Đề cương ôn tập kinh tế các nước châu á thái bình dương
Trang 1CHƯƠNG 1: Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản: 1.1 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản:
1.1.1 Bối cảnh ra đời của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa khu vực (regionalism) đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất Trước đó, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) nhưng
kể từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường
Chủ nghĩa khu vực đang tồn tại một cách khách quan bên cạnh hệ thống thương mại đa phương của WTO Theo thống kê của Ban Thư ký WTO, tính đến tháng 3 năm 2008 đã
có 209 hiệp định thương mại khu vực (RTAs) được thông báo cho WTO, trong đó có 119 hiệp định thương mại tự do (FTAs) Trong số 119 FTAs được thông báo cho WTO, có tới
96 FTAs (chiếm 81%) được ký kết và có hiệu lực trong giai đoạn 1995-2007 Đáng chú ý
là 69 FTAs (chiếm 72%) được hình thành trong giai đoạn 2001-2007, tức là trong thời gian diễn ra Vòng đàm phán Đô-ha
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tỏ ra khá tích cực trong việc ký kết và tham gia các FTA Ngay cả những nước trước đây tỏ ra thờ ơ với FTA mà dành nhiều quan tâm cho WTO và hệ thống thương mại đa phương như Mỹ, Nhật và EU cũng đã có sự thay đổi Đối với Mỹ, sau nhiều năm chỉ có Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và FTA song phương với Israel, gần đây Mỹ đã có thêm FTA song phương với Singapore và
Chi-lê (năm 2003) và đang đàm phán với một số đối tác khác ở Châu Á, Trung Mỹ… Nhật Bản lần đầu tiên ký một FTA đầy đủ với Singapore vào năm 2002, sau đó là với một loạt các nước ASEAN khác và hiện đang đàm phán FTA song phương với Việt Nam và Thụy
Sỹ
Khuôn khổ hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản đã được ký kết bởi các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản trên 08 Tháng 10 năm 2003 tại Bali, Indonesia , và nhằm mục đích thiết lập một thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – nhật bản (AJCEP) đã được ký kết trong tháng 11 năm 2007 tại Manila , và chữ ký đã được hoàn thành quảng cáo trưng bởi 14 tháng 4 năm 2008
1.1.2 Mục tiêu của Hiệp định
Trang 2 Dần dần tự do hóa và thuận lợi cho thương mại hàng hoá và dịch vụ Tiến tới thành lập khu mậu dịch tự do với mục tiêu biến ASEAN thành khu sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN
Cải thiện cơ hội đầu tư và đảm bảo bảo hộ đầu tư và hoạt động đầu tư trong các bên Tạo ra môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài khối, môi trường tự
do cạnh tranh, vận động theo quy luật thị trường
Thiết lập một khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa các bên nhằm
hỗ trợ hội nhập kinh tế ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và tăng cường thương mại và đầu tư Quan hệ hợp tác cùng có lợi Đưa ASEAN thành khối kinh tế phát triển có thể cạnh tranh với các khối khác
Tiến hành đàm phán để có được lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể
Tự do hóa 90% kim ngạch trong vòng 10 năm
Nhật Bản loại bỏ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp
Mức thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Nhật Bản được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất hoặc
mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm Các khối trong khu vực hợp tác sẽ hưởng mức lãi xuất ưu đãi
1.1.3 Nội dung chính của Hiệp định
Hiệp định AJCEP sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các Tổng công ty của Nhật đầu tư vào ASEAN theo xu thế chuyển các ngành sản xuất chế tạo thiếu lao động từ Nhật Bản sang ASEAN Trong khi đó, các quốc gia nhóm CLMV (Cambodia, Laos, Myanma, Việt Nam) sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Nhật Bản về đầu tư cơ
sở hạ tầng Nhật là nước đứng thứ hai về đầu tư FDI vào các nước ASEAN Đầu tư của Nhật Bản và ASEAN cũng dẫn đầu (khoảng 11 tỷ USD hàng năm)
Hiệp định AJCEP chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) vào ngày 01/12/2008 Là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác Trong đó, quan trọng nhất là cam kết về lộ trình giảm thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản Đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hóa
Theo hiệp định, Nhật Bản sẽ bãi bỏ các biểu thuế đánh vào 93% danh mục hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN trong vòng 10 năm kể từ khi FTA có hiệu lực
Đổi lại, 6 nước ASEAN có tiềm lực kinh tế mạnh hơn là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng sẽ bãi bỏ thuế trong vòng 10 năm đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, trong khi 4 thành viên còn lại là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ bãi bỏ thuế theo một lộ trình chậm hơn
Trang 3Hiệp định AJCEP không chỉ là hiệp định về hàng hóa, mà còn bao gồm cả các hoạt động dịch vụ và đầu tư Với hiệp định này, các công ty Nhật Bản đang mở rộng thị trường ở Đông Nam Á có thể sẽ giảm được các chi phí kinh doanh Đặc biệt, các nhà chế tạo điện
tử và ô tô Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nhiều do các phụ tùng xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực ASEAN để lắp ráp không bị đánh thuế
1.2 So sánh mức cam kết của Hiệp định AJCEP với các Hiệp định thế giới và khu vực khác Việt Nam tham gia
