1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN CHẤT 2020) xây dựng chủ đề các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật theo phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh

71 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN II: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

  • A. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY CHÍNH KHÓA

  • I. Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh phải:

  • 1. Kiến thức:

  • * Môn GDCD:

  • - Nhận thức được kết cấu của một mâu thuẫn. Hiểu rõ thế nào là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

  • - Hiểu rõ sự đấu tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

  • - Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng. Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.

  • - HS chỉ ra được: + Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

  • + Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.

  • - Thế nào là phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng. Đặc điểm của phủ định biện chứng.

  • - Khuynh hướng phát triển của SVHT là cái mới luôn luôn xuất hiện thay thế cái cũ

  • * Môn văn học: - Học sinh nắm được các bài thơ, ca dao tục ngữ nói về mâu thuẫn, nói về chất, lượng và sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng; Câu ca dao, tục ngữ về phủ định của phủ định

  • - Học sinh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.

  • - Nắm được cách thức chuẩn bị, tiến hành khi trình bày một vấn đề từ đó giúp học sinh tự tin trình bày sản phẩm của hoạt động học tập trong bài học.

  • * Môn lịch sử:

  • - Học sinh nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng tháng 8 năm 1945

  • - Học sinh nắm được các cao trào cách mạng của dân tộc ta giai đoạn 1930-1945

  • - Học sinh biết được XH loài người trải qua 5 giai đoạn phát triển.

  • * Môn địa lí:

  • - Học sinh nêu được vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ của đất nước Việt Nam

  • - Nêu được nguyên nhân, thực trạng, các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường để từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

  • * Môn hóa học:

  • - Học sinh nêu được tính chất của kim loại và phi kim, cấu tạo và tính chất của phân tử nước.

  • - Sự tác động giữa các chất hóa học với nhau để tạo thành chất mới là sự phủ định của phủ định

  • * Môn toán học:

  • - Học sinh nêu được dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình vuông, đoạn thẳng, điểm

  • - Nhận biết được các mâu thuẫn trong toán học

  • * Môn vật lí :

  • - Học sinh nắm được thế nào là chuyển động thẳng đều (tốc độ trung bình)

  • - Lấy được ví dụ về các mặt đối lập trong môn vật lí

  • * Âm nhạc:

  • - Một số bài hát như: Lý mười thương ->Thấy được chất và lượng còn được thể hiện thông qua các bài hát

  • - Bài hát nhật kí của mẹ -> Thấy được sự thay đổi của chất và lượng, cũng như sự phủ định qua bài hát đó

  • * Môn sinh học:

  • - Nắm được nguyên nhân dẫn tới sự vận động, phát triển của các sinh vật là sự đấu tranh giữa các mặt biến dị với di truyền; đồng hóa với dị hóa….

  • - Quá trình sinh trưởng, phát triển của các thực vật, động vật.

  • * Môn Tin học:

  • - Vận dụng các phần mềm đơn giản như: Microsoft Word, Microsoft Power Point để sử dụng trong bài giảng.

  • 2. Kĩ năng

  • * Môn GDCD: Phát triển kĩ năng

  • - Làm việc nhóm, giao tiếp, hợp tác, tự học, tự nghiên cứu

  • - Quan sát, phân tích, tổng hợp, phân loại, định nghĩa.

  • - Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán; Kĩ năng lắng nghe tích cực

  • - Kĩ năng giải quyết tình huống; Kĩ năng hình thành ra quyết định.

  • - Liên hệ: Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội một cách KH.

  • * Môn văn học:

  • - Kỹ năng đọc diễn cảm đoạn thơ, câu ca dao tục ngữ

  • - Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.

  • - Kĩ năng thuyết trình một vấn đề.

  • * Môn lịch sử: Học sinh có kỹ năng nhận diện sự kiện lịch sử

  • * Môn địa lí:

  • - Học sinh biết xác định vị trí và phương pháp sử dụng bản đồ

  • - Rèn kỹ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.

  • - Rèn kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

  • - Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.

  • * Môn hóa học:

  • - Học sinh có các kỹ năng quan sát, phân tích để biết được tính chất của kim loại và phi kim, phân biệt được các chất hóa học

  • * Môn toán học:

  • - Học sinh có kỹ năng phân tích, quan sát để nhận diện hình học, nhận diện các mâu thuẫn trong toán học

  • * Môn vật lý: Học sinh có kỹ năng quan sát

  • *Môn Tin học:

  • - Kỹ năng sử dụng chuột, bàn phím để chọn đáp án đúng trong bài tập trắc nghiệm phần củng cố.

  • - Kỹ năng sử dụng các phần mềm đơn giản như: Microsoft Word, Microsoft PowerPoint để vận dụng trong bài dạy.

  • - Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên internet

  • * Các bộ môn khác: Phân tích, tổng hợp, giải thích các hiện tượng đời sống.

  • - Liên quan tới kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe.

  • 3. Thái độ

  • * Môn GDCD:

  • - Dám đấu tranh giải quyết mâu thuẫn, phê phán lối sống ngại va chạm, che dấu mâu thuẫn, dĩ hòa vi quý trong đời sống cá nhân và tập thể.

  • - Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, phải chú ý cả mặt hợp tác và đấu tranh, đối thoại và đối đầu, tránh cả hai khuynh hướng cực đoạn: Tả khuynh và hữu khuynh.

  • - Học sinh thể hiện bằng thái độ, nghị lực kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, không nôn nóng trong cuộc sống.

  • - Học sinh phải biết ủng hộ cái mới và làm theo cái mới. Tránh thái độ phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa thiếu chọn lọc các giá trị văn hóa nhân loại, truyền thống dân tộc.

  • * Liên môn: Học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện về nội dung kiến thức phổ thông, từ đó học sinh nghiêm túc, tích cực và say mê môn học.

  • 4. Năng lực và các kĩ năng khoa học

  • 4.1. Các năng lực chung

  • - Năng lực tự học: HS xác định được mục tiêu học tập của chủ đề là

  • + Mô tả nguyên nhân, cách thức, khuynh hướng vận động, phát triển của SVHT.

  • + Trình bày nội dung nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Đưa ra được các bài học cho bản thân.

  • - Năng lực giải quyết vấn đề: Thu thập thông tin từ sách báo, internet, các tài liệu…để phân tích để giải quyết nội dung bài học.

  • - Năng lực tư duy sáng tạo: Áp dụng vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội ở xung quanh mình.

  • - Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm

  • - Năng lực giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS ( thảo luận), HS với GV ( thảo luận, hỗ trợ kiến thức)

  • - Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

  • - Năng lực tự nhận thức, năng lực tự điều chỉnh hành vi của mình

  • 4.2. Các kĩ năng khoa học

  • - Kỹ năng phân tích, kỹ năng so sánh; quan sát

  • - Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng hợp tác

  • - Kỹ năng quản lí thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

  • - Kỹ năng tư duy phê phán, Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

  • II. Phương tiện dạy học

  • 1. Giáo viên:

  • - SGK, SGV GDCD lớp 10, hình vẽ và sơ đồ.

  • - Chuyện kể, tục ngữ, ca dao; Bài hát; Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm

  • - Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học

  • - Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint, máy vi tính, Giấy A0, giấy màu, các mảnh giấy màu nhỏ, bút dạ, ....

  • - Các phiếu học tập, phiếu trò chơi

  • Câu chuyện: Mâu và Thuẫn

  • Hàn Phi Tử kể lại rằng : Nước Sở có người đem ra chợ bán hai thứ: Mâu và Thuẫn. Anh ta đưa cái mâu ra và khoe rằng : “Cái mâu của tôi làm rất nhọn, nó có thể đâm thủng bất cứ vật gì”. Rồi anh ta đưa ra cái thuẫn và quảng cáo rằng : “Còn đây là cái thuẫn do tôi làm rất chắc chắn, có thể ngăn cản mọi thứ khí giới đâm vào”.

