Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
422,39 KB
Nội dung
Pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏởthịxã
Sơn Tây
Đỗ Thị Ngân
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Vũ Văn Hiền
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Làm rõ quan niệm cũng như vị trí, vai trò của doanhnghiệpvừanhỏ trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ ra được tiêu chí xác định
quy mô của doanhnghiệpvừavànhỏở nước ta. Phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển doanhnghiệpvừavànhỏởthịxãSơnTây giai đoạn 2000 - 2010, những kết
quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại. Đề ra một số giải pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động vàpháttriển các doanhnghiệpvừavànhỏởthịxãSơn
Tây trong thời gian tới.
Keywords. Kinh tế chính trị; Doanhnghiệp vừa; Doanhnghiệp nhỏ; ThịxãSơnTây
Content
MƠ
̉
ĐÂ
̀
U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các doanhnghiệpvừavànhỏ đã
đóng một vai trò quan trọng vào sự pháttriển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết đại hội
lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ, chú trọng các doanhnghiệpvừa
và nhỏ, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng địa phương”.
Từ khi thực hiện luật doanhnghiệp (1999) tới nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, số lượng các doanhnghiệpvừavànhỏở nước ta tăng lên nhanh chóng, đạt được nhiều
thành tựu. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, hiện nay ở nước ta các doanhnghiệp
vừa vànhỏ chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, thu hút 77% lực
lượng lao động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, các doanhnghiệpvừavànhỏ còn góp phần
không nhỏ vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Điều này cho thấy các doanhnghiệpvừavà
nhỏ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy, ưu tiên pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ là một yêu cầu cần thiết và
khách quan đối với nền kinh tế đất nước.
Sơn Tây là một Thịxã thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm
Hà Nội hơn 40km về phía tây. SơnTây có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng để phát
triển các doanhnghiệpvừavà nhỏ. Thời gian qua, các doanhnghiệp hoạt động trên địa bàn
Thị xã đã đóng góp một phần quan trọng vào sự pháttriển kinh tế xã hội của Thịxã nói riêng
và của thành phố nói chung, thu hút được nhiều lao động trong và ngoài Thị xã, thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thịxã theo hướng
hiện đại và hợp lý.
Tuy nhiên, so với những điều kiện và tiềm năng thuận lợi sẵn có, tình hình pháttriển
doanh nghiệpvừavànhỏởThịxãSơnTây trong thời gian qua còn nhiều hạn chế như: số
lượng các doanhnghiệp còn ít, trình độ công nghệ còn lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, ít vốn;
yếu kém trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, năng lực của đội ngũ
cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế… Do vậy, pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏởThịxã
Sơn Tây là một yêu cầu cần thiết vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề thời sự cần
được quan tâm đúng mức. Đề tài “Phát triểndoanhnghiệpvừavànhỏởThịxãSơn Tây”
được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ góp phần đáp ứng yêu cầu đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho tới nay đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết, bài báo nghiên cứu về vấn đề
doanh nghiệpvừavànhỏở nước ta. Trong đó đáng lưu ý là cuốn “Giải pháp pháttriểndoanh
nghiệp vừavànhỏở Việt Nam” do Giáo sư, tiến sĩ Nguyến Đình Hương (Đại học Kinh tế
Quốc dân làm chủ biên). Trong cuốn này, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, khái
quát nhất về pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏở nước ta trong nền kinh tế thị trường, một
số vướng mắc, hạn chế trong việc pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ trong thời gian qua.
Trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm pháttriểndoanhnghiệp
vừa vànhỏ trong thời gian tới.
Bài viết của Tiến sĩ Trịnh Thị Mai Hoa, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội về
“Vấn đề huy động vốn của các doanhnghiệpvừavànhỏở Việt Nam”. đây, tác giả đề cập
đến những vấn đề huy động vốn của Việt Nam và những con đường huy động vốn mang tính
trị trường. Trên cơ sở đó khẳng định vai trò của nhà nước trong việc rà soát các thủ tục hành
chính, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho doanhnghiệp hoạt động tốt hơn.
Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nhung (tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2003)
“Vai trò của Chính phủ trong việc pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏở các nước ASEAN”.
Trong bài này, tác giả đã phân tích các chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanhnghiệpvừa
và nhỏ của các Chính phủ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Từ đó, tác giả rút ra bốn
kết luận trong các chính sách hỗ trợ các doanhnghiệpvừavànhỏở các nước này là: Hỗ trợ
phải thường xuyên, toàn diện và rộng khắp thông qua kế hoạch, chương trình cụ thể; thu hút
các cơ quan, các tổ chức, các bộ ngành liên quan; xác định nguyên nhân chủ yếu cần hỗ trợ
và xây dựng quan hệ qua lại giữa các doanhnghiệpvừavànhỏ với doanhnghiệp lớn, các
công ty nước ngoài để tạo mạng lưới sản xuất quy mô quốc gia, trong đó doanhnghiệpvừa
và nhỏ đóng vai trò là vệ tinh.