Như ta đã biết, tham gia WTO, AFTA, khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản…., Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan ở các mức độ khác nhau Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản có cách tiếp cận hoàn toàn khác so với đàm với trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, đó là được kết hợp giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương Việt Nam cùng với các nước ASEAN 6 đã tiến hành đàm phán với Nhật Bản trong cả hai khuôn khổ: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).Với Việt Nam, do Lộ trình cắt giảm thuế quan theo AJCEP chậm hơn lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA trong ASEAN nên về cơ bản AJCEP không làm thay đổi nghĩa vụ của Việt Nam với các nước ASEAN Theo CEPT/AFTA, Việt Nam sẽ hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2007 đối với các mặt hàng nằm trong danh mục thông thường, trong khi thời hạn này trong AJCEP là 2023, với một số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2025 Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng) Trong khi danh mục xoá bỏ thuế của Việt Nam tại Hiệp định thương mại tự do ASEAN - HQ gồm 8.909 mặt hàng (HS 10 số), chiếm khoảng 90% số dòng thuế, được thực hiện giảm thuế từ năm 2007 và xoá bỏ thuế quan vào 2016, một số sẽ được linh hoạt đến 2018 Đối với các Hiệp định khác, mức độ cam kết khác nhau và do đó phạm vi ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Việt Nam cũng khác nhau
Trước mắt mức thuế trung bình áp dụng trong WTO ( của Việt Nam) thấp hơn mức thuế cam kết và áp dụng từ năm 2007 trong khu vực thương mại tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản Do đó những ưu đãi/lợi ích (mà các khu vực thương mại tự do này mang lại cho Việt Nam) khá hạn chế hoặc chưa mang giá trị như mong muốn Tuy nhiên,
về lâu dài, việc giảm thuế trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản được thực hiện đầy đủ, về tổng thế mức thuế quan sẽ thấp hơn nhiều so với mức hiện đang áp dụng trong WTO
Trang 41.3 Những cam kết thực hiện AJCEP của Việt Nam và Nhật Bản:
1.3.1 Danh mục cam kết
Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng), cụ thể:
- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2%
số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) đối với 33,8% dòng thuế Vào năm 2023 và 2024 (sau 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng
Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm 2025) số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết
- Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức
thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025
- Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế
suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023)
- Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở
trong cả lộ trình (C) chiếm 3,3% số dòng thuế
- Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế.
thuế (%)
Tỷ lệ kim ngạch (%) Danh mục xóa bỏ
thuế quan
Danh mục nhạy
cảm-không xóa bỏ
thuế quan
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2025 0,6 2,1 Thuế giảm xuống 50% vào năm
2023
X giữ nguyên mức thuế suất cơ sở 3,3 5,3
Danh mục CKD ô
tô
Bảng 1: Thống kê danh mục cam kết của Việt nam trong AJFTA
Trang 5Danh mục phân loại trên được phân tích theo số liệu trong Biểu cam kết của Việt Nam dựa trên AHTN 2007 và theo kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2008
1.3.2 Mức thuế suất cam kết
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025 Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018,
2023 và 2024 Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp
Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào năm 2008 (ngay khi Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.468 dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,6%, còn lại là các mặt hàng nông Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) sẽ có khoảng 5.846 số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 91,2% Kết thúc lộ trình giảm thuế (năm 2025), tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan sẽ lên đến 8.321 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 84,5% số dòng thuế Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp
Bảng 2: Bảng phân tán số dòng thuế xoá bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam
theo Hiệp định AJCEP:
Trang 6Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN-Nhật Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5%/50% vào năm 2025/2023…) Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJFTA theo từng năm trong Lộ trình có chiều hướng giảm dần
1.4 Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản:
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ngày càng trở nên mật thiết trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục … Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam hiện đứng thứ 3 sau Singapore, Đài Loan và là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 9 THÁNG NĂM 2013 THEO VÙNG (Tính từ 1/1/2013 đến 29/9/2013)
Quan hệ hai nước đã đi đến quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Việc tìm hiểu, nâng cao sự hiểu biết về lộ trình cam kết thuế quan của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản, qua đó tận dụng các ưu đãi trong Hiệp định là thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về nông sản và các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, giày da, thực phẩm chế biến từ Việt Nam, và Việt nam lại là nước có nhiều lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này Cơ hội lớn nhất của Việt Nam là khả năng khai thác tối
đa ưu thế xuất khẩu đối với những mặt hàng nông thủy sản như tôm, cá, cua đông lạnh và