  • Có người đứng nghe anh ta nói vậy thì hỏi : “Nay nếu dùng cái mâu của anh mà đâm cái thuẫn của anh thì thế nào ?”

  • Người bán Mâu và Thuẫn không đáp lại được, bèn bỏ đi.

  • Chú thích : Mâu : cây giáo, khí giới có cán dài, mũi nhọn, để đâm.

  • Thuẫn : cái khiên, cái mộc để che đỡ.

  • TÌNH HUỐNG 1: A và B là bạn học cùng lớp, chơi rất thân với nhau. Hơn một tuần nay, giữa A và B có chuyện hiểu lầm nên hai bạn đang giận nhau và cũng không nói chuyện với nhau nữa. Theo em, A và B nên làm gì để giải quyết sự hiểu lầm giữa hai bạn ?

  • Phiếu học tập số 1

  • Bài 1: Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp.

  • A

  • B

  • 1. Với quan niệm thông thường, mâu thuẫn được hiểu

  • a. là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

  • 2. Mặt đối lập

  • b. là sự ràng buộc, liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập.

  • 3. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

  • c. là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

  • 4. Theo triết học Mác Lê Nin, mâu thuẫn

  • d. là trạng thái xung đột, chống đối nhau.

  • 5. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

  • e. là những mặt, những thuộc tính, những tính chất,… có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

  • 6. Sự phát triển

  • g. là những xung đột trong cuộc sống.

  • 7. Đối lập với trạng thái thống nhất giữa các mặt đối lập

  • h. là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập.

  • 8. Mâu thuẫn có vai trò

  • i. là sự tác động qua lại theo khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

  • k. là trạng thái đấu tranh giữa các mặt đối lập.

  • Đáp án : 1d, 2e, 3b, 4a, 5i, 6h, 7k, 8c.

  • Bài 1: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về chất và lượng ?

  • - Chín quá hóa nẫu.

  • - Có công mài sắt, có ngày nên kim.

  • - Góp gió thành bão.

  • - Tích tiểu thành đại.

  • - Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

  • - Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

  • Trả lời: …………………………………………………………………………………

  • …………………………………………………………………………………………..

  • Bài 2: Hãy chỉ ra những nội dung nói về chất hay lượng bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng?

  • Nội dung

  • Chất

  • Lượng

  • 1. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển.

  • 2. Chị ấy là một người vợ thuỷ chung.

  • 3. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo.

  • 4. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,5%.

  • 5. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12.

  • 6. Hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.

  • 7. Muối có vị mặn, chanh có vị chua.

  • 8. Đồng là một kim loại có màu vàng ánh đỏ, có độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao.

  • 9. Anh Minh là người rất am hiểu về nghệ thuật hội hoạ đương đại.

  • 10. A nhớ B da diết.

  • Đáp án : Chất : 2, 6, 7, 8.

  • Lượng : 1, 3, 4, 5, 9, 10.

  • Bài 4: SGK Trang 33 ( Tích hợp lịch sử). Đoạn văn sau đây ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa. “ Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong biển máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”

  • Trả lời:

  • - Lượng: ………………………………………………………………………………….

  • - Độ: ………………………………………………………………………………………

  • - Điểm nút: ……………………………………………………………………………….

  • - Chất: …………………………………………………………………………………….

  • - Sự vật mới ra đời: ………………………………………………………………………

  • Đáp án: ( Lượng : 15 năm

  • Độ: Từ 1930 đến trước tháng 8 năm 1945

  • Điểm nút: tháng Tám năm 1945

  • Chất: Bản chất của cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân

  • Sự vật mới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa)

  • Phiếu học tập số 3

  • Câu 1. Sưu tầm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng?

  • Câu 2. Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

  • Câu 3. Phủ định biện chứng là gì ? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình?

  • Câu 4. Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của a xít clo hi đric và xút sau đây: HCl +NaOH = NaCl + H20

  • ĐÁP ÁN

  • Câu 1. Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng :

  • – Không thầy đố mày làm nên.

  • – Rồng thì đẻ ra rồng, liu điu thì đẻ ra dòng liu điu.

  • – Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.

  • – Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống.

  • – Giỏ nhà ai quai nhà nấy.

  • – Cha nào con nấy.

  • – Hổ phụ sinh hổ tử.

  • – Có bột mới gột nên hồ.

  • – Tre già măng mọc.

  • Câu 2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam : truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống đoàn kết, truyền thống hiếu học, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm, truyền thống uống nước, nhớ nguồn, truyền thống yêu nước, truyền thống tôn sư trọng đạo...

  • Câu 3. Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.

  • Sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình :

  • Phủ định biện chứng

  • Phủ định siêu hình

  • – Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.

  • – Không xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

  • – Sự vật sẽ không bị xoá bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới và sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển trong sự vật mới.

  • – Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

  • – Xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

  • – Sự vật, hiện tượng sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

  • Câu 4. HCl + NaOH = NaCl + H2O

  • Sau khi phản ứng trao đổi được thực hiện muối (NaCl) và nước (H2O) đã xuất hiện thay thế Axít clohiđric (HCl) và xút (NaOH). Tuy nhiên, các chất mới xuất hiện trên cơ sở kế thừa mang theo những thành phần nào đó của chất đã bị nó thay thế. Ví dụ NaCl mang theo clo (Cl) của Axít clohiđric và (natri)Na của xút.

  • 2. Học sinh

  • - SGK GDCD 10, bút dạ, bút highlight, bút màu

  • - Giấy A0, keo dán...

  • - Bài thuyết trình

  • III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

  • - Phương pháp dạy học hợp tác.

  • - Phương pháp thảo luận nhóm.

  • - Phương pháp dạy học khám phá.

  • - Phương pháp dạy học theo trạm.

  • - Phương pháp đàm thoại.

  • - Phương pháp sử dụng trò chơi.

  • - Kĩ thuật động não; Kĩ thuật mảnh ghép.

  • - Kĩ thuật hỏi và trả lời.

  • - Bản đồ tư duy; Trình bày một phút.

  • IV. Tổ chức các hoạt động dạy học của chủ đề

  • TIẾT 1, 2: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN

  • CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG

  • 1. Hoạt động khởi động

  • * Mục đích: - Kích thích HS tự tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện

  • - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức, quan sát.

  • * Phương thức tổ chức: Cho HS đọc câu chuyện về mâu thuẫn

  • Giáo và Khiên

  • Hàn Phi Tử kể lại rằng: Nước Sở có người đem ra chợ bán hai thứ: giáo và khiên. Anh ta đưa cái giáo ra và khoe rằng: “Cái giáo của tôi làm rất nhọn, nó có thể đâm thủng bất cứ vật gì”. Rồi anh ta đưa ra cái khiên và quảng cáo rằng: “Còn đây là cái khiên do tôi làm rất chắc chắn, có thể ngăn cản mọi thứ khí giới đâm vào”.

  • Có người đứng nghe anh ta nói vậy thì hỏi: “Nay nếu dùng cái giáo của anh mà đâm cái khiên của anh thì thế nào ?”

  • Người bán giáo và khiên không đáp lại được, bèn bỏ đi.

  • - GV hỏi: Người bán quảng cáo thứ mình bán có mâu thuẫn với nhau không? Đó có được gọi là mâu thuẫn triết học? Thế nào là mâu thuẫn triết học?