Bài viết của Vũ Văn Hà - Đặng Ngọc Hiếu, báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam về
“Kinh nghiệm pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ của Nhật Bản”. Trong đó, tác giả trình bày
tình hình pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏở Nhật Bản trên cở sở đó rút ra kinh nghiệm,
kiến nghị một số giải pháp pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏở Việt Nam.
Bài viết của Thạc sĩ Hoàng ThịThi Thư, Bộ Thương Mại về kinh nghiệm của Mĩ và
Trung Quốc trong việc hỗ trợ và thúc đẩy pháttriển các doanhnghiệpvừavànhỏở Việt
Nam”. Trong bài viết này, tác giả nói về vai trò của chính phủ Mĩ và Trung Quốc trong việc
thúc đẩy các doanhnghiệpvừavà nhỏ, những kinh nghiệm về quản lý, pháttriểnvà hỗ trợ
doanh nghiệpvừavà nhỏ, từ đó đặt ra yêu cầu: Việt Nam phải có cái nhìn như thế nào về
doanh nghiệpvừavà nhỏ, cách thức quản lý pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏở Việt Nam
ra sao.
Ngoài ra, còn một số luận văn, luận án nghiên cứu về doanhnghiệpvừavànhỏở các địa
phương trong cả nước.
Nhưng nhìn chung, các công trình đó đều nghiên cứu về doanhnghiệpvừavànhỏở các
khía cạnh như:
- Thực trạng doanhnghiệpvừavànhỏở nước ta trong thời gian qua về: quy mô, công
nghệ, vốn, trình độ quản lý, tạo việc làm,…
- Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về pháttriểndoanhnghiệp
vừa và nhỏ.
- Những thuận lợi và khó khăn của các doanhnghiệpvừavànhỏở Việt Nam trong xu thế
mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới…
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanhnghiệpvừavànhỏở nhiều khía
cạnh và góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó là những luận cứ quan trọng để tác
giả luận văn tiếp thu có chọn lọc cho công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong
những công trình khoa học đó chưa có công trình nào nghiên cứu về việc pháttriểndoanh
nghiệp vừavànhỏởthịxãSơnTây hiện nay một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học
Kinh tế Chính trị. Do vậy, đề tài luận văn sẽ là một công trình khoa học độc lập, không trùng
lặp với các công trình khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ vai trò của các doanhnghiệpvừavànhỏ trong quá trình pháttriển kinh
tế xã hội của ThịxãSơnTây nói riêng và thực trạng hoạt động của các doanhnghiệp đó.
Luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vàphát
triển của các doanhnghiệpvừavànhỏ trên địa bàn quan trọng này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ quan niệm cũng như vị trí, vai trò của doanhnghiệpvừanhỏ trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Chỉ ra được tiêu chí xác định quy mô của doanhnghiệpvừavànhỏở nước ta.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏởthịxãSơnTây giai
đoạn 2000 - 2010, những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại.
- Đề ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vàpháttriển các
doanh nghiệpvừavànhỏởthịxãSơnTây trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng:
Các doanhnghiệp có quy mô vừavànhỏởThịxãSơnTây thuộc tất cả các ngành: công
nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, dịch vụ…
4.2. Phạm vi:
Luận văn ngiên cứu các doanhnghiệpvừavànhỏởthịxãSơnTây từ năm 2000 đến năm
2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các
phương pháp như: phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối
chiếu…
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Góp phần khái quát và nêu rõ hơn vị trí, vai trò của doanhnghiệpvừavànhỏ trong tiến
trình pháttriển kinh tế xã hội của ThịxãSơnTây nói riêng và của đất nước nói chung.
- Nêu bật được bức tranh sinh động của doanhnghiệpvừavànhỏởThịxãSơnTây trong
thời gian qua.
- Kiến nghị những giải pháp, chính sách cho việc pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ cho
Thị xãSơnTây trong thời gian tới.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp có thẩm quyền trong việc
hoạch định đường lối, chính sách pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏởThịxãSơnTây trong
thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được bố cục với 3
chương, 8 tiết.
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về doanhnghiệpvừavà nhỏ.
Chƣơng 2: Thực trạng pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏởthịxãSơnTây giai đoạn
2000 - 2010.
Chƣơng 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏở
thị xãSơnTây trong thời gian tới.
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ DOANHNGHIỆPVỪAVÀNHỎ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của các doanhnghiệpvừavànhỏ
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanhnghiệpvừavànhỏ
Ngày nay, trên thế giới nói chung vàở Việt Nam nói riêng, cụm từ doanhnghiệpvừavà
nhỏ đã được sử dụng một cách phổ biến. Đối với các nước phát triển, khái niệm DNVVN
được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX và đã được quan tâm pháttriển khu vực
DNVVN từ những năm 50 của thế kỷ XX. Việt Nam khái niệm DNVVN được nhắc đến
nhiều là từ những năm 1990 đến nay. Dù đã được biết từ lâu, nhưng quan niệm về DNVVN
thì mỗi nước có những quan niệm khác nhau. Điểm giống nhau duy nhất trong quan niệm về
DNVVN là khái niệm này dùng để chỉ một loại hình doanhnghiệp được phân loại theo quy
mô sản xuất của DN với những tiêu chí như vốn, lao động, doanh thu…
Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển DNVVN. Nghị định này đã đưa ra một định nghĩa chung về DNVVN để các ban ngành,
địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có căn cứ xác định đối tượng thực hiện chính
sách và các biện pháp trợ giúp phát triển. Theo định nghĩa này, DNVVN là các cơ sở sản xuất
kinh doanh độc lập đã ĐKKD theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ
đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Như vậy, đối tượng được xác định là DNVVN bao gồm:
- Các doanhnghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các doanhnghiệp thành lập và hoạt động theo Luật DNNN;
- Các HTX thành lập và hoạt động theeo Luật HTX;
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của Chính phủ.