Trang 7chế biến, rau quả nhiệt đới, các sản phẩm gỗ…sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn nhiều so với mức thuế suất hiện hành Trong đó, 61 mặt hàng thủy sản (chiếm 70% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam) sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 144 mặt hàng nói chung (chiếm 83% giá trị xuất khẩu) sẽ không còn chịu thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm; 95% số dòng thuế (chiếm 94,5% giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp) xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ có mức thuế 0% Trong thời gian 10 năm, 98% số dòng thuế (chiếm 98% giá trị thương mại) các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sẽ không bị áp thuế nhập khẩu Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Nhật Bản tạo cơ hội nhiều nhất cho các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu là giày dép, may mặc, thiết bị điện tử, dây dẫn điện, đồ sứ vệ sinh, đồ gỗ… Cùng với lợi ích nhờ giảm thuế, hàng nông, thủy sản của Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản thuận lợi hơn, một khi chương trình hợp tác về vệ sinh, an toàn thực phẩm được triển khai theo đúng mục tiêu
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản do các tiêu chuẩn kĩ thuật rất đặc thù, đặc biệt là rào cản kĩ thuật đối với hàng thực phẩm rất khắt khe của thị trường này Ngoài ra, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường cao, các quy định về thủ tục hành chính được xây dựng theo yêu cầu của Luật Vệ sinh thực phẩm cũng đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp muốn xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
Theo các chuyên gia, Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) đã mang
lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó cơ hội lớn nhất là được hưởng
thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường này đối với hầu hết các mặt hàng nông sản, thủy sản và công nghiệp
CHƯƠNG 2: Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – nhật bản (AJCEP) tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – Nhật Bản
2.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam- Nhật Bản
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - nhật bản
Những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản tăng trưởng trung bình 18%/năm Đến nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chiếm 1,7% của nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản hàng năm Về góc độ khai thác thị trường thì hàng hóa Việt Nam vẫn chưa tiếp cận hết nhu cầu, tiềm năng của thị trường Nhật Bản Nhìn chung, chủng loại hàng hóa xuất vào Nhật có hàm lượng chất xám cao còn nhiều hạn chế khiến hàng hóa Việt Nam không khai thác hết các cơ hội thị trường Trong hoạt động hợp tác dầu tư, nhiều lĩnh vực 2 nước có khả năng hợp tác cũng chưa được khai thác
Trang 8Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong các năm 2008-2012 tăng dầu đều qua từng năm Kết quả xuất nhập khẩu song phương giữa 2 nước tăng cao hơn so với giao thương của Nhật Bản với các nước khác trong khu vực ASEAN Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản những năm qua luôn cân bằng, đặc biệt Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này, trừ năm 2009 và 2010 Các mặt hàng xuất nhập khẩu của 2 nước có tính chất bổ sung cho nhau Việt Nam chủ yếu xuất sang Nhật các mặt hàng thế mạnh như sản phẩm nông, lâm, thủy sản, dệt may, đồ gỗ, sản phẩm chất dẻo, gốm sứ… Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian này là hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại… trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản được thống kê trong bảng:
Trang 92007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
0
2
4
6
8
10
12
14
KIM NGẠCH
KIM NGẠCH
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cho hay, họ sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam
để cải thiện vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản Đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng hàng hóa và tận dụng lộ trình giảm thuế để tăng tính cạnh tranh Theo lộ trình giảm thuế, có 2.350 dòng thuế hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ giảm về 0% và đã có 847 dòng thuế về 0% kể từ năm
2009 nhờ hưởng ưu đãi từ hiệp định thương mại Đến năm 2016, mức thuế về 0% sẽ áp dụng đối với các mặt hàng như hồ tiêu, rau chân vịt, ngô Tiếp đó 14 dòng thuế của các mặt hàng nông, lâm sản khác sẽ về 0% như gừng, chuối, xoài, đậu tương
2.1.2 Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước.
Trang 10Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật bản nói chung gồm hàng may mặc, thủy sản, dầu thô, than đá, nông sản (hạt điều, gạo, …), …đa chủng loại, cơ cấu thay đổi rõ rệt qua từng năm Ta có thể thấy cơ cấu hàng hóa thay đổi cụ thể qua từng năm dưới đây:
* Năm 2011, mặc dù Nhật Bản phải chịu thảm họa của động đất, sóng thần… nhưng
quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản năm 2011 đạt 21,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2010; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 39%
so với năm 2010 Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản như thủy sản, may mặc, đồ gỗ, cà phê, sản
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng như dệt may, dầu thô, hàng thủy sản, máy móc thiết bị, dây điện và dây cáp điện, thủy sản… trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất 1,6 tỷ USD, chiếm 15,6% thị phần, tăng 46,41% so với năm 2010 Tính riêng tháng cuối năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 155,6 triệu USD hàng dệt may sang Nhật, giảm 0,2% so với tháng liền kề trước đó nhưng tăng 29,61% so với tháng 12/2010 Đứng thứ hai là dầu thô với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 637,72% so với năm 2010
Nhìn chung, năm 2011 xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, chỉ có một số thị trường giảm như: giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 17,39%); thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 17,76%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (giảm 95,75%); chất dẻo nguyên liệu (giảm 40,72%); xăng dầu các loại (giảm 78,87%)