  • - HS trả lời:

  • *Sản phẩm mong đợi : Câu trả lời của HS

  • GV giới thiệu: Chúng ta đã biết vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình ấy. Vận động bao hàm trong nó sự phát triển, không có sự vận động thì không có sự phát triển. Vấn đề tiếp theo được đặt ra ở đây là: nguồn gốc, động lực nào đã thúc đẩy sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng. Những nội dung được đề cập đến trong bài tiếp này sẽ giúp chúng ta thấy được nguồn gốc vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng, qua đó cho phép chúng ta có được những nhận thức sâu sắc hơn về sự vận động, phát triển của thế giới các sự vật, hiện tượng

  • 2. Hoạt động hình thành kiến thức

  • *Mục đích: HS nêu được thế nào là mâu thuẫn; thế nào là mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

  • *Phương thức tổ chức: Phần hình thành kiến thức mới, GV kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Cụ thể:

  • Tìm hiểu nội dung 1- Thế nào là mâu thuẫn; Mặt đối lập của mâu thuẫn

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • * Thế nào là mâu thuẫn; mặt đối lập của mâu thuẫn

  • - GV: Nêu CH cho HS thảo luận:

  • 1. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi khi nhắc tới khái niệm mâu thuẫn, các em thường hình dung (liên tưởng, nghĩ) tới điều gì ?

  • 2. Em hãy đưa ra một vài ví dụ về mâu thuẫn thông thường trong đời sống?

  • 3. Thế nào là mâu thuẫn thông thường, mâu thuẫn triết học? Cho ví dụ?

  • 4. Mặt đồng hóa ở một cơ thể A và dị hóa ở cơ thể B có tạo thành mâu thuẫn không?

  • 5. Thế nào là mâu thuẫn?

  • - GV cho 1 HS đọc khái niệm mặt đối lập của mâu thuẫn trang 25 SGK và đưa ra một số ví dụ và yêu cầu HS xác định đâu là mặt đối lập của mâu thuẫn và đâu không phải là mặt đối lập của mâu thuẫn? Vì sao?

  • VD: a. Những gam màu đối lập trong cùng một bức tranh.

  • b. Điện tích dương của nguyên tử A và điện tích âm của nguyên tử B.

  • c. Hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò trong một tiết học.

  • d. Mặt đồng hoá và dị hoá trong cùng một tế bào B.

  • e. Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến.

  • g. Giai cấp bóc lột trong xã hội chiếm hữu nô lệ và giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản.

  • h. Tệ nạn mại dâm và ma tuý đang có chiều hướng giảm rõ rệt.

  • i. Mặt tích cực và mặt tiến bộ trong xã hội ta đang ngày càng chiếm ưu thế.

  • - GV hỏi ?? Vậy thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Cho ví dụ?

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận.

  • - Nhận nhiệm vụ và thực hiện

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các HS và rút ra kết luận:

  • *Khái niệm mâu thuẫn.

  • VD mâu thuẫn thông thường:

  • - Trắng - đen.

  • - To - nhỏ.

  • - Trên - Dưới.

  • => Mâu thuẫn theo cách hiểu thông thường là trạng thái xung đột, chống đối nhau

  • - Khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm triết học Mác Lê Nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

  • VD: - Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.

  • - Kinh tế: Sản xuất - tiêu dùng.

  • - Dũng cảm - hèn nhát

  • - Thống trị - bị trị

  • a. Mặt đối lập của mâu thuẫn

  • * Ví dụ:

  • - Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.

  • - Kinh tế: Sản xuất - tiêu dùng.

  • - Vật lí: Lực hút - lực đẩy.

  • - Nhận thức: Tích cực - tiêu cực.

  • - Toán học: Số âm- số dương.

  • * Khái niệm: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm... mà trong quá trình vận động, phát phiển của sự vật hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

  • Chúng ràng buộc nhau bên trong SV, HT.

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được thế nào là mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn.

  • Tìm hiểu nội dung 2 - Sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • * Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

  • - GV: Cho VD và nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:

  • + Nhóm 1+ 2: ??Các em hãy cho biết hoạt động dạy của thầy ở lớp này với hoạt động học của trò ở lớp khác có thể được coi là một mâu thuẫn hay không? Mặt đồng hóa ở tế bào A và mặt dị hóa ở tế bào B có được coi là một mâu thuẫn hay không ?Vì sao?

  • ??Nếu không có hoạt động học của các em thì hoạt động dạy của thầy có thể tiến hành được không ?

  • ??Muốn tạo thành một chỉnh thể mâu thuẫn đòi hỏi hai mặt đối lập phải làm sao?

  • Vậy em hiểu thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối lập ? Cho ví dụ?

  • + Nhóm 3+ 4: ??Theo các em thì các mặt đối lập có thể tách rời nhau hay không? Tại sao ?

  • ??Căn cứ vào đâu để nhận biết đó là hai mặt đối lập của mâu thuẫn ?

  • ?? Khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau đã tác động như thế nào đến quan hệ giữa các mặt đối lập ?

  • ??Vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Cho ví dụ?

  • - HS các nhóm nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận.

  • - Nhận nhiệm vụ và thực hiện

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • GV quan sát các nhóm Hs thảo luận và khuyến khích các em làm việc.

  • - HS thực hiện:

  • + Ngồi theo nhóm trình bày nội dung thảo luận trên bảng phụ.

  • + Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.

  • + Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau.

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS và rút ra kết luận:

  • * Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

  • - Ví du : Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.

  • Kinh tế: Sản xuất - tiêu dùng.

  • Vật lí: Lực hút - lực đẩy.

  • Nhận thức: Tích cực - tiêu cực

  • - Nhận xét: + Ràng buộc; Liên hệ.

  • + Gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

  • - Kết luận: Trong mỗi mâu thuẫn hai mặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật. Chúng liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Đó là sự thống nhất, giữa các mặt đối lập.

  • * Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

  • - Ví dụ :

  • + Nguyên tử: Điện tích (-), điện tích (+).

  • + Xã hội TBCN: Giai cấp tư sản, giai cấp vô sản.

  • + Lối sống có văn hóa, không có văn hóa.

  • - Nhận xét: +Các mặt đối lập xung đột nhau, khuynh hướng vận động trái ngược nhau.

  • + Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

  • + Theo triết học các mặt đối lập không hoàn toàn đối lập, xung đột mà còn liên hệ thống nhất với nhau trong một sự vật.

  • - Kết luận: Hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được thế nào là sự thống nhất, thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

  • Tìm hiểu nội dung 3- Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của SVHT

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • - GV cho VD và nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận

  • + Sinh vật: giữa hai mặt đồng hóa và dị hóa

  • +Trong Xã hội chiếm hữu nô lệ: Giai cấp chủ nô, giai cấp nô lệ.

  • + Trong Nhận thức: đúng, sai.

  • ?Việc giải quyết mâu thuẫn, sẽ mang lại điều gì ?

  • ?? Theo các em sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ thúc đẩy hay kìm hãm quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?

  • ?? Khi đối diện với các mâu thuẫn, chúng ta cần phải làm gì ?

  • ??. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò như thế nào đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ?

  • ??Có ý kiến cho rằng để có sự phát triển cần phải kìm hãm, điều hòa hoặc thủ tiêu sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao? Bài học rút ra là gì ?

  • - GV: Nêu tình huống 1 cho HS thảo luận và giải quyết

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận.

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • - GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • - GV nhận xét câu trả lời của các HS và rút ra kết luận:

  • a. Giải quyết mâu thuẫn.

  • * Ví dụ.: Sinh vật: Đồng hóa - dị hóa.

  • Trong xã hội chiếm hữu nô lệ: Giai cấp chủ nô, giai cấp nô lệ.

  • Trong Nhận thức: đúng, sai.

  • *Ý nghĩa: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

  • - Kết quả của đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi và mâu thuân mới hình thành.

  • b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đâu tranh

  • Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.

  • c. Bài học

  • - Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.

  • - Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.

  • - Biết đấu tranh phê và tự phê bình.

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của SVHT.

