Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty Cao Su Sao Vàng sau cổ phần hoá (Trang 27 - 36)

II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU

2. Phân tích tình hình tài chính năm 2005của công ty:

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua:

Phân tích tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Phân tích tài chính cho phép nhận định được một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính, cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay tín dụng, sự hình thành nguồn vốn kinh doanh ban đầu và sự phát triển về vốn. Điều này giúp cho những nhà quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.

2.2.1. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Theo công thức về hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, áp dụng cho Công ty Cao su Sao vàng ta có bảng hệ số cấu trúc của công ty tại thời điểm đầu và cuối năm 2005 như sau:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

T1 (Tiền và ĐTTCNH/Tổng TS) 1.07% 0.91%

T2 (Các khoản phải thu/Tổng TS) 9.77% 6.28%

T3(Hàng tồn kho/Tổng TS) 19.05% 20.20%

T4 (GT còn lại TSCĐ/Tổng TS) 70.10% 72.60%

T5 (Đầu tư TCDH/Tổng TS) 7.88% 6.28%

Qua bảng số liệu trên về phần TSLĐ và ĐTNH thì tỷ lệ tiền và ĐTTCNH trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ thấp, trong năm tỷ lệ này giảm từ 1.07% ở đầu năm xuống còn 0.91% ở cuối năm. Điều này phản ánh khả năng linh hoạt của công ty là thấp và có xu hướng giảm đi. Tỷ lệ các khoản phải thu giảm từ 9.77% xuống còn 6.28% do khách hàng nợ ít đi và giảm các khoản chi phí trả trước, như vậy đây là một điều rất tốt. Trong phần TSLĐ thì tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tiền và ĐTTCNH và tỷ lệ khoản phải thu, điều này do đặc trưng của công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên có lượng nguyên vật liệu dự trữ và hàng tồn kho lớn. Tỷ lệ hàng tồn kho cuối năm tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do nguyên vật liệu và hàng tồn kho của công ty tăng lên chưa thể khẳng định được tình trạng là tốt hay xấu.

Phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì tỷ lệ giá trị còn lại TSCĐ của công ty lớn hơn 70%, như vậy đây là một cơ cấu hợp lý, vì Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu. Tỷ lệ này tăng từ 70.10% ở đầu năm lên 72.6% ở cuối năm, do trong năm 2004 TSCĐ hữu hình tăng lên, vì công ty có sự đầu tư thêm về nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý. Điều này phản ánh năng lực sản xuất của công ty trong tương lai sẽ tăng lên. Trong khi giá trị TSCĐ tăng lên thì ĐTTCDH trên tổng TS lại giảm từ 7.88% xuống 6.28%.

Trên thực tế thì do tổng tài sản ở cuối năm tăng lên nhưng trong năm công ty không đầu tư thêm vào việc góp vốn liên doanh.

Qua phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cao su Sao Vàng nhìn chung chiếm tỷ lệ hợp lý, vì đặc thù của công ty là một đơn vị sản xuất là chính. Còn tỷ lệ các cơ cấu thì tăng, giảm một lượng ít phản ánh xu thế đi lên của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình nguồn vốn:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

V1 (Vốn TX/Tổng NV) 56.39% 58.87% V2 (Nợ ngắn hạn/ Tổng NV) 43.61% 41.13% V3 (Vốn CSH/Tổng NV) 39.56% 39.90% V4 (Nợ phải trả/Tổng NV) 60.44% 60.10% V5 (Vốn CSH/Vốn TX) 70.16% 67.78% V6 (Nợ dài hạn/Vốn TX) 29.84% 32.22% V7 (Nợ dài hạn/Vốn CSH) 42.53% 47.54%

Qua bảng số liệu trên thì tỷ lệ vốn thường xuyên lớn hơn nợ ngắn hạn là hợp lý, vì công ty là đơn vị sản xuất nên phải có tỷ lệ vốn thường xuyên cao để tài trợ cho tài sản cố định. Nhưng tỷ lệ TSCĐ chiếm hơn 70% trong khi đó tỷ lệ vốn thường xuyên chỉ chiếm hơn 50%, như vậy thì vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSCĐ công ty phải dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Trong năm 2004 thì tỷ lệ vốn thường xuyên tăng lên và tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm xuống đấy là một điều rất tốt. Nhưng công ty cần phải cố gắng hơn nữa thì mới giảm được nợ ngắn hạn và tăng vốn thường xuyên.

Trong nguồn vốn thường xuyên thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khoảng 70% và nợ dài hạn chiếm tỷ lệ khoảng 30%, tỷ lệ này là hợp lý. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên cuối năm giảm, tỷ lệ nợ dài hạn tăng so với đầu năm đây là một dấu hiệu không tốt. Theo bảng cân đối kế toán thì nợ dài hạn tăng lên còn nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi, như vậy có thể thấy công ty hoạt động chưa hiệu quả.