Tất cả các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có ĐKKD và thỏa mãn hai tiêu
thức lao động và vốn đưa ra tại Nghị đinh đều được coi là DNVVN Việt Nam. Theo cách
phân loại này, số DNVVN chiếm khoảng 95% tổng số doanhnghiệp hiện có tại Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của các doanhnghiệpvừavànhỏở Việt Nam
Đặc điểm cơ bản của DNVVN ở Việt Nam thể hiện trên một số điểm như sau:
Một là, quy mô doanhnghiệpnhỏ nên năng lực sản xuất - kinh doanh bị hạn chế, bao
gồm cả năng lực về thiết bị - công nghệ, năng lực về vốn, năng lực về quản lý.
Hai là, Hình thức tổ chức các DNVVN rất đa dạng. Các DNVVN ở Việt Nam thuộc
nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanhnghiệp khác nhau, bao gồm từ
DNNN, DNTN đến các HTX.
Ba là, Ngành nghề kinh doanh rất đa dạng. DNVVN có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh
vực, có mặt ở tất cả các vùng, miền, địa phương.
1.2. Vai trò và những nhân tố tác động đến sự pháttriển của các doanhnghiệpvừa
và nhỏ
1.2.1. Vai trò của các doanhnghiệpvừavànhỏ
1.2.1.1. Vai trò kinh tế
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, các
DNVVN chiếm tỷ trọng cao, đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Điều này
cũng đúng với tình hình của Việt Nam, được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, các DNVVN chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanhvà
ngày càng gia tăng mạnh. Phần lớn các nước trên thế giới, số lượng các DNVVN chiếm
khoảng 90% tổng số doanh nghiệp.
Thứ hai, các DNVVN góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong dân cư và
sử dụng tối ưu các nguồn lực tại địa phương.
Thứ ba, các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các
doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên
thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước.
Thứ tư, các DNVVN là nhân tố tạo sự năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường,
đóng góp quan trọng trong việc làm tăng lưu thông và sản xuất xuất khẩu hàng hóa.
Thứ năm, các DNVVN có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ sáu, các DNVVN góp phần dân chủ hóa nền kinh tế, duy trì sự tự do cạnh tranh và
có khả năng ứng biến nhanh nhạy.
Thứ bảy, các DNVVN là nơi đào tạo doanh nhân.
1.2.1.2. Vai trò xã hội
DNVVN góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Đây là một thế mạnh rõ rệt của các DNVVN và là một trong những lý do chủ yếu khiến
chúng ta phải đặc biệt chú trọng pháttriển các loại hình doanhnghiệp này. Sự lớn mạnh của
các DNVVN đã làm tăng thu nhập của công nhân và giảm tỷ lệ thất nghiệp của mỗi địa
phương nói riêng và toàn lãnh thổ nói chung.
1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự pháttriển của các doanhnghiệpvừavànhỏ
Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự pháttriển của các doanhnghiệpvừavà nhỏ, sau đây
là một số nhân tố cơ bản:
1.2.2.1. Trình độ pháttriển kinh tế - xã hội.
1.2.2.2. Chính sách và cơ chế quản lý
1.2.2.3. Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanhnghiệp
1.2.2.4. Sự pháttriểnvà khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
1.2.2.5. Tình hình thị trường
1.3. Kinh nghiệm về pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ của một số nƣớc và một số
địa phƣơng ở nƣớc ta
1.3.1. Kinh nghiệm về pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ của một số nước
1.3.1.1. Cộng hòa Liên bang Đức
1.3.1.2. Đài Loan
1.3.1.3. Nhật Bản
1.3.2. Kinh nghiệm về pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ của một số địa phương ở
nước ta
1.3.2.1. Tỉnh Bình Dương
1.3.2.2. Tỉnh Bắc Ninh
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂNDOANHNGHIỆPVỪAVÀNHỎ
Ở THỊXÃSƠNTÂY GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của thịxãSơnTây - tiềm năng cho sự pháttriển của
các doanhnghiệpvừavànhỏ
2.1.1. Về nguồn lực tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Về công tác quy hoạch.
- Về công tác khuyến công dạy nghề, pháttriển làng nghề, làng có nghề
- Về công tác thu hút đầu tư, tài chính - ngân hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiê
̣
p vƣ
̀
a va
̀
nho
̉
ởthịxãSơnTây giai đoạn
2000 - 2010
2.2.1. Nguồn hình thành doanhnghiệpvừavànhỏ
Nguồn hình thành DNVVN của thịxãSơnTây khá đa dạng, từ hầu khắp các thành phần,
tầng lớp trong xã hội như: Chủ các cơ sở sản xuất, chủ trang trại, chủ hộ kinh doanh thương
mại, tầng lớp trí thức, cán bộ, công nhân viên từ các Doanhnghiệp nhà nước, Hợp tác xã vì
nhiều lý do ra kinh doanh độc lập.