  • * Sản phẩm mong đợi: Thông qua các hoạt động, HS nắm được nội dung của bài học

  • 3. Hoạt động luyện tập

  • * Mục đích: Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lâp, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, nguồn gốc vận động phát triển của SVHT; đồng thời rèn luyện năng lực tư duy hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học

  • *Phương thức tổ chức: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT vào phiếu học tập 1 theo nhóm nhỏ ( 1 bàn)

  • *Sản phẩm mong đợi: Kết quả phiếu học tập của học sinh

  • 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

  • *Mục đích:

  • - Giúp cho HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

  • - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, giao tiếp để hướng đến năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

  • *Phương thức tổ chức: GV yêu cầu học sinh về nhà liệt kê những mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm mâu thuẫn nhau của bản thân. Hướng giải quyết những mâu thuẫn đó.

  • *Sản phẩm mong đợi: Phần kết quả thực hiện của học sinh

  • TIẾT 3: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN

  • CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

  • 1. Hoạt động khởi động

  • * Mục đích: - Kích thích HS tự tìm hiểu ý nghĩa của bài hát để hướng đến muốn tìm hiểu nội dung bài học

  • - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức, quan sát.

  • * Phương thức tổ chức

  • - GV cho HS nghe và xem và nghe Video bài hát: Nhật kí của mẹ - sáng tác Văn Chung

  • - GV hỏi: 1. Qua bài hát, người mẹ mong chờ điều gì?

  • 2. Quá trình em bé lớn dần lên trong bụng mẹ còn được gọi là quá trình gì?

  • 3. Việc em bé chào đời có phải do ý muốn chủ quan của người mẹ không? Tại sao phải đủ tháng đủ ngày em bé mới chào đời? Thời điểm bé chào đời theo triết học được gọi là gì?

  • - GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời(có thể gọi thêm HS khác)

  • - HS trả lời(Dự kiến): Người mẹ mong chờ đứa con ra đời; Quá trình đó được gọi là mang thai; Phải đủ tháng đủ ngày em bé mới chào đời vì ....

  • - GV tiếp tục: Để hiểu rõ quá trình em bé lớn lên trong bụng mẹ còn được gọi là gì, vì sao em bé muốn được sinh ra phải đủ tháng đủ ngày, thời điểm em bé ra đời được gọi là gì và nó có quan hệ như thế nào đến quá trình lớn lên của bé....chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 5: “ Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng” .

  • * Sản phẩm mong đợi: Thông qua hoạt động trên học sinh muốn tìm hiểu nội dung của bài học

  • 2. Hoạt động hình thành kiến thức

  • *Mục đích: HS nêu được thế nào chất; thế nào là lượng. Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi chất của sự vật hiện tượng.

  • *Phương thức tổ chức: Phần hình thành kiến thức mới, GV kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Cụ thể:

  • Tìm hiểu nội dung 1- 1. Chất

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • * Chất là gì?

  • - GV đưa ra một lọ muối và một lọ đường để trên bàn giáo viên cho cả lớp quan sát, sau đó cho HS thảo luận cặp đôi và gọi ngẫu nhiên 2 đến 3 cặp trả lời các câu hỏi được ghi trên bảng:

  • + Em biết gì về đặc điểm cơ bản của muối và đường?

  • +Vậy một sự vật chứa đựng nhiều hay chỉ một thuộc tính(đặc điểm)?

  • + Những thuộc tính quyết định để phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác được gọi là gì?

  • +Thế nào là chất? Cho ví dụ?

  • + Đọc các câu ca dao tục ngữ hay đoạn thơ nói về chất?

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận.

  • - Các Hs nhận nhiệm vụ và thực hiện

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các HS và rút ra kết luận:

  • * Khái niệm: Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng. Tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó. Phân biệt với các sự vật hiện tượng khác.

  • - Ví dụ: + Thuộc tính của đường: Màu trắng, vị ngọt, thể rắn, dễ tan trong nước…

  • + Thuộc tính của muối: Màu trắng, vị mặn, thể rắn, dễ tan trong nước…

  • + Nguyên tố đồng(Cu): Nguyên tử lượng là 63,54 đvC; Nhiệt độ nóng chảy là 1083 oC; Nhiệt độ sôi là 288 oC

  • + Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đánh đuổi thực dân pháp xâm lược giành lại quyền độc lập cho dân tộc, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng ấy về chất là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

  • + Câu ca dao: “ Trông mặt mà bắt hình dong”

  • “ Đất tốt trồng cây rườm rà

  • Những người thanh lịch nói ra dịu dàng” “Đất rắn trồng cây khẳng khiu  Những người thô tục nói điều phàm phu”

  • “ Nhân chi sơ tính bản thiện”

  • Ở chi hai dạ ba bòng

  • Dạ cam thì ngọt dạ bòng thì chua”

  • “Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon”

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được thế nào là chất, lấy được VD.

  • Tìm hiểu nội dung 2- 2. Lượng

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • * Thế nào là Lượng?

  • - GV cho hai bạn học sinh đứng lên(cao thấp, béo gầy rõ ràng) yêu cầu cả lớp quan sát hai bạn sau đó gọi 3 đến 4 học sinh khác nhau đứng tại chỗ trả lời:

  • + Em muốn nói gì về đặc điểm cơ bản của hai bạn?

  • (Bạn A cao, gầy, trắng, tóc ngắn…. Bạn B thấp, mập, đen, tóc đen dài…)

  • + Mỗi sự vật sẽ có nhiều thuộc tính, đặc điểm khác nhau. Vậy thuộc tính nặng hay nhẹ, to nhỏ hay cao thấp của sự vật biểu thị điều gì?

  • (Biểu thị mặt lượng của sự vật)

  • - GV hỏi: Vậy các đặc điểm đó có thể phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác được không?

  • + Em hiểu thế nào là lượng, từ đó nêu ví dụ về lượng của một sự vật cụ thể?

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ trả lời

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • - GV quan sát các Hs và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các HS và rút ra kết luận:

  • * Khái niệm: Lượng dùng để chỉ thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) của sự vật hiện tượng.

  • - Ví dụ: + Bạn A cao 1m50, nặng 40kg.

  • Lớp 10a5 có 40 học sinh, 25 nữ và 15 nam.

  • + Kinh tế nước ta năm 2011 tăng 6.3%

  • + Quốc gia Việt Nam: Dân số: >96 triệu người, diện tích: 331698km

  • +Tòa nhà 70 tầng, cao 80m. Diện tích 8000m2

  • + Học sinh có học lực khá phải có điểm trung bình các môn học từ 6.5 đến 7.9

  • + Học sinh có học lực trung bình phải có điểm trung bình các môn học từ 5.0 đến 6.4

  • + Một đoàn tàu Có 10 toa, mỗi toa 80 ghế và có tốc độ tối đa là 500km/h

  • + Vận tốc trung bình của người đi xe đạp là 12km/h.

  • + Phân tử nước gồm: 2H + O = H2O

  • + Phân tử Oxy được cấu tạo từ 2 nguyên tử oxy.

  • “ Một cây làm chẳng nên non

  • Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

  • “ Góp gió thành bão, góp cây thành rừng”

  • “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”

  • “Có công mài sắt có nghày nên kim”  “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”

  • => Tóm lại, mỗi sự vật hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng của nó. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau, chất nào thì lượng ấy. Chất lượng đều là những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được thế nào là lượng, lấy được VD

  • Tìm hiểu nội dung 3- 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

  • - GV: Cho Vd và nêu câu hỏi cho HS thảo luận lớp

  • * Ví dụ: +Trong điều kiện bình thường ở trạng thái lỏng nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1000C thì nước sẽ sôi và chuyển sang trạng thái hơi.

  • + Một số Hs lớp 9 sau 9 tháng học lên lớp 10.

