văn rút ra 4 nhận xét quan trọng về phápluậtgiảiquyếttranhchấpkếtnối
viễn thôngtạiViệtNam trên cơ sở lồng ghép, so sánh với kinh nghiệm các nước về từng vấn đề.
Cụ thể như sau:
- Nhận xét về cơ quan giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông
Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthôngtạiViệt
Nam bao gồm: Tòa án, Trọng tài thương mại, Cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ Bưu chính, Viễn
thông. Tòa án và Trọng tài thương mại có thể đảm bảo tính độc lập, khách quan, chỉ tuân theo
pháp luật trong quá trình giải quyết, thì lại thiếu trình tự, thủ tục và nhân lực phù hợp với tranh
chấp kếtnốiviễn thông. Bộ Bưu chính, Viễnthông được cho là vừa đá bóng, vừa thổi còi và
thiếu tính khách quan. Cơ quan quản lý cạnh tranh là đơn vị chức năng thuộc Bộ thương mại,
chưa đủ sức mạnh và sự độc lập hoàn toàn với những chủ thể tham gia tranh chấp, đặc biệt là
VNPT – Tập đoàn do Thủ tướng trực tiếp hình thành và quản lý. Nguồn gốc hình thành này vô
hình chung đẩy VNPT và cơ quan quản lý cạnh tranh vào thế “anh em một nhà„.
Thực tế là, hiện nay tạiViệt Nam, cơ quan có đủ sự độc lập, khách quan về mặt tổ chức,
nhân sự lại không có khả năng, kinh nghiệm và trình tự, thủ tục hợp lý để giảiquyếttranhchấp
kết nối, trong khi tổ chức có phần hội tụ đủ hai yếu tố đó lại không độc lập khách quan về tổ
chức, nhân sự.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, mặc dù có thể là Tòa án, Trọng tài, Cơ quan quản lý
cạnh tranh hay cơ quan quản lý hành chính về Viễnthông có thẩm quyền giảiquyếttranhchấp
kết nối, nhưng các cơ quan này, nhìn cung đều là những cơ quan có địa vị pháp lý cao, độc lập về
tổ chức, tài chính và nhân sự.
- Nhận xét về nhân lực tham gia giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễn thông.
Ngoài Bộ Bưu chính, Viễn thông, tất cả những cơ quan còn lại đều thiếu nhân lực đủ
trình độ giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễn thông, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm về công
nghệ thông tin và Viễnthông như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Trọng tài viễn, Điều tra viễn, cũng
như những người tiến hành tố tụng khác.
[...]... tranh dành cho những tranhchấp thương mại thông thường, để giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễn thông, các nước thường xây dựng một trình tự, thủ tục đặc thù riêng Tại Mỹ, Hiệp hội trọng tài (AAA) và Hiệp hội Viễn thông, Internet (CTIA) đã cùng nhau xây dựng trình tự, thủ tục giảiquyết riêng cho tranhchấpkếtnốiViễnthông Thủ tục giảiquyết của AAA với tranhchấpkếtnốiViễnthông chia làm 3 loại:... là trình tự duy nhất tạiViệtNam có thể áp dụng để giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông + Nhận xét thứ hai: Đặc thù trong lĩnh vực Viễnthông đòi hỏi phải có những trình tự, thủ tục đặc biệt, không áp dụng chung với các tranhchấp thương mại thông thường Việc Tố tụng dân sự, tố tụng cạnh tranh đang được áp dụng chung cho giảiquyếttranhchấpkếtnốiviễnthông như tạiViệtNam chúng ta sẽ dẫn... hoạt động giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthôngKẾT LUẬN Trình tự, thủ tục giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông được xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyếttranhchấp kết nối giữa các doanh nghiệp Viễnthông Tuỳ vào thực tiễn phát triển của ngành Viễnthông qua các thời kỳ, mức độ hội nhập quốc tế, cũng như nhận thức của chúng ta mà những quy định pháp lý liên... dụng giải quyếttranhchấp kết nốiViễnthông Từ đó, Luận văn bước đầu đã đưa ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện từng bước hệ thống quy định phápluật về trình tự, thủ tục giải quyếttranhchấp kết nốiViễnthôngtạiViệt Nam, bao gồm: Những kiến nghị mang tính tạm thời, trước mắt nhằm giảiquyết đòi hỏi cấp thiết hiện tại Bên cạnh những kiến nghị đó, Luận văn cũng đề cập đến những giảipháp có tính... định hướng dẫn việc giải quyếttranhchấp chỉ được thực hiện theo trình tự, thủ tục tạiPháp lệnh và những văn bản hướng dẫn thi hành Về lâu dài cần nghiên cứu hình thành cơ quan giảiquyếttranhchấp theo một trong các hướng sau: - Thành lập tòa chuyên trách việc giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông như là một cơ quan duy nhất có thẩm quyền giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông bên cạnh những... thời gian giảiquyết cho chính cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điển hình cho xu hướng này là Australia Tại Australia, ACCC được quyền quyết định tiến độ giảiquyết trên cơ sở công bằng và hợp lý với từng vụ việc cụ thể - Nhận xét về trình tự, thủ tục giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông + Nhận xét thứ nhất: Sự đa dạng về trình tự, thủ tục giảiquyếttranhchấpkếtnỗiviễnthôngtạiViệtNam cũng... điều khó tránh khỏi - Chuyên gia giải quyếttranhchấp trong Tổ kếtnối có kiến thức về Viễnthông nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản về pháp lý, bản thân Tổ kếtnối chuyên trách cũng mới được thành lập, do vậy, việc giảiquyết dựa trên kinh nghiệm công tác là chính Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁPLUẬTGIẢIQUYẾTTRANHCHẤPKẾTNỐIVIỄNTHÔNGTẠIVIỆTNAM Phần này bao gồm 2 nội dung chính:... ra quyết định giảiquyếtTại Mỹ, trọng tàiviên tham gia giảiquyết phải là chuyên gia có kinh nghiệp về Viễnthông và am hiểu thủ tục giảiquyết trọng tài của AAA, đồng thời đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình giảiquyết Như vậy, yêu cầu chung về trình độ nhân lực tham gia giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông phải đảm bảo hai yếu tố tối thiếu, hiểu biết về Viễnthông và kếtnối Viễn. .. tự, thủ tục giảiquyếttranhchấpkếtnốiViễnthông trong những giai đoạn khác nhau cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn Trong Luận văn này, trên cơ sở khái quát mạng ViễnthôngViệt Nam, người thực hiện đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cở bản về kếtnối và tranhchấpkếtnốiViễn thông, về quá trình hình thành, phát triển của tranh chấp, về bản chất, đặc điểm của tranh chấp; Đã xem... Vấn đề luật sư tham gia; Vấn đề thay đổi người tiến hành giảiquyếttranh chấp, tiêu chuẩn của chuyên gia giảiquyếttranh chấp, vấn đề kết hợp sử dụng trung gian hòa giải, trọng tài vào trong quá trình giảiquyếttranh chấp. v.v… - Mặc dù quy định, trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết, các bên có thể tiếp tục yêu cầu giảiquyết hoặc khởi kiện ra tòa để được giảiquyết theo quy định phápluật . nối viễn thông; 2) Pháp
luật về giải quyết tranh chấp kết nối viễn thông tại Việt Nam hiện nay.
2.1. Thực trạng tranh chấp kết nối Viễn thông tại Việt Nam. quyết tranh chấp kết nối viễn thông tại Việt Nam; Chương 3: Một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kết nỗi viễn thông tại Việt