Tuy nhiên nguồn chủ yếu tập trung vào:
- Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân.
- Chủ các hộ kinh doanh thương mại.
Có thể tạm phân loại nguồn hình thành DNVVN theo một số tiêu chí như sau:
- Các đối tượng có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, am hiểu thị trường: Chủ các cơ sở
sản xuất kinh doanh tư nhân lớn, chủ các hộ kinh doanh thương mại lớn, một số nhà trí thức,
cán bộ, công nhân từ DNNN, HTX.
- Các đối tượng am hiểu pháp luật, có kiến thức kinh doanh hiện đại: tầng lớp trí thức,
một phần trong số chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân, chủ các hộ kinh doanh thương
mại, một phần cán bộ, công nhân từ DNNN, HTX.
- Các đối tượng có tiềm lực tài chính: Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân lớn, chủ
các hộ kinh doanh thương mại lớn.
2.2.2. Số lượng và cơ cấu các loại hình doanh nghiê
̣
p vư
̀
a va
̀
nho
̉
* Về số lượng doanhnghiệp
Trong quá trình hoạt động bên cạnh những doanhnghiệp kinh doanh hiệu quả, từ 2001 -
2010 có 12 doanhnghiệp phải giải thể và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chiếm
3,5% tổng số doanhnghiệp đã thành lập.
* Về cơ cấu doanhnghiệp
Tính đến năm 2010 toàn Thịxã có 327 doanhnghiệpvà khoảng 900 hộ kinh doanh cá
thể. Trong đó: Công ty cổ phần: 121 công ty; Công ty TNHH: 132 công ty; Công ty TNHH -
1TV: 14 công ty; Doanhnghiệp tư nhân: 60 doanhnghiệp (bảng 2.1, biểu 2.2).
* Về phân bố ngành nghề hoạt động
Theo luật Doanhnghiệp tư nhân, Luật Công ty (1990), Luật Doanhnghiệp (1999) quy
định DN được pháttriển đa ngành nghề tùy theo khả năng của DN (trừ những ngành nghề bị
pháp luật cấm). Các DNVVN ởSơnTây được mở ra với các ngành nghề tương đối đa dạng
hướng vào những ngành nghề mà Thịxã có thế mạnh như: hàng dệt may, thêu ren, cơ kim
khí - điện, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
gốm, ngành công nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng và chế biến lâm sản… đã góp phần đáp
ứng nhu cầu SXKD, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, góp phần pháttriển kinh tế xã hội của
Thị xã. Cụ thể phân chia theo các lĩnh vực chính sau: công nghiệp - xây dựng: 105 doanh
nghiệp; thương mại - dịch vụ: 140 doanh nghiệp; tiểu thủ công nghiệp: 82 doanhnghiệp
(Biểu 2.3).
Nhìn chung các DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành nghề truyền thống hoặc các
ngành ít vốn, sinh lời khá cao và đặc biệt là khả năng thu hồi vốn nhanh.
2.2.3. Tiềm lực doanh nghiê
̣
p vư
̀
a vànhỏởthịxãSơnTây
* Vốn
Tiềm lực về vốn của một DN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại vàpháttriển
của DN. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu tiềm lực vốn của DN càng lớn thì DN
có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Đối với các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân,
với sự thông thoáng của môi trường pháp lý, với cơ chế chính sách phù hợp, khu vực kinh tế
này đã thu hút một lượng vốn lớn trong dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh; số cơ sở
SXKD, quy mô vốn ngày càng tăng lên. So với thời điểm năm 2001, năm 2010 vốn đăng ký
kinh doanh bình quân một DN tăng gấp 2,6 lần. Song số DN ởSơnTây có số vốn dưới 5 tỷ
đồng còn chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí có nhiều DN vốn dưới 500 triệu đồng.
* Về trình độ công nghệ.
Khoa học và công nghệ là yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng. DN muốn thu lợi nhuận
cao đòi hỏi phải đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất ứng dụng những công nghệ sản xuất
hiện đại, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Nhận thức
được điều đó, thời gian qua hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh
doanh của các DNVVN ởthịxãSơnTây đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều DNVVN đã
mạnh dạn đầu tư mới, ứng dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và sức
cạnh tranh cao.