  • ??Nước nguyên chất, hơi nước, nước đá có khác nhau về chất không?

  • Theo em, có phải ngay lập tức chuyển nước ở trạng thái lỏng sang trạng thái hơi hay đá được không? Làm thế nào để nước thành đá hay có thể bay hơi được?

  • ??Thế nào là độ, điểm nút? Cho ví dụ?

  • ??Muốn có sự biến đổi của chất có cần phải có sự biến đổi của lượng không? Cho ví dụ?

  • ??Hãy nhận xét về cách thức biến đổi của lượng?

  • ??Hãy lấy ví dụ về sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại?

  • ?? Từ các kiến thức các em rút ra bài học?

  • - GV cho Hs thảo luận cặp đôi: Điền vào phiếu học tập 2 để khắc sâu kiến thức

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận để tìm ra câu trả lời

  • - Hs thảo luận cặp đôi theo nội dung phiếu học tập 2

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi

  • - HS thảo luận cặp đôi theo yêu cầu và nộp phiếu học tập

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các HS, và rút ra kết luận:

  • a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

  • * Nhận xét: Cách thức biến đổi của lượng.

  • + Lượng biến đổi trước, biến đổi dần dần, từ từ

  • + Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bắt đầu từ lượng..

  • - Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

  • - Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.

  • b, Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới.

  • - Chất biến đổi sau.

  • - Chất biến đổi nhanh chóng (đột biến).

  • - Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.

  • C. Bài học.

  • * Bài học lý luận.

  • - Lượng luôn luôn gắn liền với chất, lượng của chất, không có lượng thuần túy. Muốn có chất đổi phải có lượng đổi (Sự tích lũy về lượng) là điều kiện tất yếu của chất đổi).

  • - Chất đổi là kết thúc một giai đoạn biến đổi của lượng. Chất mới ra đời thay thế chất cũ. Đây là điểm nút trong quá trình vận động liên tục của các sự vật, hiện tượng, khi chất mới ra đời, lại hình thành một lượng mới tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

  • * Bài học thực tiễn.

  • - Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại không coi thường việc nhỏ.

  • - Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn.

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • - Kết quả của phiếu học tập 2

  • HS biết được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, lấy được VD. Rút ra được bài học cho bản thân

  • * Sản phẩm mong đợi: Thông qua các hoạt động, HS nắm được nội dung của bài học

  • 3. Hoạt động luyện tập

  • * Mục đích: Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về khái niệm chất, lượng, mối quan hệ về sự biến đổi giữa lượng và chất; đồng thời rèn luyện năng lực tư duy hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học..

  • Câu 1: Cách thức vận động, phát triển của SVHT là…….. 

  • Câu 2 : Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của SVHT, tiêu biểu cho SVHT đó và phân biệt nó với cái khác là.......

  • Câu 3: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là.......

  • Câu 4: Nói tới dân số, diện tích của một tỉnh, thành là nói tới mặt .........

  • Câu 5: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là........

  • Câu 6 : Điểm giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của SVHT là.....

  • Câu 9: Để SVHT có sự biến đổi về chất thì SVHT cần phải có.....

  • Câu 10: Khi chất mới ra đời lại bao hàm....

  • Câu 11: Trong cách thức vận động phát triền của SVHT có hai mặt thống nhất với nhau, đó là......

  • Câu 12: Bán đảo Đông Dương có bao nhiêu nước? số nước đó thể hiện mặt chất hay mặt lượng?

  • * Sản phẩm mong dợi: Phần trả lời câu hỏi của học sinh

  • 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

  • * Mục đích: - Giúp cho HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

  • - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, giao tiếp để hướng đến năng lực giải quyết vấn đề cho HS; năng lực tự học, năng lực giao tiếp … cho HS.

  • * Phương thức tổ chức: Tìm hiểu gương điển hình vượt khó trong học tập

  • - GV cho HS tự tìm hiểu, sưu tầm về gương điển hình vượt khó khăn trong học tập để có kết quả tốt ở địa phương, trên internet, báo, đài.

  • - Mục đích: Giúp HS thấy được muốn học tốt phải nỗ lực cố gắng, phấn đấu, không ngại khó, ngại khổ, không nôn nóng, nửa vời.

  • - Thời gian: Hạn cuối sau 1 tuần

  • - Yêu cầu: Sưu tầm câu chuyện về gương điển hình .

  • Hướng dẫn: Trả lời các câu hỏi sau vào giấy A4: 1. Tóm tắt câu chuyện, gương điển hình gặp những khó khăn gì?

  • 2. Họ đã vượt qua bằng cách nào, ai giúp đỡ, nỗ lực cá nhân ra sao…?

  • 3. Thành tích họ đạt được như thế nào?

  • 4. Rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân và người khác?

  • * Sản phẩm mong đợi: Kết quả tìm hiểu, sưu tầm của HS.

  • TIẾT 4: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG

  • 1. Hoạt động khởi động:

  • * Mục đích:

  • - Kích thích HS hiểu rõ khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

  • - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận thức,...

  • * Phương thức tổ chức: GV chiếu video về sự mọc lên của cây đỗ từ hạt và hỏi: Hạt đỗ đó có còn hay không? Qúa trình đó gọi là gì? Nếu ta không trồng hạt đỗ mà ta ngâm vào nước(hay rang lên) thì hạt đỗ có còn không? Qúa trình đó gọi là gì? GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời

  • - HS trả lời

  • - GV tiếp tục: Vậy, đâu là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng ? Chúng ta sẽ tìm hiểu và làm rõ nội dung này trong Bài 6: Khuynh hướng phát triển của SVHT.

  • *Sản phẩm mong đợi: Thông qua hoạt động này học sinh muốn tìm hiểu các nội dung của bài học

  • 2. Họat động hình thành kiến thức

  • * Mục đích: HS nêu được thế nào là phủ định; phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Biết được khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là phủ định của phủ định

  • * Phương thức tổ chức: Phần hình thành kiến thức mới, GV kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Cụ thể:

  • Tìm hiểu nội dung 1- 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình

  • GV chia lớp thành 4 nhóm; phát phiếu học tập và HD các nhóm thảo luận theo yêu cầu.

  • Nhóm 1 : Quan sát hình ảnh Các SVHT: Đốt rừng, chặt cây, Hạt lúa xay thành gạo, cá chết, quả trứng nở thành gà con…

  • Câu hỏi: 1.Các SVHT trên có còn tồn tại không ?

  • 2. SVHT bị xóa bỏ sự tồn tại được gọi là gì?

  • 3. Thế nào là phủ định? Nêu ví dụ?

  • Nhóm 2: Cho các VD: Gió bão làm đổ cây ;

  • Động đất đổ sập nhà; Ngắt một bông hoa ; Giết chết một con sâu, phun thuốc trừ sâu…

  • Câu hỏi:

  • 1, Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện tượng trên?

  • 2, Nguyên nhân của nó là gì ?

  • 3, Thế nào là Phủ định siêu hình ?

  • 4. PĐSH có gây ra ô nhiễm môi trường không?Cho biết nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp bảo vệ môi trường?

  • Nhóm 3: Cho các ví dụ:

  • - Hạt thóc mọc thành cây lúa.

  • - Quả trứng nở thành gà con

  • - Xã hội TBCN ->XHCN

  • - NaOH + HCl = NaCl + H2O

  • Câu hỏi: 1, Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện tượng trên ?

  • 2, Nguyên nhân của nó là gì ?

  • 3, Thế nào là phủ định biện chứng ?

  • 4, Lấy ví dụ?

  • Nhóm 4: Tìm hiểu về các đặc điểm của phủ định biện chứng. Cho ví dụ?

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận.