Trong cơ cấu nguồn vốn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp (gần 40%) và nợ phải trả cao (trên 60% trong đó nợ dài hạn chiếm gần khoảng 30%) điều này càng làm rõ hơn việc công ty sử dụng nợ để tài trợ cho TSCĐ. Nếu công ty duy trì tỷ lệ nợ cao thì sẽ rất bất lợi cho công ty trong giai đoạn nước ta ở tình trạng kinh tế không ổn định, lạm phát cao.

Nói tóm lại, qua phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cao su Sao Vàng thì cơ cấu tài sản nhìn chung là hợp lý, chỉ có cơ cấu nguốn vốn là chưa được hợp lý lắm công ty cần có những biện pháp tốt hơn nữa để điều chỉnh cho phù hợp.

2.2.2 Phân tích các hệ số khả năng thanh toán:

Bảng tính toán khả năng thanh toán theo công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Hệ số thanh toán tổng quát (Tổng TS/Nợ phải trả) 1.6546 1.6639 Chỉ số hiện hành (TSLĐ&ĐTNH/Nợ NH) 0.6855 0.6661 Chỉ số nhanh ((TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ NH) 0.2487 0.1750

Hệ số nợ phải trả & nợ phải thu 6.1843 9.5648

Chỉ số tức thời 0.0246 0.0222

Qua bảng kết quả tính toán trên thì hệ số thanh toán tổng quát của công ty thấp, bởi vì Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất lớn mà hệ số thanh toán tổng quát chỉ hơn 1. Mặc dù so với đầu năm thì có tăng nhưng không đáng kể.

Chỉ số hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn, chỉ số hiện hành của công ty hơi thấp, vì công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ mà so với đầu năm thì tỷ lệ này lại giảm đi. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng chỉ số này thì cũng chưa phản ánh được rõ tình hình tài chính của công ty.

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp cho thấy khả năng thanh khoản của công ty là rất thấp, sẽ khó khăn cho khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn và quá hạn.

Hệ số nợ phải trả và nợ phải thu quá cao, chứng tỏ công ty phải sử dụng nhiều vốn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ gây cho công ty rất nhiều khó khăn, mà tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên ở đầu năm chỉ hơn 6 lần đến cuối năm đã tăng lên gần 10 lần.

Chỉ số tức thời cũng thấp < 0,5, có nghĩa là công ty sẽ gặp phải những khó khăn trong việc thanh toán công nợ vì không đủ tiền mặt. Điều này có thể gây ra những rủi ro ngắn hạn đối với công ty nếu có nhứng biến động trên thị trường. Công ty cần chú ý hơn đến tình hình tài chính của mình để có thể thay đổi kịp thời trước thay đổi của thị trường.

2.2.3 Phân tích khả năng quản lý tài sản:

Bảng tổng hợp số liệu tài chính, kế toán

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

A. TSLĐ & ĐTTCNH 141,525,591,957 133,783,277,817 133,783,277,817 153,580,019,337 III. Các khoản phải thu 56,599,507,391 43,733,135,913 43,733,135,913 35,225,062,153

IV. Hàng tồn kho 78,640,565,155 85,247,414,414 85,247,414,414 113,227,514,785

B. TSCĐ & ĐTTCDH 297,127,708,035 313,694,878,451 313,704,878,451 407,031,991,993

Tổng tài sản 438,653,299,992 447,478,156,268 447,488,156,268 560,612,011,330

Vốn chủ sở hữu 193,537,359,763 177,030,764,942 177,030,774,942 223,689,809,045

TSLĐ & ĐTTCNH bq 137,654,434,887 143,681,648,577

Các khoản phải thu bq 50,166,321,652 39,479,099,033

Hàng tồn kho bq 81,943,989,785 99,237,464,600

TSCĐ & ĐTTCDH bq 305,411,293,243 360,368,435,222

Tổng tài sản bình

quân 443,065,728,130 504,050,083,799

Vốn chủ sở hữu bq 185,284,062,353 200,360,291,994

Doanh thu thuần 370,852,706,139 435,659,882,744

Giá vốn hàng bán 337,533,414,583 399,703,273,825

Lợi nhuận trước thuế &

Lợi nhuận trước thuế 507,667,808 183,083,939

Lãi ròng 345,214,109 124,497,079

Bảng tính các hệ số về khả năng quản lý vốn vay:

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Vòng quay HTK (Doanh thu/Hàng tồn kho bq) 4.5257 4.3901 Kì thu nợ bán chịu (khoản phải thu*360/Doanh thu) 48.6982 32.6229

Vòng quay TSCĐ (Doanh thu/TSCĐ) 1.2143 0.9736

Vòng quay TSLĐ (Doanh thu/TSLĐ) 2.6941 3.0321

Vòng quay tổng tài sản (Doanh thu/Tổng TS) 0.8370 0.8643 Vòng quay hàng tồn kho không cao cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty được luân chuyển chưa nhanh. Kỳ thu nợ của công ty ở năm 2004 là 48 ngày là cao nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, đế năm 2005 kỳ thu nợ giảm đáng kể còn 32 ngày như vậy là bình thường đối với một công ty sản xuất kinh doanh. Để có được thay đổi trên công ty đã áp dụng các biện pháp và chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, như: khách trả tiền trước sẽ được giảm giá từ 1- 2% doanh thu. Nhưng đồng thời công ty vẫn áp dụng các chính sách để tăng lượng hàng bán bằng cách cho khách hàng trả chậm.

Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu vòng quay tài sản cố định trong năm 2004 chỉ hơn 1 như vậy là rất thấp công ty đã không sử dụng hiệu quả hế tiềm năng tài sản của minh. Đến năm 2005 vòng quay TSCĐ lại giảm đi tuy không đáng kể, nhưng công ty cần có cách quản lý tài sản để sử dụng có hiệu quả hơn. Vòng quay tài sản lưu động cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là chậm, mặc dù năm 2005 có tăng lên so với năm 2004 nhưng tăng không đáng kể.Như vậy, tình hình tổ chức công tác cung ứng sản xuất, tiêu thụ của công ty chưa thật hợp lý. Vòng quay tổng tài sản rất thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty không cao.

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Chỉ số nợ (Tổng nợ/Tổng TS) 60.44% 60.10%

Khả năng thanh toán lãi vay

(LN trước LV & T’/Lãi vay) 1.0433 1.0126

Khả năng thanh toán tổng quát

(Tổng nợ/Nợ phải trả) 1.6545 1.6639

Chỉ số nợ của công ty cao khoảng 60% tổng tài sản đồng nghĩa với việc mức độ an toàn tài chính giảm xuống, công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong nền kinh tế có nhiều biến động của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay hơn 1 và khả năng thanh toán tổng quát là lớn hơn 1.6 có nghĩa là công ty vẫn đảm bảo được việc chi trả lãi vay từ lợi nhuận kinh doanh. Nhưng phần lãi vay quá lớn làm lợi nhuận của công ty thấp, nên công ty cần có các biện pháp giảm chi phí hoạt động góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

2.2.5 Khả năng sinh lợi:

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Lợi nhuận biên(PM) (Lãi ròng/Doanh thu) 0.09% 0.03%

Sức sinh lợi cơ sở(BEP) (LN trước LV&T’) 2.76% 2.91% Tỷ suất thu hồi tài sản(ROA) (Lãi ròng/Tổng TS) 0.08% 0.02% Tỷ suất thu hồi vốn (ROE) (Lãi ròng/VCSH) 0.19% 0.06% Lợi nhuận sau thuế so với doanh thu là quá nhỏ, điều này chứng tỏ các chi phí hoạt động của công ty rất cao. Sức sinh lợi cơ sở của công ty không cao, điều này cho thấy công ty chưa tận dụng được hết hiệu quả của tài sản. Tỷ lệ thu hồi tài sản và tỷ lệ thu hồi vốn góp rất bé, như vậy có thể nói công ty hoạt động không thật sự có hiệu quả. Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất lớn cần phải xem xét để có biện pháp đẩy mạnh sản xuất với chi phí giá thành hạ, giảm các chi phí quản lý, chi phí bán hàng; đồng thời phải có các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, cải tiến chất

= 0.03% x

0.02% 0.8643

lượng để tăng giá bán. Có như vậy thì công ty mới hoạt động có hiệu quả, có thể thu hồi tài sản, thu hồi vốn để có thể tái đầu tư.

2.2.6 Các đẳng thức Dupont:

Năm 2004:

Năm 2004:

Năm 2004:

Năm 2005: Tỷ suất thu hồi

tài sản (ROA) Tổng tài sản Doanh thu Doanh thu LN sau thuế = x

= Lợi nhuận biên x Vòng quay tổng TS

= 0.09% x

0.08% 0.8370

Tỷ suất thu hồi vốn (ROE) NV k.doanh Tổng tài sản Tổn tài sản LN sau thuế = x = ROA x Tổng tài sản NV k.doanh = 0.08% x 0.19% 504,050,083,799 200,360,291,994 = 0.02% x 0.06% 443,065,728,130 185,284,062,353

3 Hoạch định tài chính

Trên cơ sở tài sản cố định tài sản lưu động, nguồn vốn hiện có và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây và những thuận lợi, khó khăn cơ bản, công ty dự kiến xây dựng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sau cổ phần như sau:

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Vốn điều lệ 49.048 49.048 49.048

2 Doanh thu 690.820 794.443 913.609

3 Nộp ngân sách 16.774 17.500 19.500

4 Lợi nhuận trước thuế 7.000 7.500 9.400

5 Lợi nhuận sau thuế 7.000 7.500 8.080

6 Lao động 1.510 1.510 1.510

7 Thu nhập bình

quân(1000đ/người/tháng)

1.600 1.600 1.700

8 Cổ tức hàng năm 10,2% 11% 11,8%

Công ty dự tính trích 20% bổ sung vốn; 5% trích lập quĩ dự phòng tài chính; 3% trích lập quĩ khen phúc lợi.

Công ty đề ra mục tiêu trong năm tới là tham gia cùng Tổng công ty và các công ty sản xuất cao su khác thực hiện mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ 1.5 triệu lốp ôtô/năm.

Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng, làm phong phú mẫu mã các sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty Cao Su Sao Vàng sau cổ phần hoá (Trang 27 - 36)

w