Đối với các DNVVN, phần lớn các DN này trước khi thành lập thiếu sự chuẩn bị về kiến
thức kinh doanh, công nghệ, thị trường cộng thêm vào là số vốn ít ỏi nên trang thiết bị sản
xuất hầu hết là sản xuất trong nước. Song với tính linh hoạt, nhanh nhẹn của thành phần kinh
tế này, để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh trong cơ chế thị trường, các DN đã tìm mọi cách
xoay sở để đổi mới, cải tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất, song tuyệt đại đa số cũng chỉ ở
trình độ trung bình. Năm 2010, trong số 313 DN có 16 DN (5,1%) có trình độ kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến, trung bình 290 DN (92,7%), lạc hậu có 7 DN (2,2%).
* Về nhân lực.
Thời gian qua DNVVN ởthịxãSơnTây đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc
giải quyết việc làm cho người lao động trong và ngoài thị xã. Cùng với đà tăng trưởng nhanh
về số lượng các DNVVN, quy mô lao động cũng tăng tương ứng. Nhiều DNVVN đã giải
quyết việc làm cho một số lượng lao động tương đối lớn: Công ty cổ phần Tập đoàn xây
dựng và du lịch Bình Minh, công ty TNHH Mây tre Xuân Lạng, công ty cổ phần thêu ren
Ngọc Kiên… Theo số liệu thống kê, tổng số lao động trong các DNVVN gồm cả 900 hộ kinh
doanh cá thể tính đến cuối năm 2010 là hơn 14 nghìn người.
* Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, thiết yếu đòi hỏi cần phải có một đội ngũ những người quản
lý DN có kinh nghiệm, có bản lĩnh đồng thời phải nắm vững lý thuyết quản trị DN, hiểu biết
pháp luật… Nhận thức được sự cần thiết đó, những năm qua thịxãSơnTây đã chú trọng việc
đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý DN, nhất là đối với các DNVVN. Đến nay, thực trạng
trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý DNVVN trên địa bàn thịxã như sau: rất nhiều
DNTN, công ty TNHH, CTCP được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đổi mới cơ
chế quản lý DNNN và HTX nên nhiều chủ DN là cán bộ công nhân viên nhà nước. Do vậy số
có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 26,6% , trình độ trung cấp chiếm 21,4%, công
nhân kỹ thuật chiếm 16% và chưa qua đào tạo là 36%. (Bảng 2.4 ).
2.2.4. Thị trường và sức cạnh tranh doanh nghiê
̣
p vư
̀
a va
̀
nho
̉
Cùng với sự pháttriển về số lượng DN, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, các
sản phẩm, dịch vụ do các DNVVN thực hiện ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng
loại, làm phong phú thêm thị trường.
Một số DN đã có những sản phẩm đạt chất lượng được thị trường trong và ngoài nước
chấp nhận như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống (thêu ren, mây tre đan, may
mặc…). Còn lại hầu hết sản phẩm của các DN sức cạnh tranh còn yếu do kỹ thuật công nghệ
lạc hậu, cùng với trình độ quản lý và khả năng tài chính hạn chế. Nhìn chung các DNVVN
gặp khó khăn về thị trường, hạn hẹp thị phần, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại địa phương, sức
cạnh tranh kém. Năm 2010 ởthịxãSơnTây có khoảng 26,3% số DN có ưu thế chiếm lĩnh thị
trường, 62% số DN kinh doanh trong thế chưa vững chắc và 11,6% số DN không có khả
năng cạnh tranh để có thị trường trong nước.
2.2.5. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiê
̣
p vư
̀
a va
̀
nho
̉
Với quy mô vừavà nhỏ, các DNVVN dễ dàng phát huy những lợi thế của mình: tính linh
hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường, khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã
nhanh theo thị hiếu của khách hàng, sử dụng nguyên liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương,… để
từ đó dẫn đến hoạt động SXKD đạt hiệu quả. Đặc biệt đối với DN thuộc khu vực kinh tế tư
nhân, xét trên giác độ quản lý cá nhân chủ DN có toàn quyền quyết định độc lập, do đó có thể
đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mọi hoạt động SXKD tiến hành một cách linh hoạt
ứng phó nhanh và có hiệu quả thiết thực. Cá nhân chủ sở hữu được quyền hưởng tất cả lợi
nhuận tạo ra, điều đó thúc đẩy và tạo động lực cho người chủ làm việc chăm chỉ, cần cù hơn.
Phần lớn DNTN đều có quy mô nhỏ, giữa người chủ và người thợ có mối quan hệ bà con, họ
hàng, bạn bè, quen biết tin cậy nhau, có thiên hướng tạo ra sự hòa hợp trong DN. Vì vậy đa
số các DN đều có những điều kiện thuận lợi để kinh doanh có hiệu quả tốc độ chu chuyển của
vốn nhanh, điển hình như DN Bình Minh trong năm 2009 có doanh thu 11.107 triệu đồng
tương ứng với số vốn đầu tư: 600 triệu đồng, công ty TNHH Hà Dũng có doanh thu 2.134
triệu đồng trong khi vốn đầu tư chỉ có 450 triệu đồng… Gần đây, một số DN ngành thủ công
mỹ nghệ đã tham gia làm hàng xuất khẩu, tạo hướng đi mới, nhằm khai thác lợi thế, góp phần
tăng trưởng kinh tế địa phương. Song với thực trạng khó khăn hiện tại (vốn, công nghệ, trình
độ lao động, quản lý kinh doanh…) nên hầu hết các DN mới chỉ có khả năng tồn tại được
trong thị trường cạnh tranh, số lãi đạt được của từng DN còn thấp, hiệu quả sinh lời của đồng
vốn chưa cao. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Phòng Kinh tế thịxãSơnTây trong số
200/313 DNVVN gửi báo cáo năm 2010, tổng số doanh thu thuần của các DN đạt được là
578.845 triệu đồng, số DN hoạt động hòa vốn và có lãi là 161/200 DN với số lãi 5.978 triệu
đồng, số DN hoạt động còn bị lỗ là 39/200 DN với số lỗ là 1.552 triệu đồng, hiệu suất sinh
lời của đồng vốn là 0.0269.