  • - HS các nhóm nhận nhiệm vụ và thực hiện

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS thực hiện:

  • + Ngồi theo nhóm trình bày nội dung thảo luận trên bảng phụ.

  • + Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.

  • + Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau.

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS và rút ra kết luận:

  • a, Phủ định: Là xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó.

  • b, Phủ định siêu hình.

  • *Khái niệm: Phủ định siêu hình là sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng

  • - Ví dụ : Nhổ cỏ, chặt cây, cá chết….

  • * Tích hợp BVMT: GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường ở nơi công cộng trong nhà trường, lớp học và ở địa phương mình bằng các việc làm cụ thể

  • c, Phủ định biện chứng.

  • * Khái niệm: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới.

  • * Đặc diểm của phủ định biện chứng.

  • -Tính khách quan: Phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.

  • - Tính kế thừa: là tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật, hiện tượng giữ lại yếu tố tích cực, gạt bỏ yếu tố tiêu cực, lỗi thời để sự vật hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được thế nào là phủ định, PĐBC và PĐSH; lấy được ví dụ.

  • Tìm hiểu nội dung 2- 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng

  • Các bước

  • Hoạt động của GV

  • Hoạt động của HS

  • Chuyển giao nhiệm vụ

  • - GV cho HS quan sát sơ đồ và VD :

  • + Con gà đẻ trứng con gà

  • đẻ trứng Con gà

  • + Chế độ chiếm hữu nô lệ -> Xã hội phong kiến -> Xã hội TBCN -> XH XHCN.

  • Và nêu các câu hỏi cho HS thảo luận lớp

  • ? Xác định sự phủ định của 2VD trên, đâu là phủ định lần 1, đâu là phủ định lần 2.

  • ? Phủ định lần 2 có ý nghĩa gì?

  • ? Đâu là sự vật tồn tại, sự vật mới, sự vật mới hơn?

  • ? Bài học rút ra cho bản thân?

  • - HS nghe câu hỏi và cùng nhau suy nghĩ thảo luận trả lời

  • Thực hiện nhiệm vụ

  • GV quan sát các Hs thảo luận và giúp đỡ các em khi cần

  • - HS trả lời các câu hỏi

  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS và rút ra kết luận:

  • a, Phủ định của phủ định

  • -> Phủ định của phủ định : Cái mới hơn ra đời tiến bộ hơn, phát triển hơn cả về chât và lượng

  • b, Khuynh hướng phát triển.

  • Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động phát triển đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.

  • c, Bài học rút ra.

  • - Nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới.

  • - Tôn trọng quá khứ.

  • - Tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản

  • trở sự tiến bộ.

  • - Tránh ảo tưởng về sự ra đời của cái mới.

  • - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận

  • Sản phẩm mong đợi

  • - Sản phẩm làm việc của HS.

  • HS biết được khuynh hướng phát triển của SVHT. Rút ra được bài học cho bản thân

  • * Sản phẩm mong đợi: Thông qua các hoạt động, HS nắm được nội dung của bài học

  • 3. Hoạt động luyện tập

  • * Mục đích: Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về khái niệm phủ định, PĐBC, PĐSH. Khuynh hướng phát triển của SVHT là vận động phát triển đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Đồng thời rèn luyện năng lực tư duy hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học..

  • * Phương thức tổ chức: - GV giao nhiệm vụ cho Hs hoàn thiện phiếu học tập số 3 theo nhóm nhỏ ( 1 bàn )

  • PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

  • Câu 1. Sưu tầm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng?

  • Câu 2. Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

  • Câu 3. Phủ định biện chứng là gì ? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình?

  • Câu 4. Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của a xít clo hi đric và xút sau đây: HCl +NaOH = NaCl + H20

  • ĐÁP ÁN

  • Câu 1. Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng :

  • – Không thầy đố mày làm nên.

  • – Rồng thì đẻ ra rồng, liu điu thì đẻ ra dòng liu điu.

  • – Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.

  • – Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống.

  • – Giỏ nhà ai quai nhà nấy.

  • – Cha nào con nấy.

  • – Hổ phụ sinh hổ tử.

  • – Có bột mới gột nên hồ.

  • – Tre già măng mọc.

  • Câu 2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam : truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống đoàn kết, truyền thống hiếu học, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm, truyền thống uống nước, nhớ nguồn; truyền thống yêu nước, truyền thống tôn sư trọng đạo...

  • Câu 3. Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.

  • Sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình :

  • Phủ định biện chứng

  • Phủ định siêu hình

  • – Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.

  • – Không xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

  • – Sự vật sẽ không bị xoá bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới và sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển trong sự vật mới.

  • – Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

  • – Xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

  • – Sự vật, hiện tượng sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

  • Câu 4. HCl + NaOH = NaCl + H2O

  • Sau khi phản ứng trao đổi được thực hiện muối (NaCl) và nước (H2O) đã xuất hiện thay thế Axít clohiđric (HCl) và xút (NaOH). Tuy nhiên, các chất mới xuất hiện trên cơ sở kế thừa mang theo những thành phần nào đó của chất đã bị nó thay thế. Ví dụ NaCl mang theo clo (Cl) của Axít clohiđric và (natri)Na của xút.

  • * Sản phẩm mong đợi: Phần hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập của học sinh.

  • 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

  • * Mục đích: - Giúp cho HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

  • - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, giao tiếp để hướng đến năng lực giải quyết vấn đề cho HS; năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực thu nhận và xử lí thông tin … cho HS.

  • B. TỔ CHỨC DẠY TRONG DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA

  • Chủ đề được dạy trong 1 buổi ( 3 tiết)

  • Hoạt động 1: Khởi động ( 10 phút)

  • - GV chia HS thành 4 nhóm chơi trò chơi “ Rung chuông vàng” với các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học

  • - HS Các nhóm tham gia trò chơi, bằng cách giơ bảng trả lời các câu hỏi

  • Câu hỏi

  • D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau

  • ​ C. Chất và lượng D. Bản chất và hiện tượng

  • ​ Câu 8. Thuộc tính nào thể hiện lượng của nước Việt Nam

  • ​ A. không có áp bức B. 96 triệu dân

  • ​ C. Không có bóc lột D. Kinh tế

  • - GV: Bài hôm nay các em ôn lại kiến thức về các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

  • Hoạt động 2: Ôn tập, hệ thống lại kiến thức về 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (35 phút)

  • I. Tóm tắt kiến thức

  • - GV chia lớp thành 4 nhóm, cấp cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ, bút màu

  • Yêu cầu các nhóm hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật bằng sơ đồ.

  • Mỗi nhóm có 20 phút hoàn thiện nội dung

  • - HS: Hoạt động theo nhóm, thảo luận, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ

  • Sau 20 phút, GV mời 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

  • - GV chiếu sơ đồ

  • - HS: Hoàn thiện nội dung vào vở.

  • Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng và mở rộng ( 90 phút)

  • II. Các câu hỏi vận dụng

  • * Học sinh hoạt động theo nhóm: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO - - BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Xây dựng chủ đề “Các quy luật phép biện chứng vật” theo phương pháp dạy học đại nhằm phát triển lực cho học sinh Tác giả sáng kiến: Đặng Thị Thanh Hương Mã sáng kiến: 10.53.01 MỤC LỤC download by : skknchat@gmail.com Mục lục Lời giới thiệu Tên sáng kiến .2 Tác giả sáng kiến .2 Chủ đầu tư tạo sáng kiến .3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến .3 Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu .3 Mô tả chất sáng kiến .3 7.1 Mô tả nội dung Phần I: Cơ sở lí luận thực tiễn A Cơ sở lí luận I Thế dạy học theo chủ đề II Xây dựng chủ đề dạy học dựa định hướng đạo đổi GD Trung học Bộ GD ĐT III Xây dựng chủ đề dạy học dựa sở Bộ GD DDT giao quyền tựu chủ xây dựng thực kế hoạch GD phát huy vai trò sáng tạo nhà trường .5 IV Một số phương pháp dạy học đại áp dụng chủ đề B Cơ sở thực tiễn Phần II Tổ chức dạy học chủ đề A Tổ chức dạy học chủ đề khóa B Tổ chức dạy ôn THPT Quốc gia 42 7.2 Khả áp dụng sáng kiến 53 Những thông tin cần bảo mật 53 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 53 10 Đánh giá lợi ích thu 53 11 Danh sách tổ chức cá nhân tham gia áp dụng thử 55 Phụ lục 56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ download by : skknchat@gmail.com HS: Học sinh GV: Giáo viên THPT: Trung học phổ thông GDCD: Giáo dục công dân SVHT: Sự vật tượng KH: Khoa học XH: Xã hội PĐBC: Phủ định biện chứng PĐSH: Phủ định siêu hình VD: Ví dụ CM: Cách mạng BT: Bài tập CHNL: Chiếm hữu nô lệ XHPK: Xã hội phong kiến XHCN: Xã hội chủ nghĩa XHTBCN: Xã hội tư chủ nghĩa download by : skknchat@gmail.com BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN LỜI GIỚI THIỆU Thực Nghị Trung ương khóa XI đổi toàn diện giáo dục đào tạo, xác định mục tiêu tổng quát đổi “phát triển người Việt Nam phát triển toàn diện phát huy tốt tiềm cá nhân; u gia đình, u tổ quốc, hết lịng phục vụ nhân dân đất nước; có hiểu biết kĩ bản, khả sáng tạo để làm chủ thân, sống tốt làm việc hiệu Xây dựng giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cấu phương thức hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến khu vực…” Để hướng tới mục tiêu cần phải đổi đồng mục tiêu giáo dục chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục Trong năm qua phần lớn giáo viên trường THPT Tam Đảo tiếp cận với phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực Các thuật ngữ phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa dự án, dạy học giải vấn đề, dạy học theo phương pháp trạm - góc kĩ thuật như: động não, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, bể cá, sử dụng trị chơi khơng cịn xa lạ với đơng đảo giáo viên Tuy nhiên việc nắm vững vận dụng chúng cịn số hạn chế có cịn máy móc lạm dụng Cũng giáo viên chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình học trình bày sách giáo khoa, chưa dám chủ động việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực, chưa phát huy tính tích cực học sinh việc tích hợp kiến thức liên mơn dạy học cịn hạn chế Việc dẫn đến học sinh khơng hứng thú với mơn học Vì dạy học, việc lựa chọn chủ đề phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh vấn đề cần thiết Trong chương trình giáo dục phổ thơng, môn GDCD nhà biên soạn thiết kế theo mạch nội dung tương ứng với chủ đề lớn: triết học, đạo đức, kinh tế, trị - xã hội, pháp luật, phần có liên quan chặt chẽ với Trong download by : skknchat@gmail.com đó, GDCD 10 có hai phần, phần đầu tập trung sâu vào lĩnh vực tương đối khó lí thú cơng dân với việc hình thành giới quan phương pháp luận khoa học Ở phần này, môn học hướng đến trang bị giới quan phương pháp luận, giúp học sinh phổ thơng biết nhìn nhận, đánh giá vật, tượng cách khách quan xác; biết đưa bảo vệ quan điểm cá nhân thân; đấu tranh với quan điểm sai trái, ủng hộ mới, tiến Tuy nhiên, q trình giảng dạy mơn GDCD tơi nhận thấy đại phận em tỏ thái độ không tích cực với mơn học Vì em cho môn học phụ không quan trọng nên với tâm lí em thường khơng ý lên lớp, nhà không xem lại bài, số khác lại bỏ hẳn không học mà tập trung nhiều cho môn cho trọng tâm Do đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo nâng cao hứng thú học tập học sinh địi hỏi người giáo viên trước hết phải kiên trì, có trách nhiệm với nghề, u q học sinh, hết lịng nhiệm vụ, sau lựa chọn chủ đề dạy học, phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng, mục đích dạy học Trong chương trình GDCD 10 thân nhận thấy kiến thức phần “Công dân với việc hình thành giới quan phương pháp luận khoa học” có quy luật phép biện chứng vật mới, trừu tượng với em học sinh lớp 10 nội dung phần cung cấp cho em cách nhìn nhận, giải thích giới cách khoa học, có nhiều phần kiến thức liên hệ thực tế có nhiều vấn đề cần có tích hợp nhiều mơn để giải quyết, giúp phát triển lực học sinh Vì viết sáng kiến: Xây dựng chủ đề “Các quy luật phép biện chứng vật” theo phương pháp dạy học đại nhằm phát triển lực cho học sinh Nội dung sáng kiến viết theo ý chủ quan tác giả nên tránh khỏi sai sót Tác giả mong nhận chia sẻ, đóng góp để sáng kiến hoàn thiện TÊN SÁNG KIẾN: Xây dựng chủ đề “Các quy luật phép biện chứng vật” theo phương pháp dạy học đại nhằm phát triển lực cho học sinh TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: - Họ tên: Đặng Thị Thanh Hương download by : skknchat@gmail.com - Địa tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo - Số điện thoại: 0982845298 - E_mail:dangthithanhhuong.gvtamdao@vinhphuc.edu.vn CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN : Đặng Thị Thanh Hương LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Giảng dạy khóa lớp 10, dạy ôn thi THPTQG 12 - Xây dựng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU - Trong giảng dạy khóa: Tháng 10/2019 lớp 10A1 - Trong ôn thi THPT Quốc gia: Tháng 10/2018 lớp 12A4, 12A6 trường THPT Tam Đảo MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN A CƠ SỞ LÍ LUẬN I Thế dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề hình thức tìm tịi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung học, chủ đề….có giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa sở mối liên hệ lí luận thực tiễn đề cập đến mơn học hợp phần mơn học ( tức đường tích hợp nội dung từ số đơn vị, học, mơn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ HS tự hoạt động nhiều để tìm kiến thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn Dạy học theo chủ đề kết hợp mơ hình dạy học truyền thống đại, giáo viên khơng dạy học cách truyền thụ( xây dựng) kiến thức mà chủ yếu hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn download by : skknchat@gmail.com Dạy học theo chủ đề mô hình cho hoạt động lớp học thay cho lớp học truyền thống việc trọng nội dung học tập có tính tổng qt, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào HS nội dung tích hợp với vấn đề, thực hành gắn liền với thực tiễn Với mơ hình HS có nhiều hội làm việc theo nhóm để giải vấn đề xác thực, có hệ thống liên quan đến nhiều kiến thức khác Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác Việc học HS thực có giá trị kết nối với thực tế rèn luyện nhiều kĩ hoạt động kĩ sống HS tạo điều kiện minh họa kiến thức vừa nhận đánh giá học giao tiếp tốt Với cách tiếp cận này, vai trò GV người hướng dẫn, bảo thay quản lí trực tiếp HS làm việc Tiến trình thiết kế chủ đề dạy học Tiến