2.2.6. Tác động đối với kinh tế của Thịxã
DNVVN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế trong giai đoạn hiện
nay. Đối với thịxãSơn Tây, khi việc đầu tư hình thành các DN quy mô lớn đang có nhiều
hạn chế về vốn, về kết cấu hạ tầng, về trình độ công nghệ, trình độ quản lý… thì việc phát
triển DNVVN có ý nghĩa quyết định để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững.
Thực tế đã kiểm nghiệm điều đó, nền kinh tế thịxãSơnTây từ năm 2001 trở lại đây, tốc
độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đó là nhờ sự đóng góp đáng kể của các
DNVVN. Chúng ta có thể nhận thấy vai trò đó thể hiện qua các mặt cụ thể sau:
Một là, DNVVN góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tăng
thu nhập,…
Hai là, các DNVVN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã, với số lượng
cơ sở SXKD khá lớn cùng với tổng lượng vốn huy động được cũng như lực lượng lao động
đông đảo, các DNVVN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã.
Ba là, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thị xã.
Bốn là, các DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc huy động, khai thác và tận dụng
mọi nguồn lực cho phát triển.
Năm là, các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn.
Sáu là, khôi phục vàpháttriển các làng nghề truyền thống.
Bảy là, các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN ở ngoại Thị góp phần thực hiện đường lối
của Đảng, xây dựng nông thôn mới.
2.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động của doanh nghiê
̣
p vƣ
̀
a va
̀
nho
̉
ởthịxãSơn
Tây
2.3.1. Những kết quả đạt được
Có thể nói những chính sách của Thành phố, Thịxã đã tạo động lực to lớn cho các
DNVVN có điều kiện pháttriểnvà đạt được nhiều thành tựu. Qua phân tích ở trên có thể khái
quát về thực trạng DNVVN trên địa bàn thịxãSơnTây như sau:
Thứ nhất: Số lượng các DNVVN tăng nhanh và có sự biến đổi cơ cấu theo hướng DNNN
giảm do giải thể, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu.
Thứ hai: Việc tăng nhanh về số lượng DNVVN, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh cá
thể đã tạo nên nhiều việc làm và tự giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người lao động,
nhất là lao động phổ thông chưa có việc làm và lao động dôi dư trong các DNNN sau khi sắp
xếp lại.
Thứ ba: Trong những năm gần đây, sự pháttriển mạnh của DNVVN đã thúc đẩy quá
trình đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, nhất là các nhu
cầu nhỏ lẻ mà các DN lớn không muốn hoặc không có khả năng sản xuất.
Thứ tư: Hoạt động sản xuất kinh doanhvà tổ chức quản lý trong nội bộ DNVVN thuộc
các thành phần kinh tế đã chuyển đổi theo hướng tích cực, thiết thực hơn, năng động hơn, gắn
sản xuất với thị trường nhằm tạo ra động lực pháttriển mới. Các hợp tác xã không dựa dẫm,
ỷ lại nhau và tập thể hóa tràn lan như trước đây.
Thứ năm: Các DNVVN đã thâm nhập vào mọi ngành kinh tế. Các DNVVN đã thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để chuyển nền sản xuất tiểu nông lên sản xuất lớn, được
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ sáu: Nhờ sự pháttriển theo hướng tích cực trên nên các DNVVN bước đầu đã đóng
góp một tỷ lệ đáng khích lệ về giá trị sản xuất của các ngành, giá trị tăng thêm cũng như đóng
góp vào ngân sách hàng năm của thị xã, góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự đổi
mới nhiều mặt kinh tế - xã hội của thịxã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3.2. Những vấn đề đang đặt ra đối với việc pháttriểndoanh nghiê
̣
p vư
̀
a va
̀
nho
̉
ởSơn
Tây
* Về việc thực thi chính sách pháttriểndoanh nghiê
̣
p vư
̀
a va
̀
nho
̉
nói chung
* Đối với thịxãSơnTây
* Những hạn chế và các vấn đề nổi cộm của các doanh nghiê
̣
p vư
̀
a va
̀
nho
̉
nói chung
Những vấn đề đặt ra trong hoạt động của các doanh nghiê
̣
p vƣ
̀
a va
̀
nho
̉
ởSơn Tây:
- Về quy mô, chất lượng DN.
- Công tác quản trị của các DNVVN có nhiều hạn chế, còn yếu, thiếu chiến lược kinh
doanh và xây dựng thương hiệu, pháttriểnthị trường.
- Chưa phát huy tính chủ động của bản thân DN trong việc khai thác thế mạnh của địa
phương, liên doanh liên kết để tự vươn lên, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Trình độ quản lý của DN còn thấp nên tình trạng lệch lạc trong pháttriển DN (phát triển
còn mang tính tự phát, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường) vẫn diễn ra ở một bộ
phận các DN.
- Tình trạng chưa ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, xây dựng thỏa ước lao
động, đảm bảo điều kiện lao động, chăm lo đời sống của người lao động, chưa dành kinh phí
để đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động còn diễn ra phổ biến dẫn đến người lao
động chưa gắn bó với DN, và bản thân người lao động khó có điều kiện nâng cao tay nghề.
- Hiệu quả SXKD của DNVVN trên địa bàn thịxã còn thấp.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề nổi cộm
Nguyên nhân từ phía các DN.
- Chủ DN và cán bộ quản lý DN nhiều người chưa được đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức
về quản trị kinh doanh, về pháp luật kinh tế. Thậm chí một số không nhỏ trong họ chưa quan
tâm nghiên cứu pháp luật; hoặc chưa có ý thức thực hiện kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
- Đa số DN ởthịxãSơnTây đều thuộc loại nhỏ, hoặc quá nhỏ, người góp vốn chủ yếu
vẫn là những thành viên trong cùng gia đình, những người thân trực hệ, bạn bè thân thiết…
Vì vậy, các mối quan hệ gia đình, huyết thống, bạn bè được điều chỉnh bởi phong tục, tập
quán truyền thống coi nhẹ quy định của pháp luật về quan hệ góp vốn kinh doanhvà quản lý
DN. Sự thiếu minh bạch, không rõ ràng, tính phi chính thức và thậm chí không hợp pháp
trong quản lý còn khá nhiều.
- Vấn đề đảm bảo điều kiện cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động chưa được
các DN quan tâm đúng mức.
- Thiếu liên kết, hợp tác giữa các DN lớn với DNVVN dẫn đến chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh thấp của cả DNVVN và DN lớn.
Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
- Việc phổ biến và tổ chức thực hiện pháp luật về DN và kinh doanh chưa được các cấp
ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.
- Việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý DN còn rất hạn chế, kinh
phí hạn hẹp, tổ chức chưa thống nhất.
- Công tác quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự pháttriển của các DN, không minh bạch.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂNDOANHNGHIỆPVỪAVÀNHỎ
Ở THỊXÃSƠNTÂY TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Những mục tiêu và phƣơng hƣớng pháttriểndoanh nghiê
̣
p vƣ
̀
a va
̀
nho
̉
ởthịxã
Sơn Tây
3.1.1. Mục tiêu chung theo quan điểm của thịxãSơnTây
- Tốc độ giá trị tăng thêm (VA) bình quân hàng năm từ 15,5% -17%;
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 47% - 48%; ngành dịch vụ chiếm 46% -
47%; nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5% - 6%.
- Thu nhập giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2015 phấn đấu đạt từ 40 - 45
triệu đồng.
- Phấn đấu đến năm 2015 toàn thịxã có khoảng hơn 400 DN, bình quân mỗi năm tăng
khoảng 15 DN.
- Nâng tỷ lệ DN có vốn đăng ký từ 1 tỷ đồng trở lên đến năm 2015 là 80%, vốn bình quân
của một DN trên 1,5 tỷ đồng.
- Các DN tập trung vào nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh đặc biệt là các DN
công nghiệp phấn đấu giá trị sản xuất đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -
2015 từ 20% - 25%, giai đoạn 2016 - 2020 từ 27% - 32%.
- Đóng góp ngân sách: trên 40% tổng thu ngân sách địa phương.
- Thu hút lao động bình quân 1500 người/năm.
3.1.2. Định hướng pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ theo quan điểm của tác giả
luận văn
Xuất phát từ những quan điểm, định hướng chỉ đạo chung của Đảng, Chính phủ và những
nghị quyết của thịxãSơnTây về pháttriển DNVVN, tác giả luận văn nêu một số hướng cơ
bản đối với đặc thù thịxãSơnTây để pháttriển DNVVN như sau:
Một là, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi pháttriển các DNVVN hoạt động sản xuất
có tính chuyên môn cao, hiệu quả, ổn định; nhất là các ngành sản xuất có thế mạnh và mang
tính truyền thống như sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng,
cơ khí…
Hai là, khuyến khích tạo điều kiện thành lập vàpháttriển nhiều DNVVN, chú trọng sự
phát triển một số DN có uy tín, đầu đàn, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, uy tín cao trên thị
trường Thủ đô và cả nước.
Ba là, ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù để pháttriển nhanh, mạnh và hiệu quả
các DNVVN.
Bốn là, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc ra đời các DN mới, vừa chăm lo, theo
dõi, nâng đỡ và quản lý tốt toàn bộ hệ thống các DN.