trình dạy học chủ đề tổ chức thành hoạt động học HS để thực lớp nhà, tiết học lớp thực số hoạt động tiến trình phạm phương pháp kĩ thuật dạy học sử dụng Cụ thể sau: * Hoạt động khởi động( mở bài): Nhằm tạo tâm học tập cho HS, giúp HS ý thức nhiệm vụ học tập, hứng thú học * Hoạt động hình thành kiến thức: Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ thông qua hoạt động khác như: nghiên cứu tài liệu, thí nghiệm, thực hành, liên hệ, ví dụ, hoạt động trải nghiệm * Hoạt động luyện tập: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ vừa lĩnh hội, ghi nhận * Hoạt động vận dụng, mở rộng: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ học để giải tình huống/ vấn đề thực tiễn Khuyến khích HS tìm tịi, mở rộng kiến thức ngồi học, lớp học, mơ tả sản phẩm HS cần hoàn thành II Xây dựng chủ đề dạy học dựa định hướng đạo đổi giáo dục trung học Bộ Giáo dục Đào tạo download by : skknchat@gmail.com Thực đổi bản, toàn diện giáo dục đào tạo Tiếp tục đổi mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức liên môn, kĩ người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sở để người học tự cập nhật đổi tri thức kĩ năng, phát triển lực Coi trọng phát triển phẩm chất, lực người học, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất lực công dân, phát bồi dưỡng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trọng giáo dục lí tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, lực kĩ thực hành, vận dụng, liên hệ kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời III Dựa sở Bộ Giáo dục Đào tạo giao quyền tự chủ xây dựng thực kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo nhà trường giáo viên Nhà trường chủ động xây dựng chuyên đề dạy học, chủ đề dạy học tích hợp liên mơn; trọng giáo dục đạo đức giá trị sống, rèn luyện kĩ sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật Từ tạo điều kiện cho nhà trường linh hoạt áp dụng hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt IV Một số phương pháp dạy học đại áp dụng chủ đề Dạy học giải vấn đề Nét đă ̣c trưng chủ yếu của dạy học giải quyết vấn đề là sự lĩnh hô ̣i tri thức diễn thông qua viê ̣c tổ chức cho học sinh hoạt đô ̣ng giải quyết các vấn đề Sau giải quyết vấn đề học sinh sẽ thu nhâ ̣n được mô ̣t kiến thức mới, mô ̣t kĩ mới hoă ̣c mô ̣t thái đô ̣ tích cực Dạy học hợp tác Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức cho học sinh thành nhóm nhỏ để học sinh thực nhiệm vụ định thời gian định Trong nhóm, đạo nhóm trưởng, học sinh kết hợp làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác Thực dạy học hợp tác giúp học sinh tích cực chủ động hoạt động xây dựng kiến thức hình thành rèn luyện kĩ mà học sinh khó download by : skknchat@gmail.com thực Giúp hình thành phát triển lực tổ chức, lực hợp tác học sinh hoạt động xã hội, lực quan trọng cần bồi dưỡng phát triển cho học sinh Khuyến khích tương tác học sinh rèn luyện kỹ xã hội Để thu kết cao từ hình thức học tập hợp tác, học sinh phải rèn luyện kỹ xã hội Làm việc có nghĩa học sinh phải học cách hiểu người khác theo cách khác Học sinh phải học cách tin tưởng người khác, chấp nhận hỗ trợ lẫn Tăng cường khả tự đánh giá nhóm Dạy học khám phá Đây phương pháp dạy học cung cấp cho học sinh hô ̣i để trải nghiê ̣m các hiê ̣n tượng và quá trình khoa học Nó tạo điều kiê ̣n cho học sinh bô ̣c lô ̣ quan niê ̣m sai lầm vốn có của họ, khuyến khích họ trao đổi, thảo luâ ̣n với để đề xuất các giả thuyết, thu thâ ̣p thông tin, tìm kiếm bằng chứng, xây dựng các kế hoạch hành đô ̣ng nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu, từ đó tìm các kết luâ ̣n mang tính khoa học Thông qua các hoạt đô ̣ng đó, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi các quan niê ̣m trước đó của mình để tiếp nhâ ̣n kiến thức mới; đồng thời, học sinh cũng có hô ̣i để phát triển tư phê phán, rèn luyê ̣n lực giải quyết vấn đề và rất nhiều các kĩ khác cần thiết cho mô ̣t cuô ̣c sống đô ̣c lâ ̣p sau này Dạy học theo trạm Dạy học theo trạm phương pháp dạy học theo học sinh thực nhiệm vụ khác vị trí cụ thể khơng gian lớp học hướng tới chiếm lĩnh nội dung học tập theo phong cách học khác Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tự lực vị trí không gian lớp học để giải vấn đề học tập Hệ thống trạm thường thiết kế, bố trí theo hình thức vịng trịn khép kín khơng gian lớp học Hoạt động học tập trạm hoàn toàn tự do, định hướng giáo viên, học sinh phải tự xoay xở để vượt qua trạm Do đó, dạy học theo trạm tập trung vào "tự chủ tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải vấn đề cho học sinh Dạy học theo trạm phương pháp tổ chức dạy học dựa hình thức làm việc trạm Mục đích để học sinh thực hành, khám phá trải nghiệm qua hoạt động Dạy học theo trạm đa dạng nội dung hình thức hoạt động Dạy học download by : skknchat@gmail.com theo trạm kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động Là môi trường học tập với cấu trúc xác định cụ thể Dạy học đàm thoại Phương pháp đàm thoại phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ vấn đề mới; tự khai phá tri thức tái tài liệu học từ kinh nghiệm tích lũy sống, nhằm giúp HS củng cố mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức tiếp thu nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trình dạy học Dạy học sử dụng trị chơi Bản chất phương pháp sử dụng trò chơi học tập dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS Dưới hướng dẫn GV, HS hoạt động cách tự chơi trò chơi chuyển tải mục tiêu học Luật chơi, cách chơi thể nội dung phương pháp học, đặc biệt phương pháp học tập có hợp tác tự đánh giá Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ củng cố kiến thức, kỹ học nhằm phát huy tính tích cực tạo hứng thú học tập cho HS B CƠ SỞ THỰC TIỄN Theo sách giáo khoa GDCD lớp 10 trung học phổ thông, nội dung phần “ Các quy luật phép biện chứng vật” trình bày khác với nội dung tiết học riêng biệt sau: Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển SVHT (Quy luật mâu thuẫn) Bài 5: Cách thức vận động, phát triển SVHT (Quy luật lượng đổi, chất đổi) Bài 6: Khuynh hướng vận động, phát triển SVHT( Quy luật phủ định phủ định) Giáo dục công dân là môn khoa học gồm hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực triết học, đạo đức học, kinh tế trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm Đảng, số sách Đảng Nhà nước Việt Nam Để dạy tốt môn học cần phải xây dựng nội dung dạy học thành chủ đề Các hoạt động học thực đảm bảo yêu download by : skknchat@gmail.com pháp, nội dung kiến thức giảng phải cập nhật liên tục để đáp ứng câu hỏi người học thời đại thông tin rộng mở - Bản thân tích cực bồi dưỡng chuyên mơn hơn, tích cực học hỏi kinh nghiệm bạn bè đồng nghiệp, linh hoạt việc vận dụng phương pháp dạy học nâng cao hiệu học tập cho HS - Bản thân phải đổi giảng phong cách đứng lớp Từ tơi học từ học trị nhiều kiến thức kinh nghiệm thực tế Mối quan hệ thầy trò trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải tình liên quan đến nội dung học sống người học - Trong năm học 2019 - 2020, trường THPT A có lớp khối 10, sáng kiến áp dụng cho lớp 10A1, 10A2, 10A3,10A4, 10A5, 10A6, 10A7, 10A8 không áp dụng cho lớp 10A9 Trong lớp khối 10 có lớp 10A1 10A9 có lực học ngang Tơi sử dụng lớp 10A1 làm lớp đối chứng, cịn 10A9 làm lớp thí điểm Để đánh giá lợi ích sáng kiến, tơi tiến hành cho lớp làm kiểm tra 45 phút để đánh giá thông qua điểm học sinh (đề kiểm tra phụ lục I ) Sau kiểm tra thu kết sau Lớp Sĩ số Làn Điểm

Ngày đăng: 28/03/2022, 22:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w