Năm là, khuyến khích và có các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanhnghiệp kinh
doanh ngành nghề thu hút nhiều lao động, doanhnghiệp tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề,
làm đầu tàu trong pháttriển làng nghề.
[...]... ThịxãSơnTây (2005), Báo cáo tình hình pháttriển DN vừavànhỏ giai đoạn 2001- 2005 Phòng Kinh tế ThịxãSơnTây (2010), Báo cáo tình hình pháttriển DN vừavànhỏ giai đoạn 2006-2010 Phan Trọng Phức (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệpvừavànhỏở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Dương Bá Phượng (1996), Pháttriển DNVVN ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và. .. thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Vũ Quốc Tuấn (2001), "Khuyến khích doanhnghiệpnhỏvà vừa" , Thời báo kinh tế Việt Nam, (147), tr.12 Vũ Quốc Tuấn (2001), Doanhnghiệpdoanh nhân trong kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thái Hòa (2001), Pháttriểndoanhnghiệpnhỏvà vừa: Kinh nghiệm nước ngoài vàpháttriểndoanhnghiệpnhỏ và. .. (2002), Kinh nghiệm và cẩm nang phát triểndoanhnghiệpnhỏvàvừa ở một số nước trên thế giới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 15 Vũ Văn Hà - Đặng Ngọc Hiếu, “Kinh nghiệm pháttriểndoanhnghiệpvừavànhỏ của Nhật Bản”, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 16 Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách pháttriểndoanhnghiệp nhỏ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 17 Phạm Thị Thu Hằng (2006),... Doanhnghiệpvừavànhỏ - Thực trạng và giải pháp, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh VCCI, ILO (2004), Hướng dẫn thành lập, quản lý vàpháttriển các Hiệp hội doanh nghiệp, Hà Nội VCCI, ILO (2004), Tạo môi trường thuận lợi để pháttriểndoanhnghiệpnhỏ nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, Hà Nội Viện Chiến lược pháttriển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển. .. trường 3.2.3 Tạo lập và mở rộng thị trường cho các doanhnghiệpvừavànhỏ - Tạo điều kiện pháp lý, hoàn thiện môi trường vĩ mô để hình thành thị trường vốn, thị trường lao động, thị trương tài chính… pháttriển làm tiền đề cho thị trường thương mại pháttriển với tốc độ cao - Chiến lược pháttriển kinh tế của thịxã phải được xây dựng chính xác, ổn định để giúp các DN xây dựng chiến lược và định hướng điều... địa phương như thịxãSơnTây * Về hoàn thiện khung hình pháp lý * Đẩy mạnh cải cách hành chính 3.2.2 Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triểndoanhnghiệpvừavànhỏ Muốn các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN của thịxãSơnTâypháttriểnthì phải thực hiện đồng thời các giải pháp về chính sách sau: * Chính sách tín dụng * Chính sách thuế * Chính sách đất đai * Chính sách công nghệ và môi trường... tiếp tục ưu tiên pháttriển nghề và làng nghề, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đưa các nghề mới có hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho khu vực nông thôn Bảy là, coi việc pháttriển DNVVN cũng là nhiệm vụ chung của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và của cả cộng đồng để phát huy sức mạnh tổng hợp chung 3.2 Những giải pháp chủ yếu để phát triểndoanhnghiệpvừavànhỏ ở thịxãSơnTây Từ thực tiễn... nhằm thúc đẩy sự pháttriển các DNVVN ở Việt Nam", Kinh tế và dự báo, (3), tr.17-18 Vương Liêm (2000), Doanhnghiệpvừavà nhỏ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Lương Tấn Luận (2002), "Để tạo điều kiện pháttriển kinh tế tư nhân Cơ chế tài chính cần đi trước một bước", Thuế nhà nước, (8), tr.62-63 Nguyễn Hồng Nhung (2003), “Vai trò của Chính Phủ trong việc phát triểndoanhnghiệpvừavànhỏ ở các nước ASEAN”,... vàvừaở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội Đỗ Minh Tuấn (2002), "Sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ phát triểndoanhnghiệpvừavà nhỏ" , Tài chính, (7), tr.24-27 Nguyễn Mỹ Trinh (2000), "DNVVN ở nước ta Tiềm năng và hạn chế", Pháttriển kinh tế, (114), tr.23-24 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiền, Lê Thị Lan Hương (2009), Tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN vừavà nhỏ, ... chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Chu Tiến Quang (2003), "Tháo gỡ những ách tắc trong chính sách pháttriển đối với doanhnghiệpvừavà nhỏ" , Nghiên cứu kinh tế, (297) Schumacher (1994), "Nhỏ là đẹp Về lợi thế của quy mô vừavànhỏ trong kinh tế", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn (2002), "Cơ chế tài chính đối với kinh tế tư nhân: Nắm cái gì và thả cái gì?", Tài chính, . động và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn
Tây trong thời gian tới.
Keywords. Kinh tế chính trị; Doanh nghiệp vừa; Doanh nghiệp nhỏ; Thị. về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây giai đoạn
2000 - 2010.
Chƣơng 3: Phương hướng và